Hao Mòn Và Khấu Hao Tài Sản Cố Định

- Tài sản cố định vô hình

Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định vô hình chỉ được thừa nhận khi xác định được giá trị của nó, thể hiện một lượng giá trị lớn đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông thường, tài sản cố định vô hình thường bao gồm các loại sau: quyền sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hình, phần mềm máy vi tính, bản quyền, bằng phát minh sáng chế…

Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định theo hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định.

b. Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng

Dựa theo tiêu thức này, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm 2 loại

- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng: là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động an ninh, quốc phòng.

c. Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng

Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định, có thể chia tài sản cố định của doanh nghiệp thành các loại sau:

- Tài sản cố định đang dùng

- Tài sản cố định chưa cần dùng

- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý

Dựa vào cách phân loại này, người quản lý nắm được tổng quát tình hình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử dụng tối đa các tài sản cố định hiện có trong doanh nghiệp, giải phóng nhanh các tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý để thu hồi vốn.

d. Phân loại tài sản cố định theo hình thái sở hữu

Căn cứ vào quyền sở hữu, tài sản cố định được phân loại làm các loại:

- Tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền quản lý, sử dụng.

- Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản cố định mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài nhưng quyền sở hữu thuộc về bên cho thuê (công ty cho thuê tài chính).

- Tài sản cố định thuê vận hành (thuê hoạt động): là tài sản cố định mà doanh nghiệp đang sử dụng có tính chất ngắn hạn, thời vụ, còn quyền sở hữu thuộc bên cho thuê.

Trên đây là các cách phân loại chủ yếu. Mỗi cách phân loại đáp ứng những yêu cầu nhất định của công tác quản lý. Trong thực tế, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương pháp phân loại tài sản cố định tùy theo yêu cầu quản lý từng thời kỳ.

6.2.2. Khấu hao tài sản cố định

6.2.2.1. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định

a. Hao mòn tài sản cố định

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định bị hao mòn dần.

Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị hoặc giảm giá trị của tài sản cố định.

Có hai loại hao mòn tài sản cố định là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

- Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó làm giảm dần giá trị của tài sản cố định trong quá trình sử dụng tài sản cố định. Sự hao mòn hữu hình tài sản cố định tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng và cường độ sử dụng chúng. Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên, tài sản cố định còn bị hao mòn do tác động của các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, nắng mưa, sức bền của vật liệu cấu thành tài sản cố định…

- Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của tài sản cố định. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hao mòn vô hình là do sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các máy móc thiết bị không ngừng được cải tiến, đổi mới nên có tính năng, công dụng và công suất cao hơn. Vì vậy, những máy móc thiết bị được sản xuất trước đó trở nên lạc hậu, lỗi thời và bị mất giá. Tình trạng mất giá này của tài sản cố định chính là sự hao mòn vô hình của tài sản cố định. Nó không liên quan đến việc giảm sút giá trị sử dụng của tài sản cố định.

Hao mòn vô hình còn xuất hiện cả khi chu kỳ sống của sản phẩm bị chấm dứt dẫn đến tình trạng những tài sản cố định để chế tạo sản phẩm đó cũng bị mất tác dụng..

Để thu hồi giá trị của tài sản cố định do sự hao mòn nhằm tái sản xuất tài sản cố định khi hết thời gian sử dụng cần tính chuyển giá trị tài sản cố định vào giá trị sản phẩm tạo ra bằng việc khấu hao tài sản cố định.

b. Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định đó.

Vì thế, khấu hao tài sản cố định là một yếu tố chi phí và được tính vào giá thành sản phẩm. Xét về mặt kinh tế, khấu hao tài sản cố định là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng không phải là khoản chi tiêu bằng tiền trong kỳ. Xét về mặt tài chính, khấu hao tài sản cố định là một cách thu hồi vốn đầu tư ứng trước, vì sau khi sản phẩm được tiêu thụ, một số tiền được trích ra từ tiền thu bán hàng tương đương với số đã khấu hao trong kỳ được gọi là tiền khấu hao tài sản cố định. Về nguyên lý, khi chưa tới thời hạn tái sản xuất tài sản cố định thì số tiền khấu hao được tích lũy lại dưới hình thái một quỹ tiền tự dự trữ gọi là quỹ khấu hao. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền trích khấu hao tài sản cố định sao cho có hiệu quả và phải hoàn trả đúng hạn để tái sản xuất tài sản cố định khi có nhu cầu.

* Mục đích của khấu hao tài sản cố định.

Nhằm thu hồi vốn để tái sản xuất ra tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp tổ chức quản lý và sử dụng tốt thì tiền khấu hao không chỉ có tác động tái sản xuất giản đơn (quy mô trước và sau không đổi) mà còn có thể tái sản xuất mở rộng tài sản cố định (quy mô sau lớn hơn quy mô trước).

* Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định.

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định là một biện pháp quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn cố định. Thông qua thực hiện khấu hao hợp lý, doanh nghiệp có thể thu hồi đầy đủ vốn cố định khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng.

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung được vốn từ tiền khấu hao để có thể kịp thời thực hiện đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ. Tiền khấu hao hàng tháng doanh nghiệp có thể sử dụng cho mục đích kinh doanh, trước hết là đầu tư vào tài sản cố định mới, không nhất thiết phải đợi tới khi tài sản cố định hư hỏng hoàn toàn mới thay thế.

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định là nhân tố quan trọng để xác định đúng giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

6.2.2.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định thích hợp sau đây tuỳ thuộc vào từng loại tài sản cố định và phải đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng,

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh,

- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

a. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

Khấu hao theo đường thẳng (còn gọi là khấu hao đều, khấu hao bình quân, khấu hao tuyến tính) là phương pháp khấu hao mà chi phí khấu hao trong kỳ được xác định bằng cách chia nguyên giá tài sản cố định cho thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định hoặc nhân nguyên giá tài sản cố định với tỷ lệ khấu hao áp dụng cho loại tài sản cố định đó.

Cách tính mức khấu hao:


Mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định

= Giá trị phải khấu hao tài sản cố định Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định


Giá trị phải khấu hao TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị thanh lý ước tính Giá trị thanh lý ước tính = thu thanh lý ước tính – chi phí thanh lý ước tính.

Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi trả để có tài sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng (nếu có)) và các chi phí kèm theo trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, điều chỉnh và lệ phí trước bạ, lãi tiền vay đầu tư tài sản cố định khi chưa đưa vào sử dụng và thuế không được hoàn. Đối với tài sản cố định doanh nghiệp tự xây dựng thì nguyên giá là giá trị thực tế đã chi ra để xây dựng tài sản cố định. Đối với tài sản cố định vô hình, nguyên giá là tổng chi phí thực tế đã đầu tư vào tài sản đó.

Giá trị thanh lý ước tính được xác định bằng kết quả thanh lý ước tính trừ đi chi phí thanh lý ước tính. Để đơn giản hóa vấn đề, người ta quy ước: thu thanh lý ước tính bằng chi phí thanh lý ước tính. Do vậy, mức khấu hao hàng năm có thể được xác định như sau:

T

MKH = NG (6.6)

Trong đó: MKH: mức khấu hao của TSCĐ hàng năm NG: nguyên giá của TSCĐ cần tính khấu hao T: thời gian sử dụng của TSCĐ

Có thể tính ra tỷ lệ khấu hao của tài sản cố định (TKH) và từ tỷ lệ này còn có thể tính mức khấu hao bằng cách khác:

T

TKH = 1 x 100% (6.7)


→MKH = NG x TKH (6.8)

Mức khấu hao hàng tháng của tài sản cố định được xác định bằng mức khấu hao hàng năm chia cho 12.

Trong việc tính khấu hao tài sản cố định cần chú ý tới hai yếu tố chủ yếu là nguyên giá và thời gian sử dụng tài sản cố định.

* Nguyên giá của tài sản cố định.


