Phân Loại Vốn Kinh Doanh Theo Đặc Điểm Luân Chuyển.

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Thu nhập thuần hàng năm

Dự án A

Dự án B

1

500

200

2

400

250

3

300

350

4

200

480

5

100

320

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tài chính doanh nghiệp - 15


Xác định thời gian hoàn vốn của dự án A: Bước 1: (Số năm)

Vốn đầu tư chưa thu hồi sau năm thứ nhất: 1.000 - 500 = 500 Vốn đầu tư chưa thu hồi sau năm thứ hai: 500 - 400 = 100

Tới đây thì vốn đầu tư chưa thu hồi (100) nhỏ hơn số thu nhập của năm kế tiếp

(300) nên chuyển sang tính nốt số tháng cần để thu hồi đủ vốn đầu tư. Bước 2 (Số tháng)

Số tháng cần để thu

hồi đủ vốn =

100

300 / 12


= 4 (tháng)

Thời gian hoàn vốn của dự án A là 2 năm 4 tháng, nếu tính cả thời gian thi công là 2 năm 10 tháng.

Thời gian hoàn vốn của dự án B: tính tương tự như trên là 3 năm 5 tháng, nếu tính cả thời gian thi công là 3 năm 11 tháng.

So sánh thời gian hoàn vốn của 2 dự án thì thấy dự án A sớm thu hồi đủ vốn hơn nên dự án A được chọn.

Sử dụng chỉ tiêu "thời gian hoàn vốn đầu tư" có ưu, nhược điểm sau đây:

- Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ xác định

+ Thích hợp với dự án nhỏ, cần thu hồi vốn nhanh để quay vòng vốn đầu tư.

- Nhược điểm

+ Không tính tới giá trị thời gian của tiền mà coi đồng tiền ở các thời điểm khác nhau có giá trị như nhau.

+ Không thích hợp với những dự án lớn mà khả năng sinh lời chậm, thu hồi vốn chậm nhưng lại có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp như dự án sản xuất sản phẩm mới, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án mua săm tàu biển, hàng không...

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

2. Trình bày khái niệm, công thức, cách đánh giá và lựa chọn dự án theo chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) trong việc xác định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

3. Trình bày khái niệm, công thức, cách đánh giá và lựa chọn dự án theo chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) trong việc xác định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

4. Trình bày khái niệm, công thức, cách đánh giá và lựa chọn dự án theo chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư (T) trong việc xác định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

5. Một dự án có NPV cao thì có IRR cao. Hãy bình luận về nhận định này.

6. Căn cứ vào bài đọc dưới đây, tóm lược lại các vấn đề cơ bản của một dự án đầu tư của doanh nghiệp.


Hoạt động đầu tư có ý nghĩa chiến lược với doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải soạn thảo các tài liệu cần thiết để xem xét. Các tài liệu đó gọi là dự án đầu tư. Nói cách khác, dự án đầu tư là các tài liệu phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư của chủ đầu tư.

Dự án đầu tư có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau:

- Xét về mặt hình thức: dự án đầu tư là bộ hồ sơ nghiên cứu chi tiết và có hệ thống về các hoạt động, về chi phí để thực hiện các hoạt động đó theo một kế hoạch nhằm đạt được hiệu quả và mục tiêu trong tương lai.

- Xét về nội dung: dự án đầu tư là luận chứng kinh tế - kỹ thuật về việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được lợi ích và mục tiêu nhất định trong tương lai.

Nội dung của dự án đầu tư

Một dự án đầu tư thường có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Mục tiêu của dự án: đó là lợi ích kinh tế - xã hội đạt được khi thực hiện dự án.

- Các kết quả của dự án: đó là các kết quả cụ thể được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Chẳng hạn dự án đầu tư mở thêm dây chuyền sản xuất hàng dệt may, có hoạt động đào tạo công nhân thì dự kiến kết quả đào tạo được bao nhiêu công nhân, với bậc thợ nào. Hoạt động sản xuất thì tạo ra bao nhiêu sản phẩm, loại gì...

- Các hoạt động của dự án: đó là các công việc cần làm để tạo ra các kết quả. Các hoạt động của dự án được thực hiện theo một lịch trình hợp lý, tạo thành chuỗi lịch trình thực hiện dự án.

