Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội gặt hái được những thành công trong những năm qua đã nâng cao uy tín của Ngân hàng về cả dối nội lẫn đối ngoại. Do đó đã thu hút được khá nhiều khách hàng đến xin bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng. Tuy vậy, do quy mô hoạt động còn nhỏ, vì vậy dư nợ bảo lãnh thanh toán trong các thương vụ ngoại thương của Ngân hàng Quân Đội không lớn (so với bảo lãnh thanh toán trong nước). Trong đó hình thức bảo lãnh chủ yếu mà Ngân hàng Quân Đội thường thực hiện là bảo lãnh thanh toán nhập khẩu.
Bảng 2.14. Biến động bảo lãnh thanh toán nhập khẩu
Đơn vị: tỷ đồng
2005 | 2006 | 2007 | |||
Số tiền | Số tiền | (+/-)% | Số tiền | (+/-)% | |
Dư nợ bảo lãnh NK | 156,99 | 247,67 | 57,62 | 351,34 | 41,85 |
Doanh số phát hành BL | 379,48 | 405,13 | 6,75 | 478,46 | 18,1 |
Tổng dư nợ bảo lãnh | 1.132,93 | 1.679,26 | 48,22 | 2.361,11 | 40,6 |
TT dư nợ BLXNK /Tổng dư nợ BL | 13,85% | 14,74% | 14,88% |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Kinh Doanh Của Ngân Hàng Quân Đội
- Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Dư Nợ Cho Vay Xuất Khẩu Trực Tiếp Theo Thời Hạn
- Điều Tra Trình Độ Cán Bộ Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu Và Thanh Toán Quốc Tế Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Quân Đội Năm 2007
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu
- Xây Dựng Và Hoàn Thiện Các Biện Pháp Phòng Ngừa, Quản Lý Rủi Ro Trong Hoạt Động Tín Dụng Xuất Nhập Khẩu
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo Thanh toán quốc tế, báo cáo tín dụng Ngân hàng Quân Đội năm 2005-2007)
Nghiên cứu bảng 2.14 cho thấy, bảo lãnh thanh toán nhập khẩu thời kỳ này tăng trưởng khá, mặc dù tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ bảo lãnh. Hết năm 2007, doanh số phát hành bảo lãnh là 487,46 tỷ đồng tăng 40,6% so với năm 2006. Để đạt được những con số này, Ngân hàng Quân Đội đã tích cực xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, doanh số bảo lãnh nhập khẩu cũng như tỷ trọng dư nợ bảo lãnh nhập khẩu tăng một phần nhờ vào sự hội nhập nhanh chóng của nên kinh
tế, quan hệ tài chính của Việt Nam với nước ngoài được mở rộng, nhiều tổ chức tài chính và ngân hàng nước ngoài nhận thấy tiềm năng của thị trường Việt Nam và muốn đầu tư cho nền kinh tế. Đồng thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam tăng cao, để tiếp cận được với nguồn vốn nước ngoài, các doanh nghiệp cần tới bảo lãnh ngân hàng. Sự gia tăng về doanh số bảo lãnh nhập khẩu đã chứng minh cho sự phát triển chung của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và uy tín của Ngân hàng Quân Đội nói riêng.
III. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
1. Kết quả đạt được
Là một ngân hàng thương mại cổ phần ra đời trong thời kỳ đổi mới, Ngân hàng Quân Đội đã không ngừng vươn lên, nỗ lực đổi mới phương thức hoạt động, gắn liền với việc ứng dụng công nghệ ngân hàng và kiện toàn tổ chức bộ máy, đáp ứng tốt nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Ngân hàng Quân Đội đã dần khẳng định được uy tín bằng việc tăng trưởng ổn định, vững chắc với tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận luôn ở mức trên 50%. Trong đó những thành công trong kết quả hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu có thể ghi nhận qua những mặt sau:
- Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng đều tăng trưởng qua các năm, đến 31/12/2007 con số này lên đến trên 2000 triệu USD; điều đó đi đôi với công tác tín dụng xuất nhập khẩu cũng sôi động, thể hiện ở doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng lên. Như vậy làm tốt công tác thanh toán quốc tế đã tạo nên điều kiện thu hút nhiều khách hàng giao dịch thanh toán quốc tế qua Ngân hàng, kéo theo cho vay xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao với các rủi ro được hạn chế. Mặt khác công tác tín dụng có tác động trở lại đối với công tác thanh toán, tạo đà cho việc mở rộng thị trường thanh toán ở nước ngoài.
- Uy tín đối với các nhà xuất nhập khẩu và ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng Quân Đội được nâng lên rõ rệt nhờ thực hiện tốt các quy trình, quy định, quy chế vê thanh toán; đồng thời với việc đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu vốn cho các khách hàng của Ngân hàng, nhiều ngân hàng nước ngoài mà địa điện là các chi nhánh ở Việt Nam như Deutsche Bank, BHF Bank... đã không ngần ngại đứng ra bảo lãnh thanh toán cho khách hàng với đối tác là khách hàng của Ngân hàng Quân Đội mà không cần một đảm bảo (khoản ký quỹ) từ phía Ngân hàng Quân Đội. Các nhà xuất nhập khẩu nước ngoài khi mua bán với các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tin tưởng khi lựa chọ khách hàng của Ngân hàng Quân Đội.
- Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Quân Đội tăng nhanh, trên cơ sở đó hỗ trợ cho việc mở rộng đầu tư tín dụng nói chung và tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng, đạt tốc độ tăng trưởng ở mức bình quân 31%/năm. Đảm bảo an toàn nguồn vốn huy động và an toàn thanh khoản luôn được Ngân hàng Quân Đội hết sức chú trọng. Cơ cấu nguồn vốn huy động cho vay lành mạnh, an toàn và có hiệu quả.
- Ngân hàng Quân Đội đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều khách hàng lớn, giữ vững quan hệ với khách hàng truyền thống đặc biệt là các khách hàng quân đội, thị phần đầu tư cho vay của Ngân hàng được xác lập. Đạt được điều này là do Ngân hàng luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng và thường xuyên đổi mới phong cách và chất lượng phục vụ nhằm thu hút và mở rộng cho vay theo hướng đa dạng hóa, đa phương thức, đa thành phần kinh tế, đồng thời chọn lọc khách hàng để đưa vào danh sách khách hàng truyền thống. Ngân hàng đã thực hiện tốt hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng gắn liền với hiệu quả kinh doanh của khách hàng, mới mục địch xây dựng chu trình luân chuyển vốn giữa Ngân hàng và khách hàng là một vòng tròn khép kín: tín dụng - thanh toán – tín dụng – thanh toán.
- Với phương châm hoạt động là: “Xây dựng Ngân hàng vững mạnh toàn diện, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững”, Ngân hàng Quân Đội luôn gắn việc mở rộng cho vay và đối tượng vay với đảm bảo an toàn tín dụng để mang lại hiệu quả và phát triển vững chắc. Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng Quân Đội luôn duy trì ở mức dưới 2% trên tổng dư nợ, thể hiện chất lượng cho vay ngày càng được nâng lên. Trong khi đó nhiều ngân hàng thương mại tổn thất khá lớn đối với các vụ lừa đảo của khách hàng, chứng tỏ chất lượng cho vay và chất lượng cán bộ của Ngân hàng Quân Đội khá tốt.
- Với mục tiêu hướng tới cho vay đa thành phần kinh tế, dư nợ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang tăng lên cả số lượng và tỷ trọng; nhiều công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... đã được Ngân hàng tài trợ vốn.
- Chính sách cho vay của Ngân hàng Quân Đội linh hoạt, cạnh tranh và có tính định hướng rõ ràng là: ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tình hình tài chính tốt, có phương án kinh doanh khả thi và thường xuyên sử dụng các dịch vụ Ngân hàng, có số dư tiền gửi bình quân lớn và có tải sản đảm bảo.
Với những kết quả tốt dẹp đạt được trong thời gian qua, Ngân hàng Quân Đội đã và đang khẳng định và một trong những ngân hàng thương mại Chính phủ kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
2. Hạn chế
Trong những năm qua tình hình thế giới có nhiều biến động do xung đột sắc tộc, chiến tranh chống khủng bố... đã ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới. Giá dầu thô, tỷ giá đồng USD và các ngoại tệ khác luôn có sự thay đổi đã có tác động lớn đến tình hình xuất nhập khẩu trong nước cũng như hoạt động ngân hàng. Dù vậy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và hoạt
động tín dụng trong lĩnh vực này tại Ngân hàng Quân Đội vẫn duy trì được tốc độ tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, doanh số cho vay thanh toán hàng xuất nhập khẩu vẫn tăng qua các thời kỳ thực sự là những thành tích đáng ghi nhận. Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần phải tháo gỡ và từng bước giải quyết kịp thời nhằm phát triển hơn nữa nghiệp vụ này tại Ngân hàng Quân Đội.
2.1. Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu còn đơn điệu
Ngân hàng Quân Đội chủ yếu cho vay xuất nhập khẩu thông qua các hình thức về tín dụng xuất khẩu và tín dụng nhập khẩu đã nêu ở các phần trên mà trong đó chủ yếu mới chỉ tập trung vào cho vay thanh toán hàng xuất nhập khẩu, chưa mở rộng được các hình thức khác như cho vay chiết khấu hối phiếu kỳ hạn, cho vay thấu chi, bao thanh toán...
Sự tăng trưởng về doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, công tác tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời sẽ có tác động trở lại đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Song từ thực tế trên dẫn đến công tác thanh toán quốc tế chưa phong phú, do vậy thu phí từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Xét trong sự phát triển của một ngân hàng hiện đại thì vấn đề này là một tồn tại lớn cần phải khắc phục.
2.2. Cơ cấu tài trợ bất hợp lý
Cơ cấu cho vay tập trung và cho vay ngắn hạn
Hơn 80% dư nợ cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quân Đội là cho vay ngắn hạn. Như vậy, việc đầu tư trung và dài hạn nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để làm hàng xuất khẩu, làm tăng năng lực sản xuất hàng hoá trong nước chưa được chú trọng
Tỷ trọng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu so với tổng dư nợ của Ngân hàng Quân Đội còn khá thấp
Tỷ trọng này chỉ chiếm dưới 30% so với tổng dư nợ của Ngân hàng. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Quân Đội trong lĩnh vực này so với các Ngân hàng thương mại khá đạt hiệu quả chưa cao.
2.3. Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu
Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ về thanh toán quốc tế. Nếu hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu phát triển sẽ là cơ sở tăng thu ngoại tệ và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế. Ngược lại, hoạt động thanh toán quốc tế phát triển sẽ góp phần tăng cường thu hút ngoại tệ, giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu.
Theo báo cáo của Ban Thanh toán quốc tế Ngân hàng Quân Đội, khách hàng thanh toán nhập khẩu nhiều gấp 3 lần khách hàng thanh toán xuất khẩu. Đây là một lý do khiến Ngân hàng Quân Đội gặp khó khăn trong việc tạo nguồn ngoại tệ cho mình. Bên cạnh đó doanh số thanh toán xuất khẩu bằng hơn 80% doanh số cho vay xuất khẩu. Điều đó có nghĩa là có khoảng gần 20% doanh số cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Quân Đội nhưng khi thanh toán lại qua ngân hàng khác. Đồng thời doanh số mua ngoại tệ chỉ bằng 70% doanh số thanh toán nhập khẩu nên không đáp ứng đủ ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu của khách hàng thanh toán với giá trị lớn qua Ngân hàng Quân Đội. Do vậy có hiện tượng một số khách hàng từ chối quan hệ tín dụng xuất nhập khẩu với Ngân hàng Quân Đội khi Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho họ. Nguồn vốn huy động ngoại trung dài hạn lớn trong khi nhu cầu cho vay xuất nhập khẩu chủ yếu là ngắn hạn nên thường mất cân đối khi sử dụng, gây lãng phí do phải trả lãi suất huy động cao.
2.4. Trình độ trang bị tin học Ngân hàng chưa cao
Phần mềm tin học của Ngân hàng Quân Đội hiện nay không đáp ứng được nhu cầu công việc. Các hoạt động kế toán, kho quỹ, thanh toán quốc tế, tín dụng gặp nhiều khó khăn như tốc độ xử lý chậm, chức năng quản lý yếu,
trong khi đó khối lượng công việc ngày càng nhiều, gây một áp lực lớn, nặng nề lên người thực hiện.
Bên cạnh đó, Ngân hàng áp dụng hệ thống quản lý tập trung nên chưa gắn kết hết trách nhiệm của mỗi cán bộ nhất là cán bộ tín dụng. Trong cách quản lý này, công tác thu nợ, thu lãi vay (hoặc trả nợ, trả lãi đồng tài trợ cho các ngân hàng) lại thuộc bộ phận kế toán, vì vậy đa số cán bộ tín dụng không nắm bắt chính xác số dư của những khoản vay hay lãi thu (hoặc trả) là bao nhiều trong khi đó vai trò của kiểm soát nội bộ chưa thể phát huy được hết chức năng vốn có của mình.
2.5. Hoạch định chiến lược kinh doanh chưa được chú trọng đúng mức
Một chiến lược kinh doanh cần phải được xây dựng trên sự đánh giá thực trạng của Ngân hàng về vốn, tài sản, nhân lực, công nghệ... so với mức độ phát triển hiện tại của hệ thống ngân hàng trên thế giới, khu vực và trong nước, dựa vào xu hướng phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó cần phải xây dựng hệ thống mục tiêu qua từng giai đoạn và các biện pháp khả thi để đạt được mục tiêu đó. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội đến năm 2010 là giải quyết được những vấn đề này.
Yếu tố cạnh tranh, yếu tố công nghệ, yếu tố nguồn lực... chưa được đề cập và chưa được chú trọng đúng mức. Các kế hoạch kinh doanh hàng năm chỉ có ý nghĩa như những nấc thang theo tiến trình vận động của con người leo dốc, chiến lược kinh doanh sẽ đánh giá dốc dài bao nhiêu, leo bằng cách nào, bao lâu thì tới và phải sử dụng như thế nào trong từng giai đoạn. Có thể thấy định hướng kinh doanh của Ngân hàng mới thấy “cây”mà chưa chú trọng đến “rừng”.
Chính sách cho vay xuất nhập khẩu của Ngân hàng Quân Đội chưa được xây dựng, tạo ra một Ngân hàng có cơ câu sản phẩm chưa đa dạng, với các sản phẩm chủ yếu theo lối truyền thống. Trong công tác cho vay, khách
hàng của Ngân hàng phần lớn gồm các doanh nghiệp Nhà nước trong khi thị trường ngoài quốc doanh chưa được coi trọng đúng mức.
2.6. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ chưa khoa học, hợp lý và mang tính cạnh tranh chưa cao
Đội ngũ cán bộ là nhân tố căn bản làm nên thành công cho bất kỳ một tổ chức nào. Tuy nhiên công tác đào tạo, tuyển dụng không theo kịp với sự phát triển của Ngân hàng. Đòi hỏi của cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế buộc Ngân hàng Quân Đội phải nhanh chóng mở rộng thị trường, trong đó có sự phát triển hệ thống các điểm giao dịch hoạt động. Vấn đề này đi đôi với việc sắp xếp cán bộ. Ở thời điểm hiện tại Ngân hàng Quân Đội còn đang phải đối mặt với thực tế là thiếu cán bộ đảm đương các nhiệm vụ trọng yếu.
Đối với cán bộ làm công tác kinh doanh đối ngoại: Hiện tại còn nhiều cán bộ Ngân hàng làm công tác tín dụng và thanh toán quốc tế chưa được đào tạo, không đạt trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ xuất khẩu, ngoại ngữ, luật quốc tế, vi tính căn bản... do vậy không đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt là cán bộ ở một số chi nhánh không phát hiện ra sai sót chứng từ, lúng túng và thiếu tự tin khi khách hàng xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu, không đủ trình độ và kỹ năng tư vấn cho khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân chủ quan
Nghiệp vụ huy động vốn còn mang tính truyền thống, chưa đa dạng
Trong những năm qua, Ngân hàng Quân Đội đã rất cố gắng bám sát thị trường, nắm bắt nhu cầu, từ đó đáp ứng khá tốt các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên các hình thức huy động vốn vẫn xoay quanh các hình thức truyền thống, tuy đã có một số cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự hiệu