Phân Tích Quyết Định Kéo Dài Thời Hạn Bán Hàng Cho A & M

rủi ro cho công ty. Rủi ro đó được phản ánh trong phương sai của dòng ngân quỹ kỳ vọng của công ty. Tăng rủi ro này cũng tự biểu thị trong mất mát do nợ xấu tăng thêm.

b2.Thời hạn bán hàng

Thời hạn bán hàng chỉ độ dài thời gian mà tín dụng được mở cho một khách hàng và tỷ lệ chiết khấu nếu họ trả sớm. Về cơ bản, có những tiêu chuẩn bán hàng như sau:

- COD và CBD – không cấp tín dụng: COD (cash on delivery) nghĩa là thanh toán tiền mặt lúc giao hàng. Rủi ro duy nhất mà người bán có thể gặp là người mua có thể từ chối khi hàng được giao. Trong những trường hợp đó, người bán phải chịu chi phí vận chuyển. Đôi lúc người bán có thể yêu cầu thanh toán theo hình thức CBD (cash before delivery), nghĩa là thanh toán trước trước khi giao hàng để tránh mọi rủi ro. Như vậy, với điều khoản COD và CBD, người bán không mở tín dụng.

- Thời hạn ròng - chiết khấu tiền mặt: Ngoài việc mở tín dụng, công ty có thể đưa ra chiết khấu tiền mặt nếu hóa đơn được thanh toán trong thời kỳ đầu của thời hạn bán hàng. Chẳng hạn như công ty thông báo thực hiện chính sách “3/10 net 30”, áp dụng cho tất cả các khách hàng của họ. Với chính sách này, khách hàng được giảm 3% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày đầu, còn những ai thanh toán trong vòng 30 ngày thì phải thanh toán đầy đủ theo hóa đơn. Thông thường, chiết khấu tiền mặt được đưa ra để thúc đẩy khách hàng thanh toán sớm. Lưu ý rằng chiết khấu tiền mặt khác với chiết khấu thương mại và chiết khấu theo số lượng.

- Seasonal Dating: Nếu sản phẩm của công ty có yếu tố mùa vụ, công ty có thể áp dụng ngày mùa để chiết khấu. Chẳng hạn, công ty sản xuất đồ tắm Slimware, bán hàng với kỳ hạn 2/10 net 30, ngày 1/5. Điều này có nghĩa là đơn hàng chỉ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 thậm chí cả đối với hàng hóa đã được bán vào tháng 5. Khách hàng được hưởng chiết khấu nếu trả tiền trong thời hạn từ ngày 1 đến ngày 10/5, nếu không họ phải trả toàn bộ giá trị trên hóa đơn nếu thanh toán vào ngày 30/5. Công ty sản xuất trong cả năm nhưng các cửa hàng bán lẻ lại tập trung vào mùa xuân và đầu hè. Với chính sách chiết khấu theo mùa, công ty thuyết phục khách hàng mua hàng sớm hơn, tiết kiệm chi phí lưu kho và đồng thời lại tăng khả năng “giữ khách hàng”

Như vậy, thời hạn bán hàng là một biến số chung bao gồm hai biến số là thời hạn tín dụng và chiết khấu tiền mặt.

* Thời hạn tín dụng

Thời hạn tín dụng có thể tác động rất lớn đến doanh thu. Nếu nhu cầu đối với một loại sản phẩm nào đó phụ thuộc vào thời kỳ tín dụng, công ty có thể thúc đẩy tăng doanh thu bằng cách kéo dài thời hạn tín dụng. Tuy nhiên để ra quyết định này, công ty phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh gần nhất. Nếu các đối thủ cũng kéo dài thời hạn tín dụng thì các công ty trong ngành cuối cùng sẽ kết thúc trò chơi mà vẫn không tăng được doanh thu trong khi đó, họ phải đầu tư nhiều hơn cho khoản phải thu và vì

thế dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận. Cũng như với tiêu chuẩn tín dụng, khi mở rộng thời hạn tín dụng, các nhà quản trị tài chính phải xem xét sự đánh đổi hay bù trừ giữa lợi nhuận ròng tăng thêm và các khoản chi phí tăng thêm. Cụ thể hơn, họ phải phân tích những ảnh hưởng có thể có của việc kéo dài thời kỳ tín dụng bằng cách so sánh khả năng sinh lợi của doanh thu kỳ vọng tăng thêm với tỷ suất sinh lợi cần thiết của các khoản đầu tư vào khoản phải thu và tồn kho. Ngoài ra, họ cũng phải tính đến các mất mát tăng thêm. Nếu công ty tiếp tục chấp nhận khách hàng với cùng chất lượng thì sẽ không có thay đổi nào đáng kể về tỷ lệ mất mát.

