So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Mô Hình Khả Biến Và Bất Biến.


Bảng 4.13: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu



Giả thuyế t


Mối quan hệ giữa các yếu tố


Ước lượn g (r)


Sai số chuẩn (SE)

Giá trị tới hạn

(CR)

Mức ý nghĩa (P­

value)


Kết quả


H1

Vốn xã hội lãnh đạo doanh nghiệp tác động cùng chiều lên vốn xã hội bên trong

doanh nghiệp.


0,195


0,037


2,941


0,003

Chấp nhận H1


H2

Vốn xã hội lãnh đạo doanh nghiệp tác động cùng chiều lên vốn xã hội bên ngoài

doanh nghiệp.


0,199


0,049


3,080


0,002

Chấp nhận H2


H3

Vốn xã hội bên trong doanh nghiệp tác động cùng chiều lên sự tiếp thu kiến thức của

doanh nghiệp.


0,272


0,070


4,028


0,000

Chấp nhận H3


H4

Vốn xã hội bên ngoài doanh nghiệp tác động cùng chiều lên sự tiếp thu kiến thức của

doanh nghiệp.


0,543


0,063


6,634


0,000

Chấp nhận H4


H5

Vốn xã hội bên trong doanh nghiệp tác động cùng chiều lên đổi mới sản phẩm của

doanh nghiệp.


0,341


0,100


4,987


0,000

Chấp nhận H5


H6

Vốn xã hội bên ngoài doanh nghiệp tác động cùng chiều lên đổi mới sản phẩm của

doanh nghiệp.


0,411


0,086


5,221


0,000

Chấp nhận H6


Giả thuyế t

(tt)


Mối quan hệ giữa các yếu tố

(tt)


Ước lượn g (r)

(tt)


Sai số chuẩn (SE)

(tt)

Giá trị tới hạn (CR)

(tt)

Mức ý nghĩa (P­

value) (tt)


Kết quả (tt)


H7

Sự tiếp thu kiến thức tác động cùng chiều lên đổi mới

sản phẩm của doanh nghiệp.


0,235


0,112


2,948


0,003

Chấp nhận

H7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.

Tác động của vốn xã hội đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - trường hợp nghiên cứu ngành Dệt may khu vực phía Nam, Việt Nam - 18



H8

Đổi mới sản phẩm tác động cùng chiều lên kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp.


0,237


0,073


3,454


0,000

Chấp nhận

H8



Giả thuyết H1: Yêú

(Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu điều tra)

tốvốn xã hội lãnh đạo tać động trực tiếp, cùng chiều lên vốn

xã hội bên trong với hệ sốhồi quy ước lượng r = 0,195; P­value = 0,003 < 0,05 đạt mức ý nghĩa nên chấp nhận giả thuyêt́ H1.

Giả thuyết H2: Yêú tốvốn xã hội lãnh đạo tác động trực tiêp,́ cùng chiều lên vốn

xã hội bên ngoài với hệ sốhồi quy ước lượng r = 0,199; P­value = 0,002 < 0,05 đạt mức ý nghĩa nên chấp nhận giả thuyêt́ H2.

Giả thuyết H3: Yêú

tốvốn xã hội bên trong tać

động trực tiếp, cùng chiều đến

tiếp thu kiến thức của doanh nghiệp với hệ sốhồi quy ước lượng r = 0,272; P­value = 0,000 < 0,05 đạt mức ý nghĩa nên chấp nhận giả thuyết H3.

Giả thuyết H4: Yêú tốvốn xã hội bên ngoài tać động trực tiêp,́ cùng chiều đến

tiếp thu kiến thức của doanh nghiệp với hệ sốhồi quy ước lượng r = 0,543; P­value = 0,000 < 0,05 đạt mức ý nghĩa nên chấp nhận giả thuyết H4.

Giả thuyết H5: Yêú tốvốn xã hội bên trong có tać động trực tiêp,́ cùng chiều lên

đổi mới sản phẩm với hệ sốhồi quy ước lượng r = 0,341; P­value = 0,000 < 0,05 đạt mức ý nghĩa nên chấp nhận giả thuyết H5.

