Bài Học Kinh Nghiệm Cho Sở Công Thương Tỉnh Khăm Muộn, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào

32


- Về thi tuyển công vụ viên: được tiến hành công khai, nghiêm túc, thu hút những người thực tài làm việc cho cơ quan nhà nước, trước khi tổ chức thi tuyển thực hiện thông báo công khai việc tuyển chọn.

- Thực hiện cạnh tranh công bằng: Tháng 7/1998, Ban Tổ chức thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Bộ Nhân sự thuộc Quốc vụ viện đã phối hợp ban hành văn bản “Ý kiến về việc thực hiện cạnh tranh để được đảm nhiệm chức vụ và cương vị trong các cơ quan đảng và nhà nước”, theo đó cạnh tranh tức là dựa vào thực lực, năng lực và hiệu quả công việc. Việc thực hiện chủ trương này đã góp phần cho nhiều nhân tài ưu tú được tuyển chọn và giữ các cương vị khác nhau trong các cơ quan đảng và chính quyền các cấp, tăng thêm độ trong sáng, minh bạch trong công tác cán bộ nhân sự.

- Thực hiện sát hạch thường ngày và sát hạch cuối năm, gắn việc sát hạch với khen thưởng, tăng lương, thăng giáng chức,… đã làm thay đổi được tình trạng làm nhiều, làm ít như nhau; làm tốt làm xấu như nhau trong việc đánh giá công vụ viên. Tháng 7/1995 Bộ Nhân sự thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành văn bản “Quy định tạm thời về việc từ chức, sa thải công chức nhà nước”, theo đó cho phép những người không thích ứng với công tác trong cơ quan nhà nước có thể từ chức để đi làm việc khác, còn những người không chịu làm việc, không tận tụy với công việc, mắc sai lầm, khuyết điểm sẽ bị sa thải.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Từ những kinh nghiệm của nước như nêu trên, bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn như sau:

- Tạo điều kiện tối đa để công chức phát huy tính chủ động, sáng tạo đồng thời có những biện pháp để định hướng cho công chức làm việc trong khuôn khổ phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy, quy chế cơ quan.

- Ghi nhận những thành tích, kết quả cũng như những đóng góp của từng công chức trong thực thi nhiệm vụ được giao thông qua đánh giá công chức, thông qua các hình thức khen thưởng định kỳ và đột xuất, thông qua việc giải quyết nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ,.. đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công bằng, khách quan và hợp lý.


- Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của công chức, đa dạng hóa các chính sách phúc lợi, thực hiện chế độ trợ cấp đối với những trường hợp công chức có nguyện vọng tự bỏ kinh phí để đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,… từ đó sẽ khuyến khích, động viên công chức cống hiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.

- Phân phối thu nhập tăng thêm trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm nhiệm vụ được giao (phân phối theo hệ số thành tích, hệ số trách nhiệm) qua đó kích thích, tạo động lực làm việc cho công chức toàn ngành.

- Thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý đặc biệt là công chức nữ, trẻ; cân nhắc, tạo điều kiện trong bổ nhiệm giữ các chức vụ, lãnh đạo quản lý đồng thời từng bước thực hiện thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo quản lý tại đơn vị, bộ phận phòng, ban.

- Từng bước đổi mới công tác đánh giá, phân loại chất lượng công chức theo mô hình đánh giá kết quả làm việc đảm bảo theo Luật Cán bộ, công chức.

- Xây dựng môi trường văn hóa công sở phù hợp với đặc thù của ngành, phù hợp tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 đã nêu ra những cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức, những vấn đề này đóng vai trò rất quan trọng, là cơ sở để tìm hiểu thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay và đề xuất những giải pháp phù hợp. Những nội dung chính mà luận văn đã đạt được gồm:

1. Khái quát được những vấn đề chung về công chức, hệ thống hoá các khái niệm có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn đồng thời đã nêu lên được vai trò, tầm quan trọng của công tác tạo động lực làm việc.

2. Xây dựng những nội dung cơ bản của công tác tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan hành chính nhà nước thông qua xác định mục tiêu của công tác tạo động lực làm việc, xác định hệ thống các nhu cầu của công chức, thiết kế và thực hiện các biện pháp nhằm thoả mãn nhu cầu của công chức bằng các biện pháp kích thích tài chính (tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, các chế độ phúc lợi,…) và kích thích phi tài chính (đánh giá công chức, tạo cơ hội thăng tiến, đào tạo, bồi dưỡng,…) nhằm kích thích, tạo động lực để công chức hăng say làm việc, nỗ lực cống hiến.

