phần nổi chứ chưa thực sự phát hiện và xử lý phần chìm của “tảng băng” do lực lượng mỏng, chế tài xử phạt chưa cao nên tình hình vi phạm quy định trong kinh doanh du lịch diễn ra khá nhiều như không có giấy phép kinh doanh trái phép, không khai báo kinh doanh, không niêm yết giá hoặc niêm yết giá bằng ngoại tệ.
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế, bất cập
- Nguyên nhân khách quan
+ Nền kinh tế nước ta phát triển chưa cao, trình độ khoa học - công nghệ còn hạn chế. Đây là một thách thức đặc biệt lớn đối với hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng chưa đồng bộ, thiếu nhất quán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động QLNN về kinh tế du lịch ở các địa phương. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, QLNN trong lĩnh vực du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Một số cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh chưa coi trọng và quan tâm đúng mức đến công tác QLNN về kinh tế du lịch trên địa bàn. Nhận thức về vị trí, vai trò tầm quan trọng của du lịch trong phát triển KT-XH của tỉnh còn hạn chế, nên nhiều nơi, nhiều đơn vị trong tỉnh còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại; chưa năng động, sáng tạo, chưa quan tâm tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển, chưa chú trọng huy động, kêu gọi các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển du lịch.
+ Nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về du lịch cho cộng đồng dân cư trên địa bàn còn nghèo nàn, đơn điệu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở tỉnh...Chưa có các biện pháp thực hiện quyết liệt, triệt để các nội dung công việc, các Quy hoạch chi tiết; Công tác phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong tỉnh có mặt thiếu chặt chẽ.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Uản Lý Nhà Nước Về U Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Lạng Sơn
- Tạo Lập Sự Gắn Kết Liên Ngành, Liên Vùng, Liên Quốc Gia
- Công Tác Kiểm Tra, Thanh Tra Đối Với Lĩnh Vực Du Lịch
- Đề Xuất Ột Số Giải Pháp Nhằ Tăng Cường Công Tác Uản Lý Nhà Nước Về U Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Lạng Sơn
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - 14
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - 15
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
+ Nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư kết cấu và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thấp, trong khi đó việc phân bổ thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, nhỏ lẻ, các dự án đầu tư bị chậm tiến độ. Cùng với việc thiếu cương quyết trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư và những bất cập về thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung, hoạt động du lịch nói riêng, đã và đang ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi trường thu hút đầu tư của tỉnh, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
+ Bộ máy QLNN về du lịch thay đổi do sáp nhập, chia tách nhiều lần, thiếu tính ổn định nên không đảm bảo tính liên tục trong quản lý, hiệu lực quản lý chư cao, nhất là bộ máy QLNN về du lịch ở cấp huyện, thành phố. Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch vào điều kiện cụ thể ở địa phương cũng như trong việc ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ. Sự phối kết hợp trong quản lý du lịch giữa các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thật sự chặt chẽ trong khi đó lại chưa phân định được một cách rõ ràng trách nhiệm của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư trong quản lý các HĐDL tại các khu, điểm du lịch. Trình độ của đội ngũ CBCC trong ngành du lịch của tỉnh còn nhiều bất cập. Công tác quản lý, sử dụng, quy hoạch, đào tạo cán bộ QLNN về du lịch của tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ kế cận, tuy có được quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, các chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ, chính sách thu hút nhân tài chậm được ban hành hoặc chưa được chú trọng trong việc thực hiện.
+ Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác du lịch và xây dựng hệ thống thông tin về du lịch chưa được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác xúc tiến, quảng bá về du lịch chưa chuyên nghiệp; sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; hình thức quảng bá chưa hấp dẫn du khách...
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch còn chắp vá, thiếu hệ thống. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trong phát triển nguồn nhân lực chưa liên kết chặt chẽ.
+ Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch chưa được xác định rõ ràng. Hình thức, trình tự thực hiện thanh tra, kiểm tra còn bộc lộ hạn chế, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan QLNN có liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Kết luận chương 2
Như vậy qua phân tích đánh giá những thành công và hạn chế, thời cơ và thách thức trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chúng ta thấy: Trong những năm qua, Lạng Sơn đã có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, từ những vấn đề mang tính vĩ mô như định hướng, quy hoạch và thực hiện quy hoạch, cơ chế và chính sách thu hút vốn đầu tư cho đến quản lý thị trường, luồng khách quốc tế và nội địa, cơ sở và doanh nghiệp kinh doanh, nguồn nhân lực du lịch… Nhờ đó tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho ngành du lịch tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng như bức tranh toàn cảnh ngành du lịch của cả nước còn có những mảng sáng tối đan xen, thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng tồn tại những hạn chế, bất cập.
Kết quả hoạt động du lịch của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012-2018 có nhiều tiến bộ, số lượng khách du lịch tăng hàng năm, chất lượng hoạt động du lịch được nâng lên một bước, sản phẩm du lịch có phát triển, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, Du lịch Lạng Sơn vẫn còn hạn chế như chưa được chú trọng đầu tư, định hướng phát triển sản phẩm, năng lực tổ chức bộ máy, phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Thực trạng đó đòi hỏi cần có những giải pháp khắc phục hiệu quả hơn nữa nhằm loại bỏ những xung lực đang cản trở ngành du lịch Lạng Sơn vươn lên tương xứng với tiềm năng và tầm vóc của nó.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
3.1 Phân t ch điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách th c của du lịch Lạng Sơn từ nay đến nă 2030
Từ việc phân tích về bối cảnh phát triển du lịch trong giai đoạn mới, có thể nhận thấy du lịch Lạng Sơn từ nay đến năm 2030 sẽ phát triển với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đan xen, như sau:
3.1.1 Điểm mạnh
- Lạng Sơn có vị trí thuận lợi để liên kết vùng phát triển du lịch: Nằm cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội và của du lịch Việt Nam; Trên hành lang kinh tế Hà Nội
- Lạng Sơn - Nam Ninh (Trung Quốc); Gần các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng.
- Lạng Sơn có các tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, cao tốc Bắc-Nam, đường sắt liên vận quốc tế,…Đây là tiền đề hết sức quan trọng đề thúc đẩy mối giao lưu giữa Lạng Sơn với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cả nước và quan hệ kinh tế quốc tế.
- Có biên giới đường bộ với Trung Quốc dài hơn 250 km với Trung quốc với cửa khẩu quốc tế đường bộ Hữu Nghị, cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và nhiều cửa khẩu chính khác là thế mạnh phát triển kinh tế đối ngoại trong đó có du lịch.
- Có tài nguyên du lịch tương đối đa dạng:Có thế mạnh về du lịch văn hoá với đặc trưng văn hoá của các dân tộc vùng núi Đông Bắc Việt Nam trong đó nổi bật là văn hoá Tày, Nùng. Tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật với cảnh quan nổi tiếng của núi rừng “xứ Lạng”, từ lâu đã là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.
- Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam định hướng phát triển Mẫu Sơn thành khu du lịch quốc gia làm động lực phát triển du lịch cho toàn tỉnh và khu vực vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
- Ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh, sự ủng hộ giúp đỡ của các Bộ, ngành ở Trung ương.
- Nhận thức về du lịch của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện, ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch từng bước được nâng cao. Đời sống người dân ngày càng cao, nhu cầu du lịch ngày càng nhiều. [15]
3.1.2 Điểm yếu
- Là tỉnh vùng núi cao, biên giới, chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt hệ thống giao thông đến các điểm tài nguyên du lịch.
- Điểm xuất phát du lịch còn thấp, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù, đặc trưng hấp dẫn khách du lịch và tạo dựng thương hiệu du lịch cho tỉnh. Thiếu các sản phẩm du lịch chất lượng cao phù hợp với phân khúc thị trường chuyên biệt. Sản phẩm du lịch còn trùng lặp, nghèo nàn, thiếu tính liên kết. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, điểm mua sắm, vui chơi giải trí…) còn nghèo.
- Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch đang bị xuống cấp, ô nhiễm môi trường (đặc biệt khu vực công nghiệp tập trung…).
- Môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, thiếu các nhà đầu tư chiến lược để đầu tư dự án lớn về phát triển du lịch.
- Dân cư chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số, sống về nghề nông nghiệp, quy mô kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp (Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng, so với trung bình cả nước là 48 triệu đồng/đầu người); nhu cầu, nhận thức du lịch tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn bất cập.
- Chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành trong xu thế hội nhập và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. [15]
3.1.3 Cơ hội
- Nhu cầu du lịch trên thế giới ngày càng gia tăng, với xu thế nghiêng về châu Á, Thái Bình Dương trong đó có Đông Nam Á. Việt Nam nổi lên trong khu vực như điểm đến mới hấp dẫn
- Khách du lịch có xu hướng tìm đến những sản phẩm mới, độc đáo trong đó du lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp nông thôn, du lịch tâm linh.
Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tạo ra cơ hội để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch các địa phương nói riêng phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.
Môi trường du lịch thuận lợi, Việt Nam được bình chọn là điểm đến an toàn, thân thiện. Du lịch nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, sự đồng lòng của cộng đồng nhân dân thể hiện ở các chính sách phát triển ngành và chính sách hỗ trợ liên quan, nhận thức về du lịch,…
- Sự phát triển của các ngành liên quan như giao thông, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin…tạo nền tảng cho phát triển du lịch, trong đó việc mở tuyến đường cáo tốc Bắc – Nam đoạn Hà Nội - Lạng Sơn là cơ hội lớn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong đó có du lịch.
- Sự phối hợp liên kết phát triển du lịch giữa các ngành, các vùng miền đang từng bước hình thành và phát triển có hiệu quả.
3.1.4 Thách thức
- Du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch Lạng Sơn phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường về kinh tế, chính trị, an ninh, khí hậu, dịch bệnh…trên phạm vi toàn cầu ảnh hưởng đến thị trường nguồn.
- Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; trong khi trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực... làm giảm tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế.
- Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Lạng Sơn là tỉnh vùng núi Đông Bắc, là khu vực chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết bất lợi như, lũ lụt, sạt lở đất.
- Hội nhập cộng đồng ASEAN và những thách thức, nguy cơ mất nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Môi trường du lịch có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dân sinh và của các ngành kinh tế khác.
- Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới, theo đó, chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Trong khi đó, việc đảm bảo chất lượng môi trường cao luôn là thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Lạng Sơn nói riêng.
3.2 Quan điể và định hướng phát triển và thực hiện uản lý Nhà nước về u lịch đến nă 2020, t nh n đến nă 2030
3.2.1 Quan điểm phát triển
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 2018 và nhận định những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với phát triển tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; căn cứ các quan điểm phát triển du lịch Việt Nam và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng như các quan điểm phát triển du lịch Lạng Sơn đã được đề xuất trước đây, điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được dựa trên hệ thống quan điểm như sau:
1. Phát triển du lịch Lạng Sơn phù hợp với Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế liên quan của tỉnh.
2. Phát triển du lịch Lạng Sơn thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp quan trọng, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm trọng điểm, hiệu quả để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa du lịch Lạng Sơn vào vị thế phát triển mới.
3. Phát triển du lịch Lạng Sơn đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh trong vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ (đặc biệt các tỉnh vùng núi Đông Bắc); vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, với các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, đặc biệt với thu đô Hà Nội…để phát huy lợi thế về vị trí du lịch cùng như những giá trị đặc trưng về sản phẩm du lịch.
4. Duy trì phát triển du lịch tâm linh để tăng cường thu hút khách du lịch nội địa; Đẩy mạnh phát triển du lịch tham quan cảnh quan, trải nghiệm văn hóa; Mở rộng phát triển
du lịch cuối tuần, du lịch biên giới, du lịch sinh thái, trang trại, nông nghiệp nông thôn, vui chơi giải trí …để đa dạng hóa sản phẩm du lịch và góp phần thu hút khánh du lịch quốc tế.
5. Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh cho phát triển du lịch.
6. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử, giá trị cảnh quan sinh thái, môi trường và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3.2.2 Định hướng phát triển du lịch Lạng Sơn đến năm , tầm nh n đến năm 2030
Tỉnh Lạng Sơn đã xác định phát triển kinh tế du lịch góp phần mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường.
Về kinh tế: Phát triển kinh tế du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần xoá đói giảm nghèo; đưa du lịch tỉnh Lạng Sơn trở thành một trọng những địa bàn trọng điểm du lịch của các tỉnh vùng núi phía Bắc;
Về văn hoá xã hội và môi trường: Phát triển kinh tế du lịch góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan, di tích lịch sử và môi trường khu vực;
Về an ninh - quốc phòng: Phát triển kinh tế du lịch với vai trò tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, phát triển tình đoàn kết hữu nghị anh em giữa các dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới, góp phần giữ vững an ninh biên giới, toàn vẹn lãnh thổ; ổn định về chính trị và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội khu vực.
Mục tiêu của phát triển du lịch tỉnh cũng xác định rõ:
+ Phấn đấu năm 2020 đón 3 triệu 25 nghìn lượt khách; năm 2030 đón 6 triệu 265 nghìn lượt khách;
+ Thu nhập từ du lịch: năm 2020 đạt 132,6 triệu SD, GDP du lịch đạt 5,5 triệu SD (chiếm 6,85% GDP toàn tỉnh); năm 2030 đạt hơn 381 triệu SD, GDP du lịch đạt