Chất Lượng Tín Dụng Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa


mô do môi trường kinh doanh bất ổn, doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Trong giai đoạn 2012 – 2013, Chính phủ và ngành ngân hàng đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn cho hệ thống doanh nghiệp nói chung và đối tượng DNNVV (một trong năm đối tượng ưu tiên) nói riêng. Những tác nhân gây khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn trước đây đã được cải thiện như lạm phát ổn định ở mức hợp lý, lãi suất giảm mạnh, tín dụng tăng trưởng tốt, CSTT, tỷ giá được điều hành linh hoạt, cẩn trọng. Tuy nhiên sự khó khăn chung của nền kinh tế thể hiện qua sức mua của nền kinh tế yếu, tổng cầu giảm cũng như những yếu kém nội tại của doanh nghiệp vẫn đang là trở ngại cho sự phục hồi sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV trong thời gian này.

Ngoài những sản phẩm được sử dụng phổ biến, những sản phẩm tín dụng khác như bao thanh toán, chiếu khấu, cho vay trả góp, bảo lãnh ngân hàng, cho vay hợp vốn vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ đối với DNNVV. Điều này cho thấy DNNVV chưa hiểu biết nhiều về các sản phẩm tín dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.2.3. Chất lượng tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chất lượng tín dụng đối với DNNVV thể hiện rõ qua các con số về nợ quá hạn và nợ xấu. Cụ thể, nợ quá hạn của đối tượng này liên tục tăng từ năm 2011 đến nay, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012 và có xu hướng chậm lại trong năm 2013.

Bảng 2.6: Quy mô nợ quá hạn, nợ xấu

và tài sản đảm bảo đối với dư nợ các DNNVV

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

31/12/2011

31/12/2012

30/09/2013

1. Tổng số dư nợ tín dụng DNNVV

615,514,202

643,382,299

637,114,448

2. Nợ quá hạn DNNVV

43,275,716

57,709,676

60,995,541

3. Nợ xấu DNNVV

23,977,055

32,396,974

36,167,841

4.Tổng giá trị TSBĐ đảm bảo cho tổng

dư nợ DNNVV


994,209,821


1,057,977,558


1,138,425,679

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo NHNN

Nợ xấu của các DNNVV từ năm 2011-2013 đã tăng cả về giá trị lẫn tỷ lệ trên tổng dư nợ. Cụ thể, nợ xấu của các DNNVV đã tăng từ 23,977 tỷ đồng năm 2011 lên 32,397 tỷ đồng năm 2012 và tại thời điểm 30/09/2013 là 36,168 tỷ đồng. Về tỷ lệ nợ


xấu của DNNVV trên tổng dư nợ của nền kinh tế, năm 2011 là 3.9%, năm 2012 là 5%, thời điểm 30/09/2013 là 5.7%.

So với tỷ lệ dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của các DNNVV luôn ở mức cao và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nợ xấu (thường trên 50% tỷ lệ nợ xấu). Tỷ trọng dư nợ của các DNNVV có xu hướng giảm xuống kể từ năm 2009 đến 2013, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng này lại có sự gia tăng rõ rệt, tăng nhanh hơn tốc độ tăng nợ xấu trung bình của tất cả các nhóm khách hàng. Điều đó cho thấy công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại đối với đối tượng DNNVV còn nhiều bất cập. Các ngân hàng thương mại chưa có những ứng phó kịp thời đối với những biến động của kinh tế vĩ mô tác động tới đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là đà gia tăng nợ xấu trong mạnh mẽ trong năm 2012 đã được kìm hãm trong 9 tháng đầu năm 2013.