- Các nguồn lực: đó là những dự kiến về nhân lực, nguồn tài chính cân có để thực hiện các hoạt động của dự án.

- Hiệu quả của dự án đầu tư: đó là dự kiến về hiệu quả kinh tế cuối cùng khi hoàn thành dự án. Khác với các kết quả của dự án, hiệu quả của dự án đầu tư được thể hiện qua các chỉ tiêu cuối cùng như doanh thu, lợi nhuận, mức sinh lời...

Quá trình lập và thực hiện dự án đầu tư

Thông thường một dự án đầu tư thường trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư và giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư.

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: là giai đoạn khởi đầu dự án, có tầm quan trọng tới việc định hướng cho dự án đầu tư. Việc chính của giai đoạn này là:

+ Phân tích tình hình, xác định cơ hội đầu tư.

+ Phân tích cơ hội đầu tư và mục tiêu đầu tư.

+ Lập dự án.

+ Đánh giá, thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư và ra quyết định đầu tư.

- Giai đoạn thực hiện đầu tư: là giai đoạn thực hiện quyết định đầu tư, sử dụng vốn đầu tư để thực hiện các công việc đầu tư cho tới khi đưa kết quả đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Việc thực hiện đầu tư cần được tiến hành đúng tiến độ hoặc có thể rút ngắn tiến độ thực hiện để sớm đưa kết quả đầu tư vào vận hành.

- Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư: là giai đoạn đưa kết quả dự án vào hoạt động kinh doanh.

Chi phí và thu nhập của dự án đầu tư

Dòng tiền của dự án đầu tư

Một dự án đầu tư có thể bỏ vốn đầu tư ở một hay một số thời điểm nhất định và dự kiến sẽ thu về được ở các thời điểm khác nhau. Như vậy, khi thực hiện dự án sẽ làm phát sinh dòng tiền chi ra và dòng tiền thu về.

- Dòng tiền chi ra (còn gọi là dòng tiền âm) là dòng tiền xuất ra để thực hiện dự án đầu tư.

- Dòng tiền thu vào là dòng tiền nhận về từ thu nhập do dự án đầu tư mang lại (còn gọi là dòng tiền dương).

- Dòng tiền ròng là sự chênh lệch giữa dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra.

Khi lập dự án đầu tư cần xác định được tổng mức vốn đầu tư và dòng tiền của dự án (số lượng và thời điểm của dòng tiền) để chủ động trong việc bố trí nguồn vốn, đánh giá hiệu quả đầu tư cũng như việc quyết định lựa chọn dự án hay không.

Chi của dự án đầu tư

Chi của dự án đầu tư (chi đầu tư) là dòng tiền chi ra để thực hiện dự án đầu tư. Chi đầu tư có thể là bỏ ra ngay từ đầu hoặc bỏ ra ở các thời điểm thích hợp theo tiến độ của dự án.

Nội dung chi đầu tư thường là:

- Chi đầu tư vào tài sản cố định.

- Chi đầu tư vào tài sản lưu động: có thể là đầu tư để bổ sung thêm vào vốn lưu động thường xuyên hoặc để đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.

- Chi đầu tư tài chính: trong một số trường hợp doanh nghiệp muốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác, coi như mở rộng lĩnh vực kinh doanh thì doanh nghiệp trở thành một trong những nhà đầu tư (chủ đầu tư). Có thể việc chi đầu tư thông qua hình thức góp vốn liên doanh, mua cổ phần, mua trái phiếu...

Thu của dự án đầu tư

Thu của dự án đầu tư là dòng tiền thu vào ở một hay một số thời điểm trong tương lai do dự án đầu tư mang lại.

Thu nhập của dự án đầu tư bao gồm : dòng tiền thuần vận hành của dự án đầu tư, giá trị thu hồi từ việc thanh lý tài sản cố định đã đầu tư và số tiền thu hồi lại vốn lưu động đã ứng ra để thực hiện dự án, cụ thể là:

- Dòng tiền thuần vận hành của dự án đầu tư là dòng tiền thu được hàng năm sau khi dự án đầu tư được đưa vào vận hành, đã trừ đi các chi phí thường xuyên và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Dòng tiền thuần vận hành hàng năm được xác định như sau:


Dòng tiền thuần vận hành của dự án đầu tư

Lợi nhuận sau thuế

=

hàng năm

Số khấu hao tài sản cố định

+

hàng năm từ dự án đầu tư


Số khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí kinh doanh hàng năm nhưng không phải là khoản chi tiêu bằng tiền trong năm đó. Mặt khác, khấu hao là phương pháp thu hồi vốn đầu tư nên số tiền khấu hao của tài sản cố định do dự án đã đầu tư được coi là khoản thu nhập của dự án đầu tư.

Nếu là đầu tư tài chính dài hạn thì dòng tiền thuần này là lãi được chia.

- Giá trị thu hồi từ thanh lý tài sản cố định khi kết thúc dự án. Thông thường sau khi kết thúc dự án thì tài sản cố định do dự án đầu tư cũng hết thời hạn sử dụng, cần thanh lý. Khi thanh lý, giá trị thu hồiđược (nếu có) được coi là khoản thu nhập của dự án đầu tư.

- Vốn lưu động đã ứng ra được thu hồi.

Một dự án đầu tư khi vận hành thông thường cũng phải bỏ thêm ra một số vốn lưu động để phục vụ cho dự án kinh doanh. Số vốn lưu động ứng ra này được thuhồi dần khi quy mô kinh doanh thu hẹp và sẽ thu hồi toàn bộ ở năm cuối cùng khi thanh lý dự án.

Để thuận tiện cho việc tính toán, người ta phải giả định thời điểm xác định dòng tiền như sau:

- Thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu là thời điểm 0.

- Thời điểm xác định dòng tiền ra, dòng tiền vào của dự án trong một thời kỳ được tính vào cuối kỳ đó (sau 1 năm, sau 2 năm...).

CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP


5.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

5.1.1. Khái niệm nguồn vốn của doanh nghiệp

Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh, doanh nghiệp dùng vốn đó để mua sắm các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Do sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động mà hàng hoá dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường. Cuối cùng, các hình thái vật chất khác nhau đó được chuyển hoá về hình thái tiền tệ ban đầu. Để đảm bảo sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp toàn bộ các chi phí đã bỏ ra và có lãi. Như vậy, số tiền đã ứng ra ban đầu không những chỉ được bảo tồn mà nó còn được tăng thêm do hoạt động kinh doanh mang lại. Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh được gọi là vốn. Vốn được biểu hiện cả bằng tiền lẫn cả giá trị vật tư tài sản và hàng hoá của doanh nghiệp, tồn tại dưới cả hình thái vật chất cụ thể và không có hình thái vật chất cụ thể. Từ đó có thể hiểu, vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

Vốn trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Vốn của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh phải đạt tới mục tiêu sinh lời và vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện, nó vừa tồn tại dưới hình thái tiền vừa tồn tại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản vô hình, nhưng kết thúc vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền.

5.1.2. Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp

Người ta thường phân loại nguồn vốn theo đặc điểm luân chuyển của vốn hoặc theo nguồn hình thành nên vốn.

5.1.2.1. Phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển.

Phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển là cách phân loại dựa trên tiêu thức thời gian hoàn thành một kỳ luân chuyển của vốn dài hay ngắn. Đây là phương pháp phân loại chủ yếu.

Theo cách này, vốn kinh doanh có 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động.

- Vốn cố định: Là số vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư, mua sắm, xây dựng để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định.

Cũng có thể hiểu: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định trong doanh nghiệp hiện có ở một thời điểm nhất định.

Vốn cố định là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp . Theo quy định hiện hành, người ta coi giá trị còn lại của tài sản cố định hiện có (vốn cố định) là tài sản dài hạn, ngoài ra, tài sản dài hạn còn có các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Đặc điểm chu chuyển của vốn cố định là thời gian để hoàn thành một kỳ luân chuyển vốn cố định tương đối dài, giá trị của nó chuyển dần vào chi phí kinh doanh phù hợp với mức độ hao mòn của tài sản cố định dưới hình thức khấu hao để thu hồi vốn cố định.

- Vốn lưu động: Là số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng để mua sắm, hình thành nên tài sản lưu động phục vụ kinh doanh ở một thời điểm nhất định.

Cũng có thế hiểu: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động hiện có trong doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định.

Vốn lưu động là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Thực ra, trong số vốn lưu động có một bộ phận công nợ phải thu có thời hạn phải thu dài trên một năm hoặc dài hơn một chu kỳ kinh doanh nhưng về bản chất thì chúng vẫn là vốn lưu động.

Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động là thời gian để hoàn thành một kỳ luân chuyển vốn lưu động tương đối ngắn, giá trị của nó chuyển một lần, toàn bộ vào chi phí kinh doanh trong kỳ và thu hồi lại toàn bộ sau chu kỳ kinh doanh.

Vốn cố định và vốn lưu động có quan hệ chuyển hoá với nhau. Tình hình thực tế về vốn tại một thời điểm theo cách phân loại này được thể hiện ở bên trái của bảng cân đối kế toán (phần Tài sản) tại thời điểm đó, được phân bổ thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

5.1.2.2. Phân loại nguồn vốn theo tính chất sở hữu

Phân loại nguồn vốn theo tính chất sở hữu (hay theo nguồn hình thành) là cách phân loại dựa trên tiêu thức chủ sở hữu vốn là ai.

Theo cách này, nguồn vốn được chia làm 2 loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả (nguồn vốn nợ).

- Nguốn vốn chủ sở hữu: nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp như: nhà nước, các cổ đông, tư nhân, thành viên đầu tư góp vốn, hộ gia đình. Nguồn vốn này được hình thành từ đầu và bổ sung thêm trong quá trình phát triển.

Đặc điểm: Nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng ốn định, thường xuyên chủ động theo thẩm quyền của chủ sở hữu.

Cơ cấu: Nguồn vốn chủ sở hữu gồm nhiều loại khách nhau, cách hình thành, nội dung và mục đích sử dụng khác nhau bao gồm:

+ Nguồn vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp góp ban đầu và góp bổ sung.

+ Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Các quĩ của doanh nghiệp (quĩ đầu tư phát triển, quĩ dự phòng tài chính).

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

+ Chênh lệch tỷ giá.

+ Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

- Nợ phải trả: nợ phải trả là nguồn vốn được hình thành từ các chủ nợ khác nhau như: vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các khoản tạm thời sử dụng chưa đến hạn thanh toán, tài sản thừa chờ xử lý.

Đặc điểm: Nợ phải trả là nguồn vốn bổ sung, có tính kỳ hạn, doanh nghiệp không có quyền sở hữu mà chỉ có quyển sử dụng theo những điều kiện nhất định do chủ nợ qui định.

Cơ cấu: Nợ phải trả gồm nhiều loại khác nhau:

+ Nợ ngắn hạn gồm: vay và nợ ngắn hạn; nợ phải thanh toán cho người bán, người mua trả tiền trước (tín dụng thương mại); nợ phải trả người lao động; các khoản phải nộp ngân sách.

+ Nợ dài hạn gồm: vay và nợ dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng; vay dài hạn trên thị trường tài chính bằng các công cụ nợ (trái phiếu doanh nghiệp, kỳ phiếu…); phải trả dài hạn người bán.

5.1.2.3. Phân loại nguồn vốn theo thời gian sử dụng

Cách phân loại nguồn vốn theo thời gian sử dụng dựa trên tiêu thức quyền sử dụng nguồn vốn để kinh doanh dài hay ngắn.

Theo cách này, nguồn vốn kinh doanh được chia làm hai loại nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Tình hình nguồn vốn thực tế của doanh nghiệp theo cách phân loại này được thể hiện ở bên phải bảng cân đối kế toán (phần nguồn vốn).

- Nguồn vốn thường xuyên: nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng dài hạn vào hoạt động kinh doanh, ít nhất là trên 1 năm.

Cơ cấu: nguồn vốn thường xuyên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ vay trung hạn, vay dài hạn.

- Nguồn vốn tạm thời: nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời hạn ngắn từ 1 năm trở lại.

Cơ cấu: nguồn vốn tạm thời bao gồm các loại

+ Nợ vay ngắn hạn

+ Nợ phải trả cho người bán, người mua

+ Vốn chiếm dụng tạm thời (nợ công nhân viên, khoản phải nộp ngân sách)

Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp, mức độ tỷ lệ giữa nguồn vốn thường xuyên với nguồn vốn tạm thời có khác nhau, nhưng phải tính tới sự an toàn tài chính. Ngay cả

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí