Tài chính doanh nghiệp - 18

Do đó, mặc dù phương pháp chiết khấu lợi tức cổ phần không đánh giá đầy đủ phần lợi nhuận trả cho rủi ro trong chi phí sử dụng vốn cổ phần, song nó là một phần của toàn bộ chi phí ước tính.

* Phương pháp so sánh chi phí của vốn cổ phần và chi phí của nợ vay

Các trái chủ được quyền nhận trước cổ đông trong việc phân chia lợi nhuận của công ty. Lợi tức cổ phần chỉ được chia cho cổ đông sau khi công ty đã trả lãi vay và nộp thuế lợi tức. Đồng thời các trái chủ còn được hưởng quyền ưu tiên về trái quyền của họ trên tài sản của công ty trước quyền sở hữu của các cổ đông. Trong trường hợp công ty hoạt động có hiệu quả và đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính của nó, thì quyền ưu tiên này sẽ không trở thành hiện thực. Nhưng nếu tiền lãi và vốn gốc không được trả khi đáo hạn, các chủ nợ có thể có quyền kiểm soát công ty hay cưỡng bức công ty phải thanh toán công nợ. Trong những trường hợp này công ty có thể bán tài sản và chủ nợ thu hồi được nợ từ những khoản tiền này. Chỉ sau khi các chủ nợ trong đó có các trái chủ, nhận được toàn bộ các khoản nợ, cổ đông mới nhận được phần còn lại. Vì vậy, các cổ đông chịu phần rủi ro đầu tư lớn hơn các trái chủ, và đổi lại tỷ lệ sinh lời trên cổ phần của công ty phải cao hơn tỷ lệ sinh lời trên trái phiếu.

Phương pháp này có giới hạn sử dụng tỷ lệ chênh lệch từ 4 - 6%, mà đó chỉ là một số trung bình của quá khứ. Ví dụ, tỷ lệ sinh lời tại thời điểm đáo hạn của một trái phiếu công ty là 12%, thì chi phí sử dụng vốn cổ phần có thể nằm trong khoảng 16% đến 18%. Nhưng nó có thuận lợi là sử dụng tỷ lệ sinh lời tại thời điểm đáo hạn của loại trái phiếu rủi ro nhất của công ty, mà tỷ lệ sinh lời tại thời điểm đáo hạn là tỷ lệ lãi suất trên thị trường, phản ảnh những thông tin mới nhất và có thể được đo lường dễ dàng, với độ chính xác cao. Phương pháp này có thể được áp dụng khi các phương pháp khác thất bại và nó cũng có thể được áp dụng như một biện pháp kiểm tra tính chính xác của các phương pháp khác.

* Phương pháp sử dụng tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần trong quá khứ

Tỷ lệ sinh lời quá khứ trên vốn cổ phần có thể được sử dụng một cách thận trọng như những cột mốc chỉ đường đối với tỷ lệ sinh lời cần thiết tương lai.

Một kết quả ước tính về chi phí sử dụng vốn trên vốn cổ phần của công ty trong tương lai là chi phí sử dụng vốn quá khứ trung bình trên vốn cổ phần. Chi phí sử dụng vốn tính theo phương pháp này có nhiều khuyết điểm, bởi những điều kiện của nền kinh tế luôn thay đổi và chúng ta không thể kỳ vọng những điều kiện của quá khứ vẫn còn tồn tại trong tương lai. Phương pháp này không xem xét đến những yếu tố trên, do đó kết quả của những đánh giá theo phương pháp này không thể được coi là những đánh giá hợp lý về tỷ lệ chi phí tương lai.

Tuy nhiên, trong trường hợp những năm quá khứ gần nhất là thời kỳ ổn định và những điều kiện tương lai không có những thay đổi đáng chú ý, thì những chi phí sử dụng vốn quá khứ có thể được sử dụng để dự báo tỷ lệ sinh lời cần thiết tương lai.

Phương pháp này chỉ nên sử dụng để bổ sung cho các phương pháp đã nêu.

a2. Chi phí của vốn cổ phần mới (Kne)

Khi độ lớn của khoản đầu tư mới vượt qua tiềm năng của các nguồn tài trợ nội bộ, doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn từ các nguồn nên ngoài. Việc bán các loại cổ phiếu mới sẽ làm phát sinh loại chi phí phát hành, và những chi phí này không được coi là bộ phận của chi phí ước tính của lợi nhuận giữ lại. Bởi vậy, những chi phí liên quan đến phát hành cổ phiếu mới có ý nghĩa rất quan trọng.