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của các DNNVV



2008

2009

2010

2011

2012

9 tháng

2013

Tỷ trọng dư nợ DNNVV

24.55%

26.34%

23.15%

21.68%

20.82%

19.29%

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dự nợ tín dụng

2.06%

1.90%

2.21%

3.10%

4.20%

4.58%

Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/ Tổng dư

nợ tín dụng DNNVV

1.13%

1.59%

1.97%

3.9%

5.00%

5.2%

Nguồn: Báo cáo của NHNN và các NHTM

Tổng giá trị tài sản đảm bảo đảm bảo cho dư nợ của DNNVV đã tăng liên tục qua các năm từ 2011-2013. Cụ thể, tổng giá trị đảm bảo cho dư nợ của các DNNVV năm 2011 là 994 nghìn tỷ đồng (chiếm 161% dư nợ). Đến năm 2012 tăng 64 tỷ đồng so với 31/12/2011và ở mức 1,058 nghìn tỷ đồng (chiếm 164% dư nợ). Tại thời điểm 30/09/2013 tổng giá trị tài sản đảm bảo đạt 1,138 nghìn tỷ đồng (chiếm 178% dư nợ) và tiếp tục tăng 80 tỷ đồng so với 31/12/2012. Giá trị tài sản đảm bảo tăng dần qua các năm cả về số tương đối và tuyệt đối cho thấy các ngân hàng ngày càng thận trọng khi cấp tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Tuy nhiên, sự thận trọng của các ngân hàng phần nào đã hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNNVV. Đây là những đối tượng vốn đã gặp nhiều khó khăn trong vấn đề huy động vốn do đặc thù hoạt động; vì vậy, cần có những biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tín dụng cho những doanh nghiệp này, giúp doanh nghiệp bổ sung vốn hoạt động, đảm bảo dòng vốn có hiệu quả và đảm bảo an toàn cho các ngân hàng.


2.2.3. Biện pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn

Nhìn chung, hoạt động cho vay vẫn là dịch vụ ngân hàng được sử dụng nhiều nhất bởi các DNNVV. Các ngân hàng nắm bắt được nhu cầu này và đã thiết kế và cho ra đời nhiều hình thức cho vay hướng tới khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các sản phẩm này có sự khác nhau tương đối tại mỗi ngân hàng phụ thuộc vào đối tượng doanh nghiệp hướng đến song về cơ bản một sản phẩm cấp tín dụng cho đối tượng DNNVV được thực hiện theo quy trình như dưới đây:

Hộp 2.1: Các bước cơ bản trong quy trình cấp tín dụng (cho vay)


Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng được chia thành các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ khách hàng.

Bước 2: Thẩm định tín dụng và xét duyệt cấp tín dụng.

1. Thẩm định và lập Tờ trình thẩm định:

a) Thẩm định khách hàng và phương án cấp tín dụng:

b) Thẩm định và định giá TSBĐ:

c) Chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng:

d) Lập Tờ trình thẩm định:

2. Kiểm soát Tờ trình thẩm định cấp tín dụng:

3. Thẩm định tín dụng tại PTĐ CN/TTKD:

4. Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ trước khi trình phê duyệt:

5. Xét duyệt cấp tín dụng tại ĐVKD:

6. Tái thẩm định tại Trụ sở chính:

7. Xét duyệt cấp tín dụng tại HO:

Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ, ký kết các hợp đồng.

Bước 4: Cấp tín dụng.

Bước 5: Quản lý sau khi cấp tín dụng, thu hồi nợ.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng, giải tỏa bảo lãnh, lưu hồ sơ.

Như vậy, việc cung cấp dịch vụ tín dụng ngân hàng cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chịu tác động nếu như một trong các khâu của quy trình nêu trên gặp khó khăn. Trước hết phải nói đến việc thiếu hiểu biết của các DNNVV về cơ chế tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp và có trách nhiệm với người gửi tiền và sử dụng dịch vụ nên việc đánh giá thẩm định khách hàng luôn có qui trình và các bước cụ thể. Một số doanh nghiệp mới bước vào thị trường còn có tâm lý e dè, ngại các thủ tục rờm rà do ngân hàng đưa ra. Nhiều hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp đã không đáp ứng được yêu cầu do ngân hàng đề ra. Thậm chí các thông tin do doanh nghiệp cung cấp không đủ cho ngân hàng có bức tranh tổng thể về tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp. Bộ hồ sơ về


năng lực pháp lý thường chỉ có ở mức tối thiểu như điều lệ, đăng ký kinh doanh và thiếu nhiều tài liệu khác như biên bản hội đồng thành viên bầu giám đốc, các giấy tờ về thủ tục góp vốn. Các tài sản cá nhân và pháp nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch.

