Đề Xuất Ột Số Giải Pháp Nhằ Tăng Cường Công Tác Uản Lý Nhà Nước Về U Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Lạng Sơn

21 triệu SD;


+ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2020 khoảng 5. 00, trong đó 1.200 buồng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao; năm 2030 khoảng .300 buồng, với 2.000 buồng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao; Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 gần 302 triệu SD; năm 2030 gần 566 triệu SD; Phấn đấu đến năm 2020 Lạng Sơn có 1 khu du lịch quốc gia theo tiêu chí của Luật Du lịch, và một số khu du lịch khác;

+ Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn đấu đến năm 2020 có 14.200 (trong đó có 5. 00 lao động trực tiếp), năm 2030 có 18.300 lao động (trong đó có .300 lao động tực tiếp);

+ Về định hướng thị trường và sản phẩm du lịch: Thị trường khách quốc tế tập trung khai thác thị trường Trung Quốc, các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Khối ASEAN là thị trường trọng điểm hàng đầu. Khách nội địa đến Lạng Sơn chủ yếu từ các vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng núi Phía Bắc, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...; Các sản phẩm du lịch chủ yếu: Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa: du lịch văn hóa tâm linh, tham quan di tích, nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa lối sống của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, văn hóa ẩm thực…; Du lịch gắn với sinh thái: tham quan hang động, nghỉ dưỡng núi, du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí cuối tuần…Du lịch gắn với cửa khẩu Tham quan, mua sắm, quá cảnh, du lịch kèm theo các sự kiện đặc biệt khác như thương mại, công vụ, hội nghị hội thảo….

3.3 Đề xuất ột số giải pháp nhằ tăng cường công tác uản lý Nhà nước về u lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

3.3.1 Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước, ban hành các văn bản, chính sách, công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

3.3.1.1 Cơ sở của giải pháp

Cơ chế, chính sách pháp luật, các văn bản phát triển du lịch đã đạt được nhiều tiến bộ

nhưng cho đến nay vẫn chưa khắc phục được tình trạng nhiều chính sách, chiê n lược, được xây dựng với sự tham gia hạn chế của doanh nghiệp và được xây dựng, ban hành không có sự phối hợp ăn ý giữa các Sở, Ban, Ngành, thậm chí chỉ là bản liệt kê các chính sách mà thiếu kế hoạch hành động cụ thể nên hạn chế tính khả thi. Chính vì thế dẫn đến tình trạng dàn trải, chồng chéo về thẩm quyền và trách nhiệm giữa các Ngành.

Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển cho ngành du lịch mặc dù đã được quan tâm phát triển, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi phải có sự chung tay của nhiều cấp, nhiều ngành. Có thể dễ dàng nhận thấy công tác quy hoạch tổng thể còn chậm, chính sách huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch chưa khuyến khích đầu tư du lịch một cách thiết thực và gây băn khoăn cho các nhà đầu tư; tốc độ triển khai các dự án chậm do gặp phải suy thoái kinh tế, sự bất ổn của thị trường xuất nhập khẩu, ảnh hưởng của lạm phát và sự ngưng trệ của thị trường bất động sản.

Những hạn chế này có thể làm cho thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giảm hàng trăm tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bị chững lại.

3.3.1.2 Mục tiêu của giải pháp

- Giảm thiểu 30% các thủ tục hành chính, lề lối làm việc và quan hệ công - tư nhằm khuyến khích đầu tư du lịch, tháo gỡ vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân trong mọi hoạt động du lịch.

- Công khai Quy hoạch và kêu gọi đầu tư ít nhất từ 02 các tập đoàn kinh tế lớn như: Vingroup, Sungroup, FLC.... đầu tư những nơi có tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch.

3.3.1.3 Nội dung giải pháp

- Xây dựng và phân loại các nhóm chính sách theo từng đối tượng, cụ thể như sau:


+ Nhóm chính sách khuyến khích du lịch: Khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch; ưu đãi đầu tư đối với có tiềm năng du lịch nhưng khả năng tiếp cận hạn chế.

+ Nhóm chính sách kiểm soát chất lượng du lịch: Nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công nhận chất lượng; phát triển, tôn vinh thương hiệu, thúc đẩy nhượng quyền thương hiệu; hình thành và tôn vinh hệ thống danh hiệu, nhãn hiệu.

+ Nhóm chính sách tăng cường hợp tác đối tác Công - Tư: Xây dựng cơ chế liên kết giữa đại diện nhà nước với khu vực tư nhân theo mô hình tham gia, đại diện, góp vốn, chuyển giao, BOT, BT, PPP; tham gia trong tư vấn hoạch định chính sách (hội đồng tư vấn PTDL); quỹ phát triển/quỹ xúc tiến du lịch; chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện chương trình phát triển (xúc tiến, quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực); huy động doanh nghiệp đóng góp quỹ xúc tiến du lịch theo tỷ lệ doanh thu hoặc tỷ lệ theo số lượng khách quốc tế.

+ Nhóm chính sách phát triển du lịch bền vững: Khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch; khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ hoạt động du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trường.

+ Chính sách cấp bách: Tùy theo điều kiện cụ thể phát triển từng giai đoạn, trên cơ sở các giải pháp mang tính chiến lược, ngành du lịch Lạng Sơn cần tập trung cụ thể hóa bằng các giải pháp mang tính cấp bách với các lĩnh vực sau:

+ Chính sách đầu tư tập trung cho các khu, điểm du lịch trọng điểm có sức cạnh tranh cao trong khu vực: Ưu đãi bằng các công cụ tài chính, thu hút FDI, hỗ trợ trực tiếp của nhà nước về cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm, phân cấp quản lý đối với khu du lịch được định hướng phát triển mang tầm quốc gia như khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, khu du lịch cộng đồng gắn với bản văn hoá dân tộc Tày ở Bắc Sơn,...

+ Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng có sức cạnh tranh khu vực:

Ưu tiên việc nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm; khuyến khích sản

phẩm mới có tính chiến lược; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái, tài nguyên du lịch nổi bật của địa phương.

+ Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch.

+ Chính sách xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: Ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu thị trường, phân đoạn các thị trường mục tiêu; hỗ trợ về tài chính đối với thị trường trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực cho xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh.

+ Chính sách phát triển du lịch cộng đồng: Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, nông thôn, nông nghiệp, làng nghề truyền thống.

- Tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu chức năng khu du lịch Mẫu Sơn để làm cơ sở lập các dự án đầu tư phát triển du lịch theo quy hoạch tổng thể khu du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt..

- Các địa phương trong tỉnh, trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành thực hiện rà soát lại các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương mình với tầm nhìn dài hạn và trong mối liên hệ với các địa phương khác; triển khai quy hoạch cụ thể các điểm có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai thác du lịch, đặc biệt đối với các điểm mà đề án đề xuất là khu du lịch.

- Căn cứ nội dung quy hoạch, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn lập các kế hoạch phát triển du lịch cho từng thời hạn 5 năm để làm cơ sở lập kế hoạch hằng năm.

- Lập các đề án phát triển du lịch đối với những địa phương có tiềm năng du lịch như Chi Lăng, Bắc Sơn, Bình Gia.

- Thực hiện chế độ bồi dưỡng luân phiên đối với công chức, viên chức và cán bộ quản lý, hoạt động kinh doanh du lịch Lạng Sơn về công tác quy hoạch du lịch.

- Phổ biến, quán triệt những nội dung của Luật Du lịch 2017 nói chung và những nội dung quy định về quy hoạch phát triển du lịch, tài nguyên du lịch của Luật Du lịch nói riêng cho các cấp các ngành, quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên gia làm công tác quy hoạch phát triển du lịch để tăng cường hiệu quả và tính khả thi của công tác lập quy hoạch.