Giả thuyết H6: Yêú tốvốn xã hội bên ngoài có tać động trực tiêp,́ cùng chiều lên

đổi mới sản phẩm với hệ sốhồi quy ước lượng r = 0,411; P­value = 0,000 < 0,05 đạt mức ý nghĩa nên chấp nhận giả thuyết H6.

Giả thuyết H7: Yêú tốtiếp thu kiến thức có tać động trực tiêp,́ cùng chiều lên đổi

mới sản phẩm với hệ sốhồi quy ước lượng r = 0,235; P­value = 0,003 < 0,05 đạt mức ý nghĩa nên chấp nhận giả thuyết H7.

Giả thuyết H8: Yêú

tốđổi mới sản phẩm tać

động trực tiếp, cùng chiều lên kết

quả kinh doanh với hệ sốhồi quy ước lượng r = 0,237; P­value = 0,000 < 0,05 đạt mức ý nghĩa nên chấp nhận giả thuyết H8.


4.3.6. Phân tích cấu trúc đa nhóm


Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của VXH của DN lên nhân tố kết quả kinh doanh trong ngành dệt may với những doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau, cụ thể là các loại hình doanh nghiệp: (1) Công ty tư nhân trong nước; (2) Công ty có vốn đầu tư nước ngoài và (3) Công ty có vốn nhà nước. Câu hỏi đặt ra là: liệu rằng có sự khác biệt trong ảnh hưởng của VXH của DN đến nhân tố kết quả kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau kể trên hay không? Phân tích cấu trúc đa nhóm được thực hiện nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi nghiên cứu này.

Kết quả phân tích đa nhóm được đưa ra ở mục 8.8 (Phụ lục 8) từ kết quả phân tích mô hình khả biến và bất biến với ba nhóm loại hình doanh nghiệp. Tác giả thực hiện so sánh sự khác biệt giữa hai mô hình.

Bảng 4.14. So sánh sự khác biệt giữa mô hình khả biến và bất biến.



Chi­square

df

Mô hình khả biến

1.832,358

1.083,000

Mô hình bất biến

1.842,313

1.087,000

Sai biệt

9,955

4,000

Chidist

0,041

< 0,05

(Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu điều tra)

Kiểm định Chi­square được sử dụng để so sánh giữa hai mô hình bất biến và khả biến (Bảng 4.14). Kết quả kiểm định cho Chidist =0,041 <0,05, điều này cho thấy sự khác biệt trong Chi­bình phương của hai mô hình là có ý nghĩa thống kê, do đó, mô hình khả biến được chọn. Từ kết quả được trình bày tại mục 8.8.1 của Phụ lục 8 có thể kết luận là có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các loại hình doanh nghiệp trong ảnh hưởng lên kết quả kinh doanh. Những sự khác biệt được diễn giải cụ thể như sau:

- Về mối quan hệ giữa đổi mới sản phẩm và kết quả kinh doanh: có thể nhận thấy rằng, ở cả ba nhóm loại hình doanh nghiệp, nhân tố đổi mới sản phẩm (DMSP) đều có ảnh hưởng có ý nghĩa lên kết quả kinh doanh (TTKD). Tuy nhiên mức ảnh hưởng ở hai nhóm công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty có vốn


nhà nước (với hệ số beta lần lượt là 0,61 & 0,585) mạnh hơn nhiều so với nhóm công ty tư nhân (với beta=0,137).

- Về mối quan hệ giữa VXBN và VXBT với TTKT: ở nhóm công ty có vốn đầu

tư nước ngoài và công ty tư nhân trong nước đều nhận thấy mức tác động có ý nghĩa thống kê của VXBN và VXBT lên TTKT. Tuy nhiên, nhóm công ty có vốn nhà nước thì ảnh hưởng này không có ý nghĩa thống kê.

- Về mối quan hệ giữa VXBN và VXBT với DMSP: cả ba nhóm loại hình công ty đều nhận thấy có ảnh hưởng có ý nghĩa của VXBN và VXBT lên DMSP. Tuy nhiên, xem xét ảnh hưởng của nhân tố tiếp thu kiến thức (TTKT) lên DMSP, kết quả kiểm định cho thấy, chỉ ở nhóm công ty tư nhân mối quan hệ này là có ý nghĩa thống kê, còn hai nhóm còn lại là không có ý nghĩa.

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Dựa theo bảng 4.12 trình bày mức độ tác động trực tiếp, gián tiếp của các yếu tố, các kết quả của nghiên cứu được thảo luận như sau:

4.4.1. Các khía cạnh đo lường vốn xã hội của doanh nghiệp


Nhiều nghiên cứu trước chỉ xem xét tác động VXH của DN đến hiệu quả hoạt động của DN ở hai khía cạnh là VXBT và VXBN (Suseno & Raden, 2007; Dai và cộng sự, 2015); hay xem xét mối quan hệ giữa VXH và phát triển lãnh đạo (McCallum và O’Connell, 2009). Theo đó, nhà lãnh đạo là người đưa ra tầm nhìn, chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch thực hiện cũng như điều hành các hoạt động trong DN (Jabbarvà Hussein, 2017). Hơn nữa, họ luôn cố gắng vận hành tổ chức dựa theo nguồn lực của

DN, linh hoạt theo yêu cầu của tình hình thị trường. Các nhà lãnh đạo truyền năng

lượng động viên tinh thần làm việc cho nhân viên. Họ phát triển mối quan hệ với tất cả

các bên liên quan và quan trọng nhất là họ

đảm bảo việc học tập trong tổ

chức

(Jabbarvà Hussein, 2017). Lãnh đạo có trách nhiệm chỉ đạo cấp dưới thực hiện các

nhiệm vụ của tổ chức một cách hiệu quả (Mason, 2011 theo Jabbarvà Hussein, 2017). Trong nghiên cứu này xem xét tác động VXLD đến VXBT và VXBN, điều này khẳng định vai trò của lãnh đạo DN có đóng góp rất lớn trong việc thúc đẩy VXBT và VXBN


của các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Hơn nữa, nghiên cứu này xem xét đo lường VXH của doanh nghiệp đầy đủ hơn các nghiên cứu trước đó, cụ thể là trên 3 khía cạnh: VXBT, VXBN và VXLD.

4.4.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố vốn xã hội của doanh nghiệp


So với các nghiên cứu trước như Nguyen và Huỳnh (2012), Suseno và Ratten

(2007), Yli­Renko và cộng sự (2001) chưa xem xét mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa VXLD với VXBT và VXBN. Điều này khẳng định vai trò tiền tố VXLD trong việc trực tiếp thúc đẩy VXBT và VXBN nhằm góp phần nâng cao thành quả kinh doanh của DN.

Các nhà lãnh đạo sử dụng các kỹ năng quan hệ của họ để xây dựng mối quan hệ với các đối tác. Những đối tác này có thể bao gồm các nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan. Các nhà lãnh đạo chiến lược cố gắng phát triển một tập hợp các nguồn lực có giá trị để chia sẻ với các đối tác, tạo điều kiện cho việc thuận tiện giao tiếp giữa công ty và các đối tác (Hitt và Ireland, 2002). Hơn nữa, theo Nguyen và Huỳnh (2012) cho rằng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo gồm nhiều thành phần như: Mạng lưới bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh, chính quyền. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả đã khám phá một thành phần mới thông qua nghiên cứu định tính, đó là hiệp hội ngành nghề như là một thành phần của VXLD. Đây là thành phần có vai trò lớn đóng góp vào thành công chung cho các DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may thời trang tại Việt Nam vì thông qua hiệp hội ngành nghề giúp các DN có nhiều thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và DN nhận được sự giúp đỡ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính phủ sẽ không can thiệp nhiều vì vậy vai trò của hiệp hội ngành nghề ngày càng quan trọng. Trong quan hệ kinh tế, hiệp hội ngành nghề đại diện và tăng cường lợi ích của các thành viên, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ trong và ngoài nước; tư vấn và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại cũng như hỗ trợ mở rộng hoạt động kinh doanh.

4.4.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố vốn xã hội bên trong, vốn xã hội bên ngoài, tiếp thu kiến thức với đổi mới sản phẩm

Đổi mới sản phẩm chịu tác động trực tiếp bởi 03 yếu tố: VXBT, VXBN và tiếp


thu kiến thức, điều này có nghĩa là: (1) Khi mọi người bên trong doanh nghiệp có chung mục tiêu và tầm nhìn, thường xuyên giữ lời hứa, duy trì mối quan hệ, chia sẻ lẫn nhau khi giải quyết các công việc sẽ góp phần giúp doanh nghiệp gia tăng việc đổi mới sản phẩm (Dai và cộng sự, 2015). Ngoài ra, các doanh nghiệp nào chú trọng đến việc tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị hay bộ phận để giải quyết các công việc sẽ thúc đẩy gia tăng việc đổi mới sản phẩm; (2) Trong hoạt động kinh doanh, các DN giữ lời hứa, xây dựng chính sách quan hệ tốt với đối tác cũng như cần tránh gây tổn hại đến

lợi ích lẫn nhau sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sản phẩm. Ngoài ra, các doanh

nghiệp thường giữ lời hứa, tạo ra các chính sách nhằm mục đích duy trì sự hợp tác với đối tác kinh doanh thường nhận được sự giới thiệu cơ hội kinh doanh mới từ đối tác kinh doanh (Dai và cộng sự, 2015); (3) Trong lĩnh vực dệt may, DN cần nhanh chóng phát hiện ra những thay đổi trong môi trường kinh doanh, thường xuyên thăm dò ý kiến khách hàng, nhanh chóng khám phá những xu hướng mới về thời trang và đặc biệt là cần thực hiện nhiều nghiên cứu nội bộ về sản phẩm mới (Hult và cộng sự, 2007), đây chính là chìa khóa giúp DN nhanh chóng có được các giải pháp về cải tiến, đổi mới sản phẩm.

VXBN tác động mạnh nhất đến tiếp thu kiến thức cũng như đổi mới sản phẩm của DN nghĩa là khi mọi người trong DN luôn giữ lời hứa, duy trì mối quan hệ (Nguyen và Huỳnh, 2012), giới thiệu cơ hội kinh doanh mới cũng như tránh gây tổn hại lẫn nhau (Dai và cộng sự, 2015) sẽ thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng tiếp nhận thông tin, kiến thức từ thị trường, thúc đẩy cải tiến đổi mới sản phẩm từ đó đóng góp vào thành quả kinh doanh.

4.4.4. Mối quan hệ giữa vốn xã hội của DN với kết quả kinh doanh

So với các nghiên cứu trước của Nguyen và Huỳnh (2012), Dai và cộng sự (2015) chỉ xem xét mối quan hệ trực tiếp VXH đến kết quả hoạt động DN. Trong đề tài này, tác giả xem xét ảnh hưởng của VXH lên kết quả kinh doanh thông qua vai trò của tiếp thu kiến thức và đổi mới sản phẩm trong ngành dệt may. Đây là điểm mới trong nghiên cứu này và khẳng định ảnh hưởng của VXH trong việc thúc đẩy các DN tăng cường việc tiếp thu kiến thức cũng như đổi mới sản phẩm. Đặc biệt, điều này mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho các nhà lãnh đạo trong việc điều hành hoạt động của các DN ngành dệt may, bởi vì khách hàng sẽ không thích mãi một kiểu áo, một kiểu váy hay một sản phẩm có thể mua ở bất cứ đâu. Chính vì thế, doanh nghiệp tạo ra sản phẩm


của riêng mình, càng nhanh trước đối thủ càng tốt. Chính điều đó sẽ giúp DN có được lợi thế đi đầu.

