b2.Mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả (Economic Ordering Quantity – EOQ)
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là sự dự báo chính xác nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa trong kỳ nghiên cứu - thường là một năm. Những doanh nghiệp có nhu cầu hàng hóa mang tính mùa vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình.
Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng hàng năm, trên cơ sở đó có thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng. Mục đích của những tính toán này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở mức tối thiểu.
Giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho có mối quan hệ tỉ lệ nghịch. Khi số lần đặt hàng nhiều, khối lượng hàng hóa tồn kho bình quân thấp, dẫn tới chi phí tồn kho thấp song chi phí đặt hàng cao. Ngược lại, khi số lần đặt hàng giảm thì khối lượng hàng trong mỗi lần đặt cao, lượng tồn kho lớn hơn, do đó chi phí tồn kho cao hơn và chi phí đặt hàng giảm.
Giả thiết của mô hình EOQ:
- Lượng đặt hàng mỗi lần là như nhau (Q)
- Lượng hàng tồn cuối kỳ là 0.
- Công tác xuất nhập là đều đặn.
Vì tại thời điểm bắt đầu mỗi chu kỳ, lượng hàng tồn kho là Q và ở thời điểm cuối chu kỳ là 0, nên số lượng tồn kho trung bình là Q/2 đơn vị. Nếu C1 là chi phí tồn kho cho mỗi đơn vị hàng tồn kho thì chi phí lưu giữ hàng tồn kho trong kỳ:
FL = C1
x Q(6.1) 2
Nếu Qn là tổng số lượng vật tư, hàng hóa cần cung ứng theo hợp đồng trong kỳ thì số lần đặt hàng trong kỳ là: Qn/Q.
Chi phí cho mỗi lần đặt hàng là Cd thì tổng chi phí đặt hàng:
Tổng chi phí tồn kho trong kỳ:
FD=Cd
x Qn Q
(6.2)
F =F +F =C x Q +C x Qn
(6.3)
T L D 1 2 d Q
Từ phương trình trên, có thể tìm được khối lượng đặt hàng tối ưu là:
Q*= 2xCdxQn
C1 (6.4)
Số lần thực hiện hợp đồng tối ưu trong kỳ là Qn/Q*
Độ dài thời gian dự trữ tối ưu của một chu kỳ hàng tồn kho (là khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng kế nhau hay số ngày cung cấp cách nhau) là:
=
N
Qn
Q*
NxQ* Qn
(6.5)
Với N là số ngày hoạt động sản xuất trong kỳ
Ví dụ: Giả sử các số liệu về tồn kho của công ty ABC có giá trị như sau: Qn = 1.200 đơn vị
Cd = 1,25 triệu đồng
C1 = 0,3 triệu đồng
Q*=2 x 1,25 x 1.200
0,3
=100 (đơn vị)
+ Số lần đặt hàng trong năm:
Qn = 1.200 = 12 (lần)
Q*
+ Chi phí đặt hàng trong năm:
100
F =C
Q 1.200
n
x = x1,2=15 (triệu đồng)
D d Q
100
+ Chi phí lưu giữ hàng tồn kho:
Q
FL=C1x 2 =0,3x
100
2 =15 (triệu đồng)
Như vậy, tại điểm tồn kho tối ưu theo mô hình EOQ, chi phí đặt hàng bằng với chi phí lưu giữ hàng tồn kho.
b3.Điểm đặt hàng lại
Trong phần trên chúng ta đã giả định là chỉ khi nào lượng nguyên liệu nhập kỳ trước đã hết mới nhập kho lượng hàng mới. Tuy nhiên, trong thực tế không có doanh nghiệp nào để đến khi hết nguyên liệu mới đặt hàng. Song nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho, do đó cần phải xác định thời điểm đặt hàng lại. Thời điểm đặt hàng mới được gọi là điểm đặt hàng lại và nó được xác định bằng số lượng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày nhân với độ dài của thời gian giao hàng. Trong ví dụ trên tổng nhu cầu nguyên liệu của công ty ABC là 1200 đơn vị. Giả sử số ngày làm việc mỗi năm là 300 ngày, nguyên liệu tồn kho được sử dụng mỗi ngày là (1200/300 = 4 đơn vị). Nếu thời gian giao hàng là 8 ngày làm việc, thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đặt hàng khi lượng nguyên liệu trong kho còn lại là: 8 x 4 = 32 đơn vị
b4. Lượng dự trữ an toàn (SS)
Trong những ví dụ trên chúng ta đưa ra một số giả định nhằm đơn giản hóa việc tính toán, tuy nhiên chúng chỉ có giá trị về mặt lý thuyết. Bởi lẽ chúng ta đã giả sử rằng nhu cầu sử dụng nguyên liệu mỗi ngày không thay đổi trong suốt thời gian phân tích, nhưng trên thực tế chúng biến động không ngừng. Điều này càng đặc biệt đúng với các loại sản phẩm thành phẩm trong trường hợp doanh nghiệp phải đối phó với sự tăng (giảm) đột ngột nhu cầu đối với những sản phẩm mang tính mùa vụ. Bởi vậy để đảm bảo sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ.