3. Bên cạnh đó luận văn cũng đã hệ thống được các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tạo động lực làm việc cho công chức đồng thời phân tích kinh nghiệm về công tác tạo động lực làm việc trong và ngoài nước để từ đó vận dụng kinh nghiệm trong tạo động lực làm việc cho công chức thuộc Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH KHĂM MUỘN

2.1. Tổng quan về Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sau khi đất nước được giải phóng vào năm 1975 và công bố thành nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Tỉnh Khăm Muộn là một tỉnh nằm ở miền Trung của nước Lào, có biên giới phía Bắc giáp với tỉnh Bo Li Khăm Xay, phía Nam giáp với tỉnh Sa Vẳn Nạ Khệt, Lào, phía Đông giáp với tỉnh Quảng Bình và tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam và phía Tây là giáp với tỉnh Na Khon Pha Nôm của Thái Lan. Trong giai đoạn này là chưa có Sở thương mại tỉnh mà chỉ được gọi là Nhóm Kinh tế tỉnh và từ đó đã trải qua các bước hình thành như sau:

1. Năm 1975-1976 gọi là Nhóm Kinh tế tỉnh

2. Năm 1976-1978 gọi là Nhóm Công thương tỉnh

3. Năm 1978-1981 gọi là Sở Công thương

4. Năm 1981-1985 gọi là Sở Thương mại

5. Năm 1985-1987 gọi là Sở Thương mại

6. Năm 1988-1990 gọi là Sở Công thương

7. Năm 1990-1991 gọi là Sở Công thương

8. Năm 1991-1993 gọi là Sở Công thương

9. Năm 1993-1995 gọi là Sở Thương mại

10. Năm 1995-1999 gọi là Sở Thương mại và Du lịch

11. Năm 1999-2001 gọi là Sở Thương mại và Du lịch

12. Năm 2001-2005 gọi là Sở Thương mại

13. Năm 2006 tới nay goi là Sở Công thương

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Tổ chức triển khai các Luật pháp, Chính sách, Nghị quyết, Chỉ đạo, Thông tư, Công văn, các Luật lệ của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương và UBND ban hành để triển triển khai vào công tác quản lý công thương cho phù hợp và có hiệu quả nhất.


- Quản lý và sử dụng các chế độ chính sách ưu đãi đối với cán bộ công chức dưới sự quản lý của mình.

- Chỉ đạo, theo dõi, thúc đẩy và giám sát công tác tổ chức thực hiện công việc chuyên môn về quản lý công thương của bộ máy tổ chức, các phòng, ban và cán bộ công chức của mình.

- Chỉ đạo, theo dõi, thúc đẩy và giám sát công tác tổ chức thực hiện công việc chuyên môn về quản lý công thương của các văn phòng công thương thường trực.

- Thu thập thông tin và phân tích dữ liệu về công nghiệp chế biến, thủ công và thương mại, báo cáo thường xuyên cho Bộ Công thương và UBND tỉnh.

- Theo dõi, giám sát, các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất, nguồn nguyên vật liệu, các sản phẩm và tình hình sản xuất kinh doanh tại địa phương mình quản lý.

- Quản lý các nhà sản xuất, sự an toàn trong sản xuất, vệ sinh môi trường, máy móc thiết bị, tiêu chuẩn chất lượng nhà sản xuất và sản phẩm hàng hóa trên địa bàn.

- Quản lý hàng hóa, điều chỉnh giá cả hàng hóa và sự biến động của thị trường địa phương mà Nhà nước quản lý đồng thời tìm cách ngăn ngừa và sử lý phù hợp nhất.

- Đảm bảo sự cân đối cung cầu các mặt hàng hàng hóa trên thị trường toàn tỉnh.

- Quản lý, kiểm tra chất lượng, số lượng, giá cả, tiêu chuẩn cân đo hàng hóa và các tiêu chuẩn khác để đảm bảo sự an toàn và công bằng cho người tiêu dùng.

- Phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh để thúc đẩy và phát triển các doanh nghiệp trực thuộc mình quản lý ngày càng phát triển vững mạnh và hoạt động sản xuất kinh doanh đúng pháp luật của Nhà nước đề ra.

- Tạo lập, điều chỉnh, phát triển doanh nghiệp thương mại, chợ, mạng lưới thương mại và phân phối hàng hóa trở thành một hệ thống toàn diện, đặc biệt là các vùng nôn thôn, vùng sâu vung xa.

- Quản lý và dịch vụ công việc dăng ký kinh doanh đúng đắn, đảm bảo hiệu quả, thuận lợi và theo dõi giám sát các hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật và sự phân chia cấp quản lý của cấp trên.

- Phối hợp, hợp tác và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho sự phát triển ngành công thương, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại địa phương mình.


- Chỉ đạo, quản lý và thúc đẩy phát triển ngành công thương, hội chợ triển lãm hàng hóa tại địa phương mình để doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển thị trường.

- Quản lý tài sản công, lập kế hoạch và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất.

- Thực hiện các công việc khác do Bộ Công thương và UBND tỉnh bàn giao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Sở Công thương

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh tỉnh Khăm Muộn


Giám đốc Sở

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế hoạch - hợp

tác

Phòng hành chính -

tổng hợp

Phòng quản lý công

nghiệp

Phòng quản lý xuất nhập khẩu

Phòng quản lý thương mại nội bộ

Phòng đăng ký KD - quản lý DN

Phòng xúc tiến thương mại - SMEs

Chỉ đạo chuyên môn cấp huyện (10 huyện)

Phòng thanh tra nhà nước


Nguồn: Sở Công thương tỉnh Khăm Muôn


2.2. Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn

2.2.1. Xác định mục tiêu tạo động lực làm việc

Trong công tác lãnh chỉ đạo, Ban Giám đốc Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn luôn xác định mục tiêu của tạo động lực làm việc là để tạo ra năng suất, hiệu quả công việc cao, bản thân công chức phải yên tâm công tác, say mê với công việc và có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huyết trong thực thi công vụ. Đồng thời hướng tới mục tiêu đảm bảo cho công chức có được mức thu nhập ổn định, được làm việc trong môi trường chuyên nghiêp, hiện đại, văn minh, an toàn. Tuy nhiên, thực tế việc xác định các mục tiêu tạo động lực làm việc tại đơn vị thời gian qua chưa được tiến hành độc lập, các mục tiêu chưa được cụ thể hoá và chưa thật sự phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của từng nhóm đối tượng công chức.

Theo tác giả, để xác định mục tiêu tạo động lực làm việc đạt hiệu quả, trong thời gian tới tập thể lãnh đạo đơn vị cần xây dựng kế hoạch cụ thể, có những biện pháp tạo động lực làm việc để công chức luôn trung thành, gắn bó lâu dài với đơn vị, tạo sự ổn định, bền vững của đơn vị. Việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu tạo động lực làm việc cần phải tiến hành đồng thời với quá trình kiểm tra, đánh giá và xác định khả năng hoàn thành mục tiêu, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp áp dụng để đạt được những kết quả tốt nhất. Tạo động lực làm việc phải gắn với tìm hiểu nhu cầu của công chức từ đó đề ra những biện pháp tạo động lực phù hợp với những đối tượng, phân loại đối tượng để thực thi các biện pháp hiệu quả cao nhất.

2.2.2. Xác định nhu cầu, các mức độ thỏa mãn nhu cầu của công chức

Trong thời gian qua, lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn luôn quan tâm, tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của công chức thông qua tổ chức hội đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ…), hoặc thông qua Hội nghị cán bộ, công chức hàng năm; sử dụng hòm thư góp ý, đặc biệt định kỳ hàng năm Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở tổ chức đối thoại với toàn thể công chức qua đó tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng để có giải pháp phù hợp đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của người lao động. Tuy nhiên, biện pháp, cách thức xác định các nhu cầu của công chức hiện nay chưa phát huy tính hiệu quả, còn dàn trải, chưa khoa học, chưa phù hợp và chưa đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng tại đơn vị; các biện pháp thực hiện mang tính bộc phát khi phát sinh những trường hợp bức xúc, nổi cộm do đó không


phát huy tác dụng động lực mang tính toàn diện, chưa đáp ứng được nhu cầu của đại đa số công chức.

Để có thể đánh giá chính xác nhu cầu của công chức đối với công việc, tác giả tiến hành điều tra thông qua khảo sát để nghiên cứu hệ thống nhu cầu thông qua 87 phiếu khảo sát, kết quả như sau:

Bảng 2.1: Hệ thống nhu cầu của công chức đối với công việc



Chỉ tiêu


Đơn vị tính

Mức độ quan trọng

Rất không quan

trọng


Không quan trọng


Không có ý kiến


Quan trọng


Rất quan trọng


Tổng

Công việc thú vị

Người

1

3

24

54

5

87

Tỷ lệ %

1,15

3,45

27,58

62,07

5,75

100

Công việc nhiều thách thức, tạo động lực nghiên cứu,

đam mê, hăng say

Người

1

4

27

47

8

87

Tỷ lệ %

1,15

4,6

31,03

54,02

9,2

100

Công việc phù hợp với năng lực, sở trường

Người

0

0

17

58

12

87

Tỷ lệ %

0

0

19,54

66,67

13,79

100

Được chủ động, tự quyết trong công việc

Người

1

2

27

52

5

87

Tỷ lệ %

1,15

2,3

31,03

59,77

5,75

100

Công việc ổn định

Người

0

1

20

57

9

87

Tỷ lệ %

0

1,15

22,99

65,52

10,34

100

Đánh giá đầy đủ các công việc đã thực hiện

Người

0

1

20

56

10

87

Tỷ lệ %

0

1,15

22,99

64,37

11,49

100

Điều kiện làm việc tốt

Người

1

3

23

51

9

87

Tỷ lệ %

1,15

3,45

26,44

58,62

10,34

100

Có cơ hội học tập nâng cao trình độ

Người

0

1

24

54

8

87

Tỷ lệ %

0

1,15

27,59

62,07

9,19

100

Mối quan hệ đồng nghiệp tốt

Người

0

2

13

54

18

87

Tỷ lệ %

0

2,3

14,94

62,07

20,69

100

Mức thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống

Người

2

13

39

27

6

87

Tỷ lệ %

2,3

14,94

44,83

31,03

6,9

100

Có cơ hội thăng tiến trong công việc

Người

1

6

38

39

3

87

Tỷ lệ %

1,15

6,9

43,67

44,83

3,45

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Tạo động lực làm việc cho công chức thuộc Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn Lào - 6

(Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát động lực làm việc tại Sở Công thương tỉnh Khăm Muộn)

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 17/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí