Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Tài Nguyên Du Lịch

khai quật 20 di chỉ có vết tích khảo cổ, thu được một khối lượng hiện vật phong phú. Năm 1927, bà M. Colani đưa ra thuật ngữ “Văn hoá Hoà Bình” để đặt tên cho nền văn hoá này. Hòa Bình hiện có 41 di tích đã được xếp hạng Quốc gia và 59 di tích cấp tỉnh, với nhiều lễ hội dân gian truyền thống còn lưu trữ và bảo tồn phát huy. Tỉnh Hòa Bình đã có 2 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là Nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới của đất nước hiện nay, với vị trí địa lý quan trọng, khả năng tiếp cận với Hà Nội và các tỉnh trong khu vực nhờ hệ thống giao thông thuận lợi cùng với lợi thế về tài nguyên tự nhiên và nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình đang có những điều kiện, cơ hội thuận lợi để phát triển ngành du lịch và dịch vụ

Bảng 3.10. Đánh giá của khách du lịch về tài nguyên du lịch


TT


Tiêu chí đánh giá

Mức độ % đánh giá theo thang đo likert

1

2

3

4

5

1

Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, hệ

động thực vật phong phú

3.25

11.93

31.10

36.35

17.36

2

Khí hậu thời, tiết thuận lợi

2.72

10.51

32.79

36.96

17.03

3

Sự kiện văn hoá, thể thao và lễ hội

truyền thống

1.81

14.29

34.18

34.90

14.83

4

Di sản văn hóa đa dạng, công trình

nghệ thuật, kiến trúc đặc sắc

3.09

13.27

35.27

34.91

13.45

5

Ẩm thực phong phú, đặc sắc

4.01

13.32

34.31

35.04

13.32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 14

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Đối với tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Hòa Bình, khách du lịch đánh giá các yếu tố cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, khí hậu thời tiết thuận lợi, hệ động thực vật phong phú là những yếu tố được đánh giá cao, điều đó cũng thể hiện sức hấp dẫn của điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh so với các điểm đến du lịch khác. Tuy nhiên, còn một tỷ lệ không nhỏ đánh giá chưa

hài lòng với các yếu tố này. Kết quả thể hiện các nguồn tài nguyên này chưa được khai thác hiệu quả nhất để tạo ra sự hấp dẫn và gây được ấn tượng cho du khách.

Tài nguyên văn hóa được coi là thế mạnh của tỉnh Hòa Bình, với văn hóa nền Mường đặc sắc tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách đến tìm hiểu, tham gia và trải nghiệm. Theo đánh giá của du khách, các yếu tố cấu thành nhân tố tài nguyên văn hóa đều được đánh giá ở mức độ quan trọng (trên 50% đánh giá quan trọng và rất quan trọng). Những yếu tố như di sản văn hóa; sự kiện văn hóa và lễ hội truyền thống phong phú; ẩm thực đa dạng, đặc sắc được khách du lịch đánh giá khá cao phần nào cũng thể hiện từ sức hấp dẫn được tạo ra từ lối sống, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây. Sự kết hợp của các yếu tố đó đã tạo ra điểm khác biệt về điểm đến du lịch Hòa Bình. Khách du lịch nhận định, điểm đến du lịch Hòa Bình là một trong những vùng du lịch giàu tiềm năng bao gồm nền văn hoá phi vật thể, các di tích, hang động có giá trị về lịch sử văn hoá, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với nền văn hóa phong phú, đặc sắc, đa dạng của các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, H’Mông, Kinh… Khách du lịch yêu thích văn hóa dân tộc Mường với bộ sử thi huyền thoại “Đẻ đất đẻ nước”, truyền thuyết về ông Đùng bà Đoàng, Tản viên Sơn Thánh... Đây còn là miền đất âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, vùng của những lễ hội giàu bản sắc dân tộc Tây Bắc, của kho tàng phong phú về văn nghệ dân gian các dân tộc.

(3) Nhân lực du lịch

Tính đến nay Hòa Bình đang có có hơn 3.600 lao động tham gia trong lĩnh vực du lịch, trong đó những lao động có trình độ còn thấp, lao động tham gia ngành du lịch chưa qua đào tạo còn cao, các lớp nghiệp vụ ngắn và dài hạn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế… chính điều này cũng ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình trong những năm qua. Với việc Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình được phê duyệt quy hoạch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh thì công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động làm du lịch ngày càng được quan tâm, mở nhiều lớp cho lao động trực tiếp, gián tiếp, cán bộ quản lý, hộ kinh doanh hoạt động du lịch…, từng bước nâng cao chuyên môn, đáp ứng yêu cầu hoạt động nghiệp vụ. Chất lượng nguồn nhân lực có tác động trực tiếp tới sự phát triển của ngành du lịch Hòa Bình

và tăng cường hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch tỉnh Hòa Bình thu hút được vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng

Bảng 3.11. Đánh giá của khách du lịch về nhân lực du lịch



TT


Tiêu chí đánh giá

Mức độ % đánh giá theo thang đo likert

1

2

3

4

5

1

Có trình độ chuyên môn phù hợp

2.88

8.83

36.22

35.50

16.58

2

Có khả năng sử dụng ngoại ngữ

2.88

13.51

34.59

36.94

12.07

3

Có kỹ năng giao tiếp tốt

2.70

9.01

34.41

36.76

17.12

4

Có kỹ năng xử lý các tình huống

tốt

2.16

9.91

35.32

34.95

17.66

5

Có phẩm chất đạo đức tốt

2.16

9.73

26.31

37.48

24.32

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả này cho thấy khách du lịch đánh giá cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhân lực du lịch cũng như kỹ năng xử lý các tình huống tốt. Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực tại đây lại gặp khó khăn về trình độ ngoại ngữ, theo đó tác động không nhỏ đến sự thoả mãn và hài lòng của du khách (đặc biệt du khách nước ngoài) tại điểm đến du lịch Hòa Bình. Lực lượng lao động trong ngành du lịch của Hòa Bình có trình độ chuyên môn được đánh giá tương đối phù hợp, cùng với ký năng giao tiếp tốt. Nhìn chung nguồn nhân lực du lịch của Hòa Bình cần tập trung gia tăng khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn, tạo điều kiện gia tăng thu hút khách du lịch của tỉnh.

(4) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Một yếu tố mạnh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình thông qua việc tạo sự thuận tiện, tiện nghi và hiện đại khi khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Hòa Bình là cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Bảng 3.12. Đánh giá của khách du lịch về

cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch



TT


Tiêu chí đánh giá

Mức độ % đánh giá theo thang đo likert

1

2

3

4

5

1

Hệ thống giao thông đường bộ

thuận lợi

2.91

10.02

31.88

35.34

19.85


2

Hệ thống vận chuyển hành khách trên đường bộ, đường thủy, đa

dạng, an toàn, thuận tiện


1.81


11.91


35.02


33.57


17.69

3

Hệ thống cung cấp điện, nước

đầy đủ, ổn định

1.80

10.99

37.48

33.15

16.58

4

Hệ thống mạng internet, di động,

truyền hình đa dạng, ổn định

2.35

10.13

31.83

35.62

20.07

5

Hệ thống cơ sở dịch vụ lưu trú

đa dạng, đạt chuẩn

2.00

9.98

32.67

35.75

19.60

6

Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống

an toàn, đa dạng, đạt chuẩn

2.01

10.22

31.39

37.41

18.98

7

Cơ sở vui chơi giải trí đa dạng,

hấp dẫn

2.17

15.01

31.83

35.44

15.55

8

Cơ sở mua sắm mua sắm đa

dạng, đa dạng

3.61

19.31

33.94

30.32

12.82


9

Hệ thống khác (y tế, ngân hàng,

…) thân thiện, hiện đại, thuận tiện


2.35


12.66


35.62


32.91


16.46

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Những thay đổi tích cực trong đầu tư, quản lý về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã giúp cải thiện được phần nào trong gia tăng năng lực du lịch Hòa Bình. Đặc biệt là sự thuận lợi trong hệ thống giao thông đường bộ; sự ổn định và đa dạng trong hệ thống mạng internet, di động, truyền hình; sự an toàn và đạt

chuẩn, đa dạng của hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống cũng như hệ thống cơ sở lưu trú đều được đánh giá ở mức độ quan trọng và rất quan trọng (trên 55,35%). Tuy nhiên, tỉnh cũng cần chú trọng tập trung vào cơ sở vui chơi giải trí; cơ sở mua sắm cũng như hệ thống cơ sở khác để gia tăng được năng lực cạnh tranh du lịch của mình.

(5) Quản lý điểm đến du lịch

Quản lý điểm đến du lịch hiệu quả sẽ cho phép điểm đến du lịch tối đa hóa giá trị dịch vụ phục vụ khách, đảm bảo lợi ích cho địa phương và phát triển bền vững. Do đó, đây là nhân tố tạo ra lợi thế cạnh tranh cho điểm đến du lịch Hòa Bình. Các chủ thể khác nhau tại điểm đến phải phối hợp để phát huy tối đa giá trị của dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong suốt thời gian lưu lại.

Bảng 3.13. Đánh giá của khách du lịch về quản lý điểm đến du lịch



TT


Tiêu chí đánh giá

Mức độ % đánh giá theo thang đo likert

1

2

3

4

5

1

Bảo vệ, giữ gìn môi trường và

văn hóa bản địa

1.81

9.76

27.67

36.71

24.05

2

Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội

1.27

7.26

28.49

40.83

22.14


3

Bảo đảm an toàn về thực phẩm, tài sản, thuận lợi cho khách du

lịch


1.62


8.30


27.98


39.53


22.56


4

Tiếp nhận và giải quyết hợp lý các kiến nghị, phản ánh của

khách du lịch


1.99


8.84


28.70


39.53


20.94

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Quản trị điểm đến du lịch được đánh giá tốt để tạo ra năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình. Bốn thành phần đều được đánh giá ở mức độ quan trọng và rất quan trọng ở mức độ khá cao (trên 50%) đã cho thấy sự nỗ lực của Hòa Bình trong vấn đề quản lý điểm đến du lịch của mình. Hòa Bình đã cố gắng, nghiêm túc để tạo một môi trường du lịch an toàn cho khách du lịch tại đây.

(6) Doanh nghiệp du lịch

Sự năng động tích cực của các doanh nghiệp du lịch sẽ nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng và tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của Hòa Bình, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Hòa Bình.

Bảng 3.14. Đánh giá của khách du lịch về doanh nghiệp du lịch



TT


Tiêu chí đánh giá

Mức độ % đánh giá theo thang đo likert

1

2

3

4

5

1

Chuyên nghiệp, có đạo đức kinh

doanh

1.44

8.65

32.43

37.84

19.64

2

Hỗ trợ khách du lịch suốt hành

trình

1.26

7.39

34.95

38.56

17.84

3

Có sự liên kết giữa các doanh

nghiệp du lịch với nhau

1.26

8.11

37.12

35.68

17.84

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Đối với doanh nghiệp du lịch, du khách đánh giá tốt vai trò cũng như hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch ở Hòa Bình, đặc biệt ở yếu tố: chuyên nghiệp, đạo đức kinh doanh; và hỗ trợ du khách suốt hành trình (đều trên 60%). Tuy nhiên, yếu tố liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau tại Hòa Bình được đánh giá ở mức thấp nhất trong các yếu tố cho thấy vấn đề cần khắc phục của du lịch Hòa Bình. Đây là vấn đề rất quan trọng, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải thay đổi nhằm đem lại sự phục vụ, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của du khách một cách tốt nhất; từ đó mới nâng cao được năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp du lịch và của điểm đến du lịch Hòa Bình

(7) Giá cả

Mặc dù giá cả được coi là lợi thế trong cạnh tranh của điểm đến du lịch Hoà Bình song du khách vẫn chưa thật sự hài lòng. Mức độ quan trọng và rất quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến của du khách cao nhất ở mức 59.03% khi xem xét tính hợp lý và tương xứng giữa giá cả với chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch.

Bảng 3.15. Đánh giá của khách du lịch về giá cả



TT


Tiêu chí đánh giá

Mức độ % đánh giá theo thang đo likert

1

2

3

4

5

1

Giá cả hợp lý, tương xứng với

chất lượng sản phẩm, dịch vụ

1.99

8.12

30.87

39.35

19.68

2

Có chính sách giá linh hoạt

2.16

8.29

35.68

37.48

16.40

3

Có đảm bảo cho hàng hóa, sản

phẩm, dịch vụ du lịch

1.98

10.81

30.63

38.02

18.56

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tính linh hoạt trong chính sách giá của du lịch Hòa Bình chỉ dừng ở mức tương đối tốt (53.88%). Điều này cho thấy tỉnh cần đưa ra những chính sách linh hoạt hơn, phù hợp hơn để đáp ứng được với nhu cầu của khách du lịch. Hòa Bình cũng cần tập trung thêm trong quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch cho du khách, giúp du khách cảm thấy an toàn hơn về tính đảm bảo của các sản phẩm và dịch vụ đó.

3.2.2.3. Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình

Trên cơ sở các nghiên cứu đi trước, để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình tác giả lựa chọn và đề xuất hệ thống thang đo trong nghiên cứu gồm 7 nhóm yếu tố. Nhóm yếu tố thứ nhất đại diện cho các yếu tố sản phẩm du lịch (SP) với 3 biến quan sát từ SP1 tới SP3. Nhóm nhân tố thứ hai phản ánh các yếu tố tài nguyên du lịch (TN) gồm 5 biến quan sát (từ TN1 tới TN5). Nhóm nhân tố thứ ba đại diện cho nhân lực du lịch (NL) được cấu thành bởi 5 biến quan sát. Nhóm nhân tố thứ tư với 9 biến quan sát thể hiện cho yếu tố cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CS). Quản trị điểm đến du lịch (QT) là nhóm nhân tố thứ năm với 4 biến nhỏ quan sát từ QT1 đến QT4. Nhân tố thứ sáu ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình được lựa chọn trong nghiên cứu là doanh nghiệp du lịch (DN) với 3 biến quan sát. Nhóm nhân tố cuối cùng được sử dụng là đại diện cho giá cả (P). Nhìn chung, nghiên cứu

đề xuất 32 biến quan sát có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình, gồm:

Bảng 3.16. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình

STT

TÊN BIẾN

HÓA


Sản phẩm du lịch


1

Sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng

TN1

2

Sản phẩm du lịch đặc sắc

TN2

3

Sản phẩm du lịch phù hợp với sở thích của du khách

TN3


Tài nguyên du lịch


4

Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, hệ động thực vật phong phú

TN1

5

Khí hậu, thời tiết thuận lợi

TN2

6

Sự kiện văn hoá, thể thao và lễ hội truyền thống

TN3

7

Di sản văn hóa đa dạng, các công trình nghệ thuật, kiến trúc đặc sắc

TN4

8

Ẩm thực phong phú, đặc sắc

TN5


Nhân lực du lịch


9

Có trình độ chuyên môn phù hợp

NL1

10

Có khả năng sử dụng ngoại ngữ

NL2

11

Có kỹ năng giao tiếp tốt

NL3

12

Có kỹ năng xử lý các tình huống tốt

NL4

13

Có phẩm chất đạo đức tốt

NL5


Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch


14

Hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi

CS1

15

Hệ thống vận chuyển hành khách trên đường bộ, đường thủy, đa

dạng, an toàn, thuận tiện

CS2

16

Hệ thống cung cấp điện, nước đầy đủ, ổn định

CS3

17

Hệ thống mạng internet, di động, truyền hình đa dạng, ổn định

CS4

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022