Nếu ký hiệu F là tỷ lệ của chi phí phát hành so với giá bán và Po là giá bán của cổ phiếu mới, thì phần vốn thuần mà công ty nhận được là : Po*(1 - F). Nếu mỗi cổ phiếu mới phát hành được bán với giá 20.000 đồng và chi phí phát hành là 6%, thì phần vốn công ty nhận được là 20.000 (1-0,6) = 18.800 đồng/cổ phiếu.

- Áp dụng mô hình tăng trưởng không đổi và đưa những chi phí thả nổi vào suy xét, đòi hỏi chúng ta phải sử dụng khoản tiền nhận được thuần (Po(1-F)), chứ không phải là sử dụng giá bán cổ phần mới (Po), Do đó, chí phí của vốn cổ phần mới được tính theo công thức sau :

K ne

d1 g Po (1 F)


(5.6)

Xem xét một ví dụ với những dữ liệu sau : Po = 200.000 đồng

F = 6%

d1 = 21.000 đồng g = 0,05 (5%)

Áp dụng công thức (5.6) chúng ta tính được chi phí của vốn cổ phần mới :


K ne

d1 g =

Po (1 F)

21.000

200.000(1 0,06)


0,05 16,17%

Tuy nhiên, với cùng một nguồn dữ liệu, chi phí của lợi nhuận giữ lại là :

K d1 g =

e P


21.000

200.000


0,05 15,5%


Lý do làm cho chi phí của vốn cổ phần mới cao hơn là do chi phí phát hành của nó lên tới 6%. Bởi vậy, rò ràng là sử dụng vốn cổ phần mới có chi phí cao hơn sử dụng lợi nhuận giữ lại.

b. Chi phí vốn cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi có những đặc tính của cả cổ phiếu phổ thông và trái phiếu. Những đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi giống với trái phiếu là: chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi được nhận tiền lãi cố định; có mệnh giá và lợi tức cổ phần là tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá; lợi tức cổ phần ưu tiên nhận trước cổ phiếu phổ thông và nhận sau trái phiếu. Những đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi giống với cổ phiếu phổ thông là: không có thời gian đáo hạn; lợi tức cổ phần được trả hàng năm, trong nhiều năm; tiền lãi phải trả không được trừ trước khi tính thuế thu nhập và công ty sử dụng cổ phiếu ưu đãi như là một bộ phận của vốn chủ sở hữu lại làm cho nó giống như cổ phiếu phổ thông.

Như vậy, những đặc điểm đặc biệt lưu ý là cổ phiếu ưu đãi chỉ nhận được tiền lãi cố định hàng năm, không có quyền tham gia phân phối lợi nhuận cao, do đó không được hưởng suất tăng trưởng của lợi nhuận.

Nếu ta gọi: Kp:chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi

dp: lợi tức cố định trên một cổ phiếu ưu đãi.

Pp: giá phát hành cổ phiếu ưu đãi (bằng giá trị chiết khấu của các khoản lợi tức cổ phần tương lai)

Thì chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi được xác định như sau:

dp

P

Kp = (5.7)

p

5.3.2.3. Chi phí trung bình của vốn (WACC)

Doanh nghiệp có nhiều nguồn huy động và do đó cũng có nhiều khoản chi phí sử dụng vốn. Các ngồn này có thể được sắp xếp, phân loại thành một số nguồn chính.

Chi phí trung bình của vốn là mức doanh lợi vốn tối thiểu cần phải đạt được từ việc sử dụng các nguồn vốn đã huy động. Chi phí trung bình của vốn trong doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 yếu tố: Chi phí sử dụng của từng nguồn vốn và tỷ trọng của từng nguồn vốn.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp có hai nguồn ngân quỹ chính là nợ và vốn cổ phần, với cơ cấu tỷ lệ nợ chiếm 40% và vốn cổ phần là 60% được đo lường theo giá trị trường. Giả sử chi phí của các khoản nợ là 10% và chi phí vốn cổ phần là 20%. Doanh nghiệp sẽ xác lập chi phí sử dụng vốn ở mức nào và sử dụng nó làm chuẩn để xác định giá trị của một khoản đầu tư mới như thế nào?

Nếu doanh nghiệp duy trì tỷ lệ nợ và vốn này làm tỷ lệ mục tiêu dài hạn của nó thì tỷ lệ chi phí được áp dụng sẽ tính như sau:

Chi phí sử dụng vốn bình quân = 0,4 x 10 + 0,6 x 20 = 16%

Từ những phân tích trên chúng ta đã có thể phân biệt hai thành phần chính trong nguồn vốn của doanh nghiệp là nợ và vốn cổ phần. Tuy nhiên, trong đó còn có

nhiều yếu tố cấu thành, thí dụ: các nguồn ngân quỹ của doanh nghiệp gồm có nợ ngân hàng, nợ trả các trái chủ, nợ nhà cung cấp, cổ phiếu ưu đãi, cổ phần thường... Do đó, chi phí trung bình của vốn được tính theo phương pháp bình quân gia quyền mà quyền số là tỉ trọng của mỗi nguồn vốn.

Công thức WACC được tính như sau:


WACC = W1k1 + W1k1 +…+ Wnkn (5.8)


Với:


Wi: thể hiện tỷ lệ hay tỷ trọng của nguồn vốn thứ i ki: là chi phí của nguồn vốn thứ i

Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp sử dụng ba nguồn vốn là vốn cổ phần 60%, vốn cổ phiếu ưu đãi 5% và nợ 35%. Chi phí thực tế (sau thuế) lần lượt là 20%, 14% và 6%. Chúng ta có thể sử dụng công thức để tìm WACC của doanh nghiệp như sau:

WACC = 0,6 x 20% + 0,05 x 14% + 0,35 x 6% = 14,8%

5.3.2.4. Chi phí cận biên của vốn

Phần trên đã xem xét chi phí sử dụng vốn trong điều kiện kết cấu các nguồn vốn không thay đổi. Nhưng trong thực tế khi có nhu cầu đầu tư mới, do nhu cầu vốn đầu tư tăng lên sẽ phá vỡ kết cấu vốn đã có, đồng thời chi phí sử dụng các nguồn vốn cũng có thể thay đổi, do đó chi phí sử dụng vốn bình quân cũng thay đổi. Thông thường khi bắt đầu, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp nhất, sau đó mới tới những nguồn có chi phí sử dụng cao hơn. Do đó, khi doanh nghiệp huy động thêm những đồng vốn mới, chi phí của mỗi đồng vốn tại một thời điểm nào đó sẽ tăng lên. Vì vậy, chi phí cận biên về sử dụng vốn là chi phí của đồng vốn cuối cùng mà doanh nghiệp tiếp tục huy động thêm vốn. Kể từ đồng vốn kế tiếp, chi phí sử dụng vốn sẽ tăng lên và doanh nghiệp sẽ có mức chi phí cận biên mới cho những đồng vốn mới huy động trong một giới hạn nào đó. Như vậy bản chất chi phí cận biên vẫn là giới hạn nhất định của số vốn mới huy động.

Ví dụ: Một công ty hiện nay đang sử dụng 200 tỷ đồng vốn với cơ cấu sau:

Đơn vị tính: tỷ đồng


Nguồn vốn huy động

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Nợ vay

20

10

Cổ phiếu ưu đãi

60

30

Cổ phiếu thường

120

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tài chính doanh nghiệp - 18


Nợ vay có chi phí sử dụng trước thuế là 12,2%, thuế suất thu nhập hiện hành là 22%, vậy chi phí sử dụng nợ vay sau thuế là: 12,2% x (1 - 22%) = 9,52%

Cổ phiếu ưu đãi có chi phí sử dụng: 9,1%

Riêng cổ phần thường có lợi tức cổ phần là 4.000 và mức tăng trưởng trung bình đã ổn định qua nhiều năm là 6%. Giá một cổ phiếu là 50.000. Từ các liệu này cho ta biết chi phí của việc sử dụng cổ phiếu thường là: 4.000/50.000 + 6% = 14%

Do đó chi phí sử dụng vồn bình quân của các nguồn tài trợ là: WACC = (14% x 60%) + (9,1% x 30%) + (10% x 9,52%) = 12,08%

Giả sử cuối năm công ty dự kiến sau khi trả lợi tức cổ phần và nộp thuế thu nhập số lợi nhuận để lại là 24 tỷ đồng được đưa vào đầu tư. Ta biết rằng muốn giữ cân bằng tỷ trọng các nguồn vốn như cũ, thì lợi nhuận để lại chỉ chiếm 60%, còn lại 40 % phải là nợ vay và cổ phiếu ưu đãi. Do đó, tổng số vốn mới có thể sử dụng để có cơ cấu vốn tối ưu là:


Số vốn mới = Lợi nhuận để lại = 24 = 40 (tỷ đồng)

