Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư thực hiện một số dự án tại thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1: Kết quả xác định đối tượng được bồi thường và không được

bồi thường của 2 dự án 46

Bảng 3.2: Quan điểm của người có đất bị thu hồi đất về việc xác định

đối tượng và điều kiện được bồi thường của 2 dự án 47

Bảng 3.3: Giá trị bồi thường về đất của 2 dự án 49

Bảng 3.4: Giá trị bồi thường thiệt hại về các tài sản trên đất của 2 dự

án 50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Bảng 3.5: Các khoản hỗ trợ thực hiện tại 2 dự án 51

Bảng 3.6: Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư thực hiện một số dự án tại thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa - 2

thuộc 2 dự án 52

Bảng 3.7: Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn tại 2 dự án

trước và sau khi thu hồi đất 53

Bảng 3.8: Kế hoạch sử dụng tiền bồi thường của người dân sau khi bị

thu hồi đất sản xuất 54


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai là tài sản do Nhà nước thống nhất quản lý.

Đất đai là nguồn tài chính tiềm năng, nguồn nhân lực cơ bản để phát triển kinh tế đất nước, nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đất đai được coi là một loại bất động sản, là một hàng hoá đặc biệt, vì những tính chất của nó như cố định về vị trí, giới hạn về không gian, vô hạn về thời gian sử dụng và trong quá trình sử dụng nếu sử dụng đất đai một cách hợp lý thì giá trị của đất không những mất đi mà còn tăng lên.

Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư (TĐC) là hiện tượng mà Nhà nước phải đối mặt như một quy luật tất yếu và phổ biến, không thể tránh khỏi. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.

Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp, giá đất ngày càng cao, nhịp độ phát triển ngày càng lớn thì nhu cầu GPMB càng trở nên cấp thiết và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội trên phạm vi vùng, quốc gia. Vấn đề bồi thường GPMB trở thành điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án phát triển, nếu không được xử lý tốt thì sẽ trở thành vật cản của sự phát triển kinh tế - xã hội, bởi vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức và giải quyết triệt để.

Ngày nay đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chúng ta đã và đang triển khai nhiều dự


án đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, các dự án đều cần quỹ đất. Sự phát triển đô thị, khu dân cư, an ninh quốc phòng, cơ sở sản xuất đều cần có qũy đất. Việc GPMB, thu hồi đất đang diễn ra ở mọi nơi song gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi thường, tái định cư làm ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian thi công công trình, gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay được thực hiện theo các quy định của nhà nước như: Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Trong quá trình CNH - HĐH việc GPMB tạo quỹ đất sạch thực hiện các dự án nhằm phát triển kinh tế và cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, xây dựng, đô thị hóa, đặc biệt cho việc phát triển hệ thống giao thông phục vụ các hoạt động xã hội là điều không tránh khỏi. Trong điều kiện quỹ đất có hạn nhu cầu đất đai để thực hiện CNH - HĐH trong đó có nhu cầu phát triển, xây dựng hạ tầng cơ sở ngày càng tăng làm cho đất đai ngày càng hiếm và có giá từ đó dẫn đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đang trở thành vấn đề lớn, bức xúc, đối với cả người dân có đất bị thu hồi cũng như gây áp lực với các cấp chính quyền và các tổ chức có liên quan.

Vì những lý do nêu trên, để nhìn nhận đầy đủ về công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ và tái định cư ở thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hoá, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - PGS.TS Phan Đình Binh, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư thực hiện một số dự án tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, nhằm điều tra, tìm hiểu thực trạng và tìm ra nguyên


nhân gây cản trở, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước.

2. Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá hiện trạng công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện dự án khu dân cư Bắc Lương Đình Của và dự án cầu vượt đường sắt xã Quang Trung

- Phân tích tác động của việc thu hồi đất đến đời sống, việc làm, thu nhập của người dân bị thu hồi đất tại thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất ý kiến, góp phần hoàn thiện và đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thị xã Bỉm Sơn


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lý luận về thực tiễn chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.2. Tổng quan về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

1.2.1. Thu hồi đất

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra Quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Mục đích của công tác thu hồi đất là nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, khắc phục tình trạng tùy tiện trong quản lý, sử dụng đất, vi phạm luật đất đai. Ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ lợi ích quốc gia khi cần thiết.

1.2.2. Bồi thường giải phóng mặt bằng

Theo từ điển tiếng Việt thì: "Bồi thường" hay “ đền bù” có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác. “GPMB” có nghĩa là di dời, di dân đi nơi khác để lấy mặt bằng xây dựng công trình.

Điều này có nghĩa là:

+ Không phải mọi khoản đều bồi thường bằng tiền là xong mà chủ thể đó phải được đảm bảo về lợi ích hợp pháp.

+ Sự mất mát của người bị thu hồi đất không chỉ là về mặt vật chất mà nhiều trường hợp còn mất mát cả về tinh thần nhất là khi phải tái định cư.

+ Về mặt hành chính thì đây là một quá trình không tự nguyện, có tính cưỡng chế và vốn là điều hoà sự "hi sinh" không chỉ là một sự bồi thường ngang giá tuyệt đối.


Việc bồi thường có thể vô hình (xin lỗi) hoặc hữu hình (bồi thường bằng tiền, bằng vật chất khác), có thể do các quy định của pháp luật điều tiết, hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể.

Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng theo quy định của pháp luật (Điều 74 Luật Đất đai năm 2013).

1.2.3. Hỗ trợ

Trên thực tế, ngoài các khoản bồi thường nói trên thì có một hình thức bồi thường khác gọi là việc hỗ trợ.

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Hỗ trợ là giúp thêm vào” (Khang Việt, 2009).

Hỗ trợ là một hành động thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái thông qua sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần để giúp đỡ một thành viên hoặc một nhóm người trong xã hội có thể vượt qua những khó khăn hay những rủi ro mà họ gặp phải để sớm ổn định cuộc sống.

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, lâm nghiệp, vừa là tư liệu tiêu dùng của con người. Do vậy, khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất sẽ mất tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng dẫn đến hiện tượng người SDĐ lâm vào hoàn cảnh khó khăn như mất công ăn việc làm, mất nơi sinh sống, mất đi nền tảng văn hóa nơi sinh sống ... buộc người dân phải thích nghi với những thay đổi sau khi bị thu hồi đất. Để giúp cho họ vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất và ổn định đời sống thì bên cạnh việc bồi thường, Nhà nước thực hiện hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi.


Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế được quy định tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Từ đó có thể hiểu bản chất của công tác bồi thường, GPMB trong tình hình hiện nay không đơn thuần là bồi thường về mặt vật chất mà còn phải đảm bảo được lợi ích của người dân phải di chuyển. Đó là họ phải có được chỗ ở ổn định, có điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, được hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người dân sống và ổn định.

1.2.4. Tái định cư

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tái định cư được hiểu là đến một nơi nhất

định để sinh sống lần thứ hai (lại một lần nữa)”(Khang Việt, 2009).

Mặc dù thuật ngữ tái định cư được pháp Luật Đất đai đề cập nhưng lại chưa có quy định nào giải thích cụ thể nội hàm của khái niệm này. Luật Đất đai năm 2013 chỉ quy định: “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư...trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một xuất tái định cư tối thiểu...” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).


Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với bộ phận dân cư phải gánh chịu vì sự phát triển chung. Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Các dự án tái định cư cũng được coi là dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác.

Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng dụng đất đai để thực hiện các dự án phát triển.

Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản, di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó.

Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung.

1.2.5. Quy trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

- Bước 1:

+ Tiếp nhận các hồ sơ pháp lý của dự án từ phía Chủ đầu tư.

+ Tham mưu cho cấp có thẩm quyền Văn bản chủ trương thu hồi đất.

+ Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thành lập Tổ tư vấn giúp việc cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trường hợp thấy cần thiết).

+ Xây dựng kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng trình UBND thị xã phê duyệt theo quy định.

+ Lập đo vẽ trích đo, trích lục hoặc trích lục đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính khu đất quy hoạch thực hiện dự án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2023