3.3.1.4 Dự kiến kế hoạch về mức độ chi phí và kết quả mang lại

* Mức chi phí

Đvt:1.000.000đ/năm

TT

Nội dung thực hiện

Kinh phí thực hiện

Nguồn chi

1

Soạn thảo văn bản QPPL: 10 văn bản x 10đ

100


Từ NSNN

cấp cho Sở VHTTDL

hàng năm.


2

Rà soát các văn bản QPPL hết hiệu lực, kịp thời bổ sung thay thế các văn bản mới

50

3

Thành lập các đoàn khảo sát điểm, tuyến du

lịch mới để có định hướng phát triển du lịch

200


4

Tổ chức tập huấn công chức, viên chức và cán bộ quản lý, hoạt động kinh doanh du lịch

Lạng Sơn về công tác quy hoạch du lịch

150 người x 200.000đ/ngày

x 3 ngày = 90


5

Phổ biến Luật Du lịch 2017 và những nội dung, quy định về quy hoạch phát triển du lịch, tài nguyên du lịch trên Đài Phát thanh

Truyền hình tỉnh


10 chuyên đề x 10đ = 100


Tổng chi phí

540


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - 13

* Yêu cầu khi thực hiện:


- Sở VHTTDL - cơ quan thường trực BCĐ phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất, tổng hợp các văn bản trình UBND xem xét, cho ý kiến chỉ đạo đối với các đề xuất phát triển du lịch.

- Các huyện, thành phố căn cứ vào Quy hoạch tổng thể du lịch Lạng Sơn, xây dựng Quy hoạch cho từng địa phương đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, thành phố.

- Sở VHTTDL chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn, đào tạo, phổ biến các văn bản liên quan đến du lịch, thẩm định các cơ sở lưu trú và kiểm tra các cơ sở lữ hành.

- Đài phát thanh –Truyền hình tỉnh chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến công tác quản lý, phát triển du lịch tại địa phương.

* Kết quả mang lại:


- Tạo hành lang pháp lý cho các cá nhân, tổ chức, tập đoàn kinh tế đầu tư cho du lịch Lạng Sơn.

- Định hướng cho các cấp, các ngành, địa phương phát triển du lịch theo Quy hoạch đã phê duyệt, tránh chồng chéo.

- Phân công rõ trách nhiệm các Sở, Ban, ngành thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về du lịch.

3.3.2 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

3.3.2.1 Cơ sở của giải pháp

Hiện nay, Lạng Sơn thiếu các sản phẩm du lịch có thương hiệu, có sức cạnh tranh cao, các khu vui chơi giải trí tổng hợp, các khu dịch vụ đi kèm mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Chưa tạo được một sản phẩm du lịch ấn tượng đối với thị trường khách trong nước và quốc tế. Những sản phẩm du lịch có thế mạnh của du lịch Lạng Sơn vẫn còn nhiều bất cập như: du lịch hoạt động theo mùa vụ, chưa tạo được sản phẩm bổ sung thu hút khách du lịch; du lịch văn hóa- tâm linh chưa tạo ra được chuỗi giá trị du lịch.

Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu đầu tư phát triển hiện nay, còn nhiều bất cập như: hệ thống giao thông đến các các khu, điểm du lịch còn khó khăn, xuống cấp; không có sân bay, ga tàu đến các khu trung tâm của tỉnh; hệ thống điện chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh dịch vụ du lịch.

3.3.2.2 Mục tiêu của giải pháp

- Đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ hiện đại và cơ sở vật chất kỹ thuật, công trình dịch vụ có đẳng cấp hướng tới phát triển sản phẩm du lịch có chiều sâu, chất lượng cao mang thương hiệu Lạng Sơn.

- Cải tạo, nâng cấp hệ thông điện lưới, các tuyến đường giao thông đến các khu du lịch trọng điểm như: Mẫu Sơn, Hang gió, Chùa Tân Thanh, Chùa Nhị - Tam Thanh, Khu di tích Nàng Tô Thị, Khu du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn…

- Đầu tư các điểm dừng, nghỉ trên các tuyến du lịch quốc lộ 1A và đường quốc lộ liên tỉnh với Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh. Tập trung đầu tư phát triển cửa khẩu Quốc tế và quốc gia như: Hữu Nghị, Cốc Nam, Tân Thanh, Chi Ma…

- Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn trọng điểm.

3.3.2.3 Nội dung của giải pháp

- Cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố: Hệ thống giao thông đô thị, công viên, cây xanh, hạ tầng các khu du lịch, cụ thể, nhiệm vụ trước mắt cần, quản lý nhà nước cần phải tăng cường các công tác sau: Triển khai Quy chế xét chọn dịch vụ du lịch đạt chuẩn, mở rộng các cơ sở dịch vụ khác; Thẩm định, xếp hạng các khách sạn đạt tiêu chuẩn theo quy định; tăng cường kiểm tra các dịch vụ lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên, kiên quyết xử lý nghiêm khi có vi phạm.

- Rà soát, xác định trọng tâm các sản phẩm du lịch hiện có cần duy trì và phát triển; nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới, có kế hoạch và lộ trình cụ thể như: phố đi bộ, phố ẩm thực; tour sinh thái rừng; tour chữa bệnh kết hợp nghỉ dưỡng, khám phá núi Phặt chỉ, khu Linh địa cổ, Khu rừng Quýt Bắc Sơn...

- Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng đồng, tập trung vào các địa bàn có tour du lịch đồng quê, sinh thái, làng nghề, làng dân tộc ít người,…

- Phục hồi và khai thác các điểm di tích mới như Thành nhà Mạc, Núi Tô thị, Hang Gió, Hang Thẩm khuyên-Thẩm Hai...

- Triển khai mạnh các tour du lịch tâm linh: Chùa Tam thanh, Chùa Tân Thanh, Đền Kỳ cùng, ĐềnMẫu, Đền Bắc Lệ...

3.3.2.4 Dự kiến kế hoạch về mức độ chi phí và kết quả mang lại

* Chi phí để thực hiện:

Đvt:1.000.000đ/năm


TT

Nội dung thực hiện

Kinh phí thực hiện

Nguồn chi


1

Thẩm định, xếp hạng các khách sạn đạt tiêu chuẩn theo quy định; tăng cường kiểm tra các dịch vụ lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên, kiên quyết xử lý

nghiêm khi có vi phạm.


100

Từ NSNN cấp cho Sở VHTTDL hàng

năm.

2

Thí điểm các tuyến phố mới về du lịch, đầu tư cơ

sở vật chất, hạ tầng

500/điểm


NSNN địa phương hỗ trợ 50%, 50% huy động các nguồn xã hội hóa

3

Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng

200/mô hình


4

Phục hồi và khai thác các điểm di tích mới như Thành nhà Mạc, Núi Tô thị, Hang Gió, Hang Thẩm

khuyên-Thẩm Hai


2.000


Tổng chi phí

2.800


* Yêu cầu khi thực hiện:


- UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai: Thí điểm các tuyến phố mới về du lịch, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng; Xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng đồng; Phục hồi các điểm di tích đã xuống cấp.

* Kết quả mang lại:

- Nâng cao năng lực, nhận thức, chuyên môn làm công tác du lịch cho đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động.

- Tuyên truyền sâu rộng để mọi người dân, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế cùng tham gia phát triển du lịch Lạng Sơn.

- Cải tạo được các điểm di tích, thu hút lượng khách đến thăm quan tăng 20%.

- Đánh giá được hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng từ các mô hình, từ đó có sự nhân rộng, đầu tư cho các địa phương còn lại.

3.3.3 Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia

3.3.3.1 Cơ sở của giải pháp

Du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội hóa cao. Tuy trong thời gian qua đã có sự phối hợp nhưng sự kết hợp này không chặt chẽ, bước đầu tổ chức liên kết, hợp tác mới chỉ dừng lại ở khâu ký kết. Để phát huy hết nội lực, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lạng Sơn thì việc phối hợp giữa các

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí