Mô Hình Sử Dụng Đúng Tính Chất Của Từng Nguồn Vốn

các khoản nợ dài hạn mà một phần nợ phải trả chỉ còn hạn dưới 1 năm thì khoản nợ dài hạn đó cũng coi như vốn tạm thời.

5.1.3. Các mô hình bố trí nguồn vốn của doanh nghiệp

Không phải doanh nghiệp nào cũng luôn có đủ nguồn vốn chủ sở hữu để đáp ứng nhu cầu kinh doanh thường xuyên. Việc phải sử dụng nguồn vốn bên ngoài thường diễn ra. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp cần bố trí nguồn vốn theo nguyên tắc:

- Các tài sản cần thiết thường xuyên như tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên thì phải có nguồn vốn thường xuyên đảm bảo là chính, ngoài ra nếu có nhu cầu dự trữ đột biến (tài sản lưu động tạm thời) thì bố trí bằng nguồn vốn tạm thời.

- Nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng tạm thời chỉ được sử dụng cho những mục tiêu và kỳ hạn đúng với hợp đồng vay vốn, hợp đồng thương mại hoặc các cam kết với chủ nợ.

- Chú ý tới chi phí tài chính và rủi ro khi sử dụng các nguồn vốn.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những mô hình bố trí nguồn vốn sau:

5.1.3.1. Mô hình sử dụng đúng tính chất của từng nguồn vốn

Đặc điểm của mô hình này là các nguồn vốn được sử dụng hoàn toàn đúng mục đích, đảm bảo tính kỳ hạn của từng loại nguồn vốn.

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

A


NGUỒN VỐN THƯỜNG XUYÊN

B

TÀI SẢN

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠM THỜI

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tài chính doanh nghiệp - 16

NGUỒN VỐN


NGUỒN VỐN TẠM THỜI


Theo mô hình này thì toàn bộ tài sản cố định, đầu tư dài hạn và tài sản lưu động thường xuyên (dự trữ vật tư hàng hoá thường xuyên, nợ phải thu, vốn bằng tiền cần thiết…) đều do nguồn vốn thường xuyên (vốn chủ sở hữu và nợ trung dài hạn) đảm bảo. Phần tài sản lưu động tạm thời thì sử dụng hoàn toàn bằng nguồn vốn tạm thời.


Hình 5.1: Sử dụng đúng tính chất của từng nguồn vốn


A

Nguồn vốn thường xuyên

= Vốn chủ sở

hữu

+ Nợ vay trung hạn

và dài hạn

B

Nguồn vốn tạm thời

= Nợ vay ngắn hạn

+ Nợ phải trả trong thanh toán

+ Nợ ngắn hạn

khác


- Ưu điểm của mô hình:

+ Hạn chế được rủi ro về khả năng thanh toán do giảm được áp lực đòi nợ của các chủ nợ do không sử dụng sai kỳ hạn của nguồn vốn nợ.

+ Giảm được chi phí về lãi vay, vì khi có nhu cầu tạm thời mới phải vay và vay ngắn hạn.

- Hạn chế của mô hình:

+ Mô hình này thích hợp với những doanh nghiệp có qui mô vốn chủ sở hữu lớn hoặc doanh nghiệp có điều kiện vay trung hạn, dài hạn nhiều, không thích hợp với những doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ nhưng muốn mở rộng phạm vi kinh doanh.

+ Mặt khác, khi vốn chủ sở hữu lớn doanh nghiệp có ưu thế là chủ động trong nguồn vốn kinh doanh nhưng áp lực về lợi nhuận tính trên vốn chủ sở hữu lại là đòi hỏi không nhỏ của nhà đầu tư.

5.1.3.2. Mô hình sử dụng một phần nguồn vốn thường xuyên cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời.

B


NGUỒN VỐN THƯỜNG XUYÊN



Theo mô hình này thì toàn bộ tài sản cố định và đầu tư dài hạn, toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên và một phần tài sản lưu động tạm thời được sử dụng từ nguồn vốn thường xuyên, chỉ có một phần tài sản lưu động tạm thời được bố trí từ nguồn vốn tạm thời.

TÀI SẢN

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠM THỜI

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN

NGUỒN VỐN


NGUỒN VỐN TẠM THỜI



A

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Hình 5.2: Sử dụng một phần vốn thường xuyên cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời


- Ưu điểm của mô hình: Khả năng thanh toán rất cao, vì doanh nghiệp chủ động được toàn bộ nhu cầu vốn thường xuyên cho kinh doanh, chỉ một phần nhu cầu tạm thời mới cần vay ngắn hạn.

- Hạn chế của mô hình: Cũng như mô hình 1, mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu lớn hoặc phải vay dài hạn nhiều với lãi suất cao hơn lãi suất vay ngắn hạn mới đảm bảo được nhu cầu vốn thường xuyên, do đó có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn.

5.1.3.3. Mô hình sử dụng nguồn vốn tạm thời là chính

B

Theo mô hình này, doanh nghiệp có nguồn vốn thường xuyên chỉ đủ đảm bảo cho toàn bộ tài sản cố định, đầu tư dài hạn và một phần tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời đều dựa vào nguồn vốn tạm thời.


TÀI SẢN

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠM THỜI

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

THƯỜNG XUYÊN

NGUỒN VỐN


NGUỒN VỐN TẠM THỜI



A

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN


NGUỒN VỐN THƯỜNG XUYÊN



Hình 5.3: Sử dụng nguồn vốn tạm thời là chính


- Ưu điểm của mô hình: mô hình này là sử dụng nguồn vốn linh hoạt, không phải bố trí nguồn vốn thường xuyên nên giảm được chi phí sử dụng vốn (lãi vay).

- Nhược điểm của mô hình: nhược điểm nổi bật của mô hình này là rủi ro cao vì doanh nghiệp hầu như phụ thuộc vào khả năng tìm nguồn vốn bên ngoài vì vậy dễ thụ động trong kinh doanh.

Mặt khác, khi doanh nghiệp có khó khăn về tìm nguồn vốn sẽ dễ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn bất hợp pháp trong thanh toán

Như vậy rất khó có mô hình bố trí nguồn vốn nào thích hợp hoàn toàn với mỗi doanh nghiệp, vì ưu điểm và nhược điểm của mỗi mô hình đan xen nhau. Để cho việc sử dụng vốn cho kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải lựa chọn các công cụ tài trợ nguồn vốn thích hợp trên các mặt: qui mô, cơ cấu, thời hạn, và chi phí.

5.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Trong thực tế, các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau, thậm chí các doanh nghiệp trong cùng một ngành cũng có cơ cấu vốn cách biệt rất xa, sự cách biệt này, phản ánh một số điều kiện như: sự dao động của doanh thu, cơ cấu tài sản, thái độ của người cho vay và mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo.

- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của vốn huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết quả kinh doanh có lãi sẽ là nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này tỷ trọng của vốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại.

- Cơ cấu tài sản: toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể chi ra tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi vốn dài, do đó mà nó phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn). Ngược lại, tài sản lưu động sẽ được đầu tư một phần của nguồn vốn dài hạn, còn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.

- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: những doanh nghiệp nào có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay của vốn chậm thì cơ cấu vốn sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu (hầm mỏ, khai thác, chế biến…). Ngược lại những ngành nào có mức nhu cầu về loại sản phẩm ổn định, ít thăng trầm vòng quay của vốn nhanh (dịch vụ, bán buôn…) thì vốn được tài trợ từ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng lớn.

- Doanh lợi vốn và lãi suất vốn huy động: khi doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất vốn vay sẽ là cơ hội tốt nhất để gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp, do đó khi có nhu cầu tăng vốn người ta thường chọn hình thức tài trợ từ vốn vay, từ thị trường vốn. Ngược lại, khi có doanh lợi nhỏ hơn lãi suất vay thì cấu trúc vốn lại nghiêng về vốn chủ sở hữu.

- Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo: trong kinh doanh phải chấp nhận mạo hiểm có nghĩa là phải chấp nhận sự rủi ro, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận (mạo hiểm càng cao thì rủi ro càng nhiều nhưng lợi nhuận càng lớn). Tăng tỷ trọng của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm, bởi lẽ chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về doanh thu và lợi nhuận theo chiều hướng giảm sút sẽ làm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ hiện thực.

- Thái độ của người cho vay: thông thường người cho vay thích các doanh nghiệp có cấu trúc vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu hơn, bởi lẽ với cấu trúc này nó hứa hẹn sự trả nợ đúng hạn, một sự an toàn của đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay. Khi tỷ lệ vốn vay nợ quá cao sẽ làm giảm độ tín nhiệm của người cho vay, do đó chủ nợ sẽ không chấp nhận cho doanh nghiệp vay thêm.

5.2. CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

5.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

5.2.1.1. Huy động vốn bằng công cụ cổ phiếu

Các công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách bán cổ phần dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu. Cổ phần là các phần bằng nhau được chia ra từ vốn điều lệ của công ty cổ phần, còn cổ phiếu là chứng chỉ (giấy tờ) do công ty cổ phiếu phát

hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

a. Các loại cổ phiếu

Cổ phiếu gồm nhiều loại: cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường), cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại, cổ phiếu ưu đãi khác. Công ty cần biết những đặc thù của mỗi loại để lựa chọn.

* Cổ phiếu phổ thông

Cổ phiếu phổ thông là cổ phiếu thể hiện quyền sở hữu vĩnh viễn đối với công ty cổ phần của cổ đông có cổ phiếu đó (cổ đông phổ thông). Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phiếu phổ thông.

Cổ đông phổ thông có các quyền sau:

- Quyền được hưởng lợi nhuận và là chủ sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp.

- Quyền bầu cử.

- Quyền kiểm soát doanh nghiệp

- Quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới

* Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là cổ phiếu thuộc về cổ đông sáng lập (cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần) và cổ đông được Chính Phủ uỷ quyền, là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết cao hơn cổ phiếu phổ thông.

Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có quyền:

- Bỏ phiếu biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông với số phiếu nhiều hơn (bội số) số phiếu của mỗi cổ đông phổ thông (Điều lệ công ty quy định việc này).

- Các quyền khác như cổ đông phổ thông nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác và chỉ duy trì loại cổ phiếu này trong 3 năm đầu tiên khi công ty đi vào hoạt động, sau đó phải chuyển thành cổ phiếu phổ thông.

* Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là cổ phiếu được trả cổ tức hàng năm cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hoặc cổ tức cao hơn cổ tức của cổ phiếu phổ thông.

Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và ban kiểm soát, nhưng có quyền hưởng cổ tức ưu đãi.

* Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là cổ phiếu sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này hoặc theo quy định trên cổ phiếu này.

Đây là loại cổ phiếu duy nhất trong các loại cổ phiếu được quyền rút vốn. Cổ đông sở hữu cổ phiếu này cũng không có quyền biểu quyết, quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhưng có quyền hưởng cổ tức như cổ phiếu phổ thông.

b. Thị giá cổ phiếu

Thị giá cổ phiếu là giá cả của cổ phiếu trên thị trường tài chính. Thị giá cổ phiếu luôn biến động trên thị trường nên doanh nghiệp không dễ dàng xác định trước giá cổ phiếu. Tuy vậy, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức sau đây để xác định giá bán cổ phiếu tại thời điểm hiện tại (công thức tính giá trị dòng tiền chiết khấu – DCF):


P0 =

d1 1+i

d2

+ (1+i)2 +…

dn (1+i)n +

Pn (1+i)n

n

dt Pn

P0=(1+i)t + (1+i)n (5.1)

t=1

Trong đó: P0: giá bán cổ phiếu ở thời điểm hiện tại

Pn: giá bán cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm kết thúc kỳ hạn thứ n trong tương lai.

dt: lợi tức cổ phiếu kỳ vọng ở mỗi cổ phiếu của công ty tại thời điểm t trong tương lai.

i: tỷ lệ cổ tức kỳ vọng hàng năm (tỷ lệ chiếu khấu)

Công thức này cho thấy: Giá bán của một cổ phiếu ở thời điểm định bán bằng giá trị hiện tại của những khoản lợi tức cổ phiếu sẽ nhận được và giá bán cổ phiếu tại thời điểm kỳ vọng tương lai mà nó được bán.

Ví dụ: Công ty A dự định bán cổ phiếu trên thị trường để huy động thêm vốn cổ phần. Mỗi cổ phiếu hy vọng mỗi năm sắp tới được chia cổ tức 100 đồng, tương ứng với tỷ lệ 12% (i) và giá bán cổ phiếu ở cuối năm thứ 3 sau khi chia cổ tức là 30.000 đồng (P3).

Vậy giá bán mỗi cổ phiếu (thị giá) ở thời điểm định giá là:


P0 =

100

100

2

100

+

3

30.000

3


= 21.596 (đồng)

1 0,12

1 0,121 0,12

1 0,12

Trên cơ sở giá bán mỗi cổ phiếu xác định như trên, công ty sẽ tính toán xem cần huy động thêm bao nhiêu vốn cổ phần và số tiền thu được thêm (thặng dư vốn cổ phần) do thị giá cổ phiếu cao hơn mệnh giá.

c. Phát hành cổ phiếu (bán cổ phiếu)

Công ty cổ phần khi đã xác định được số vốn cổ phần cần huy động thêm và giá trị của mỗi cổ phiếu hiện có (mệnh giá) cũng như thị giá cổ phiếu có thể bán cổ phiếu trên thị trường. Việc bán cổ phiếu mới có thể bán toàn bộ trên thị trường theo thị giá hoặc bán một phần cho cổ đông cũ với giá bằng mệnh giá hay giá ưu đãi còn một phần bán trên thị trường theo giá thị trường.

Ví dụ: Công ty cổ phần A đã có tổng số vốn cổ phần là 70 tỷ đồng, tương ứng với 7 triệu cổ phiếu phổ thông. Mệnh giá của mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng (70 tỷ/7 triệu cổ phiếu). Công ty cần huy động thêm 20 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ. Thị giá cổ phiếu là 20.000 đồng. Có thể dự kiến các trường hợp sau đây:

- Trường hợp bán toàn bộ cổ phiếu mới trên thị trường

Giá thị trường cao gấp đôi mệnh giá nên để có thêm 20 tỷ đồng công ty chỉ phải bán 1 triệu cổ phiếu mới. Nếu vậy:

+ Trị giá số cổ phiếu của cổ đông mới là: 10 tỷ đồng

+ Thặng dư vốn cổ phần (phần tăng thêm) là : 10 tỷ đồng

+ Giá trị một cổ phiếu của công ty sau khi tăng vốn là:


70 tỷ + 20 tỷ

7 triệu cổ phiếu cũ + 1 triệu cổ phiếu mới


= 11.250 (đồng/ cổ phiếu)


+ So với giá trị một cổ phiếu trước khi tăng vốn mỗi cổ phiếu đã tăng thêm: 11.250 - 10.000 = 1.250 (đồng/cổ phiếu)

- Trường hợp bán một cổ phiếu mới cho cổ đông cũ bằng mệnh giá, phần còn lại

bán cho cổ đông mới theo thị giá.

Giả định công ty bán 1 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông cũ theo đúng mệnh giá thì tỷ lệ cổ phiếu cũ được mua cổ phiếu mới là 7/1, số tiền thu được sẽ là 10 tỷ đồng. Số vốn còn lại cần huy động thêm là 10 tỷ đồng tương ứng với giá trị của 500.000 cổ phiếu bán cho cổ đông mới (500.000 cổ phiếu x 20.000 đồng). Như vậy:

+ Trị giá số cổ phiếu của cổ đông mới là: 5 tỷ đồng

+ Thặng dư vốn cổ phần là: 5 tỷ đồng

+ Giá trị một cổ phiếu của công ty sau khi tăng vốn là:


70 tỷ + 20 tỷ = 10.588 (đồng/ cổ phiếu) 7 triệu cổ phiếu cũ + 1,5 triệu cổ phiếu mới

+ So với giá trị một cổ phiếu trước khi tăng vốn mỗi cổ phiếu đã tăng thêm:

10.588 - 10.000 = 588 (đồng/cổ phiếu)

Có thể thấy cả 2 trường hợp do giá thị trường của cổ phiếu công ty cao hơn mệnh giá nên công ty có thêm được phần tăng vốn cổ phần, làm cho giá trị mỗi cổ phiếu tăng lên. Nhưng ở trường hợp thứ hai để khuyến khích cổ đông cũ gắn bó với công ty, công ty đã ưu tiên bán cổ phiếu với giá thấp hơn thị giá nên thặng dư vốn cổ phần giảm xuống, kéo theo giá trị của cổ phiếu có tăng nhưng không tăng nhiều như trường hợp thứ nhất.

Trên thực tế, cũng có trường hợp thị giá cổ phiếu của một công ty giảm xuống mức quá thấp, thậm chí thấp hơn cả mệnh giá, nếu công ty vẫn tăng vốn bằng công cụ bán cổ phiếu thì giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp giảm đi. Trường hợp này hay xảy ra với công ty kinh doanh kém hiệu quả. Công ty nên tìm tới các công cụ tài trợ khác để trợ giúp tốt hơn việc chấn chỉnh kinh doanh, sau này có thể tính tới công cụ tăng vốn bằng cách bán cổ phiếu.

d. Ưu điểm và hạn chế của công cụ cổ phiếu

* Ưu điểm

- Giảm sức ép nợ nần do không phải vay thêm vốn mà tăng vốn chủ sở hữu để tăng nguồn vốn thường xuyên bằng sự đầu tư của người góp vốn.

- Tăng thêm tiềm lực tài chính của công ty bằng chính sức lực của cổ đông đồng thời cũng là tăng năng lực quản trị, điều hành của công ty cổ phần.

- Việc phân chia cổ tức có thể chủ động hơn việc trả lãi đi vay do việc tự quyền quyết định của công ty dựa trên kết quả kinh doanh hàng năm.

* Hạn chế

- Phát hành thêm cổ phiếu sẽ tạo ra sự phân chia quyền lực trong công ty do số lượng cổ đông có quyền biểu quyết tăng lên.

- Cổ tức chỉ được phân chia nếu có lãi và đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chứ không được tính vào chi phí kinh doanh như chi trả lãi vay. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có lãi ít hoặc lỗ sẽ dẫn đến giảm hoặc hoãn chia cổ tức, gây ra phản ứng bất lợi nội bộ công ty.

- Phát hành thêm cổ phiếu nếu hiệu quả kinh doanh không tăng tương ứng sẽ tạo ra sự giảm sút cổ tức của cổ đông cũ do phải phân chia cho cổ đông mới.

Các công ty cổ phần sử dụng hình thức tăng vốn bằng việc phát hành thêm cổ phiếu phải cân nhắc các mặt lợi hại trên đây trước yêu cầu phát triển của công ty.

5.2.1.2. Tài trợ từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp.

Theo qui định của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh có lãi hàng năm được trích lập ra các quỹ của doanh nghiệp, trong đó có các quỹ không chia như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính. Các quỹ này trở

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí