giá các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn của DNNVV trong hai giai đoạn kinh tế vĩ mô ổn định và bất ổn.
Bảng 2.9: Tổng hợp các giải thuyết và dấu dự kiến của các biến độc lập
Giả thuyết | Biến độc lập | Dấu dự kiến | |
1 | Có mối quan hệ cùng chiều giữa tín dụng và quy mô doanh nghiệp. | SIZE | + |
2 | Có mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều giữa tín dụng và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. | PROFIT | +/- |
3 | Có mối quan hệ cùng chiều giữa tín dụng và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp. | TANGI | + |
4 | Có mối quan hệ ngược chiều giữa tín dụng và tình hình thanh khoản của doanh nghiệp. | LIQUID | - |
5 | Có mối quan hệ ngược chiều giữa tín dụng và lá chắn thuế phi nợ của doanh nghiệp. | NDTS | - |
6 | Có mối quan hệ khác nhau về tín dụng tại các ngành nghề kinh doanh. | DUM | +/- |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Năng Lực Cung Cấp Dịch Vụ Ngân Hàng
- Chất Lượng Tín Dụng Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Thực Trạng Diễn Biến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Dnnvv Trong Mẫu Nghiên Cứu
- Quan Điểm Và Định Hướng Tăng Trưởng Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Định Hướng Tăng Trưởng Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ở Việt Nam Từ Phía Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
- Mẫu Điểm Đánh Giá Cho Các Nhtm Về Chiến Lược Tăng Trưởng Tín Dụng Cho Dnnvv Và Năng Lực Thực Hiện
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất(OLS) hồi quy mô hình. Phương pháp bình phương nhỏ nhất chọn giá trị ước lượng sao cho tổng bình phương sai số là nhỏ nhất. Phương pháp OLS được xem là phương pháp đáng tin cậy trong phân tích hồi quy trong kinh tế tài chính (Stock and Watson, 2007).
2.2.4.3.3. Kết quả mô hình kinh tế lượng đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ trọng vay ngân hàng của DNNVV
Sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường, tác giả hồi quy mô hình đối với từng năm 2010 và năm 2011. Kết quả hồi quy được thể hiện tại bảng 2.10.
Về ý nghĩa thống kê của các biến độc lập:
Kết quả hồi quy cho thấy các biến quy mô tài sản, tấm chắn thuế phi nợ, và thanh khoản có tác động rõ ràng tới tín dụng ngân hàng của DNNVV trong năm 2010. Sang năm 2011, chỉ có các biến quy mô tài sản và thanh khoản là còn duy trì tác động rõ ràng tới tỷ trọng tín dụng ngân hàng trong tổng nguồn vốn. Tương tự, các biến giả của các ngành CNTT, HHDVTD, NL, và XDVLXD có ý nghĩa thống kê cho thấy trong năm 2010, giữa các ngành khác nhau thì tỷ trọng tín dụng ngân hàng cũng khác nhau. Sang năm 2011, không còn có sự khác biệt rõ rệt giữa các ngành khi chỉ có ngành năng lượng là có sự khác biệt trong tỷ trọng tín dụng ngân hàng.
Bảng 2.10: Kết quả hồi quy mô hình cho hai năm 2010 và 2011
Năm 2011 | |||||||
Biến | Hệ số | Thống kê t | P-value | Biến | Hệ số | Thống kê t | P-value |
SIZE | 0.0251 | 5.0733 | *** | SIZE | 0.0171 | 3.4855 | *** |
TANG | -0.0541 | -0.4255 | TANG | 0.1096 | 0.8021 | ||
DEPR | -0.2358 | -3.0347 | *** | DEPR | -0.1342 | -1.5373 | |
ROA | -0.1931 | -0.6825 | ROA | -0.0510 | -0.1552 | ||
LIQ | -0.0257 | -3.6825 | *** | LIQ | -0.0224 | -2.3781 | ** |
DUM1 | -0.3221 | -2.6908 | *** | DUM1 | -0.2038 | -1.5066 | |
DUM2 | -0.3409 | -2.8086 | *** | DUM2 | -0.2055 | -1.5467 | |
DUM3 | -0.1120 | -0.9908 | DUM3 | -0.0633 | -0.5066 | ||
DUM4 | -0.3942 | -2.6865 | *** | DUM4 | -0.2846 | -1.7400 | * |
DUM5 | 0.0822 | 0.6613 | DUM5 | 0.1731 | 1.2317 | ||
DUM6 | -0.3737 | -3.4470 | *** | DUM6 | -0.1987 | -1.6495 |
Nguồn: Tính toán của tác giả Về dấu của hệ số của từng biến so với giả thuyết:
Trong năm 2010, quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng dương tới tỷ trọng vốn vay ngân hàng trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, trong khi các biến khác đều có quan hệ ngược chiều. Như vậy, quy mô của doanh nghiệp tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu tín dụng ngân hàng. Dấu của các hệ số và mức ý nghĩa thống kê cho thấy giả thuyết H1, H3, H4, H5, và H6 được chấp nhận còn giả thuyết H2 bị bác bỏ. Giải thích cho việc dấu dự kiến của tỷ trọng tài sản cố định là dương (H2) nhưng kết quả hồi quy lại chỉ ra dấu âm là các DNNVV khi tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định sẽ phải chịu rủi ro hoạt động cao hơn (đòn bẩy hoạt động cao) nên có xu hướng hạn chế rủi ro tài chính từ hoạt động vay nợ (đòn bẩy tài chính thấp). Giả thuyết H4 về không có mối cùng chiều hoặc ngược chiều giữa tỷ trọng vốn vay ngân hàng và khả năng sinh lời được xác minh thông qua kết quả biến ROA không có ý nghĩa thống kê.Về dấu của các biến giả, các ngành CNTT, HHDVTD, và NL có tỷ trọng vốn vay ngân hàng thấp hơn so với ngành y tế. Như vậy, giả thuyết H6 được chấp nhận một phần.
Trong năm 2011, quy mô của doanh nghiệp và giá trị tài sản cố định có quan hệ cùng chiều với tín dụng ngân hàng, trong khi các biến còn lại đều có quan hệ ngược chiều. Nói cách khác, nhu cầu tín dụng tăng lên cùng với sự tăng lên của quy mô tín dụng và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn khi có nhiều
tài sản cố định hơn. Dấu của các hệ số và mức ý nghĩa thống kê cho thấy giả thuyết H1, H4, và H5 được chấp nhận còn giả thuyết H2 và H3 bị bác bỏ. Trong thời kỳ kinh tế vĩ mô bất ổn, quy mô của doanh nghiệp vẫn thể hiện ảnh hưởng tích cực tới tỷ trọng vốn vay ngân hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao là những doanh nghiệp có ít tài sản cố định, nên trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn, các doanh nghiệp sẽ càng gặp khó khăn khi đem những tài sản này đi thế chấp để vay vốn phục vụ cho đầu tư… Điều này là phù hợp với thực tiễn Việt Nam khi các ngân hàng quan tâm đến giá trị tài sản bảo đảm khi tiến hành thẩm định khoản tín dụng, và trong bối cảnh hàng tồn kho khó kiểm soát và ít thanh khoản (trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ của thị trường giảm mạnh) thì việc lựa chọn các tài sản bảo đảm là tài sản cố định mang lại sự an toàn hơn cho các ngân hàng.
Về độ lớn của các hệ số:
Trong năm 2011, các doanh nghiệp mở rộng quy mô đã hạn chế việc vay vốn ngân hàng từ bên ngoài mà huy động vốn từ phía chủ sở hữu khi hệ số của biến quy mô giảm từ 0.0251 xuống còn 0,0171 trong khi mức độ tác động của lợi nhuận tới tỷ trọng vốn vay ngân hàng giảm từ 0,1931 lên 0.051. Trong tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn, chi phí vốn vay ngân hàng cao và lợi nhuận sụt giảm buộc các DNNVV phụ thuộc vào việc huy động nguồn vốn từ chủ sở hữu. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn, các ngân hàng cũng thận trọng hơn khi thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trước khi cho vay. Lợi nhuận dương, đạt mức yêu cầu là tiêu chí cốt lõi đề nhiều ngân hàng xem xét cấp các khoản tín dụng cho khách hàng còn đối với hầu hết các khách hàng là DNNVV bị thua lỗ, các ngân hàng có xu hướng từ chối đề nghị cấp tín dụng.
Độ lớn của hệ số tài sản cố định tăng từ mức 0.0541 lên 0.1096 cho thấy trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các ngân hàng quan tâm nhiều đến giá trị tài sản cố định của DNNVV, thể hiện rõ tầm quan trọng của tài sản cố định với vai trò là tài sản bảo đảm cho các khoản vay.
Trong khi đó, tấm chắn thuế phi nợ không còn phát huy ảnh hưởng tới tín dụng ngân hàng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp khó khăn. Tương tự, sự khác biệt giữa tỷ trọng vốn vay ngân hàng giữa các ngành nghề giảm xuống khi nền kinh tế khó khăn hơn, do sự khó khăn của một vài ngành sẽ lan truyền sang các ngành khác.
Tỷ trọng vay nợ ngân hàng trong tổng nợ của DNNVV là khá thấp, chiếm chưa đến 40% tổng nợ, tương đương gần 20% tổng nguồn vốn. Trong đó, vay ngắn hạn chiếm chủ yếu, ngoại trừ ngành thực phẩm và đồ uống, tỷ trọng vay dài hạn
(29.7%) cao hơn tỷ trọng vay ngắn hạn (24.2%). Thực trạng này phù hợp với kết quả khảo sát của CIEM (2012) chỉ ra tỷ trọng tín dụng của DNNVV là khá thấp, phần lớn các khoản đầu tư được tài trợ bởi luận nhuận để lại.
Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nợ ngắn hạn còn tín dụng dài hạn chiếm chủ yếu trong nợ dài hạn cho thấy các DNNVV chỉ có thể huy động vốn dài hạn từ vay ngân hàng, trong khi đối với nguồn ngắn hạn, doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
Giữa nợ phải trả và tín dụng ngân hàng thì tín dụng ngân hàng có mối tương quan ngược chiều, nhưng với mức độ thấp hơn với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Như vậy, việc tận dụng tín dụng ngân hàng mang lại nhiều ích lợi hơn đối với doanh nghiệp về khả năng sinh lời hơn là các khoản chiếm dụng vốn phi ngân hàng. Ngoài ra, cũng có thể giải thích, khả năng kiểm tra, giám sát các khoản vay của hệ thống ngân hàng tốt hơn các chủ nợ phi ngân hàng cũng đã đem lại hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp vay vốn.
Bảng 2.11: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và vay ngân hàng với tỷ lệ sinh lời của DNNVV trong năm 2010 và 2011
Tổng nợ | Nợ ngắn hạn | Nợ dài hạn | Vay ngắn hạn | Vay dài hạn | |
ROA 2010 | -0.2876 | -0.2394 | -0.1285 | -0.0819 | -0.0716 |
ROA 2011 | -0.3802 | -0.3645 | -0.0648 | -0.0023 | -0.0195 |
ROE 2010 | 0.2157 | 0.1725 | 0.1040 | 0.2075 | 0.1555 |
ROE 2011 | -0.0043 | -0.0667 | 0.1003 | 0.1633 | 0.1075 |
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tận dụng đòn bẩy tài chính trong điều kiện chính sách tiền tệ và tín dụng nới lỏng trong năm 2010 có ảnh hưởng dương tới lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Mối quan hệ này là ngược chiều trong năm 2011, bắt nguồn chủ yếu từ các khoản nợ phải trả ngắn hạn chứ không phải do bắt nguồn chủ yếu từ tín dụng ngân hàng. Do vậy, việc chuyển sang sử dụng các khoản tín dụng từ phía ngân hàng là một lựa chọn hợp lý cho các DNNVV hơn là phụ thuộc vào các khoản mua chịu từ đối tác. Việc làm này cũng góp phần làm tăng hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng xét trên tổng thể của nền kinh tế khi các ngân hàng phát huy tốt hơn vai trò quản trị rủi ro.
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, lãi suất vay vốn tăng khiến cho chi phí lãi vay tăng theo trong khi lợi nhuận trên tổng tài sản có DNNVV giảm từ 6.8% xuống còn 6.1% đã khiến cho tác dụng của đòn bẩy tài chính đối với lợi nhuận bị giảm xuống trong năm 2011. Như vậy, kết quả nghiên cứu về mặt định lượng cho
thấy hệ thông DNNVV phải đối mặt với rủi ro tài chính khá lớn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn, khi lợi nhuận tạo ra giảm trong khi chi phí lãi vay tăng cao.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĨ MÔ BẤT ỔN
2.3.1. Những kết quả đạt được
Các dịch vụ nói chung và các dịch vụ tín dụng nói riêng dành cho các DNNVV của NHTM Việt Nam ngày càng đa dạng, trở nên đồng đều hơn với việc triển khai thực hiện của hầu hết các NHTM, tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn. Theo dõi thực trạng tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam đối với các DNNVV có thể nhận thấy nổi lên một số điểm tích cực như sau:
Thứ nhất, do thị phần rộng lớn của các DNNVV, các dịch vụ tín dụng cho đối tượng này trong thời gian qua đã đem lại doanh thu tích cực cho các NHTM, đồng thời, mở rộng khả năng mua bán chéo giữa khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa với NHTM, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng của NHTM. Ngoài ra, mở rộng dịch vụ tín dụng ngân hàng cho DNNVV góp phần đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro. Trong khi đó, hoạt động bán buôn của NHTM cho các đối tượng doanh nghiệp lớn mặc dù có ưu thế về hoạt động trên các thị trường tài chính, đầu tư ngân hàng, từ đó đem lại doanh thu ổn định hơn, nhưng rủi ro cũng là cao hơn.
