Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi - 7

- Các nguyên nhân suy tim:

1. Suy tim do bệnh động mạch vành: Chẩn đoán nếu có các điều kiện sau:

+ Có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc tái tưới máu bằng can thiệp động mạch vành qua da hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành

+ Hẹp ≥ 75% thân chung động mạch vành trái hoặc đoạn gần động mạch liên thất trước khi chụp động mạch vành qua da

+ Hẹp ≥ 75% hai hoặc nhiều hơn nhánh động mạch vành khi chụp động mạch vành qua da

+ Có hình ảnh nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ theo mã Minnesota [46].

2. Suy tim do bệnh cơ tim giãn: gồm các trường hợp suy tim với giãn buồng thất, bề dày thành tâm thất bình thường hoặc giảm và giảm khả năng co bóp cơ tim mà không có tình trạng tăng gánh thể tích hoặc áp lực kèm theo như do bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh tăng huyết áp,....

3. Suy tim do bệnh van tim: có bệnh van tim nặng theo định nghĩa của AHA 2017, bao gồm hở van hai lá, hở hoặc hẹp van động mạch chủ.

4. Suy tim do THA: có tiền sử THA hoặc có tổn thương cơ quan đích khác (đáy mắt, thận) do THA; không phải suy tim do bệnh mạch vành hay bệnh van tim.

- Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim:


Kê toa thuốc lúc

Dùng thuốc tại

Dùng thuốc liên

Quy ước

Không

Không/Có

Không/Có

Không tuân thủ

Không

Không/Có

Không tuân thủ

Không

Không tuân thủ

Tuân thủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi - 7


- Đánh giá khả năng sinh hoạt theo thang điểm ECOG-PS [46]:


Thang điểm ECOG-PS

Tiêu chuẩn

0

Không có triệu chứng lâm sàng, khỏe mạnh

1

Có triệu chứng, giảm khả năng lao động

2

Có triệu chứng, thời gian nằm < 50% thời gian thức

3

Có triệu chứng, thời gian nằm > 50% thời gian thức

4

Nằm toàn bộ thời gian, phục vụ tại giường

5

Tử vong

2.5.3. Các phương pháp thống kê áp dụng trong nghiên cứu:

Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng các phương pháp thống kê dựa trên các tiêu chuẩn như sau [52]:

+ Biến định tính được mô tả bằng tần số, tỷ lệ % và được kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương. Sự so sánh khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

+ Biến định lượng có phân phối chuẩn được mô tả bằng trung bình ± độ lệch chuẩn và được kiểm định bằng phép kiểm T-test.

+ Tính tỷ suất chênh OR để tìm mối liên quan giữa các biến số.

+ Mô hình phân tích hồi quy đơn biến được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau tới tình trạng tuân thủ điều trị.

+ Tìm mối liên quan giữa sự tuân thủ điều trị với biến cố tử vong và tái nhập viện qua theo dõi: Đường biểu diễn sống còn bằng phương pháp Kaplan-Meier, kiểm định logrank.

+ Phân tích hồi quy Cox đa biến: mô hình này giúp xác định các yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong do mọi nguyên nhân và tái nhập viện ở đối tượng bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi. Trước hết, chúng tôi tiến hành xác định giá trị tỷ số nguy cơ HR (KTC 95%) và p đối với từng biến số được đưa vào phân tích hồi quy Cox đa biến nhằm xác định giá trị hiệu chỉnh, từ đó xác định được các yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong và tái nhập viện.

+ Xác định khả năng dự đoán của các yếu tố nguy cơ tới biến cố tử vong và tái nhập viện với biểu đồ ROC và xác định độ chính xác của các yếu tố này trong tiên lượng biến cố tử vong và tái nhập viện với đường cong AUC.

Giá trị p<0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

2.6. Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ tiến hành thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án, không can thiệp trên người bệnh, không làm sai lệch kết quả điều trị của người bệnh.

- Nghiên cứu nhằm mục đích làm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu khoá luận của bản thân và là tài liệu tham khảo cho quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- Nghiên cứu có sự đồng ý của nhà trường, cơ sở tiến hành nghiên cứu và sự tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối hoặc rút lui khi tham gia nghiên cứu.

- Trước khi tham gia, đối tượng nghiên cứu được cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu, mọi thông tin của bệnh nhân trong hồ sơ đều được giữ bí mật.

- Hồ sơ nghiên cứu đảm bảo không bị hỏng, không bị thất lạc, sao chép. Các kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chính xác.

- Đảm bảo trích dẫn chính xác về nguồn tài liệu tham khảo.

- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.

- Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, tin cậy, chính xác.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu 151 bệnh nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi giảm được điều trị ngoại trú tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian 2 năm từ 2018-2020. Thời gian theo dõi trung bình của các bệnh nhân là 36,8 ± 9,9 tháng. Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm sau:

1. Nhóm 1: Gồm 81 bệnh nhân từ 65 – 79 tuổi

2. Nhóm 2: Gồm 70 bệnh nhân ≥ 80 tuổi

3.1. Đặc điểm chung của các nhóm đối tượng nghiên cứu

Trong 151 bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm đủ tiêu chuẩn tiến hành nghiên cứu, có 81 bệnh nhân trong độ tuổi từ 65 – 79 tuổi (chiếm 54%) và 70 bệnh nhân trên 80 tuổi (chiếm 46%). Phân bố bệnh nhân ở hai nhóm tuổi được biểu hiện bằng biểu đồ sau:


65-79 tuổi

≥ 80 tuổi

46%

54%

Biểu đồ 3.1 Phân bố lượng bệnh nhân ở các nhóm tuổi

Các đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu trong hai nhóm tuổi được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1 Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu


Thông tin

Tổng (N=151)

Nhóm 1 (n=81)

Nhóm 2 (N=70)

p

Tuổi trung bình

77,06 ± 9

69,7 ± 3,791

85,7 ± 4,384

0,48


Giới tính

Nam

96 (64%)

45 (55,6%)

51 (73,9%)


0,028

Nữ

55 (36%)

36 (44,4%)

19 (21,6%)


Dân tộc

Kinh

151

81

70


Khác

0 (0%)

0 (0%)

0 (0%)


Đối tượng

Bảo hiểm

142 (94%)

78 (96,3%)

64 (91,3%)


0,459

Không bảo hiểm

9 (6%)

3 (3,7%)

6 (8,7%)

Tiền sử hút thuốc

42 (28%)

21 (25,9%)

21 (30,4%)


0,723

Không

109 (72%)

60 (74,1%)

49 (69,6%)

Tiền sử uống

rượu

27 (18%)

15 (18,5%)

12 (17,4%)


0,918

Không

124 (82%)

66 (81,5%)

58 (82,6%)

Tiêm

vaccine Covid 19

≥ 3 mũi

49 (32%)

45 (55,6%)

4 (4,3%)


<0.01

< 3 mũi

102 (68%)

36 (44,4%)

66 (95,7%)


Nhận xét: Sự khác biệt về độ tuổi trung bình, dân tộc, đối tượng bảo hiểm y tế, tiền sử hút thuốc lá, tiền sử uống rượu không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với bệnh nhân nữ ở cả hai nhóm ĐTNC. Nhóm ĐTNC trên 80 tuổi có tỷ lệ tiêm phòng đủ 3 mũi vaccine Covid-19 thấp hơn so với nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

94

79

80

65

65-79 tuổi ≥ 80 tuổi


Tuổi nhỏ nhất Tuổi lớn nhất

Biến thiên tuổi ở các nhóm ĐTNC được biểu hiện bằng biểu đồ sau:





















Biểu đồ 3.2 Biến thiên tuổi ở các nhóm đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Độ tuổi lớn nhất ghi nhận được ở hai nhóm ĐTNC là 94 tuổi. Sự chênh lệch về số tuổi lớn nhất và nhỏ nhất ở cả hai nhóm ĐTNC đều là 14 tuổi.

Bảng 3.2 Trình độ học vấn của các nhóm đối tượng nghiên cứu


Trình độ học vấn

Nhóm 1 (n = 81)

Nhóm 2 (n = 70)

p

Không đi học

0 (0%)

7 (8,7%)


0.07

Cấp 1

9 (11,1%)

18 (26,1%)

Cấp 2

30 (37%)

36 (52,2%)

Cấp 3

27 (33,3%)

6 (8,7%)

Trung cấp – cao đẳng

12 (14,8%)

3 (4,3%)

Đại học

3 (3,7%)

0 (0%)

Nhận xét: Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa hai nhóm ĐTNC không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Tỷ lệ đối tượng học hết cấp 2 là cao nhất ở cả hai nhóm, lần lượt là 37% và 52,2%.

Bảng 3.3 Tình trạng hôn nhân của các đối tượng nghiên cứu


Tình trạng hôn nhân

Nhóm 1 (n = 81)

Nhóm 2 (n = 70)

p

Độc thân

3 (3,7%)

0 (0%)


0,142

Sống với vợ/chồng

72 (88,9%)

51 (73,9%)

Góa

6 (7,4%)

19 (26,1%)

Nhận xét: Sự khác biệt về tình trạng hôn nhân giữa hai nhóm ĐTNC không có ý nghĩa thống kê với p = 0,142. Hầu hết các ĐTNC đều sống với vợ/chồng.

