Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*******


MAI HIÊN


TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG


CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH HỌC

(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN PHÚ ĐỨC


HÀ NỘI - 2007

MỤC LỤC


MỤC LỤC

Trang

Danh mục bảng


MỞ ĐẦU

01

CHƯƠNG 1. DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG

VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG


1.1. Du lịch nghỉ dưỡng

09

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm loại hình du lịch nghỉ dưỡng

09

1.1.2. Lịch sử và triển vọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng

15

1.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng

19

1.2.1. Tài nguyên và các nguồn tài nguyên biển

19

1.2.2. Tài nguyên du lịch

22

1.2.3. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng

29

Tiểu kết chương 1

35

CHƯƠNG 2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN VIỆT NAM


2.1. Khái quát về biển và tài nguyên biển Việt Nam

37

2.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam

43

2.2.1. Khí hậu hải dương

46

2.2.2. Bãi tắm và mặt nước ven bờ

52

2.2.3. Phong cảnh vùng ven bờ

58

2.2.4. Hải đảo

63

2.2.5 Đánh giá chung

67

Tiểu kết chương 2

82

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC

TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN VIỆT NAM


3.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển

84

3.1.1. Khai thác chưa tương xứng với tiềm năng và chưa hiệu quả

84

3.1.2. Các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp hạn chế về số lượng và khả

năng cạnh tranh

90

3.2. Giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên

96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - 1

96

3.2.2. Xây dựng các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp

98

Tiểu kết chương 3

101

KẾT LUẬN

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC CHỮ


PHỤ LỤC ẢNH


3.2.1. Khai thác tài nguyên bền vững

DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ


TT

TÊN BẢNG

TRANG


Bảng phân loại loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi



Mười đảo du lịch tốt nhất thế giới năm 2005



Mô hình hoá khái niệm tài nguyên du lịch



Một số biển lớn trên đại dương thế giới



Bảng phân loại các loại hình du lịch biển



Các loại hình du lịch biển và điều kiện tự nhiên liên quan



Bảng phân loại khí hậu tốt - xấu đối với sức khoẻ



Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người



Nhiệt độ trung bình các vùng địa lý của Việt Nam tại một số thời điểm trong năm



Lượng vi khuẩn, lượng bụi, lượng CO2trong không khí tại một số vùng biển Việt Nam



Các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm



Những điều kiện tốt cho một bãi tắm



Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ



Nhiệt độ bình quân nước biển Đông



Sự phân bố nhiệt độ trung bình của lớp nước mặt theo vĩ độ


DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ



TT


TÊN BẢNG


TRANG


Diện tích một số đảo lớn ven bờ biển Việt Nam



Bảng nhiệt độ bình quân tháng



Bảng phân bố lượng mưa trong năm



Số lượt khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ven biển giai đoạn 1995 - 2003



Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995- 2003



Số lượt khách du lịch nội địa đến các tỉnh ven biển giai đoạn 1995 - 2003



Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch biển giai đoạn 1995 - 2003



Số lượng resort ở Việt Nam tính đến hết năm 2005



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Biển và đại dương chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất. Con người thực chất đang sống trên những hòn đảo khổng lồ giữa các đại d- ương mênh mông của một quả cầu nước. Được sinh ra và tiến hoá trên bề mặt các hòn đảo đó, từ lâu con người vẫn sống chủ yếu dựa vào diện tích canh tác hạn chế trên đất liền. Ngày nay, con người đang đứng trong tư thế tiến chiếm các vùng nước mênh mông, giàu có và khai thác biển trở nên bức thiết khi các giá trị tài nguyên trên lục địa ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt trước sức ép của gia tăng dân số và tốc độ khai thác. Những hoạt động của con người trên biển đã tạo ra một hình thái kinh tế mới - kinh tế biển.

Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X năm 2007 đã ra "Nghị quyết về chiến lược biển đến năm 2020" xác định: "... phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53% - 55% GDP và 55% - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước", trong đó mức đóng góp của du lịch biển trong tổng GDP của nền kinh tế biển vào khoảng 14 - 15%. "Trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam". (Nghị quyết 03 NQ/TW của Bộ Chính trị - khoá VII). Nếu không phát triển kinh tế biển thì Việt Nam sẽ có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực đang vươn mạnh ra biển.

Trên phạm vi toàn thế giới, du lịch biển và hải đảo có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch và các ngành kinh tế biển. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, hàng năm số lượng khách du lịch quốc tế tham gia vào các hoạt động du lịch biển chiếm khoảng 80%

tổng số khách. Các nước có du lịch biển phát triển như Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia... là những nước đứng đầu về lượng khách quốc tế. Mặt khác, do sự phân bố về mặt địa lý kinh tế, phần lớn trung tâm công nghiệp, đô thị lớn ở các nước đều tập trung ở vùng ven biển. Chính vì vậy, ngoài lượng khách quốc tế, một lượng khách nội địa còn lớn hơn rất nhiều hàng năm được cuốn hút vào hoạt động du lịch biển. Nhiều quốc gia như Maldies, Fiji, bang Hawai (Hoa Kỳ), Queenland (Úc)... từ lâu coi du lịch biển là ngành kinh tế chính.

Việt Nam có lợi thế lớn về tài nguyên cho phát triển du lịch biển: đ- ường bờ biển dài 3260 km, 125 bãi tắm, gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, cùng - ưu thế của vùng biển nhiệt đới quanh năm nắng ấm, cát trắng, nước trong, đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, nền văn hoá lịch sử lâu đời, giàu bản sắc... Dọc chiều dài bờ biển, mỗi đơn vị lãnh thổ vừa có thế mạnh đặc thù về tài nguyên vừa có khả năng liên kết tạo ra những sản phẩm du lịch biển hấp dẫn, khả năng cạnh tranh cao. Những năm gần đây, Việt Nam được nhiều du khách quốc tế lựa chọn là điểm đến cho mục đích tham quan, nghỉ dưỡng biển.

Tuy nhiên, cho đến nay, khai thác tài nguyên du lịch biển ở nước ta chưa tương xứng với tiềm năng, chủ yếu mới được triển khai theo chiều rộng, chưa chú trọng đến định hướng xây dựng sản phẩm đặc trưng nên sản phẩm du lịch biển trùng lặp, ít các sản phẩm du lịch biển cao cấp, khai thác thiếu tính bền vững. Điều này ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của du lịch biển Việt Nam và ảnh hưởng đến mức độ đóng góp của du lịch biển vào phát triển kinh tế biển với tư cách là một trong bốn ngành chủ đạo (giao thông vận tải - dịch vụ hàng hải, thuỷ sản, dầu khí, du lịch biển).

Tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu "Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng" nhằm mục đích đánh giá sự phù hợp và thuận lợi về tài nguyên du lịch biển cho việc triển khai một loại hình du lịch cụ thể, hướng tới việc xây dựng một loại hình sản phẩm du

lịch biển cao cấp, có sức cạnh tranh cao cho Việt Nam, đồng thời đưa ra định hướng nhằm sử dụng hiệu quả và tối ưu nguồn tài nguyên du lịch biển, phát triển du lịch biển làm đòn bẩy cho phát triển du lịch Việt Nam, phát triển kinh tế biển và toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề chính sau:

- Lý luận về loại hình du lịch nghỉ dưỡng; thành phần, đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển. Đây là những vấn đề lý luận làm căn cứ để nhận diện tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển ở Việt Nam.

- Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam: liệt kê, đánh giá sự phù hợp, sự hấp dẫn của những loại tài nguyên cơ bản; chỉ ra khu vực có nhiều thuận lợi về mặt tài nguyên; đánh giá điều kiện khai thác tài nguyên.

- Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển.

- Định hướng nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên bền

vững.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam.

Đây là một vấn đề tương đối rộng. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu được giới hạn là những loại tài nguyên thiên nhiên có giá trị khai thác cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng của vùng bờ biển (coastal zone) Việt Nam.

Có rất nhiều cách xác định vùng bờ biển dựa trên các quan điểm địa động lực, địa sinh thái, quản lý phát triển... Theo quan điểm phát triển du lịch thì "vùng bờ biển" là khoảng không gian hẹp trong phạm vi tương tác biển - lục địa mà tại đó có các tài nguyên du lịch thu hút du khách. Đó thường là vùng bờ biển cát có bãi tắm, các vách biển và dải đất hẹp ven

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2023