4.4.5. Mối quan hệ giữa đổi mới sản phẩm và kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh chịu tác động trực tiếp bởi yếu tố đổi mới sản phẩm, điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần liên tục giới thiệu ra thị trường các dòng sản phẩm mới hiệu quả hơn và hướng đến thị hiếu của khách hàng sẽ làm gia tăng quy mô của thị trường mục tiêu (Jajja và cộng sự, 2017). Ngoài ra, thường xuyên giới thiệu sản phẩm mới cũng làm gia tăng việc mua hàng lặp lại của khách hàng và dẫn đến tăng thị phần (Prajogo và Sohal, 2003), các dòng sản phẩm mới có thể giúp tạo ra khách hàng mới, thị trường mới làm tăng đáng kể doanh số cũng như lợi nhuận (Lau, 2011). Do vậy, các DN dệt may cần chú ý ba vấn đề sau: (1) Doanh nghiệp dệt may thời trang cần tiên phong giới thiệu ra thị trường các sản phẩm mới (Makani, 2016), tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm hiện có trên thị trường, (2) Khách hàng rất quan tâm đến mẫu mã sản phẩm, đặc biệt là quần áo thời trang. Do đó, các DN cần quan tâm đến khâu thiết kế sản phẩm phải có những đặc trưng riêng (Paladino, 2007) tạo ra nhiều sản phẩm thời trang đa phong cách, chủng loại phong phú với nhiều chất liệu, kiểu dáng theo xu thế của thời trang Việt Nam và quốc tế, (3) Khi mua sản phẩm, người tiêu dùng cũng như khách hàng thường đối sánh chất lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp. Do đó, để thành công trong việc đưa sản phẩm mới ra thị trường thì chất lượng phải vượt trội so với sản phẩm hiện có trên thị trường (Makani, 2016; Paladino, 2007).

Tóm tắt Chương 4

Trong Chương 4, tác giả đãmô tả việc thu thập dữliệu thị trươǹ g và tổng kết các kết quả của nghiên cứu chính thức như sau:

(1) Thực hiện thu thập dữ liệu băǹ g cách phỏng vấn trực tiếp các đối tượng cung cấp thông tin là lãnh đạo cấp cao và cấp trung trong các doanh nghiệp dệt may thông qua bảng câu hỏi. Kích thước mẫu cuối cùng dùng để kiểm định thống kê là 293 phiêú khảo sát.

(2) Phương phaṕ phân tích CFA để kiểm định mô hinh̀ đo lươǹ g như sau: (a) Kiêm̉

định CFA thang đo đa hướng vốn xã hội lãnh đạo; (b) kiểm định CFA thang đo các yếu

tố trong mô hình tới hạn. Kêt́ quả kiểm định CFA cho thấy cać mô hinh̀ đo lươǹ g cua


nghiên cứu này đạt yêu câù . Ngoài ra, thang đo các yếu tốnghiên cứu đều đạt yêu cầu về kiểm định.

(3) Phương phaṕ mô hinh̀ hoáCB­SEM để kiểm đinḥ mô hình lý thuyêt.́ Kêt́ quả

kiểm định cho thâý mô hình lý thuyêt́ phù hợp với dữliêụ thị trươǹ g. Tất cả 8 giả thuyêt́

nghiên cứu đều được châṕ nhân.̣ Ngoài ra, dữliêụ cua nghiên cứu này là đanǵ tin câỵ

thông qua việc thực hiện kiểm định Bootstrap với mâũ N băng̀ 1000.


(4) Phân tích cấu trúc đa nhóm về ảnh hưởng của VXH của DN với kết quả kinh doanh trong ngành dệt may với những DN có hình thức sở hữu khác nhau: (1) Công ty tư nhân trong nước; (2) Công ty có vốn nhà nước; (3) Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

(5) Thảo luận kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu trước đây.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022