Giả sử A & M thay đổi thời hạn tín dụng từ mức hiện tại là Net 30 lên các phương án lần lượt là Net 45, Net 60 và Net 75. Việc mở rộng các thời hạn này làm cho doanh thu tăng thêm và đồng thời kỳ thu tiền bình quân cũng tăng lên. Giả sử việc mở rộng tín dụng vừa làm cho khách hàng cũ kéo dãn thời gian thanh toán và đồng thời có thêm khách hàng mới tham gia mua tín dụng tại công ty.

Bảng 6.3. Thông tin về kéo dài thời hạn tín dụng



Hiện tại

Net 45

Net 60

Net 75

Doanh thu (DT) (triệu đồng)

112

120

125

127

Thời hạn bán hàng (ngày)

30

45

60

75

Kỳ thu tiền bình quân (KTTbq) (ngày)

45

50

65

90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tài chính doanh nghiệp - 22


Về lợi ích tăng thêm, công ty có được lợi nhuận tăng thêm từ doanh thu tăng thêm. Lợi nhuận tăng thêm cũng được tính như ở trên khi lựa chọn khách hàng. Chúng ta lấy doanh thu nhân với tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên là 10%. Chi phí phát sinh từ việc sử dụng vốn để đầu tư vào khoản phải thu. Tổng khoản phải thu tăng thêm gồm hai phần:

- Khoản phải thu mới liên quan đến doanh thu tăng thêm. Phần này được tính bằng cách nhân kỳ thu tiền bình quân với doanh thu tín dụng tăng thêm.

- Khoản phải thu cũ tăng thêm hình thành do khách hàng cũ chậm thanh toán tiền hơn so với trước. Khoản phải thu cũ tăng thêm này được tính bằng cách lấy doanh thu cũ nhân với thời hạn thanh toán chậm so với chính sách cũ.

Đối với khoản phải thu do khách hàng mới, mức đầu tư của công ty bao gồm chi phí biến đổi trên doanh thu. Đối với khoản phải thu do khách hàng cũ, đầu tư tương ứng sử dụng phân tích cận biên là toàn bộ giá trị khoản phải thu. Nói cách khác, việc sử dụng chi phí biến đổi gắn với doanh thu chỉ áp dụng đối với doanh thu mới. Khoản phải thu do khách hàng cũ sẽ được thu hồi bằng tiền mặt nếu họ không thay đổi thời hạn tín dụng. Vì thế, họ phải tăng mức đầu tư đúng với số tiền tăng thêm. Lợi nhuận

ròng tăng thêm tính ở dòng 8 bằng lợi nhuận tăng thêm trừ chi phí cơ hội của vốn đầu tư vào khoản phải thu.

Bảng 6.4. Phân tích quyết định kéo dài thời hạn bán hàng cho A & M

Đơn vị tính: triệu đồng


STT

Chỉ tiêu

Giải thích

Net 45

Net 60

Net 75

(1)

Doanh thu tăng thêm


8

5

2

(2)

Lợi nhuận tăng thêm

(1) * 10%

0,8

0,5

0,2

(3)

Khoản phải thu mới

KTTbq * (1)


360


1,11


0,902


0,5

(4)

Khoản phải thu cũ

KTTbq tăng thêm * DT


360


1,56


5


8,68

(5)

Khoản phải thu tăng thêm

(3) + (4)

2,67

5,902

9,18

(6)

Vốn đầu tư vào khoản phải thu

(3) * 90% + (4)

2,56

5,81

9,13

(7)

Chi phí cơ hội vốn

(6) * 30%

0,77

1,74

2,74

(8)

Lợi nhuận ròng tăng thêm

(2) – (7)

0,03

(1,24)

(2,54)


Với kết quả trên, công ty nên chấp nhận bán tín dụng với thời hạn Net 45 vì với thời hạn này, lợi nhuận tăng thêm có thể bù đắp được chi phí cơ hội do đầu tư tăng thêm vào khoản phải thu.

* Chiết khấu tiền mặt

Chiết khấu tiền mặt là mức chiết khấu được áp dụng nếu khách hàng thanh toán sớm hơn trong một thời kỳ nhất định. Chiết khấu tiền mặt thường được biểu diễn theo hình thức tỷ lệ chiết khấu phần trăm trên doanh thu. Độ dài của thời kỳ chiết khấu cũng qui định cụ thể thời gian áp dụng việc chiết khấu. Chẳng hạn thời hạn bán hàng “2/10 Net 30” có nghĩa là khách hàng có thể được giảm 2% trên giá trị đơn hàng nếu thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ khi viết hóa đơn. Nếu không thanh toán trong thời gian này, khách hàng phải thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày viết hóa đơn.

Chiết khấu tiền mặt được áp dụng để tăng tốc độ thu hồi khoản phải thu và bằng cách mở rộng chiết khấu, công ty giảm mức đầu tư vào khoản phải thu và các chi phí

liên quan. Bù cho các khoản tiết kiệm hay lợi ích này, công ty phải mất đi chi phí chiết khấu trên phần doanh thu của các hóa đơn.

Ví dụ về tình huống công ty A & M, giả sử công ty bán hàng với thời hạn Net 45 và không cho hưởng chiết khấu. Giả sử công ty muốn cấp chiết khấu cho khách hàng với thời hạn từ 1/10 Net 45 đến 2/10 Net 45 . Kỳ thu tiền bình quân trong chính sách 1/10 Net 45 giảm xuống còn 35 ngày, với chính sách 2/10 Net 45 thì kỳ thu tiền bình quân còn 30 ngày. Với chính sách thứ nhất có 40% khách hàng nhận chiết khấu còn chính sách thứ hai thì có 50% khách hàng nhận chiết khấu. Chúng ta bắt đầu phân tích để lựa chọn chính sách chiết khấu.

Bảng 6.5. Phân tích quyết định cấp chiết khấu cho khách hàng tín dụng A&M

Đơn vị tính: triệu đồng



STT


Chỉ tiêu


Giải thích


Net 45

1/10

Net 45

2/10

Net 45

(1)

Doanh thu


120

120

120

(2)

Khoản phải thu

KTTbq * (1)


360

16,67

11,67

10

(3)

Giảm khoản phải thu



5

1,67

(4)

Giảm vốn đầu tư vào khoản phải thu

(3) * 90%


4,5

1,503

(5)

Tiết kiệm chi phí cơ hội

(4) * 30%


1,35

0,45

(6)

Thiệt hại do chiết khấu

(1) * tỷ lệ chiết khấu * tỷ lệ khách hàng nhận chiết khấu


0,48

1,2

(7)

Lợi nhuận ròng

(5) – (6)


0,87

-0,75


Như vậy, công ty nên cấp tín dụng với thời hạn 1/10 Net 45 vì với thời hạn này, chi phí cơ hội tiết kiệm được do đẩy nhanh tốc độ thu tiền lớn hơn chi phí dành cho chiết khấu. Nếu việc đẩy nhanh tốc độ thu tiền không đem lại đủ phần tiết kiệm đối với chi phí cơ hội để bù đắp cho chi phí chiết khấu thì A & M không nên áp dụng chính sách chiết khấu.

b3.Chính sách thu hồi nợ

Chính sách thu hồi nợ liên quan đến các thủ tục mà công ty sử dụng để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Các thủ tục này bao gồm các hoạt động như gửi thư đến cho

khách hàng, điện thoại, gặp gỡ cá nhân và cuối cùng là các hành động mang tính luật pháp. Một trong những biến số cơ bản nhất của chính sách này chính là số tiền cho cho các thủ tục thu hồi.

Tiến trình thu hồi nợ thường tốn khá nhiều chi phí, do cả các chi phí ngoài dự tính và cả mất uy tín do khách hàng không muốn bị chuyển cho cơ quan thu hồi nợ. Tuy nhiên, cũng cần phải kiên quyết để ngăn chặn sự kéo dài của thời hạn thu tiền và giảm thiểu mất mát. Công ty phải xác định rò cân đối giữa chi phí và lợi nhuận thu được từ các chính sách thu hồi khác nhau.

