Tài chính doanh nghiệp - 19

Chu kỳ sản xuất sản phẩm là số ngày bình quân khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất tới khi sản phẩm sản xuất xong và hoàn thành việc nhập kho hay nghiệm thu.

Xác định mức chi phí trả trước

Chi phí trả trước là những chi phí phải chi ra trong kỳ nhưng chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ vì liên quan đến nhiều chu kỳ sản xuất, phải phân bổ dần cho các kỳ sau. Chi phí trả trước thường gọi là chi phí chờ phân bổ như trích trước chi phí sửa chữa lớn, trích trước tiền lương nghỉ phép.


Nhu cầu vốn về chi phí trả trước trong kỳ kế hoạch

Số dư chi phí trả trước

=

đầu kỳ kế

hoạch

Chi phí trả trước dự kiến

+

phát sinh trong

kỳ kế hoạch

Chi phí trả trước dự kiến phân bổ

-

vào giá thành trong

kỳ kế hoạch

Xác định mức dự trữ thành phẩm

Thành phẩm cần dự trữ một lượng nhất định để đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ. Thành phẩm dự trữ càng nhiều và càng lâu thì vốn lưu động càng cần nhiều. Mức vốn cho nhu cầu dự trữ thành phẩm phụ thuộc vào 2 yếu tố: giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá sản xuất bình quân mỗi ngày và số ngày dự trữ thành phẩm.



Mức dự trữ thành phẩm

=

trong kỳ kế hoạch

Giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá sản xuất bình x quân mỗi ngày kỳ kế hoạch


Số ngày dự trữ thành phẩm


Giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá sản xuất bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm hàng hoá trong kỳ chia cho số ngày trong kỳ.

Số ngày dự trữ thành phẩm là số ngày trung bình kể từ khi sản phẩm nhập kho cho tới khi sản phẩm được xuất kho để tiêu thụ. Có thể có 2 trường hợp tình số ngày dự trữ thành phẩm khác nhau:

- Trường hợp hợp đồng giao hàng (tiêu thụ) xác định rò số ngày cách nhau giữa 2 lần giao hàng thì lấy số ngày đó là ngày dự trữ thành phẩm (có thể tính bình quân cho các hợp đồng).

- Trường hợp hợp đồng giao hàng theo “lô” thì số ngày dự trữ thành phẩm là số ngày cần thiết tích luỹ đủ lô hàng để giao. Chẳng hạn, Công ty A sản xuất bình quân 1 ngày được 50 sản phẩm và hợp đồng tiêu thụ mỗi lần giao một lô hàng là 200 sản phẩm thì số ngày dự trữ thành phẩm là: 200/50 = 4 ngày.

Xác định số nợ phải thu

Nợ phải thu trong doanh nghiệp có nhiều loại như : khoản tạm ứng nội bộ, khoản ứng trước cho người bán, khoản bán chịu cho người mua…, trong đó khoản lớn nhất là khoản bán chịu cho người mua. Các khoản nợ phải thu có thể có khoản là nợ dài hạn.

Nợ phải thu của người mua thực chất là khoản tín dụng thương mại, hình thành tất yếu trong quan hệ mua – bán, do việc mua bán với việc trả tiền qua ngân hàng có sự cách quãng về thời gian. Mặt khác, các doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức bán chịu để khuyến khích việc tiêu thụ. Trong điều kiện như vậy, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn lưu động dưới hình thức nợ phải thu.

Cách tính số nợ phải thu khi bán chịu:


Nợ phải thu kỳ

=

kế hoạch

Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ

Doanh thu tiêu thụ bình quân

x

một ngày kỳ kế hoạch


Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ là số ngày nợ tính bình quân do việc tiêu thụ cho các khách hàng khác nhau có thể có số ngày nợ khác nhau.

Doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày kỳ kế hoạch tính bằng cách chia tổng doanh thu dự kiến trong kỳ cho số ngày trong kỳ.

Xác định số nợ phải trả

Cũng như nợ phải thu, nợ phải trả trong doanh nghiệp có nhiều loại như nợ phải trả người cung cấp (khoản mua chịu), khoản nhận ứng trước của người mua, tiền lương phải trả, bảo hiểm xã hội phải nộp, thuế phải nộp ngân sách. Trong số nợ phải trả thì số nợ phải trả người cung cấp là lớn nhất và đó cũng là khoản phát sinh đương nhiên trong kinh doanh, là khoản tín dụng thương mại mà doanh nghiệp tận dụng được. Nợ phải trả chỉ tính các khoản chiếm dụng hợp pháp có tính chất ngắn hạn. Nợ phải trả càng lớn thì doanh nghiệp càng giảm được nhu cầu vốn lưu động nhưng không vì thế mà lạm dụng dẫn đến việc chiếm dụng vốn không hợp pháp.

Nợ phải trả người cung cấp được tính như sau:


Nợ phải trả người cung

=

cấp kỳ kế hoạch

Kỳ trả tiền

x

trung bình

Giá trị vật tư hàng hoá mua chịu bình quân một ngày kỳ kế hoạch


Kỳ trả tiền trung bình tính bình quân cho các khoản mua chịu.

Giá trị vật tư hàng hoá mua chịu bình quân một ngày kỳ kế hoạch tính bằng cách lấy tổng doanh số mua chịu trong kỳ chia cho số ngày trong kỳ.

Trên cơ sở xác định được 3 thành phần cấu thành nên nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp trực tiếp (mức tồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả) có thể tổng hợp thành nhu cầu vốn lưu động như sau:

Bảng tổng hợp nhu cầu vốn lưu động năm N+1

(theo phương pháp trực tiếp)

Đơn vị tính: 1000 đ


TT

Khoản mục

Kỳ luân chuyển trung bình (ngày)

Số tiền

I

Hàng tồn kho



1

Nguyên vật liệu chính

10

500.000

2

Vật liệu phụ

15

80.000

3

Nhiên liệu

20

40.000

4

Phụ tùng thay thế

30

25.400

5

Sản phẩm dở dang

6

250.600

6

Chi phí trả trước

-

20.000

7

Thành phẩm

7

320.000


Cộng (I)


1.235.000

II

Nợ phải thu

15

120.000

III

Nợ phải trả

20

150.000

IV

Nhu cầu vốn lưu động (IV=I+II-III)

-

1.205.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tài chính doanh nghiệp - 19


Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch là 1 tỷ 205 triệu đồng. Nếu doanh thu thuần dự kiến năm kế hoạch là 12 tỷ đồng thì có thể tính được tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần là:

1,205 x 100% = 10,04%

12

Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch thích hợp với các doanh nghiệp hoạt động ốn định, các hợp đồng cung cấp, tiêu thụ xác định rò thời hạn mua bán, các định mức kinh tế – kỹ thuật đã xác định.

Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động

Phương pháp này dựa trên kinh nghiệm thực tế của năm trước để xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch. Cơ sở để tính toán là tỷ lệ của từng loại vốn lưu động chủ yếu so với doanh thu thuần (thường là 3 thành phần vốn lưu động chính, gồm giá trị hàng tồn kho, nợ phải thu và nợ phải trả).

Có 2 trường hợp áp dụng:

- Trường hợp đơn giản:

Trường hợp đơn giản là trường hợp dựa vào 2 yếu tố doanh thu thuần năm kế hoạch và tỷ lệ vốn lưu động so với doanh thu thuần thực tế năm trước để tính.

Ví dụ: Các năm trước tỷ lệ vốn lưu động so với doanh thu thuần là 40%. Dự kiến năm kế hoạch doanh thu thuần là 3 tỷ đồng thì:

Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch = 3.000 * 40% = 1.200 triệu đồng

- Trường hợp điều chỉnh:

Trường hợp điều chỉnh là trường hợp xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch dựa vào tỷ lệ vốn lưu động so với doanh thu thuần năm trước để điều chỉnh cho nhu cầu năm kế hoạch. Theo cách này cần tính toán 3 bước sau:

Bước 1: Xác định số dư bình quân các loại vốn lưu động năm trước để tham khảo


=

Trị giá hàng tồn kho bình quân năm trước


Nợ phải thu bình quân năm trước

Trị giá hàng tồn kho đầu năm +Trị giá hàng tồn kho cuối năm 2

= Nợ phải thu đầu năm + Nợ phải thu cuối năm

2


Nợ phải trả bình quân năm trước

= Nợ phải trả đầu năm + Nợ phải trả cuối năm

2


Số liệu tính dựa trên bảng cân đối kế toán năm trước.

Bước 2: Tính tỷ lệ các khoản vốn lưu động bình quân (ở bước 1) và tỷ lệ vốn lưu động so với doanh thu thuần năm trước.


Tỷ lệ hàng tồn kho năm trước


Tỷ lệ nợ phải thu năm trước


Tỷ lệ nợ phải trả năm trước

Trị giá hàng tồn kho bình quân năm trước x 100%

= Doanh thu thuần năm trước


x 100%

= Nợ phải thu bình quân năm trước Doanh thu thuần năm trước


= Nợ phải trả bình quân năm trước x 100% Doanh thu thuần năm trước


Từ các tỷ lệ này, tổng hợp lại thành tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần năm trước:


Tỷ lệ vốn lưu động so với doanh thu thuần =

năm trước

Tỷ lệ hàng tồn kho năm trước

Tỷ lệ nợ phải

+ thu năm trước -

Tỷ lệ nợ phải trả năm trước

Bước 3: Tính nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch


Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch được tính dựa vào doanh thu thuần năm kế hoạch và tỷ lệ vốn lưu động ở năm trước (ở bước 2) nhưng đã được điều chỉnh tăng hay giảm do tác động của điều kiện kinh doanh năm kế hoạch. Chẳng hạn năm kế hoạch nhờ làm tốt công tác quản lý nên số ngày dự trữ nguyên vật liệu giảm đi thì tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động sẽ giảm đi.

Nếu gọi:

- VIC là nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.

- M1 là doanh thu thuần năm kế hoạch.

- Tđ là tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần năm trước.

- Tt là tỷ lệ tăng (+) hay giảm (-) nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch. Thì:


VIC = M1 x (Tđ ± Tt)

Cần lưu ý rằng tỷ lệ Tt tăng (+) hay giảm (-) có thể nằm ở các yếu tố hợp thành vốn lưu động như hàng tồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả mà mỗi yếu tố lại có biện pháp quản lý khác nhau nên tỷ lệ tăng hay giảm cũng khác nhau. Do đó tỷ lệ Ttphải tính tổng hợp từ nhiều yếu tố trên

Ví dụ: Hãy xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch (năm N+1) theo phương pháp gián tiếp căn cứ vào dữ liệu sau đây của công ty A:

- Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm năm N+1 dự kiến đạt 50 tỷ đồng, năm N là 40 tỷ đồng.

- Tổng mức chi phí vật tư cả năm N+1 dự kiến là 7,2 tỷ đồng. Năm N+1 sẽ tìm được nguồn cung cấp vật tư gần hơn nên giảm được số ngày dự trữ vật tư là 5 ngày so với năm N. Các yếu tố khác không thay đổi.

- Bảng cân đối kế toán cuối năm N có số liệu như sau:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31 tháng 12 năm N

Đơn vị tính: triệu đồng



Tài sản

Số cuối

năm

Số đầu

năm


Nguồn vốn

Số cuối

năm

Số đầu

năm

A. Tài sản ngắn hạn

11.000

10.000

A. Nợ phải trả

I. Nợ ngắn hạn

1. Vay và nợ ngắn hạn

2. Phải trả người bán

4. Khoản phải nộp ngân sách

5. Phải trả người lao động

II. Nợ dài hạn

1. Phải trả dài hạn người bán

2. Vay và nợ dài hạn

III. Nợ khác B. Nguồn vốn chủsở hữu

I. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

7,8,9. Các quỹ của doanh nghiệp

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

1- Quỹ khen thưởng phúc lợi

2,3-Nguồn khinh phí

9.000

7.000

I. Tiền và các khoản

120

100

4.900

4.000

tương đương tiền



2.500

1.900

II. Đầu tư TC ngắn

250

200



hạn



2.020

1.850

III. Các khoản phải

3.000

2.800

180

150

thu ngắn hạn





IV. Hàng tồn kho

6.200

6.000

200

100

V. Tài sản ngắn hạn

1.430

900



khác



4.100

3.000

B. Tài sản dài hạn

14.000

12.000

-

-

I. Các khoản phải thu

-

-



dài hạn



4.100

3.000

II. TSCĐ

14.000

12.000

-

-

1. Nguyên giá

16.100

14.000

16.000

15.000

2. Giá trị hao mòn

(2.100)

(2.000)



luỹ kế



16.000

15.000

III. Bất động sản đầu

-

-

13.900

14.000





IV. Đầu tư TC dài

-

-

600

700

hạn





V. Tài sản dài hạn

-

-

1.500

300

khác








-

-




-

-




-

-

Tổng tài sản

25.000

22.000

Tổng nguồn vốn

25.000

22.000


Xác định nhu cầu vốn lưu động năm N+1 theo phương pháp gián tiếp.

Bước 1: Xác định số dư bình quân các loại vốn lưu động năm N (năm trước): Trị giá hàng tồn kho bình quân năm N = (6.000 + 6.200)/2 = 6.100 (triệu đồng) Khoản phải thu bình quân năm N = (2.800 + 3.000)/2 = 2.900 (triệu đồng)

Nợ phải trả bình quân năm N = (4.000 + 4.900)/2 = 4.450 (triệu đồng)

Bước 2: Xác định tỷ lệ vốn lưu động (VLĐ) so với doanh thu thuần năm trước.

6.100 + 2.900 - 4.450

Tđ =

40.000

x 100% = 11,37%

Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch:



Tỷ lệ giảm nhu cầu VLĐ năm


(-5) x

7.200

kế hoạch (Tg)

= 360

40.000

x 100% = - 0,25%


Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch

= 50.000 x (11,37% -0,25%) = 5.560 (triệu đồng)


Như vậy vốn lưu động cần có năm kế hoạch là 5.560 triệu đồng. So sánh số vốn cần có này với nguồn vốn lưu động thường xuyên hiện có đầu năm kế hoạch (cuối năm

N) sẽ xác định được số vốn lưu động thừa hoặc thiếu để có kế hoạch sắp xếp:


Nguồn vốn lưu

động thường xuyên = hiện có đầu năm kế

hoạch

Tổng nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn)

Giá trị còn

- lại của - TSCĐ

Các khoản đầu tư dài hạn khác


= ( 16.000 + 4.100) - 14.000 - 0

= 6.100 (triệu đồng)


Số vốn lưu động dư thừa năm kế hoạch


= 6.100 - 5.560 = 540 (triệu đồng)

Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch đã tính ở trên là 5.560 triệu đồng do vậy, công ty dư thừa vốn lưu động trong năm tới là 540 triệu đồng, không cần tìm thêm nguồn mà cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn dư thừa này cho hoạt động kinh doanh mở rộng.

8. Dựa vào bài đọc về biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cho biết có những chỉ tiêu nào được sử dụng để đo lượng hiệu quả sử dụng vốn lưu động; tóm tắt những biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện qua việc tăng nhanh sự vận động của vốn để với một số vốn lưu động nhất định có thể đạt được mức doanh thu cao hơn. Cũng có thể nói hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện qua việc mức doanh thu tăng mà không cần tăng thêm vốn lưu động, có nghĩa là tiết kiệm được vốn và chi phí sử dụng vốn.Vì vậy, để đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động, thường dùng 2 loại chỉ tiêu là tốc độ luân chuyển vốn lưu động và mức tiết kiệm vốn lưu động.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động thể hiện qua hai chỉ tiêu có quan hệ với nhau là số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động) và kỳ luân chuyển vốn lưu động (số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động).

- Số lần luân chuyển vốn lưu động:


M

L =

V

Trong đó: L: số lần luân chuyển vốn lưu động.

M: tổng mức luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ thể hiện khối lượng giá trị sản phẩm, dịch vụ mà vốn lưu động thực hiện được trong kỳ, phản ánh thông qua doanh thu thuần.

V: Số vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ.

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:


N

K =

L

Hoặc


K = N x V

M

Trong đó: K: kỳ luân chuyển vốn lưu động

N: Số ngày trong kỳ.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động thể hiện số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động.Hai chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển vốn lưu động có quan hệ với nhau: vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì số ngày của một vòng luân chuyển càng ngắn.

Mức tiết kiệm vốn lưu động

Khi tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì có thể đạt được mức doanh thu thuần nào đấy mà không phải bỏ thêm vốn lưu động. Số vốn lưu động không cần bỏ thêm đó là mức tiết kiệm tương đối về vốn lưu động. Ngược lại, nếu tốc độ luân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022