Kiểm Định Sơ Bộ Độ Tin Cậy Của Thang Đo Sgbnv


tải (chiếm 4%). Quy mô lao động dưới 10 người chiếm tỷ lể lớn nhất là 46%. Chi tiết đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ được trình bày trong Bảng 3.15.

Bảng 3.15: Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ


Đặc điểm mẫu

Tần số

Tỷ lệ (%)


Chức danh

Tổng giám đốc

8

8

Giám đốc

44

44

Trưởng/Phó phòng

48

48


Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

6

6

Công ty trách nhiệm hữu hạn

58

58

Công ty cổ phần

34

34

Hợp tác xã

2

2


Lĩnh vực hoạt động

Khách sạn

8

8

Nhà hàng

6

6

Kinh doanh lữ hành

82

82

Kinh doanh vận tải

4

4


Quy mô lao động

Dưới 10 người

46

46

Từ 10 - 49 người

38

38

Từ 50 - 99 người

14

14

Từ 100 người trở lên

2

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 14

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

a. Kiểm định thang đo CS

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo CS bằng hệ số Cronbach’s Alpha được trình bày trong Bảng 3.16.

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo CS về phương diện kinh tế là là 0,881 > 0,6. Đồng thời, các biến quan sát đo lường thang đo CS về phương diện kinh tế đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, vì vậy thang đo đảm bảo độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu để phân tích EFA.

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo CS về phương diện xã hội là 0,845 > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường thang đo CS về phương diện xã hội đều lớn hơn 0,3, vì vậy thang đo đảm bảo độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu để phân tích EFA.

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo CS về phương diện môi trường là 0,890 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường thang đo CS vê phương


diện môi trường đều lớn hơn 0,3, vì vậy thang đo đảm bảo độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu để phân tích EFA.

Bảng 3.16: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo CS


Biến

quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach’s Alpha

nếu loại biến này

Bền vững doanh nghiệp

Phương diện kinh tế: Cronbach’s Alpha = 0,881

KT1

11,9200

4,923

0,576

0,904

KT2

11,7200

3,699

0,846

0,805

KT3

11,7500

3,866

0,820

0,815

KT4

11,7700

4,058

0,742

0,847

Phương diện xã hội: Cronbach’s Alpha = 0,845

XH1

17,3400

3,318

0,633

0,818

XH2

17,5900

3,174

0,653

0,813

XH3

17,6200

3,248

0,728

0,796

XH4

17,7600

3,134

0,574

0,839

XH5

17,4100

3,194

0,697

0,801

Phương diện môi trường: Cronbach’s Alpha = 0,890

MT1

15,8800

3,319

0,852

0,837

MT2

15,8600

3,718

0,803

0,854

MT3

15,9700

3,747

0,564

0,906

MT4

18,8700

3,771

0,708

0,871

MT5

15,8200

3,341

0,774

0,856

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)

b. Kiểm định thang đo SGBNV

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo SGBNV bằng hệ số Cronbach’s Alpha được trình bày trong Bảng 3.17.

Bảng 3.17: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo SGBNV


Biến

quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach’s Alpha

nếu loại biến này

Sự gắn bó của nhân viên: Cronbach’s Alpha = 0,838

GB1

14,9300

4,227

0,642

0,807

GB2

14,9600

3,695

0,692

0,791

GB3

15,1000

3,970

0,533

0,841

GB4

15,9500

4,472

0,717

0,803

GB5

15,7000

3,525

0,719

0,783

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)


Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu sơ bộ cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo SGBNV là 0,838 > 0,6. Đồng thời, các biến quan sát đo lường thang đo SGBNV đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, vì vậy thang đo SGBNV đảm bảo độ tin cậy. Do đó, thang đo SGBNV đạt yêu cầu.

c. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo SCKNĐT

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo SCKNĐT bằng hệ số Cronbach’s Alpha được trình bày trong Bảng 3.18.

Bảng 3.18: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo SCKNĐT


Biến

quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach’s Alpha

nếu loại biến này

Sự cam kết của nhà đầu tư: Cronbach’s Alpha = 0,744

NDT1

10,660

2,085

0,684

0,598

NDT2

10,8000

2,081

0,745

0,566

NDT3

11,1400

3,314

0,097

0,876

NDT4

10,7200

1,860

0,703

0,578

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu) Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo SCKNĐT cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha lần 1 là 0,744. Tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát NDT3 “Các cổ đông và các nhà tài trợ vốn luôn luôn đòi hỏi cung cấp báo cáo về bền vững doanh nghiệp như là một phần thông tin công ty phải có trách nhiệm công bố” là 0,097

< 0,3. Kết quả này cho thấy biến quan sát NDT3 không đạt yêu cầu.

Do đó, tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo SCKNĐT lần 2 (sau khi loại biến quan sát NDT3 ra khỏi thang đo SCKNĐT), kết quả phân tích lần 2 cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 là 0,876 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường thang đo phương diện xã hội đều lớn hơn 0,3, vì vậy thang đo SCKNĐT đảm bảo độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu để phân tích EFA.

d. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo STGCĐĐP

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo STGCĐĐP bằng hệ số Cronbach’s Alpha được trình bày trong Bảng 3.17. Hệ số Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo SCKNĐT là 0,868 > 0,6. Các biến quan sát đo lường thang đo SCKNĐT đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, vì vậy thang đo SCKNĐT đảm bảo độ tin cậy. Do đó, thang đo STGCĐĐP đạt yêu cầu.

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo STGCĐĐP được nêu trong Bảng 3.19.


Bảng 3.19: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo STGCĐĐP


Biến

quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach’s Alpha

nếu loại biến này

Sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cronbach’s Alpha = 0,868

CD1

7,3200

1,351

0,701

0,861

CD2

7,3200

1,472

0,788

0,790

CD3

7,2000

1,273

0,772

0,794

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)

e. Kiểm định thang đo HQHĐ

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo HQHĐ bằng hệ số Cronbach’s Alpha được trình bày trong Bảng 3.20.

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo HQHĐ là 0,892 > 0,6. Các biến quan sát đo lường thang đo HQHĐ đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, vì vậy thang đo HQHĐ đảm bảo độ tin cậy và đáp ứng yêu cầu để phân tích EFA.

Tóm lại, đa phần các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, trừ biến quan sát NDT3 có hệ số tương quan biến tổng là 0,097 < 0,3. Tuy nhiên, tác giả vẫn giữ lại biến NDT3 để tiến hành phân tích EFA.

Bảng 3.20: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo HQHĐ


Biến

quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach’s Alpha

nếu loại biến này

Hiệu quả hoạt động: Cronbach’s Alpha = 0,892

HQ1

18,8300

6,789

0,830

0,853

HQ2

18,7000

8,091

0,582

0,892

HQ3

18,8600

6,990

0,717

0,873

HQ4

18,6300

7,468

0,728

0,871

HQ5

18,6100

7,877

0,713

0,875

HQ6

18,8700

6,943

0,729

0,871

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy biến quan sát NDT3 nằm tách biệt ở một nhân tố với chỉ có một biến quan sát này. Theo đó, biến quan sát NDT3 nên được loại khỏi nghiên cứu. Do đó, tác giả quyết định loại biến quan sát NDT3 ra khỏi thang đo về phương diện kinh tế. Tiếp theo tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 với 31 biến quan sát.


Bảng 3.21: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA


Biến

quan sát

Yếu tố

1

2

3

4

5

6

7

HQ1

0,813







HQ2

0,697







HQ3

0,829







HQ4

0,745







HQ5

0,778







HQ6

0,764







KT1


0,795






KT2


0,832






KT3


0,811






KT4


0,779






XH1



0,772





XH2



0,759





XH3



0,830





XH4



0,687





XH5



0,737





GB1




0,703




GB2




0,772




GB3




0,774




GB4




0,684




GB5




0,765




MT1





0,838



MT2





0,718



MT3





0,723



MT4





0,670



MT5





0,765



NDT1






0,724


NDT2






0,782


NDT4






0,773


CD1







0,889

CD2







0,747

CD3







0,717

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)

Kết quả phân tích lần 2 cho thấy, giá trị KMO là 0,795 > 0,5 và giá trị Sig. = 0,000

< 0,05. Đồng thời, theo tiêu chuẩn eigenvalue lớn hơn 1 thì có 7 nhân tố được rút trích với phương sai trích lũy kế là 75,891% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu.


Các biến quan sát đo lường đều có trọng số đạt yêu cầu (> 0,55). Kết quả cụ thể được trình bày trong Bảng 3.21 và Bảng 3.22.

Bảng 3.22: Kết quả KMO và Bartlett’s Test


Biến quan sát

Yếu tố

1

2

3

4

5

6

7

Eigenvalue

8,035

4,243

4,193

2,791

1,622

1,570

1,073

% phương sai

trích

25,918

13,686

13,526

9,003

5,232

5,064

3,462

Phương sai trích

lũy kế

25,918

39,604

53,130

62,133

67,365

72,429

75,891

Giá trị KMO

0,795


Kiểm định Barlett

Chi-bình phương

2380,316

Bậc tự do (df)

465

Sig.

0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu) Như vậy, sau khi kiểm định sơ bộ với phần mềm SPSS 24, hầu hết các thang đo được xác định trong mô hình nghiên cứu lý thuyết đều đạt độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ. Thang đo chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng được mã

hóa lại và trình bày chi tiết trong Phụ lục 7.

Biện luận lý do loại và không loại biến trong nghiên cứu định lượng sơ bộ Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ biến KT1 được giữ lại trong thang đo CS về phương diện kinh tế và biến NDT3 bị loại ra khỏi thang đo SCKNĐT, lý do cho các

quyết định này được giải thích như sau:

Thứ nhất, kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo CS về phương diện kinh tế cho thấy, biến KT1 với nội dung “Công ty của Ông/Bà đã giảm chi phí đầu vào cho cùng một mức đầu ra” có hệ số tương quan biến tổng là 0,576 > 0,3. Với kết quả này thì biến quan sát KT1 đạt yêu cầu. Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha tổng nếu loại biến KT1 là 0,904 tốt hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại là 0,881, về mặt lý thuyết có thể loại hoặc không loại biến KT1. Bên cạnh đó, với nội dung của biến KT1 được xem là quan trọng để đảm bảo đo lường khái niệm CS về phương diện kinh tế. Do đó, luận án đã không loại biến KT1 ra khỏi thang đo CS về phương diện kinh tế.

Thứ hai, kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo SCKNĐT cho thấy, biến quan sát NDT3 với nội dung “Các cổ đông và các nhà tài trợ vốn luôn luôn đòi hỏi cung cấp báo cáo về bền vững doanh nghiệp như là một phần thông tin công ty phải có trách


nhiệm công bố” có hệ số tương quan biến tổng là 0,097 < 0,3. Với kết quả này thì biến quan sát NDT3 không đạt yêu cầu.

Mặc dù vậy tác giả vẫn đưa biến NDT3 vào phân tích EFA, tuy nhiên kết quả phân tích EFA cho thấy biến quan sát NDT3 nằm tách biệt thành một nhân tố duy nhất. Với kết quả này thì biến quan sát NDT3 cần phải được loại. Chi tiết kết quả phân tích EFA trong Phụ lục 8.

Cùng với đó, theo đánh giá của tác giả thì biến NDT3 với nội dung “Các cổ đông và các nhà tài trợ vốn luôn luôn đòi hỏi cung cấp báo cáo về bền vững doanh nghiệp như là một phần thông tin công ty phải có trách nhiệm công bố”, nôi dung này không phù hợp với điều kiện Việt Nam. Lý do cho sự không phù hợp này có thể được lý giải rằng trong thực tế Việt Nam nói chung và các DNDL vùng DHNTB nói riêng việc các nhà đầu tư luôn luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo về CS đối với các DNDL vừa và nhỏ vùng DHNTB tại Việt Nam là chưa được thực hiện.

Do đó, với những lý do trên, luận quán quyết định loại biến quan sát NDT3 ra khỏi thang đo SCKNĐT.

3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức

3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Nội dung bảng câu hỏi khảo sát chính thức gồm 3 phần chính như sau: Phần 1: Giới thiệu về tác giả, tên đề tài nghiên cứu.

Phần 2: Nội dung khảo sát, bao gồm những câu hỏi về CS, SGBNV, STGCĐĐP và hiệu quả doanh nghiệp.

Phần 3: Thông tin doanh nghiệp, gồm loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và thông tin của người trả lời bảng khảo sát.

Các bước thiết kế bảng câu hỏi như sau:

Bước 1: Trên cơ sở thang đo có được từ kết quả nghiên cứu định tính. Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm 31 câu hỏi tương ứng với 31 biến khảo sát, trong đó 5 biến thuộc thành phần xã hội, 4 biến thành phần kinh tế, 5 biến thành phần môi trường, 5 biến thuộc thành phần SGBNV, 3 biến thuộc thành phần SCKNĐTSCKNĐT, 3 biến thuộc thành phần STGCĐĐP và 6 biến thuộc thành phần hiệu quả kinh doanh.

Bước 2: Tác giả thêm phần giới thiệu bản thân, tên đề tài nghiên cứu vào phần giới thiệu. Đồng thời, tác giả thêm các câu hỏi về thông tin của doanh nghiệp cũng như


thông tin của người trả lời bảng khảo sát vào phần cuối bảng khảo sát. Chi tiết bảng câu hỏi xem Phụ lục 9.

3.4.2 Thiết kế mẫu

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Đối tượng khảo sát là những nhà quản trị DNDL. Các đơn vị nghiên cứu là các DNDL đang hoạt động tại vùng DHNTB của Việt Nam. Đó là các doanh nghiệp điển hình đã hoạt động và có những đóng góp cho cộng đồng, hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhằm mục đích xem xét một cách toàn diện mối quan hệ giữa CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ của các DNDL trong vùng DHNTB tại Việt Nam.

Kích thước mẫu

Theo Hair và cộng sự (2016) thì khi áp dụng PLS-SEM, cỡ mẫu tối thiểu phải gấp 10 lần biến quan sát nguyên nhân lớn nhất được đo lường cho một khái niệm hoặc 10 lần số đường dẫn lớn nhất tác động đến một khái niệm trong mô hình để đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Trong mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất 15 giả thuyết nghiên cứu, do đó, kích thước mẫu tối thiểu là 15x10 = 150 quan sát. Để có được dữ liệu thị trường tốt hơn, đối với nghiên cứu này tác giả thiết kế kích thước mẫu là 300 quan sát.

Tuy nhiên, để bù đắp số lượng các bảng câu hỏi bị loại bỏ và những khó khăn trong quá trình điều tra khi luận án sử dụng cách thức gửi email đến các đối tượng khảo sát bảng câu hỏi trực tuyến qua đường link bằng công cụ Microsoft Forms và để đạt được kích thước mẫu tối thiểu như trên, tác giả gửi đi 600 bảng câu hỏi (gấp đôi kích thước mẫu). Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019.

Với đối tượng khảo sát của luận án là các nhà quản trị từ cấp trưởng, phó phòng, giám đốc kinh doanh trở lên tại các DNDL hoạt động tại vùng DHNTB và đơn vị khảo sát là các DNDL trong vùng. Tại mỗi đơn vị khảo sát, tác giả dự kiến khảo sát bình quân là 3 đối tượng, phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Như vậy, để gửi đi 600 bảng câu hỏi, số DNDL cần thực hiện khảo sát là 200 doanh nghiệp.

Phương pháp chọn mẫu

Căn cứ vào số lượng bảng câu hỏi sẽ gửi đi là 600, số quan sát kỳ vọng sẽ nhận được tối thiểu là 300, phương pháp chọn mẫu sẽ thực hiện như sau:

a. Chọn đơn vị khảo sát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2023