Ví dụ: Công ty ABC quyết định mức dự trữ an toàn là 20 đơn vị tồn kho, thì điểm đặt hàng lại là 32 + 20 = 52 đơn vị, nghĩa là doanh nghiệp sẽ tiến hành đặt hàng khi số đơn vị hàng tồn kho giảm xuống còn 52 đơn vị.
Trong chu kỳ thứ nhất, thời hạn giao hàng được thực hiện rất nhanh chỉ trong vòng 4 ngày. Do đó doanh nghiệp không phải sử dụng đến lượng dự trữ an toàn. Đồng thời lượng tồn kho hoạt động cũng chưa được sử dụng hết khi hành mới được nhập kho. Trong chu kỳ thứ hai, thời gian giao nhận hàng là 8 ngày như dự kiến, nhưng nhu cầu sử dụng cao hơn dự kiến và doanh nghiệp sử dụng an toàn lượng tồn kho hoạt động cũng như phần dự trữ an toàn. Trong chu kỳ thứ ba, thời gian giao nhận hàng dài hơn bình thường, diễn ra trong 10 ngày và nhu cầu sử dụng ngẫu nhiên trùng khớp với lượng hàng tồn kho hoạt động, do đó không phải sử dụng tới lượng tồn kho dự trữ an toàn. Cuối cùng trong chu kỳ thứ tư, nhu cầu sử dụng hàng tồn kho cao và thời gian giao hàng dài hơn dự kiến, diễn ra trong 9 ngày, sử dụng hết toàn bộ cả lượng tồn kho hoạt động và lượng tồn kho dự trữ an toàn. Trong trường hợp này sẽ gây ra một số chi phí cơ hội cho doanh nghiệp.
Bằng các kỹ thuật phân tích thống kê, có thể tính được số lần hết hàng tồn kho trong năm. Tuy nhiên, trong phần này chúng ta giả sử rằng số lần hết hàng dự trữ trong năm được dự kiến trước. Chi phí do hết hàng dự trữ gây ra được tính bằng cách nhân số lần hết hàng dự trữ với chi phí cơ hội cho mỗi lần hết hàng dự trữ.
Tổng chi phí do duy trì hàng dự trữ an toàn bao gồm chi phí tài chính và chi phí hoạt động do tồn trữ hàng dự trữ tạo ra.
Cần lưu ý rằng khi chi phí dự trữ an toàn tăng thì chi phí cơ hội do hết hàng giảm và ngược lại. Bởi vậy, mức tồn kho dự trữ an toàn tối ưu là mức tồn kho có tổng chi phí tối thiểu. Bảng 7.6 trình bày 5 mức tồn kho dự trữ an toàn của công ty ABC với các mức 0, 10, 20, 30, 40 đơn vị.
Bảng 6.6. Chi phí đầu tư vào hàng tồn kho dự trữ an toàn tối ưu
Dự trữ an toàn (Đơn vị) | Chi phí cơ hội khi hết hàng | Chi phí lưu giữ hàng tồn kho C1 x SS | Tổng chi phí |
0 | 15 | 0 | 15 |
10 | 10 | 3 | 13 |
20 | 5 | 6 | 11 |
30 | 2.5 | 9 | 11.5 |
40 | 1 | 12 | 13 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Tài Sản Trong Doanh Nghiệp
- Dự Đoán Thông Tin Tín Dụng Của Các Nhóm Khách Hàng
- Phân Tích Quyết Định Kéo Dài Thời Hạn Bán Hàng Cho A & M
- Hao Mòn Và Khấu Hao Tài Sản Cố Định
- Tính Khấu Hao Theo Phương Pháp Số Dư Giảm Dần Có Điều Chỉnh
- Tài chính doanh nghiệp - 26
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
Đơn vị tính: triệu đồng
Qua bảng trên cho thấy mức tồn kho dự trữ an toàn tối ưu là 20 đơn vị. b5. Số lượng hưởng chiết khấu
Nhiều nhà cung cấp đưa ra tỷ lệ chiết khấu đối với những khách hàng mua với số lượng lớn. Doanh nghiệp mua hàng phải xem xét những điều kiện chiết khấu đó và coi chúng như một khoản lợi nhuận cơ hội mà doanh nghiệp có thể thu được. Khoản lợi nhuận cơ hội này có thể được xem xét bằng cách so sánh phần chi phí kho tăng thêm với phần tiết kiệm do nhận được từ tỷ lệ chiết khấu của các nhà cung cấp.
Giả sử nhà cung cấp đưa ra tỷ lệ chiết khấu với các mức mua hàng của công ty ABC như sau:
Bảng 6.7. Tỷ lệ chiết khấu theo khối lượng mua hàng
Tỷ lệ chiết khấu (%) | |
0-199 | 0 |
200-399 | 0,25 |
400-599 | 1,25 |
600 | 1,75 |
Giả sử nhà quản trị tài chính của công ty ABC xem xét đơn đặt hàng 200 đơn vị mỗi lần thay cho khối lượng đặt hàng tối ưu đã tìm được (100 đơn vị). Tổng chi phí tồn kho trong trường hợp này sẽ là:
F 200 x0,3 1200 x1,25 37,5 triệu đồng
T 2 200
Tổng chi phí tồn kho cao hơn mức tối ưu là 7,5 triệu đồng. Tuy nhiên, với khối lượng mua hàng này, doanh nghiệp thu được phần thu nhập chiết khấu 0,25% trên toàn
bộ nhu cầu hàng cần mua trong năm. Giả sử với giá bán 3 triệu đồng/đơn vị, có thể tính được tổng giá trị chiết khấu mà công ty ABC được hưởng như sau:
1200 x 3 x 0,25% = 9 triệu đồng
Do giá trị chiết khấu được hưởng cao hơn phần chi phí tăng thêm, nên đem lại phần lợi nhuận ròng là 9 – 7,5 = 1,5 triệu đồng. Tương tự như vậy chúng ta có thể tính được tổng chi phí tồn kho và mua hàng để chọn được mức chi phí thấp nhất tương ứng với khối lượng của mỗi lần đặt hàng. Những số liệu này được trình bày trong bảng sau:
Bảng 6.8. Chi phí tồn kho và chi phí mua hàng với nhiều số lượng khác nhau
Đơn vị tính: triệu đồng
Chi phí lưu giữ hàng tồn kho | Giá bán với tỷ lệ chiết khấu i P x (1-i) | Chi phí mua hàng Qn x P x (1-i) | Tổng chi phí tồn kho | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5)=(2)+(4) |
100 | 30 | 3 | 3.600 | 3.630 |
200 | 37,5 | 2,9925 | 3.591 | 3.628,5 |
400 | 63,75 | 2,9625 | 3.555 | 3.618,75 |
600 | 92,5 | 2,0475 | 3.537 | 3.629,5 |
Bảng 6.8 cho thấy tổng chi phí mua nguyên liệu và tồn trữ chúng của công ty ABC ở mức thấp nhất là 400 đơn vị cho mỗi lần đặt hàng. Đây là độ lớn của đơn đặt hàng hiệu quả nhất trong trường hợp mua hàng có chiết khấu.
b6.Chi phí tồn kho dự trữ
Trong những phân tích thuộc các phần trên, chúng ta chưa đề cập đến những chi phí do lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn tạo ra trong trường hợp cơ sự thay đổi độ lớn của đơn đặt hàng.
Khi khối lượng mua hàng mỗi lần tăng thì lượng hàng tồn kho dự trữ giảm, do đó lượng hàng tồn kho an toàn cũng ít được dùng đến. Bởi vậy, khi xem xét mô hình EOQ để tận dụng những lợi nhuận cơ hội do chiết khấu đem lại cũng cần đánh giá khả năng hết hàng dự trữ tồn kho và những chi phí cơ hội liên quan đến chúng.
Trong trường hợp công ty ABC, giả định rằng khả năng hết hàng dự trữ khi độ lớn của mỗi lần mua hàng là 200 đơn vị, bằng 1/2, với đơn đặt hàng 400 đơn vị là 1/4 và 600 đơn vị là 1/6 so với khả năng hết hàng dự trữ của đơn đặt hàng 100 đơn vị. Chi phí hết hàng dự kiến được điều chỉnh giảm dần theo độ lớn của đơn đặt hàng. Bảng 6.9
trình bày kết quả tính toán những chi phí bao gồm những tập hợp khác nhau về độ lớn của đơn đặt hàng và các mức tồn kho an toàn.