Trong nhiều trường hợp thông tin do doanh nghiệp cung cấp không đủ cho ngân hàng đưa ra các quyết định về việc cung cấp tín dụng. Đối với ngân hàng yếu tố quan trọng là khoản tín dụng được doanh nghiệp sử dụng hiệu quả trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể trả các khoản vay theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các khoản thế chấp, bảo lãnh thực chất là mang tính chất dự phòng trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng chi trả. Việc hệ thống hoạch toán và kế toán của doanh nghiệp không đầy đủ, thiếu minh bạch đã là một trở ngại chính trong tiếp cận tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó tình hình tài chính của yếu, các hệ số tài chính không đảm bảo theo đánh giá của ngân hàng cũng là một lực cản.

Tiếp theo phải kể đến phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thiếu tính thuyết phục đối với ngân hàng, hay còn gọi là thiếu tính khả thi. Phương án sản xuất kinh doanh có thể còn mang tính chủ quan của doanh nghiệp, không tính toán đến các yếu tố thị trường và các nhân tố khách quan khác. Nhiều phương án sản xuất kinh doanh được trình bày sơ sài, thiếu các thông tin cần thiết liên quan. Bên cạnh đó phải kể đến kế hoạch tài chính của doanh nghiệp nói chung và kế hoạch tài chính của từng phương án nói riêng không rõ ràng, mạch lạc trong đó không xác định được các dòng tiền, chu kỳ luân chuyển vốn và nguồn trả nợ. Cácn đảm bảo cũng không đủ giấy tờ hợp lệ.Các yếu tố nêu trên được tạo ra do doanh nghiệp được quản lý và vận hành thiếu bài bản, nhiều doanh nghiệp vận hành thiếu tính chuyên nghiệp và chưa có chiến lược phát triển doanh nghiệp rõ ràng.

Việc ra quyết định cung cấp tín dụng của ngân hàng cho doanh nghiệp còn tuỳ thuộc vào sự tin tưởng lẫn nhau được tạo dựng trong quan hệ lâu dài. Những doanh nghiệp có quan hệ lâu dài và có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng thì thường được xem xét cấp tín dụng thuận lợi hơn. Nhiều doanh nghiệp chỉ khi cần vay mới đến gặp ngân hàng, trong trường hợp đó ngân hàng phải thiết lập một hồ sơ khách hàng mới và như vậy qui trình cấp tín dụng sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Hiện nay với điều kiện kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, môi trường kinh doanh tiềm ản nhiểu rủi ro, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên phải đối mặt tình hình sản xuất khó khăn, kéo dài sẽ dẫn đến kinh doanh lỗ, thậm chí là phá sản, ngừng hoạt động. Trước tình hình này nhiều ngân hàng đã có những hỗ trợ tích cực


cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua những điều chỉnh trong dịch vụ cung cấp ví dụ như tăng cường hiểu biết giữa doanh nghiệp và ngân hàng, điều chỉnh giảm lãi suất, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Hộp 2 là ví dụ các biện pháp mà ngân hàng SHB hiện đang áp dụng nhằm chung tay giúp sức cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhở vượt qua giai đoạn khó khăn.

Hộp 2.2: Các biện pháp hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của SHB


Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng SHB luôn cam kết hỗ trợ ở mức cao nhất cho phân khúc khách hàng này.

SHB đã điều chỉnh giảm lãi suất 3%-5% so với thời điểm trước đây đối với tất cả các khách hàng. Riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ, SHB đã ban hành 2 chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi lãi suất thấp với tổng hạn mức lên tới 10,000 tỷ đồng tương đương chiếm khoảng 32.5% tổng dư nợ của SHB.

Ngoài ra thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhỏ có quan hệ với SHB, SHB đưa ra các giải pháp tư vấn phương án tài chính hiệu quả, hỗ trợ về tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm và hợp tác kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn tạm thời về mặt tài chính do khó khăn chung của nền kinh tế.

Trên một cách tiếp cận khác, một số ngân hàng lại hướng tới việc gia tăng tiện ích của các dịch vụ cung cấp cho khách hàng DNNVV, kết hợp giảm lãi suất, dịch vụ tín dụng đi kèm với các tiện ích thanh toán ứng dụng công nghệ hiện đại (Hộp 3).

Hộp 2.3: Gói sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietinbank


Bước sang quý IV/2012, nhằm chia sẻ và hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nguồn vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), VietinBank triển khai chương trình “Chung tay vượt khó cùng DNNVV” trên quy mô toàn quốc với nhiều chính sách ưu đãi, bắt đầu từ ngày 1/10.

Theo đó, DNNVV thuộc đối tượng của Chương trình, khi có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VND để phục vụ SXKD được hưởng mức lãi suất ưu đãi giảm tới 3%/năm so với lãi suất cho vay SXKD thông thường; thời hạn ưu đãi lãi suất tối đa 3 tháng, kéo dài đến 31/03/2013.

Không chỉ ưu đãi lãi suất, Vietinbank còn chủ trương áp dụng cơ chế, điều kiện thông


thoáng để thu hút khách hàng mới tiềm năng, giúp khách hàng DN tiếp cận vốn vay ngân hàng được dễ dàng, thuận tiện.

Khi tham gia Chương trình tín dụng trên, DN còn được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn từ dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng DN (VBH2.0) như: Miễn phí đăng ký dịch vụ; Miễn phí duy trì sử dụng dịch vụ đến hết 31/3/2013; Tặng 2 thẻ bảo mật RSA Token; Giảm 50% phí chuyển khoản ngoài hệ thống đối với các giao dịch được thực hiện trên kênh VBH2.0 đến hết 31/3/2013.

Đây là những giải pháp mặc dù mang tính tình thế, tuy nhiên cũng thể hiện tính linh hoạt trong công tác phục vụ khách hàng của các NHTM, từ đó góp phần làm đa dạng hơn các loại hình dịch vụ cung cấp đồng thời cũng gần hơn với yêu cầu thực tế của các DNNVV.

Bên cạnh cho vay là dịch vụ chủ lực mà các ngân hàng hướng đến trong việc phục vụ đối tượng khách hàng DNNVV, các dịch vụ tín dụng khác như bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng hay cho thuê tài chính cũng được phát triển song song. Dịch vụ bao thanh toán (factoring) hiện nay đã được một số ngân hàng Việt nam (ACB, VCB, Techcombank…) cung cấp cho các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu. Bao thanh toán hiện nay thường được phân loại thành bao thanh toán truy đòi-miễn truy đòi, bao thanh toán thông báo-không thông báo, bao thanh toán trong nước-xuất nhập khẩu. Một trong những nguyên nhân tạo nên sự phổ cập của dịch vụ này là dễ sử dụng và qui trình, thủ tục không quá cồng kềnh, phức tạp. Đây cũng là một trong các yếu tố cơ bản làm cho một nhóm các dịch vụ ngân hàng trở nên gần gũi và dễ sử dụng đối với các DNNVV.

Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng cũng có sự phát triển nhanh chóng. Về cơ cấu bảo lãnh, trong những năm đầu chủ yếu là bảo lãnh vay vốn, trong những năm gần đây chiếm tỷ trọng lớn là bảo lãnh thực hiện hợp đồng (khoảng gần 50%), tiếp đến là bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm (khoảng gần 30%), bảo lãnh dự thầu (trên 10%).

Dịch vụ cho thuê tài chính mặc dù đã có mặt ở Việt Nam tuy nhiên chưa phát triển mạnh.Theo đánh giá của các chuyên gia thì trong thời gian qua rất ít DNNVV mặn mà với dịch vụ này. Nếu như ở các nước đang phát triển tỷ trọng của thị trường cho thuê tài chính so với thị trương tín dụng chiếm khoảng 15% thì ở Việt Nam tỷ lệ nay mới đạt khoảng 1.4%. Như vậy cứ 100 doanh nghiệp thì mới có gần 1.5 doanh nghiệp (tính trung bình) sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính. Trong số các vấn


đề và khó khăn gặp phải khi triển khai dịch vụ này có thể kể đến các qui định liên quan đến lưu hành phương tiện (trong trường hợp tài sản là các phương tiện giao thông), bao gồm khám lưu hành, sử dụng giấy đăng ký công chứng,…

Sau năm 2010, Việt Nam mở cửa hoàn toàn hoạt động cho thuê tài chính theo cam kết WTO. Theo đánh giá của các chuyên gia việc hôi nhập hoạt động cho thuê tài chính sẽ dẫn đến nhiều công ty và tập đoàn nước ngoài tham gia thành lập công ty cho thuê tài chính tại Việt nam. Ngay cả các tập đoàn kinh doanh các sản phẩm công nghiệp cũng sẽ mở các công ty cho thuê tài chính để hỗ trợ kênh phân phối sản phẩm. Dự đoán đây sẽ là thị trường phát triển nhanh chóng với nhiều thách thức về vốn, dịch vụ với các công ty cho thuê tài chính trong nước.

- Về các chương trình cho vay khác:

+ Chương trình cho vay DNNVV (Dự án KFW): Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đến 30/9/2013, dư nợ cho vay đối với DNNVV ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của dự án KFW đạt 156 tỷ đồng (giảm 20 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2012), số khách hàng còn dư nợ vay là 455 khách hàng (giảm 60 khách hàng so với thời điểm 31/12/2012).

+ Chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn: Tính đến 30/9/2013 số khách hàng còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 9.501 khách hàng (giảm 396 khách hàng so với 31/12/2012) và đạt dư nợ cho vay là 296 tỷ đồng (giảm 17 tỷ đồng so với 31/12/2012).

2.2.4. Nghiên cứu thực nghiệm thực trạng tăng trưởng tín dụng của các DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn

2.2.4.1. Quá trình xây dựng mẫu và thu thập dữ liệu

Để đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng của các DNNVV của Việt Nam, tác giả thu thập số liệu từ 109 DNNVV là các khách hàng của các NHTM Việt Nam trong hai năm 2010 và 2011. Việc lựa chọn các khách hàng này được thực hiện trên cơ sở ngẫu nhiên từ hệ thống khách hàng của các NHTM Việt Nam có quan hệ tín dụng, tiền gửi, và thanh toán.

Tác giả thu thập dữ liệu về ngành nghề, số liệu các tài khoản trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh trong hai năm tài chính là 2010 và 2011. Tiêu chí phân nhóm ngành dựa vào cơ cấu doanh thu trung bình trong các năm của doanh nghiệp. Theo đó, hoạt động chiếm trên 50% cơ cấu doanh thu hoặc chiếm tỷ trọng cao hơn các hoạt động còn lại, sẽ được lựa chọn làm ngành nghề chính.


Hình 2 10 Tỷ trọng các DNNVV trong mẫu phân theo ngành nghề Nguồn Tính toán của 1

Hình 2.10: Tỷ trọng các DNNVV trong mẫu phân theo ngành nghề

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong số 109 doanh nghiệp thu thập được, có 04 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có hoạt động kinh doanh khác với các doanh nghiệp còn lại trong mẫu nên được loại ra khỏi mô hình. Tiếp tục kiểm tra số liệu của các doanh nghiệp thông qua các cân đối kế toán, tác giả phát hiện thêm 28 doanh nghiệp có số liệu trên báo cáo tài chính bị sai lệch hoặc thiếu sót số liệu tài khoản nên tiếp tục loại 28 doanh nghiệp này ra khỏi mẫu. Nhìn chung, các DNNVV trong mẫu thu thập có xu hướng tăng lên về quy mô, song vẫn tập trung chủ yếu với quy mô của doanh nghiệp dưới 10 tỷ và từ 50 tỷ đến 100 tỷ tổng nguồn vốn.

Bảng 2.8: Tỷ trọng các DNNVV trong mẫu phân theo quy mô tổng nguồn vốn


Quy mô tổng nguồn vốn

Năm 2010

Năm 2011

0 - 10 tỷ

36.76%

32.35%

10-20 tỷ

22.06%

20.59%

20-50 tỷ

19.12%

20.59%

50-100 tỷ

22.06%

25.00%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Do đặc điểm của mô hình hồi quy OLS là kết quả hồi quy rất nhạy cảm với những giá trị cá biệt nên để tăng độ chính xác cho kết quả mô hình hồi quy, tác giả kiểm tra các biến thuộc 5% tổng số lượng quan sát thu được có giá trị lớn nhất ở các biến và 5% tổng số quan sát thu được có giá trị nhỏ nhất ở các biến để phát hiện các giá trị cá biệt trong mẫu. Tiếp tục loại bỏ thêm 9 doanh nghiệp có các giá trị cá biệt trong năm 2010 và 2011, tác giả thu được mẫu ổn định gồm 68 quan sát.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022