Chi phí vận

Thuế


chuyển , bốc

+ phải

+

dỡ, chạy thử, +

nộp


lệ phí trước



bạ…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tài chính doanh nghiệp - 24

- Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng. Vài trường hợp cụ thể về tính nguyên giá tài sản cố định hữn hình:

Nguyên giá TSCĐ

hữu hình mua sắm


Giá mua

= -

thực tế


Các khoản giảm giá

Lãi tiền vay để mua tài sản (nếu có)


Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự sản xuất

Giá thành thực

= +

tế của TSCĐ

Chi phí lắp đặt, chạy thử,…


Nguyên giá TSCĐ hữu hình đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu


Giá quyết toán

= +

công trình

Chi phí liên quan khác


Lệ phí

+

trước bạ


Nguyên giá TSCĐ hữu hình

=

mua chậm trả góp

Giá mua trả

+

tiền ngay

Chi phí liên quan khác


(Khoản chênh lệch giữa giá mua trả ngay với giá mua trả chậm được tính vào chi phí tài chính trong kỳ).

Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận của người góp vốn

Giá trị thoả thuận do hội

= +

đồng đánh giá xác định

Chi phí có liên quan


- Nguyên giá của tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản cố định vô hình đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng. Một số trường hợp cụ thể về tính nguyên giá tài sản cố định vô hình như tính nguyên giá tài sản cố định hữu hình trừ các trường hợp sau đây:


Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất


Số tiền chi ra để có

=

quyền sử dụng đất

Chi phí đền bù,

+ san lấp, lệ phí trước bạ

Hoặc

Nguyên giá TSCĐ vô hình

là quyền sử dụng đất = Giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn


Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế

Nguyên giá TSCĐ vô hình là nhãn hiệu hàng hoá

Nguyên giá TSCĐ vô hình là phần mềm máy tính

Toàn bộ các chi phí đã chi ra để

=

có các quyền đó

Toàn bộ các chi phí đã chi ra để

=

mua nhãn hiệu hàng hoá đó

Toàn bộ các chi phí đã chi ra để

=

có phần mềm máy tính đó

Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

- Đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật.

- Nâng cấp tài sản cố định.

- Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của tài sản cố định.

* Thời gian sử dụng của tài sản cố định.

Về thời gian sử dụng tài sản cố định, các tài sản cố định khấu hao trong bao nhiêu năm phải theo danh mục qui định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể thay đổi thời gian sử dụng theo quy định. Một tài sản cố định có thể có tuổi thọ kỹ thuật dài (tuổi thọ theo thiết kế) nhưng tuổi thọ kinh tế có thể ngắn hơn (do sự lạc hậu nhanh của tài sản) nên doanh nghiệp có thể khấu hao theo tuổi thọ kinh tế và đăng ký với cơ quan thuế để xác định chi phí khấu hao.

Khấu hao theo phương pháp đường thẳng có ưu điểm là:

- Đơn giản, dễ tính toán,

- Chi phí khấu hao được phân bổ đều từng tháng vào chi phí kinh doanh nên không gây biến động chi phí về khoản mục chi khấu hao.

Tuy nhiên khấu hao theo phương pháp đường thẳng có nhược điểm là khấu hao dàn trải theo thời gian sử dụng tài sản nên tài sản sử dụng dễ bị lạc hậu, vốn cố định thu hồi chậm.

Để khắc phục nhược điểm này, Bộ Tài chính cho phép các tài sản cố định có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng không quá hai lần so với mức khấu hao đường thẳng và chỉ áp dụng đối với loại tài sản cố định là máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm, vườn cây lâu năm, súc vật, dụng cụ quản lý.

Ví dụ về phương pháp khấu hao đường thẳng:

Doanh nghiệp A mua một tài sản cố định mới, giá trị ghi trên hoá đơn là 115 triệu đồng, được chiết khấu mua hàng (giảm giá) 2 triệu đồng, chi phí vận chuyển 2 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử 5 triệu đồng (các chi phí đều chưa bao gồm thuế

giá trị gia tăng). Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định là 12 năm, doanh nghiệp dự kiến sử dụng trong 10 năm (phù hợp với qui định của Bộ Tài chính) kể từ 1/1/2006. Doanh nghiệp áp dụng cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Từ dữ liệu trên, tính mức trích khấu hao như sau:

Nguyên giá của tài sản cố định (NG) = 115 – 2 + 2 + 5 = 120 (triệu đồng) Mức trích khấu hao hàng năm:

MKH

= 120 = 12 (triệu đồng/ năm) 10

Hàng năm doanh nghiệp phải tính vào chi phí kinh doanh 12 triệu đồng để thu hồi lại vốn cố định với mức khấu hao trên.

Giả sử sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp có sửa chữa lớn tài sản cố định trên với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng thêm 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu). Ngày đưa vào sử dụng là 1/1/2011.

Nguyên giá tài sản cố định đánh giá lại là: 120 + 30 = 150 (triệu đồng) Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 x 5 năm = 60 (triệu đồng)

Giá trị còn lại phải tính khấu hao = 150 – 60 = 90 (triệu đồng)

Mức trích khấu hao hàng năm kể từ năm 2011 là: 90 / 6 = 15 (triệu đồng/năm)

b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm giảm dần, tức là càng ở những năm đầu thì mức khấu hao càng lớn và những năm sau thì mức khấu hao giảm đi.

Đây là phương pháp khấu hao nhanh do việc sử dụng một hệ số điều chỉnh lớn hơn so với tỷ lệ khấu hao đường thẳng.

Điều kiện để các tài sản cố định được áp dụng theo phương pháp khấu hao nhanh là các tài sản cố định phải đồng thời đủ điều kiện sau:

- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng),

- Là các loại máy móc thiết bị, dụng cụ đo lường, thí nghiệm.

Phương pháp khấu hao này áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi nhanh để tránh lạc hậu.

Số tiền khấu hao hàng năm của tài sản cố định được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố định ở đầu năm của năm tính khấu hao nhân với một tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm (còn gọi là tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần).

MKi = Gdi * TKD (6.9)

Trong đó: MKi là số khấu hao tài sản cố định năm thứ i

Gdi là giá trị còn lại của tài sản cố định đầu năm thứ i

TKD là tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của tài sản cố định i: thứ tự các năm sử dụng tài sản cố định

Giá trị còn lại của tài sản cố định đầu năm thứ i được xác định bằng cách lấy nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao lũy kế tính đến đầu năm thứ i.

Gdi = NG - Σ MKi-1 (6.10)


Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng nhân với hệ số điều chỉnh (Hd).

TKD = TKH * Hd (6.11)


Theo quy định của Việt Nam thì hệ số điều chỉnh có giá trị như sau:

Bảng 6.11: Hệ số điều chỉnh của tài sản cố định


Thời hạn sử dụng của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh

T ≤ 4 năm

1,5

4 < T ≤ 6 năm

2

T > 6 năm

2,5

Theo phương pháp khấu hao này, ở năm cuối cùng sau khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng thường còn lại một phần giá trị chưa khấu hao hết. Để đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn cố định, về mặt kỹ thuật, ở những năm cuối cùng số dư còn phải khấu hao được phân bổ đều cho những năm còn lại.

Ưu điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh là giúp doanh nghiệp thu hồi nhanh vốn cố định để tái đầu tư, tránh được sự lạc hậu của tài sản cố định.

Hạn chế của phương pháp khấu hao này là làm tăng chi phí ở những năm đầu sử dụng tài sản cố định. Vì vậy các doanh nghiệp mới thành lập hoặc có khó khăn về giá cả sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ cần thận trọng khi áp dụng.

Ví dụ về phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Doanh nghiệp A đưa vào sử dụng một tài sản cố định có nguyên giá là 10 triệu đồng, thời hạn sử dụng là 5 năm. (ứng với hệ số điều chỉnh là 2).

Tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp đường thẳng là:

TKH = 1 x 100% = 20%

5

Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm theo phương pháp điều chỉnh là TKD = TKH x Hd = 20% x 2 = 40%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022