3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các nhóm đối tượng nghiên cứu:

Bảng 3.4 Thông tin liên quan đến bệnh lý suy tim của các nhóm


Thông tin

Nhóm 1

(n = 81)

Nhóm 2

(n = 70)

Tổng

(N = 151)

p

Có bệnh đồng mắc

36 (44,4%)

28 (39,1%)

64 (42%)


0,704

Không

45 (55,6%)

42 (60,9%)

87 (58%)


Bệnh đồng mắc

Tăng huyết áp

21 (25,9%)

21 (30,4%)

42 (28%)

0,723

Đái tháo đường

9 (11,1%)

3 (4,3%)

12 (8%)

0,368

Rối loạn mỡ máu

15 (18,5%)

6 (8,7%)

21 (14%)

0,318

Trầm cảm / Rối loạn giấc ngủ

3 (3,7%)

6 (8,7%)

9 (6,0%)

0,459

Hen / COPD

15 (18,5%)

3 (4.3%)

18 (12%)

0,124

Thiếu máu

13 (16%)

5 (7,1%)

18 (12%)

0,094

Suy thận

14 (17,2%)

4 (5,7%)

18 (12%)

0,078

Các bệnh lý khác

3 (3,7%)

3 (4,3%)

6 (4%)

0,908


Nguyên nhân gây suy tim

Bệnh cơ tim giãn

15 (18,5%)

6 (8,7%)

21 (14%)


0,018

Bệnh động mạch vành

21 (25,9%)

12 (17,4%)

33 (22%)

Bệnh van tim

36 (44,4%)

39 (56,5%)

75 (50%)

Rối loạn nhịp

6 (7,4%)

13 (17,4%)

19 (12%)

Tăng huyết áp

0 (0%)

0 (0%)

0 (0%)

Nguyên nhân khác

3 (3,8%)

0 (0%)

3 (2%)

Thời gian từ khi được chẩn đoán suy tim

< 5 năm

9 (11,1%)

15 (21,7%)

24 (16%)


0,158

5-10 năm

57 (70,4%)

30 (43,5%)

87 (58%)

> 10 năm

15 (18,5%)

25 (34,8%)

40 (26%)

Nhận xét: Các đặc điểm về các bệnh lý đồng mắc, thời gian mắc suy tim không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm ĐTNC. Bệnh nhân ở cả hai nhóm đều có tỷ lệ suy tim do bệnh van tim và bệnh động mạch vành cao, trên tổng các bệnh nhân có 50% có suy tim do bệnh van tim và 22% suy tim do bệnh động mạch vành.

Với 132 bệnh nhân chưa tử vong, thống kê về một số thông tin lâm sàng tại thời điểm hiện tại được thể hiện bằng bảng sau:

Bảng 3.5 Tình trạng lâm sàng hiện tại ở những đối tượng nghiên cứu chưa tử vong


Đặc điểm lâm sàng

Nhóm 1

(N = 81)

Nhóm 2

(N = 51)

Tổng (N = 132)

p

Nhịp tim

81,52 ± 9,661

80,06 ± 7,996

80,95 ± 8,986

0.606

Huyết áp tâm thu

122,96 ±

14,561

117,94 ±

10,467

121,02 ±

13,232

0,224

Huyết áp tâm trương

74,63 ± 8,427

73,53 ± 8,618

74,2 ± 8,418

0,678

NYHA trung bình

2,19 ± 0,879

2,12 ± 0,875

2,16 ± 0,861

0,803


NYHA

1

21 (25,9%)

15 (29,4%)

36 (27,3%)


0,856

2

27 (33,3%)

15 (29,4%)

42 (31,8%)

3

30 (37%)

21 (41,2%)

51 (38,6%)

4

3 (3,7%)

0 (0%)

3 (2,3%)


Khả năng sinh hoạt theo ECOG - PS

0

6 (7,4%)

0 (0%)

6 (4,5%)


< 0.01

1

69 (85,2%)

12 (14,8%)

81 (61,4%)

2

6 (7,4%)

32 (84,6%)

38 (29,5%)

3

0 (0%)

7 (11,8%)

7 (4,5%)

4

0 (0%)

0 (0%)

0 (0%)

5

0 (0%)

0 (0%)

0 (0%)

BMI trung bình

20,902 ± 2,37

20,077 ± 2,08

20,584 ± 2,27

0,246


BMI

< 18.5

9 (11,1%)

12 (23,5%)

21 (15,9%)


0,587

18,5 – 22,9

60 (74,1%)

36 (70,6%)

96 (72,7%)

23-24,9

9 (11,1%)

3 (5,9%)

12 (9,1%)

>=25

3 (3,7%)

0 (0%)

3 (2,3%)

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi có khả năng sinh hoạt kém hơn so với nhóm từ 65-79 tuổi (p < 0,01), với điểm ECOG-PS chủ yếu ở mức 2 (84,6%) trong khi ở nhóm 1 thì điểm ECOG-PS chủ yếu ở mức 1 (85,2%). Các đặc điểm về nhịp tim, huyết áp, NYHA, BMI không có khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm ĐTNC.

Các mức độ tăng huyết áp ở các nhóm tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu là:

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/09/2024