Thúc Đẩy Việc Nghiên Cứu Cải Tiến Đổi Mới Sản Phẩm.


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Trong Chương 5, trình bày kết luận và các hàm ý quản trị dành cho các doanh nghiệp dệt may, hiệp hội ngành nghề dệt may các cấp trong việc vận dụng vốn xã hội nhằm nâng cao kết quả kinh doanh. Ngoài ra, tác giả cũng thảo luận, so sánh với các nghiên cứu trước trong việc sử dụng vốn xã hội, tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm. Sau cùng, trình bày các đóng góp của đề tài, nêu ra hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết luận

Nghiên cứu “Tác động của vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ­ Trường hợp nghiên cứu ngành dệt may khu vực phía Nam, Việt Nam” đãgiải quyết được các mục tiêu nghiên cứu thông qua 2 giai đoạn: (1) Xây dựng lý thuyết khoa học và (2) Kiểm định lý thuyết khoa học.

(1) Xây dựng lý thuyết khoa học thể hiện trong Bước 1 của quy trình nghiên cứu (Hình 3.1) được thực hiện bằng cách: (i) Tổng quan lý thuyết nhằm xác định khe hổng nghiên cứu, từ đó đưa ra các mục tiêu cần giải quyết; (ii) Thực hiện nghiên cứu định tính khám phá mô hình và nghiên cứu định tính hiệu chỉnh thang đo thông qua thảo luận tay đôi với các chuyên gia trong ngành dệt may; (iii) Sau đó, tác giả thực hiện nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng công cụ kiểm định mô hình bằng PLS­SEM nhằm dự đoán các mối quan hệ giữa VXLD với VXBT và VXBN với cỡ mẫu không lớn N1 = 98. Kết quả của giai đoạn xây dựng lý thuyết khoa học là đề xuất mô hình cùng 8 giả thuyết nghiên cứu. Ngoài ra, thang đo của 6 yếu tố cùng với

34 biêń quan sát cũng đã được hiệu chỉnh, trong đo,́ có một thành phần mới là hiệp hội

ngành nghề của thang đo đa hướng VXLD được khám phá mới từ nghiên cứu định tính.

(2) Kiểm định lý thuyết khoa học thể hiện trong Bước 2 và Bước 3 được trình bày trong Hình 3.1 của quy trình nghiên cứu: (i) Thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ có cỡ mẫu N2 = 158, bằng cách sử dụng kiểm định hệ số tin cậy và phân tích EFA, kết quả

là loại 5 biêń quan sat́; (ii) Tiếp theo, thực hiện nghiên cứu đinḥ lượng chính thức bằng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.

cách thu thập dữ liệu thị trường, cỡ mẫu cuối cùng dùng để nhập liệu và xử lý N3 =

293. Kết quả

Tác động của vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - trường hợp nghiên cứu ngành Dệt may khu vực phía Nam, Việt Nam - 19

phân tićh CFA cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ

liệu thị


trường, các thang đo đảm bảo yêu câù về kiểm định. Cuối cùng, kêt́ quả kiêm̉ đinḥ mô

hình đãchấp nhận 8 giả thuyết nghiên cứu. Tóm lại, luận án đãhoàn thành và có những đóng góp quan trọng như sau:

Thnht, xây dựng và kiểm định mô hình môí quan hệ giưã VXH, tiếp thu kiến

thức, đổi mới sản phẩm và kết quả kinh doanh cho trường hợp các doanh nghiệp dệt may thời trang tại Việt Nam. Vốn xã hội của doanh nghiệp ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh thông qua vai trò trung gian của tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm.

Thhai, VXLD tác động trực tiếp lên VXBT và VXBN. Điều này khẳng định vai trò tiền tố VXLD trong việc thúc đẩy VXBT và bên ngoài của doanh nghiệp dệt may.

Thba, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng VXH không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh mà ảnh hưởng tác động theo chuỗi vn xã hi; tiếp thu kiến thc, đổi mi sn phm; kết qukinh doanh. Khi VXH tác động tích cực lên tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm, kết quả này sẽ nâng cao kết quả kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may. Đây chính là một trong những đóng góp mới của luận án.

Thtư, đoń g goṕ vào mô hinh̀ đo lường thể hiện qua khám phá thành phần hiệp

hội ngành nghề để bổ sung vào thang đo đa hướng VXLD.


Thnăm, kêt́ quả này sẽ thuć đẩy các DN trong lĩnh vực dệt may cần tăng cường

sử dụng VXH để nâng cao kết quả kinh doanh.

Thsáu, nghiên cứu cũng đưa ra hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là hàm ý cho các cơ quan chính phủ, đại diện là hiệp hội ngành nghề nhằm phát huy vai trò thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chất lượng mạng lưới mối quan hệ, cải thiện thành quả kinh doanh thông qua việc sử dụng VXH. Nội dung cụ thể của các hàm ý được thể hiện trong mục 5.2 dưới đây.

5.2 Hàm ý quản trị

5.2.1 Sử dụng vốn xã hội lãnh đạo doanh nghiệp.

Lãnh đạo chiến lược là khả năng của nhà lãnh đạo trong việc dự đoán, hình dung và duy trì sự linh hoạt cũng như trao quyền cho người khác để tạo ra thay đổi chiến lược khi cần thiết (Hitt và cộng sự, 2002). Jabbar và Hussein (2017) cho rằng lãnh đạo có tác động đáng kể đến quá trình quản lý chiến lược, cụ thể như xác định tầm nhìn và


sứ mệnh của tổ chức, tạo điều kiện cho tổ chức thực hiện các chiến lược hiệu quả để đạt được tầm nhìn. Hơn nữa, lãnh đạo đóng vai trò là liên kết giữa linh hồn và thể xác của một tổ chức, lãnh đạo là người phải mạnh mẽ nhưng không thô lỗ, tử tế nhưng không yếu đuối, khiêm tốn nhưng không rụt rè, tự hào nhưng không kiêu ngạo, hài hước nhưng không ngu ngốc. Như vậy, có thể nói, lãnh đạo được mệnh danh là hạt nhân của tổ chức, có vai trò nòng cốt như vai trò của máu và não; do đó, lãnh đạo là người quyết định đảm bảo sự thành công cho tổ chức (Jabbar và Hussein, 2017).

Vốn xã hội lãnh đạo là mạng lưới quan hệ của lãnh đạo với hiệp hội ngành nghề, đối tác kinh doanh và đồng nghiệp. Trong nghiên cứu này đã khẳng định VXLD đóng góp vào việc thúc đẩy VXBT và VXBN với trọng số là 0,195 và 0,199 (Bảng 4.12). Hơn

nữa, yêú tốVXLD còn tác động gián tiêṕ lên kết quả kinh doanh với trọng sốlà 0,053.

Chính vì vậy, muốn phát triển VXLD của các doanh nghiệp dệt may thời trang cần thực hiện các gợi ý sau:

Thnht, lãnh đạo doanh nghiệp cần thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt với các hiệp hội ngành nghề, bởi vì hiệp hội ngành nghề là nơi bảo vệ lợi ích của DN hoạt động trong một ngành kinh doanh. Thông qua những số liệu thống kê của ngành cũng như các hội thảo, tọa đàm, tổng kết của hiệp hội ngành nghề sẽ giúp lãnh đạo các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi thông tin. Qua đó, lãnh đạo DN sẽ thiết lập, mở rộng các quan hệ, làm thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, các hiệp hội ngành nghề cũng cần phát huy tốt vai trò của mình, tổ chức nhiều hoạt động chia sẻ thông tin như hội thảo, tọa đàm để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các hội viên. Đồng thời, cần liên kết mạnh với hiệp hội ngành nghề các nước nhằm nắm bắt nhu cầu của các bên liên quan, từ đó sẽ hỗ trợ tốt cho việc kết nối, mở rộng mạng lưới quan hệ cho doanh nghiệp.

Thhai, lãnh đạo DN cần thiết lập mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh. Để làm được điều này, nhà lãnh đạo phải thường xuyên liên lạc, thăm hỏi, gặp gỡ và giúp đỡ với tư cách cá nhân để tạo dựng niềm tin. Khi thiết lập mối quan hệ tốt với đối tác kinh doanh sẽ thuận lợi hơn trong các giao dịch, hỗ trợ qua lại trong kinh doanh.

Thba, lãnh đạo cần tạo quan hệ tốt với các đồng nghiệp. Điều này sẽ tạo uy tín, lòng tin, tăng động lực làm việc và tranh thủ sự ủng hộ của nhân viên. Do đó, lãnh đạo


cần hành xử đúng chuẩn mực, đúng quy định và chú trọng đến văn hóa doanh nghiệp để kỳ vọng nhận được sự hỗ trợ ngược lại.

5.2.2 Sử dụng vốn xã hội bên ngoài doanh nghiệp.

Vốn xã hội bên ngoài là mạng lưới quan hệ với các đối tác kinh doanh (Dai và cộng sự, 2015). Theo Barroso­Castro (2016) cho rằng chức năng chính của vốn xã hội bên ngoài là cầu nối, hoặc liên kết công ty với môi trường bên ngoài bằng nhiều cách khác nhau như tham gia trong hội đồng quản trị của các công ty khác; hoặc vốn xã hội dưới dạng các mối quan hệ cá nhân, liên kết và địa vị xã hội của giám đốc (Johnson và cộng sự, 2013). Sự tồn tại của các mối quan hệ tích cực, chặt chẽ với các bên có liên quan đến DN như khách hàng, nhà cung cấp, hiệp hội nghề nghiệp và cơ quan quản lý thị trường sẽ làm tăng trưởng doanh thu bán hàng và mức lợi nhuận của một doanh nghiệp (Akintimehin và cộng sự, 2019). Điều này đặc biệt đúng trong xã hội Việt Nam, nơi mà các mối quan hệ xã hội vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các nguồn lực có giá trị và cải thiện nhiều hoạt động cho doanh nghiệp (Nguyen và Huỳnh, 2012).

Yêú tốVXBN ảnh hưởng trực tiếp lên tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm

với trọng số là 0,543 và 0,411 (Bảng 4.12); đồng thời ảnh hưởng gián tiêṕ lên kết quả

kinh doanh thông qua tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm với trọng sốchuẩn hóa là 0,157 (Bảng 4.12). Do đó, muốn phát triển vốn xã hội bên ngoài doanh nghiệp thì cần phát triển chất lượng mối quan hệ của doanh nghiệp với đối tác kinh doanh là những cá nhân hay doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh theo các gợi ý sau:

- Doanh nghiệp và đối tác kinh doanh cần giữ lời hứa lẫn nhau như giao và nhận hàng đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng thời gian cũng như thanh toán đúng hạn nhằm tăng cường chất lượng mối quan hệ tốt với nhau.

- Doanh nghiệp và đối tác kinh doanh cần thường xuyên chia sẻ thông tin, giới thiệu cơ hội kinh doanh mới nếu có, đồng thời tránh gây tổn hại đến lợi ích cho nhau.

- DN và đối tác kinh doanh cần duy trì mối quan hệ mật thiết không chỉ trong kinh doanh mà giữa các cá nhân trong DN và đối tác cần duy trì mối quan hệ như tình bạn của nhau.


5.2.3 Sử dụng vốn xã hội bên trong doanh nghiệp.

VXBT là chất lượng mạng lưới quan hệ giữa các cá nhân/bộ phận chức năng nội bộ trong DN, VXBT nuôi dưỡng các liên kết chặt chẽ trong tổ chức (Tsai, 2000) tạo điều kiện cho sự phối hợp giữa nhân viên và các bộ phận khác nhau (Adler và Kwon, 2002). Sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa các nhân viên cho phép chia sẻ kiến thức hoặc thông tin thường xuyên thông qua các cuộc trò chuyện thân mật, dẫn đến đạt được mức độ hiệu quả cao của nhóm chức năng chéo (Rosenthal, 1996). Hơn nữa, sự phối hợp tốt giữa các bộ phận là chìa khóa để nâng cao hiệu quả (Chen và Tseng, 2012). Ngoài ra, VXBT giúp môi trường làm việc thân thiện thông qua sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa các nhân viên. Do đó, VXBT càng mạnh thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng cải thiện lợi nhuận (Dai và cộng sự, 2015).

Yêú tốVXBT tác động trực tiếp, tích cực lên tiếp thu kiến thức và đổi mới sản

phẩm với trọng số là 0,272 và 0,341 (Bảng 4.12); đồng thời ảnh hưởng gián tiêṕ lên kết

quả kinh doanh thông qua tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm với trọng sốchuẩn hóa là 0,111 (Bảng 4.12). Do đó, muốn phát triển vốn xã hội bên trong, các doanh nghiệp trong ngành dệt may phải phát triển chất lượng quan hệ của các cá nhân, bộ phận bên trong theo các gợi ý như sau:

- Cần tăng cường các thông tin nội bộ trong DN về mục tiêu cũng như tầm nhìn để từng cá nhân, bộ phận có chung hoài bảo, duy trì mối quan hệ chặt chẽ nhằm đạt được kết quả kinh doanh cao nhất.

- Cần chú trọng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là văn hóa đoàn kết bằng cách mỗi cá nhân phải giữ lời hứa lẫn nhau, thường xuyên duy trì mối quan hệ bằng cách thường xuyên trao đổi kiến thức hoặc thông tin.

- Mỗi phòng ban bộ phận đều cố gắng hết sức để tránh làm tổn hại đến lợi ích của các bộ phận/phòng ban khác trong doanh nghiệp.

5.2.4 Đẩy mạnh việc học tập tiếp thu kiến thức.

Tiếp thu kiến thức giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện ra những thay đổi cơ bản trong môi trường ngành dệt may cũng như nhanh chóng phát hiện các thay đổi về

sản phẩm của khách hàng, đặc biệt là trong ngành dệt may. Hiệu quả đổi mới sản


phẩm là năng lực của DN trong việc áp dụng các ý tưởng, sản phẩm, quy trình mới một cách thành công và hiệu quả (Paladino, 2008), đồng thời các thông tin được cập nhật, liên quan đến các sản phẩm và quy trình có thể giúp công ty xây dựng thành công năng lực đổi mới (Chang, 2017). Theo quan điểm dựa trên tri thức (Knowledge­Based View) gợi ý rằng tri thức hiện có ảnh hưởng đến mức độ sáng tạo tri thức mới và tri thức mới được hình thành và chuyển đổi thành tri thức hiện có dưới dạng dịch vụ hay sản phẩm mới (Kogut & Zander, 1992). Do đó, kiến thức về người sử dụng cuối cùng có thể dẫn đến lợi thế của sản phẩm và cho phép các nhà sản xuất có nhiều sáng tạo cũng như đổi mới hơn.

Theo Chang (2017) cho rằng tiếp thu kiến thức, đặc biệt, là kiến thức của người tiêu dùng có thể giúp nhà sản xuất thực hiện đổi mới sản phẩm theo ba cách. Đầu tiên, các nhà sản xuất có thể kết hợp kiến thức người tiêu dùng mới có được vào trong thiết

kế sản phẩm để điều chỉnh các thuộc tính của sản phẩm với nhu cầu đã xác định

(Griffin & Hauser, 1991). Thứ hai, các nhà sản xuất có thể giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn về hỏng hóc sản phẩm bằng cách xác định và tích hợp nhu cầu của người tiêu dùng vào các thiết kế sản phẩm mới. Kiến thức của người tiêu dùng không chỉ hỗ trợ trong việc tạo ra sản phẩm mới và cải tiến thiết kế, mà nó còn giải quyết những thiếu sót của các sản phẩm hiện có. Thứ ba, thông tin liên quan đến người tiêu dùng và thị trường có thể giúp các nhà sản xuất xác định những khiếm khuyết về năng lực và phát triển năng lực mới nhằm vào các cơ hội mới phát hiện (Atuahene­Gima, 2005).

Trong nghiên cứu này, yêú tốtiếp thu kiến thức tác động gián tiêṕ lên kết quả kinh

doanh thông qua đổi mới sản phẩm với trọng sốchuẩn hóa là 0,056 (Bảng 4.12). Do đó, doanh nghiệp dệt may cần tăng cường việc tiếp thu kiến thức bằng cách thực hiện các gợi ý sau:

- DN cần chú trọng đến việc lấy ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm, đó là các căn cứ để DN tiến hành cải tiến đổi mới sản phẩm.

- DN cần thực hiện nhiều nghiên cứu nội bộ về sản phẩm để làm thỏa mãn các nhu cầu mới của khách hàng nhằm đáp ứng nhanh các xu hướng thời trang mới.

5.2.5 Thúc đẩy việc nghiên cứu cải tiến đổi mới sản phẩm.

Đổi mới sản phẩm giúp cho các nhà sản xuất cơ hội để giữ danh mục sản phẩm


của họ có lợi thế cạnh tranh hơn (Ottenbacher và Harrington, 2009). Tuy nhiên, đổi mới sản phẩm vẫn gặp nhiều rủi ro và tốn kém vì kết quả cho thấy tỷ lệ thành công thấp và

nhiều dự án đã kết thúc giữa chu kỳ phát triển sản phẩm (Cormican và O’Sullivan,

2004). Để đạt được các thành quả trong kinh doanh, đổi mới sản phẩm của DN cần có sự tương tác đáng kể trong tổ chức cũng như với khách hàng và nhà cung cấp (Gunday và cộng sự, 2011). Do đó, đổi mới sản phẩm cần tạo sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực dệt may thời

trang. Yêú tốđổi mới sản phẩm cóvai trò tać động rất manh,̣ ảnh hưởng trực tiêṕ đến

kết quả kinh doanh với trọng sốchuẩn hóa là 0,237 (Bảng 4.12). Do đó, muốn tăng cường đổi mới sản phẩm thì doanh nghiệp trong ngành dệt may cần thực hiện các gợi ý sau:

- Thông qua các mối quan hệ xã hội, DN dệt may cần chủ động cải tiến đổi mới các sản phẩm, tiên phong đưa các sản phẩm mới ra thị trường, tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm hiện tại nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, củng cố vị thế của DN trên thương trường (Makani, 2016).

- DN cần chú trọng đến khâu thiết kế sản phẩm (Paladino, 2007), đặc biệt là trong ngành dệt may, khách hàng rất chú trọng đến sản phẩm có thiết kế khác biệt cũng như có những đặc trưng riêng độc đáo.

- Trước khi quyết định mua các hàng hóa hay dịch vụ, khách hàng thường so sánh chất lượng sản phẩm giữa các DN (Hoonsopon và Ruenrom, 2012). Do đó, để thành công trong việc đổi mới sản phẩm, khi tung sản phẩm mới ra thị trường thì DN trong lĩnh vực dệt may thời trang cần đối sánh chất lượng sản phẩm mới của DN mình so với các đối thủ cạnh tranh (Paladino, 2007).

5.2.6 Hàm ý về sự khác biệt thông qua phân tích cấu trúc đa nhóm

Từ kết quả kiểm định về phân tích cấu trúc đa nhóm giữa các loại hình doanh nghiệp: công ty có vốn nhà nước, công ty tư nhân trong nước và công ty có vốn nước ngoài cho thấy:

Thnht, nhân tố đổi mới sản phẩm (DMSP) đều có ảnh hưởng có ý nghĩa lên kết quả kinh doanh (TTKD) ở cả ba nhóm DN. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của đổi mới sản phẩm đối với kết quả kinh doanh của các DN dệt may. Do đó, dù là hình thức


sở hữu vốn khác nhau, DN nào cũng cần cải thiện nâng cao vị thế cạnh tranh bằng cách đổi mới sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, trong đó đổi mới sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với các DN dệt may. Xây dựng chiến lược sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng theo các gợi ý sau:

- Các doanh nghiệp dệt may cần xây dựng các chiến lược sản phẩm theo thời gian thông qua việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đúng thị trường và khách hàng mục tiêu. Điều này có nghĩa là các công ty sẽ phải thường xuyên lắng nghe môi trường kinh doanh và quyết định cách phục vụ thị trường của họ với các sản phẩm mới (Rickards, 1985).

- Theo McAdam & McClelland (2002) để có ý tưởng đổi mới sáng tạo thì khách

hàng được coi là nguồn lực bên ngoài có lợi nhất, đồng thời bộ phận Sáng

tạo/Tiếp thị/Bán hàng và R&D được coi là nguồn lực bên trong có lợi nhất. Do đó, các công ty dệt may cần quan tâm, đầu tư thích đáng cho các bộ phận này.

- Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh vai trò quan trọng của hiệp hội ngành nghề trong đổi mới sáng tạo, do đó, hiệp hội hỗ trợ liên kết chặt chẽ các doanh nghiệp có cùng nhu cầu đổi mới sáng tạo trong cùng lĩnh vực, điều này sẽ khắc phục được vấn đề hạn chế về nguồn lực của doanh nghiệp.

Thhai, sử dụng VXBN và VXBT nhằm thúc đẩy việc tiếp thu kiến thức (TTKT), các nhóm doanh nghiệp cần thực hiện theo các gợi ý sau:

- Nhóm công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty tư nhân trong nước đều nhận thấy mức tác động có ý nghĩa thống kê của VXBN và VXBT lên TTKT. Điều này khẳng định cần phát huy tính hiệu quả của hai nhóm doanh nghiệp này trong việc phát triển chất lượng mối quan hệ nội bộ bên trong cũng như bên ngoài DN. Do đó, việc mở rộng và phát triển chất lượng của mạng lưới quan hệ là việc làm hết sức cần thiết.

- Nhóm công ty có vốn nhà nước thì ảnh hưởng VXBN và VXBT lên TTKT không có ý nghĩa thống kê. Do vậy, lãnh đạo các DN có vốn nhà nước cần lưu ý trong việc sử dụng VXBN và VXBT nhằm tăng cường TTKT cho doanh nghiệp thay cho các mục đích khác nhằm tránh các tiêu cực cũng như lãng phí các nguồn lực doanh nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022