Những thay đổi trong chính sách thu hồi nợ ảnh hưởng đến doanh thu, kỳ thu tiền và phần trăm thất thoát nợ. Công ty cần tính đến tất cả các yếu tố này khi xây dựng chính sách tín dụng.

Biến số cơ bản của chính sách thu nợ là giá trị kỳ vọng của các thủ tục thu nợ. Trong một giới hạn nhất định, số tiền chi tiêu tương đối cho hoạt động thu nợ càng cao, tỷ lệ mất mát càng thấp và kỳ thu tiền càng ngắn. Song mối quan hệ giữa chi phí thu nợ và mất mát cũng như kỳ thu tiền không phải là quan hệ tuyến tính. Ban đầu, sự gia tăng chi phí thu nợ có thể giảm đáng kể các mất mát và thời hạn thu tiền, càng về sau việc gia tăng chi phí thu nợ sẽ không còn tích cực nữa. Để cân nhắc chi phí của các khoản nợ thu hồi, ta giả sử lượng bán không còn ảnh hưởng đến nỗ lực thu nợ. Như vậy, cân nhắc giữa một bên là giảm đầu tư vào khoản phải thu và giảm mất mát, còn bên kia là tăng chi phí kiểm soát tín dụng, tăng cường hoạt động thu nợ. Một khoản phải thu chỉ tốt như mong muốn khi nó được thanh toán đúng hạn. Công ty không thể chờ quá lâu đối với các hóa đơn quá hạn trước khi khởi sự thủ tục thu tiền. Song nếu khởi sự các thủ tục thu tiền quá sớm, không hợp lý có thể làm mất lòng khách hàng thực chất là có lý do chính đáng cho sự chậm trễ của họ. Trước khi khởi sự các thủ tục thu nợ, công ty cần phải tự đặt hai câu hỏi:

- Giá trị của khoản nợ quá hạn là bao nhiêu?

- Thời gian quá hạn là bao lâu?

Thủ tục thu nợ thường bao gồm một trình tự hợp lý cho các giải pháp mà công ty áp dụng như điện thoại, thư tín, gặp gỡ cá nhân, hoạt động pháp luật.

Thủ tục đòi nợ vừa mềm dẻo vừa cương quyết. Tất nhiên, thu nợ bằng con đường luật pháp là cuối cùng và bắt buộc. Đòi nợ bằng luật pháp ít có giá trị thực tế và chỉ nên áp dụng đối với trường hợp phá sản, khi mà họ không thể thu hồi được khoản nợ. Hợp lý hơn cả vẫn là giải quyết bằng thỏa hiệp.

b4.Các nhân tố khác ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

Bên cạnh những yếu tố đã nêu trong phần trước, một số yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng liên quan đến chính sách tín dụng là tiềm năng lợi nhuận và chi phí tín dụng. Trong một vài trường hợp có thể bán tín dụng và cũng có thể đặt ra chi

phí duy trì cho khoản phải thu hiện tại thì việc bán tín dụng thực sự đem lại lợi nhuận cao hơn bán hàng thu tiền ngay. Điều này đặt biệt đúng với khách hàng mua hàng lâu bền (xe máy, thiết bị điện tử…) và cũng đúng với một số loại hàng công nghiệp. Một số công ty thậm chí lỗ khi bán hàng thu tiền ngay những lại có lãi khi áp dụng chính sách bán tín dụng.

b5. Đánh giá khách hàng tín dụng

Một khi công ty đã xây dựng chính sách tín dụng và thu hồi nợ, họ có thể sử dụng chính sách đó làm cơ sở cho việc đánh giá khách hàng tín dụng bao gồm ba bước chính như sau:

- Thu thập thông tin liên quan đến khách hàng tín dụng.

- Phân tích thông tin để xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng.

- Quyết định có nên mở tín dụng cho khách hàng đó không và nếu có thì xác định hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng đó.

Quy trình đánh giá tín dụng bị giới hạn bởi cả thời gian và chi phí. Thông thường một công ty chỉ có vài ngày hoặc trong một số trường hợp, chỉ có vài giờ dành cho việc đánh giá một yêu cầu mua tín dụng. Trì hoãn quá lâu quyết định này có thể dẫn đến nguy cơ mất đơn hàng của khách hàng tiềm năng.

Quy trình đánh giá tín dụng cũng bị giới hạn bởi các nguồn lực của bộ phận tín dụng. Lượng thời gian và tiền mà công ty dành cho việc đánh giá yêu cầu tín dụng của một khách hàng tín dụng nên phụ thuộc vào khả năng mất mát mà công ty phải chịu nếu họ quyết định sai. Mất mát tiềm năng này có thể do từ chối cấp tín dụng cho một khách hàng có mức độ tín nhiệm cao hoặc do cấp tín dụng cho một khách hàng có mức độ tín nhiệm tín dụng thấp. Mất mát tiềm năng càng lớn, công ty càng mất nhiều thời gian và chi phí cho việc đánh giá khách hàng.

Thông tin để đánh giá mức độ tín nhiệm tín dụng của một khách hàng hình thành từ nhiều nguồn bao gồm các nguồn sau đây:

- Báo cáo tài chính của khách hàng.

- Các tổ chức đánh giá tín dụng

- Các ngân hàng

- Kinh nghiệm quá khứ của riêng công ty với khách hàng.

Công ty có thể yêu cầu khách hàng tín dụng cung cấp các loại thông tin tài chính, chẳng hạn như báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán (nên sử dụng những báo cáo đã được kiểm toán), và thậm chí có thể là bảng dự toán các ngân sách. Thông tin này có thể được sử dụng để đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng – và khả năng trả các khoản nợ tín dụng. Nếu khách hàng không sẵn lòng cung cấp các báo cáo tài chính thì điều này có ý nghĩa khách hàng có điểm yếu trong vấn đề tài chính và do đó, công ty cần kiểm tra chi tiết hơn, từ chối mở tín dụng hoặc cả hai.

c. Theo dòi khoản phải thu

Khoản phải thu = Doanh thu bán tín dụng mỗi ngày x kỳ thu tiền bình quân Người đầu tư – bao gồm cả cổ đông và chủ ngân hàng cho vay rất quan tâm đến

hoạt động quản trị khoản phải thu vì nếu các báo cáo tài chính không phản ánh đúng, họ bị mất mát rất nhiều trên khoản tiền đầu tư của mình.

Khi thực hiện bán tín dụng, có những vấn đề xảy ra sau đây: (1) tồn kho giảm theo chi phí hàng bán, (2) khoản phải thu tăng lên theo giá bán và (3) khoản lợi nhuận chênh lệch được tích lũy vào thu nhập giữ lại. Nếu bán hàng thu tiền ngay, công ty nhận được tiền mặt từ bán hàng, nhưng nếu là bán hàng tín dụng, công ty sẽ chỉ có thể nhận được tiền mặt khi đến kỳ thu tiền. Các công ty đều biết rằng bán hàng cho các khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp có thể làm tăng lợi nhuận báo cáo và từ đó sẽ đẩy giá chứng khoán lên cao nhưng khi khoản bán hàng tín dụng mất đi, không thể thu hồi được thì thu nhập sẽ giảm và lúc đó, giá chứng khoán lại giảm xuống. Những phân tích sau đây sẽ đưa ra những vấn đề thực tiễn cũng như một số khả năng giảm giá trị chất lượng khoản phải thu mà công ty không tính đến. Những gợi ý này sẽ giúp các cổ đông và các ngân hàng giảm được những mất mát có thể xảy ra.

Giả sử một công ty chuyên sản xuất tivi bán được 200.000 chiếc tivi mỗi năm và giá 19,8 triệu đồng/chiếc. Hơn nữa, giả sử toàn bộ doanh thu được bán tín dụng với kỳ hạn tín dụng là 2/10 net 30. Giả sử 70% khách hàng chấp nhận trả trước để hưởng chiết khấu và trả vào ngày thứ 10, 30% còn lại trả tiền vào ngày thứ 30.

Kỳ thu tiền bình quân: KTTbq = 0,7 x 10 ngày + 0,3 x 30 ngày = 16 ngày Doanh thu bán hàng bình quân mỗi ngày (giả sử một năm có 360 ngày):

= (200.000 x 19,8 triệu)/360 ngày) = 1,1 tỷ đồng Khoản phải thu: KPT = 1,1 tỷ x 16 ngày = 17,6 tỷ đồng

Cũng cần phải lưa ý rằng doanh thu tín dụng bình quân hay kỳ thu tiền bình quân là công cụ để đo khoảng thời gian bình quân để khách hàng của công ty trả tiền cho các khoản mua hàng tín dụng của họ và doanh thu tín dụng bình quân thường được so sánh với chỉ tiêu bình quân ngành. Chẳng hạn, nếu tất cả các nhà sản xuất tivi đều có cùng một thời kỳ bán hàng tín dụng và nếu kỳ thu tiền bình quân của ngành là 25 ngày trong khi công ty chỉ có 16 ngày, điều này chứng tỏ công ty có tỷ lệ khách hàng nhận chiết khấu cao hơn hoàn bộ phận tín dụng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo thời hạn thanh toán của khách hàng.

Kỳ thu tiền bình quân cũng có thể được so sánh với kỳ hạn tín dụng riêng của công ty. Chẳng hạn, giả sử công ty có kỳ hạn tín dụng bình quân là 35 ngày. Với kỳ thu tiền 35 ngày, hiển nhiên sẽ có một số khách hàng trả tiền sau ngày thứ 30. Trên thực tế, nếu nhiều khách hàng trả trong vòng 10 ngày đầu tiên để hưởng chiết khấu, thì

bình quân sẽ có nhiều khách hàng trả muộn hơn 35 ngày. Có một cách để kiểm tra xác suất xảy ra của hiện tượng này là sử dụng bảng kê thời hạn khoản phải thu.

6.1.2.3. Quản lý tồn kho

a. Tại sao các doanh nghiệp phải dự trữ hàng hóa

Tồn kho bao gồm: hàng cung cấp, nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang, sản phẩm hoàn thành là những thành tố quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh. Cũng như khoản phải thu, mức tồn kho phụ thuộc rất lớn vào lượng bán. Tuy nhiên, trong khi khoản phải thu được hình thành sau khi doanh thu hình thành, tồn kho phải được hình thành trước doanh thu. Đây là điểm khác biệt cơ bản và sự cần thiết của việc dự đoán doanh thu trước khi xây dựng mức tồn kho mục tiêu làm cho hoạt động quản trị tồn kho trở thành một nhiệm vụ khó khăn đối với các nhà quản trị. Hơn nữa, những sai sót trong việc xây dựng mức tồn kho có thể dễ dàng dẫn đến thất thu hoặc chi phí tồn kho vượt mức, do vậy, hoạt động quản trị tồn kho càng trở nên khó khăn đối với công ty.

b. Quản lý chi phí tồn kho

b1.Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho

- Chi phí lưu giữ hàng tồn kho: là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa và có thể được chia thành hai loại là chi phí hoạt động và chi phí tài chính.

+ Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bốc xếp hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng tồn kho, chi phí hao hụt, mất mát, mất giá trị do hư hỏng và chi phí bảo quản hàng hóa.

+ Chi phí tài chính bao gồm: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn kinh phí vay mượn để mua hàng dự trữ, chi phí về thuế, khấu hao…

- Chi phí đặt hàng: Chi phí đặt hàng bao gồm: chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng hóa. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường rất ổn định, không phụ thuộc vào số lượng hàng được mua. trong nhiều trường hợp chi phí đặt hàng thường tỷ lệ thuận với số lần đặt hàng trong năm. Khi số lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ, thì số lần đặt hàng tăng và chi phí đặt hàng cao. Khi khối lượng mỗi lần đặt hàng lớn, số lần đặt hàng giảm và chi phí đặt hàng cũng thấp hơn.

- Chi phí cơ hội: Nếu một doanh nghiệp không thực hiện được đơn đặt hàng khi có nhu cầu. Công ty sẽ bị đình đốn sản xuất và có thể không kịp giao hàng. sự thiệt hại do để lỡ cơ hội này được coi là chi phí cơ hội.

- Chi phí khác: Các chi phí khác được quan tâm trong quản trị tồn kho là các chi phí thành lập kho (chi phí lắp đặt thiết bị kho và các chi phí hoạt động) chi phí trả lương làm thêm giờ, chi phí huấn luyện v.v…

Hàng hóa tồn kho được coi là một trong những tài sản quan trọng đối với nhiều công ty. Nó là một trong những tài sản đắt tiền nhất, trong nhiều công ty hàng hóa tồn kho chiếm tới 40% tổng kinh phí đầu tư.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022