Bảng 6.9. Chi phí tồn kho dự trữ dự kiến với các mức đặt hàng khác nhau
Đơn vị tính: triệu đồng
Mức tồn kho an toàn - SS (đơn vị) | Chi phí do hết hàng | Chi phí tồn kho hàng dự trữ an toàn (0,3tr x SS) | Tổng chi phí | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) = (3) + (4) |
Q = 100 | 0 | 15 | 0 | 15 |
10 | 10 | 3 | 13 | |
20 | 5 | 6 | 11 | |
30 | 2,5 | 9 | 11,5 | |
40 | 1 | 12 | 13 | |
Q = 200 | 0 | 9 | 0 | 9 |
10 | 5 | 3 | 8 | |
20 | 2,5 | 6 | 8,5 | |
30 | 1,25 | 9 | 10,25 | |
40 | 0,5 | 12 | 12,5 | |
Q = 400 | 0 | 4,5 | 0 | 4,5 |
10 | 2,5 | 3 | 5,5 | |
20 | 1,25 | 6 | 7,25 | |
30 | 0,625 | 9 | 9,625 | |
40 | 0,25 | 12 | 12,25 | |
Q = 600 | 0 | 3 | 0 | 3 |
10 | 1,6667 | 3 | 4,6667 | |
20 | 0,8333 | 6 | 6,8333 | |
30 | 0,4167 | 9 | 9,4167 | |
40 | 0,1667 | 12 | 12,1667 |
Bảng 6.9 tổng hợp tất cả các loại chi phí bao gồm tổng chi phí mua hàng, đặt hàng, tồn trữ hàng hóa hoạt động và tồn trữ hàng hóa dự trữ an toàn với mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa độ lớn của đơn đặt hàng với chi phí hết hàng.
Bảng 6.10. Chi phí tồn kho sản xuất, tồn trữ an toàn và chi phí mua hàng với những số lượng đặt hàng khác nhau.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chi phí dự trữ tồn kho sản xuất | Chi phí dự trữ an toàn | Tỷ lệ chiết khấu | Chi phí mua hàng | Tổng chi phí tồn kho | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6)=(2)+(3)+(5) |
100 | 30 | 11 | 0% | 3.600 | 3.641 |
200 | 37,5 | 8 | 0,25% | 3.591 | 3.636,5 |
400 | 63,75 | 4,5 | 1,25% | 3.555 | 3.623,25 |
600 | 92,5 | 3 | 1,75% | 3.537 | 3.632,5 |
Qua bảng cho thấy, doanh nghiệp sẽ đạt mức chi phí thấp nhất khi mỗi lần mua hàng với số lượng là 400 đơn vị. Trong khi đó khối lượng hàng dự trữ an toàn tối ưu 20 đơn vị được tìm ra trong điều kiện không được hưởng chiết khấu đã bị loại bỏ. Bởi vì, tại mức đặt hàng 400 đơn vị, mức chi phí thấp nhất mà nó đạt được có lượng dự trữ an toàn bằng 0.
Tóm lại, khi tiến hành hoạch định hàng tồn kho cần phải đưa hết các loại chi phí và lợi nhuận cơ hội vào tính toán để có thể tìm được phương án quản trị hàng tồn kho hiệu quả nhất.
6.2. QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
6.2.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định
6.2.1.1. Khái niệm và tiêu chuẩn tài sản cố định
Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
Để nhận biết đâu là tài sản cố định cần phải có những tiêu chuẩn nhất định. Điều kiện để một tư liệu lao động được coi là tài sản cố định khi tư liệu lao động đó đồng thời thoả mãn bốn điều kiện sau đây (theo quy định hiện hành):
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Có thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Có giá trị đạt mức quy định tối thiểu (hiện nay là từ 30 triệu đồng trở lên).
Những tư liệu lao động thiếu một trong những điều kiện trên thì gọi là công cụ lao động.
6.2.1.2. Đặc điểm luân chuyển của tài sản cố định
- Tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh.
- Trong quá trình sử dụng, hình thái hiện vật và đặc tính sử dụng ban đầu không thay đổi.
- Giá trị được chuyển dịch dần vào sản phẩm tạo thành yếu tố chi phí kinh doanh và được thu hồi lại sau khi tiêu thụ sản phẩm.
6.2.1.3. Phân loại tài sản cố định
Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại tài sản cố định khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chính:
a. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế
Tiêu thức để phân loại cách này là xem xét hình thái biểu hiện bên ngoài của tài sản cố định là gì, có thể chia tài sản ra hai loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
- Tài sản cố định hữu hình.
Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động được biểu hiện bằng hình thái vật chất cụ thể, thoả mãn những tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
Căn cứ vào công dụng kinh tế, tài sản cố định hữu hình được chia thành các nhóm sau:
Nhóm 1: nhà cửa, vật kiến trúc – là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, cầu cống, đường sắt, cầu cảng…
Nhóm 2: Máy móc, thiết bị - là toàn bộ máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, dây chuyền công nghệ…
Nhóm 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn – gồm các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sông, đường biển… và các thiết bị truyền dẫn về thông tin, điện nước, băng truyền tải vật tư, hàng hóa…
Nhóm 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý – là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử, máy hút bụi…
Nhóm 5: Vườn cây lâu năm (cà phê, chè, cây ăn quả…), súc vật làm việc (trâu, bò…) hoặc súc vật cho sản phẩm (bò sữa…).
Nhóm 6: Các tài sản cố định khác – là toàn bộ các tài sản chưa liệt kê vào các loại nêu trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…