Thứ hai, nhiều ngân hàng đã tập trung phát triển tín dụng với DNNVV. Đối với NHTM cổ phần do tổng tài sản thấp nên đã chú trọng phát triển dịch vụ tín dụng cho các DNNVV, với ưu thế là bộ máy gọn nhẹ, chi phí thấp nên có thể cạnh tranh bằng lãi suất và phí dịch vụ, nhờ vậy trong những năm qua tổng nguồn vốn và dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh chóng. Các dịch vụ tín dụng nhằm vào các đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh với hình thức cho vay thế chấp, cho vay từng lần hay theo hạn mức, cho vay tiêu dùng… đã góp phân khiến thị phần tín dụng vì thế ngày càng được cải thiện trong so sánh với các NHTM Nhà nước có quy mô lớn vốn có truyền thống quan hệ với các doanh nghiệp lớn.
Thứ ba, cơ cấu tín dụng đối với DNNVV dịch chuyển theo hướng tích cực. Về cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng tín dụng chuyển đổi hợp lý, tăng lên đối với các ngành nghề trực tiếp sản xuất và hạn chế đối với các lĩnh vực phi sản xuất. Về loại hình doanh nghiệp, các NHTM đã tăng trưởng tín dụng hướng tới các DNNVV là công ty cổ phần có hiệu quả hoạt động tốt, có khả năng tồn tại trong điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn, hạn chế cho vay đối với các loại hình rủi ro cao cũng như các
DNNVV hoạt động kém hiệu quả. Do vậy, hoạt động tín dụng đối với DNNVV mặc dù về bản chất có rủi ro cao hơn tín dụng cho đối tượng khác nhưng cơ cấu tín dụng cho DNNVV trong những năm qua góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tăng trưởng tín dụng đối với đối tượng này.
Thứ tư, các ngân hàng có sự chuyển biến mạnh mẽ về chính sách tín dụng đối với DNNVV và đã triển khai đa dạng các gói sản phẩm vay vốn ưu đãi riêng cho các DNNVV bằng cả VND và USD như gói hỗ trợ “Cấp tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vi mô” của ngân hàng Công thương Việt Nam; “Đồng hành cùng DNNVV” của ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long... Ngoài ra, được sự chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng cũng tích cực tham gia tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang vay vốn tại ngân hàng với các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay cho doanh nghiệp, tiếp cận hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, giảm lãi suất về mức tối đa theo quy định của NHNN để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì, ổn định hoạt động và từng bước phát triển sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, nhiều ngân hàng đã xây dựng chính sách khách hàng riêng để cho vay các DNNVV trong đó không có quy định hạn chế các lĩnh vực, ngành nghề cho vay cũng như không áp dụng chính sách phân biệt đáng kể nào giữa DNNVV và doanh nghiệp lớn. Cụ thể như:
+ Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế từng thời kỳ các ngân hàng linh hoạt cấp tín dụng cho các DNNVV trong hầu hết các lĩnh vực trong đó khuyến khích cấp tín dụng đối với các ngành sản xuất mặt hàng nông sản, thủy hải sản xuất khẩu mà Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu; ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ, sản xuất, chế biến các mặt hàng nguyên liệu phổ biến (cao su, hóa chất, bao bì…). Hạn chế cấp tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực như bất động sản, hoạt động kinh doanh vàng, chứng khoán, hoạt động cầm đồ, hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, các ngành đang có dấu hiệu suy thoái…
+ Các ngân hàng áp dụng lãi suất linh hoạt đối với từng khách hàng, với từng khoản vay và điều chỉnh kịp thời phù hợp với quy định của NHNN và mặt bằng lãi suất chung của thị trường. Mặt bằng lãi suất cho vay đối với các DNNVV có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2011 đến 2013. Năm 2011, lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 18%/năm và lãi suất cho vay trung, dài hạn khoảng 20%/năm. Sang năm 2012, lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 14%/năm, lãi suất trung, dài hạn khoảng 15-16%/năm. Đến tháng 9/2013, thực hiện chỉ đạo của NHNN các ngân
hàng áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn 9%/năm; lãi suất trung, dài hạn 13%/năm. Nếu các DNNVV đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn của ngân hàng, có thể được cho vay với nhiều mức lãi suất ưu đãi hơn trong các sản phẩm cho vay đặc thù áp dụng riêng cho các DNNVV tại các ngân hàng.
Thứ sáu, các ngân hàng đã tích cực tìm kiếm, tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức tài chính Quốc tế và nhiều tổ chức phi chính phủ để có nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp nhằm giảm chi phí vay vốn cho các DNNVV, ngoài nguồn vốn trong nước như:
+ Dự án tài chính doanh nghiệp nông thôn – ADB 1802 của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB);
+ Chương trình tài chính vi mô của Tây Ban Nha (ICO);
+ Dự án tài chính nông thôn RDF II, III (WB);
+ Dự án hỗ trợ DNNVV – JBIC và JICA
Đây là nguồn vốn góp phần mở rộng vốn kinh doanh cho các DNNVV, tạo nguồn vốn ổn định cho các ngân hàng, đồng thời nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thứ bảy, các sản phẩm dịch vụ đi kèm với hoạt động tín dụng đối với các DNNVV ngày càng đa dạng, tiện ích như hoạt động cho vay thấu chi qua tài khoản, thực hiện bảo lãnh, thanh toán quốc tế, bao thanh toán, tư vấn đầu tư, tài trợ xuất nhập khẩu… đã góp phần tạo dựng lòng tin và mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng và các DNNVV. Các ngân hàng còn chủ động tư vấn và liên kết các DNNVV với nhau để tạo ra một chu kỳ sản xuất kinh doanh và vay vốn khép kín từ khi cho vay thu mua để chế biến, đến khâu chế biến và xuất khẩu sản phẩm.
Các sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính giữa sản phẩn dịch vụ tín dụng và các dịch vụ phi tín dụng được triển khai ngày càng nhiều, ví dụ Bancasurrance (liên kết ngân hàng - bảo hiểm), đem lại khoản thu cho ngân hàng, phát triển khách hàng, tạo ra tiện ích đa dạng hơn. Các sản phẩm này được nhiều ngân hàng ứng dụng như BIDV, Vietcombank… Từ năm 2009, dịch vụ này được các ngân hàng và công ty bảo hiểm quan tâm nhiều để gia tăng tiện ích và tăng nguồn thu dịch vụ, mở rộng thị phần. Điều này không những có lợi cho khách hàng trong sử dụng các dịch vụ tài chính (tiết kiệm thời gian thanh toán phí bảo hiểm, được tư vấn bảo hiểm, thanh toán…) mà còn là mong muốn của các NHTM và công ty bảo hiểm nhằm thu hút tiền gửi, thu phí bảo hiểm và chi trả qua thẻ ATM.
Thứ tám, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Dịch vụ bán lẻ của NHTM phát triển dựa nhiều vào ứng dụng hệ thống công nghệ. Ngày càng nhiều NHTM Việt Nam ứng dụng công nghệ hiện đại với chi phí lớn và diện phủ sóng rộng. Công nghệ thông tin trở thành kênh phân phối quan trọng và không thể thiếu của các DVNH điện tử nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Các NHTM lớn như Vietinbank sử dụng hệ thống INCAS, Agribank sử dụng hệ thống IPCAS… trong toàn hệ thống.
Hộp 2.4: NHTMCP Đông Á
NHTMCP Đông Nam Á (SeABank) là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công các kiến trúc công nghệ hàng đầu của Oracle như Oracle Grid Computing, Real Application Clusters - RAC, Oracle Enterprice Manager… cho phép mở rông, linh hoạt và tính sẵn sàng cao, từ đó ngân hàng rút ngắn thời gian giới thiệu sản phẩm ngân hàng ra thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đem lại khả năng hoàn vốn cao và hiệu quả chi phí cao nhất.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh các mặt tích cực mang lại như đã đề cập ở trên, các hạn chế còn tồn tại hiện nay trong việc mở rộng các dịch vụ tín dụng cho đối tượng DNNVV của các NHTM bao gồm một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ DNNVV tại các ngân hàng thương mại luôn cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu của các đối tượng khách hàng khác. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng DNNVV chứa đựng rủi ro tiềm ẩn cao hơn so với các đối tượng khác. Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống ngân hàng là phải có những giải pháp cụ thể, mạnh mẽ hơn để giải quyết tình trạng này, tạo cơ sở vững chắc cho sự tiếp tục mở tín dụng đối với khách hàng là DNNVV.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu tín dụng đối với DNNVV theo ngành nghề kinh doanh còn chậm. Dư nợ đối với DNNVV hoạt động trong ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng từ đến 10-12% tổng dư nợ đối với DNNVV. Đây là ngành cần được hỗ trợ tín dụng theo định hướng chính sách của NHNN nhưng lại