0.6 0.6

Có nghĩa rằng nếu dùng 24 tỷ đồng lợi nhuận để lại để đầu tư thì phải huy động thêm vốn từ:

- Vay nợ: 40 x 10% = 4 tỷ đồng

- Cổ phiếu ưu đãi: 40 x 30% = 12 tỷ đồng Khi đó chi phí sử dụng vốn vẫn chỉ là 12,08%

Nếu nhu cầu đầu tư với số vốn vượt quá 40 tỷ đồng công ty phải phát hành cổ phiếu thường mới, do đó phải tính chi phí sử dụng vốn trung bình mới. Giả sử khi phát hành cổ phiếu thường mới công ty phải chịu tỷ lệ chi phí phát hành là 20%. Khi đó chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới là: 4.000/[50.000*(1-20%)] +6% = 16%

Do đó chi phí sử dụng bình quân của phần vốn mới cao hơn 40 tỷ đồng được xác định như sau:

WACC = (10% x 9,52%) + (30% x 9,1%) + (60% x 16%) = 13,28%


Như vậy mỗi đồng vốn mới trong 40 tỷ đồng có chi phí sử dụng bình quân chỉ là 12,08%, nhưng mỗi đồng vốn trên mức 40 tỷ đồng có chi phí sử dụng bình quân là 13,28%, do doanh nghiệp phải phát hành cổ phiếu thường đắt hơn lợi nhuận để lại.

Việc nghiên cứu chi phí cận biên nói riêng, chi phí sử dụng vốn nói chung có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Bởi vì nó giúp cho các nhà quản trị tài chính có thêm các căn cứ xác đáng để lựa chọn cơ cấu các nguồn tài trợ có lợi nhất, vừa đảm bảo chi phí sử dụng vốn bình quân tiết kiệm nhất, trong điều kiện đảm bảo an ninh tài chính của doanh nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khái niệm vốn và các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

2. Phân biệt vốn tự có, vốn chủ sở hữu, vốn pháp định, vốn điều lệ của doanh nghiệp.

3. Đối với một doanh nghiệp, sử dụng nợ chỉ có lợi chứ không có hại. Hãy bình luận nhận định này.

4. Đối với một doanh nghiệp, chính sách tài trợ tối ưu là chính sách tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Hãy bình luận nhận định này.

5. Trình bày khái niệm chi phí vốn của doanh nghiệp.

6. Trình bày cách xác định chi phí vốn trung bình của doanh nghiệp.

7. Dựa vào bài đọc về lập kế hoạch vốn lưu động, hãy cho biết những nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến vốn lưu động; doanh nghiệp sẽ làm gì nếu thừa hoặc thiếu vốn lưu động; những phương pháp để xác định nhu cầu vốn lưu động.


Lập kế hoạch vốn lưu động và việc xác định nhu cầu vốn lưu động trong kỳ kế hoạch cần thiết cho kinh doanh để bố trí nguồn vốn lưu động đủ đảm bảo hoặc sử dụng nguồn vốn lưu động thừa.

Thông thường doanh nghiệp đã có sẵn nguồn vốn lưu động thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ vay trung hạn, dài hạn, sau khi trừ đi phần đầu tư vào tài sản cố định, còn lại là để đảm bảo cho nhu cầu của vốn lưu động. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh dự kiến, có thể nhu cầu của vốn lưu động tăng lên hay giảm xuống, dẫn tới việc thiếu hay thừa nguồn vốn lưu động. Vì vậy, doanh nghiệp phải có kế hoạch tìm thêm nguồn vốn lưu động (nếu thiếu) hoặc sử dụng (nếu thừa).

Phương pháp xác định số vốn lưu động thừa hoặc thiếu như sau:


Số vốn lưu động

thừa (+) hoặc thiếu = (-) trong kỳ kế hoạch

Nguồn vốn lưu động thường xuyên hiện có -

(1)

Nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch

(2)


- Nếu (1) > (2) : Doanh nghiệp thừa vốn lưu động, cần có kế hoạch sử dụng số vốn thừa.

- Nếu (1)< (2) : Doanh nghiệp thiếu vốn lưu động, cần có kế hoạch bố trí nguồn vốn bổ sung.

Từ đây cần xác định thành phần (1) và (2) như sau:

(1). Xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên hiện có đầu kỳ kế hoạch:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên hiện có đầu kỳ kế hoạch được xác định trên cơ sở số liệu của bảng cân đối kế toán cuối năm báo cáo.

Giá trị còn lại

Nguồn vốn lưu động thường xuyên hiện có

Tổng nguồn vốn

thường xuyên (vốn

= -

chủ sở hữu + nợ

trung hạn, dài hạn)

của tài sản cố định (giá trị đã trừ số khấu hao luỹ kế)

Các khoản

- đầu tư dài hạn khác

Thực chất nguồn vốn lưu động thường xuyên hiện có đầu kỳ kế hoạch chính là phần còn lại của nguồn vốn thường xuyên (bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vay trung hạn và dài hạn) sau khi đã trừ đi phần đang sử dụng cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn khác. Phần còn lại này được tiếp tục sử dụng cho nhu cầu vốn lưu động của năm sắp tới.

(2). Xác định nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch.

Nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều nhân tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, chẳng hạn:

- Qui mô ngành nghề kinh doanh năm tới.

- Chính sách tiêu thụ của doanh nghiệp, chính sách tín dụng, thanh toán…

- Điều kiện hạ tầng cũng ảnh hưởng tới việc cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.

- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến vốn dự trữ, đến sức mua xã hội

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động

Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch là phương pháp căn cứ trên các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới vốn lưu động cần có để tính toán.

Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu vốn lưu động nhiều hay ít là:

- Mức dự trữ vật tư, hàng hoá tồn kho cần thiết.

- Các khoản công nợ phải thu (vốn bị chiếm dụng tạm thời)

- Các khoản công nợ phải trả

Như vậy, nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch được tính như sau:

Mức dự trữ vật tư

Nhu cầu

=

vốn lưu động

hàng hoá (tồn kho) + cần thiết

Nợ phải thu

Nợ phải

-

trả

(Nếu có nhu cầu vốn bằng tiền để dự trữ thường xuyên, để đầu tư chứng khoán ngắn hạn thì cần cộng cả yếu tố này).

Xác định mức dự trữ vật tư, hàng hoá tồn kho cần thiết

Các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng thì dự trữ chủ yếu là nguyên liệu chính, vật liệu khác, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước,thành phẩm. Các doanh nghiệp thương mại thì dự trữ chủ yếu là dự trữ hàng hoá để bán.

Xác định từng loại vốn như sau:

Xác định mức dự trữ vật tư hoặc hàng hoá

Phải xác định mức dự trữ của từng loại nguyên vật liệu hoặc hàng hoá rồi cộng lại. Mức dự trữ của từng loại lại phụ thuộc vào 2 yếu tố là mức chi phí nguyên vật liệu (hoặc mức bán ra của hàng hoá) bình quân 1 ngày và số ngày dự trữ cần thiết.


Mức dự trữ vật tư,

=

hàng hoá cần thiết

Chi phí vật tư bình

x

quân 1 ngày

Số ngày dự trữ cần thiết

Chi phí vật tư bình quân 1 ngày tính bằng cách lấy tổng chi phí vật tư trong kỳ (hoặc tổng mức bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại) chia cho số ngày trong kỳ.

Số ngày dự trữ cần thiết tính bằng cách lấy số ngày cách nhau bình quân giữa 2 lần nhập kho cộng với số ngày dự trữ bảo hiểm.

Số ngày dự trữ bảo hiểm là số ngày cần thiết phải duy trì một lượng tồn kho trong điều kiện bất thường như bão lụt, giao thông trắc trở, thời vụ,…

Ví dụ:

Doanh nghiệp A dự kiến năm kế hoạch, tổng chi phí nguyên vật liệu sắt thép là 3.600 triệu đồng. Hợp đồng dự kiến ký với nhà cung cấp sắt thép là 20 ngày nhập kho 1 lần. Dự tính ngày bảo hiểm là 3 ngày. Giả sử năm có 360 ngày

Vậy, mức dự trữ sắt thép cần thiết là:

3.600

360 x (20+3) = 230 (triệu đồng)

Xác định mức dự trữ về sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là sản phẩm đang chế tạo, đang trong quá trình sản xuất. Trong khi sản phẩm chưa hoàn thành thì vốn lưu động vẫn nằm ở khâu dự trữ. Mức dự trữ sản phẩm dở dang nhiều hay ít phụ thuộc vào 2 yếu tố: mức chi phí sản xuất bình quân một ngày và chu kỳ sản xuất sản phẩm.


Mức dự trữ sản

=

phẩm dở dang

Chi phí sản xuất bình quân 1 ngày

Chu kỳ sản xuất

x

sản phẩm


Chi phí sản xuất bình quân 1 ngày được xác định bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất trong kỳ (hoặc tổng giá thành sản xuất) chia cho số ngày trong kỳ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022