Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Sự Cam Kết Của Nhà Đầu Tư


gia, ý thức ưu tiên đạt được cơ hội làm việc trong DNDL và kỹ năng tham gia du lịch. Do đó, sự tham gia của cộng đồng sẽ tăng lên khi lợi ích so sánh tăng lên, cũng như có thể nâng cao mong muốn của cộng đồng thông qua việc cải thiện lợi ích tham gia, đồng thời cải thiện ý thức ưu tiên đề có được cơ hội làm việc và tăng cường các kỹ năng lẫn nâng cao trình độ của CĐĐP đối với phát triển du lịch.

- Thammajinda (2013) đã khám phá cách thức tham gia của cộng đồng tại Thái Lan bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu cho thấy vốn xã hội có liên quan đáng kể với sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch. Tuy nhiên, chỉ riêng vốn xã hội có thể không đủ để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch. Nghiên cứu khám phá ra rằng quan hệ quyền lực và các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến STGCĐĐP. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy các hình thức tham gia của cộng đồng được đánh gia thông qua ba vấn đề: tham gia lập kế hoạch du lịch và ra quyết định; tham gia vào hoạt động và quản lý du lịch và tham gia vào lợi ích từ du lịch.

Nguồn Thammajinda 2013 Hình 2 6 Mô hình nghiên cứu của Rojana Thammajinda 2013 1

(Nguồn: Thammajinda, 2013)

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Rojana Thammajinda (2013)

2.3.3 Các nghiên cứu liên quan đến SGBNV

Các nghiên cứu về tác động của CS đến SGBNV

- Collier và Esteban (2007) cho rằng tất cả các doanh nghiệp không chỉ chịu trách nhiệm về hành vi đạo đức trong hoạt động của doanh nghiệp mà còn về tác động của doanh nghiệp đối với tất cả các bên liên quan hiện tại và tương lai. Collier và Esteban (2007) đã tập hợp các bằng chứng nghiên cứu liên quan đến cách thức mà các doanh


nghiệp có thể đảm bảo rằng nhân viên của doanh nghiệp có động lực và sự gắn bó đầy đủ để thực hiện hiệu quả các thực hành CSR. Một gắn bó như vậy trở nên cực kỳ quan trọng trong các tình huống mà các doanh nghiệp hoạt động trên toàn cầu trong bối cảnh đa văn hóa. Nghiên cứu cho thấy những người chịu trách nhiệm về chiến lược và định hướng của doanh nghiệp cần đáp ứng thách thức trong việc tạo điều kiện và nuôi dưỡng SGBNV đối với các hoạt động bền vững. Trong đó, trách nhiệm xã hội trở thành kế hoạch trung tâm trong việc hợp tác tìm kiếm lợi ích chung và tương lai bền vững. Đạo đức cần thiết để trở thành nền tảng văn hóa của doanh nghiệp cũng như trong trái tim và tâm trí của các thành viên.

- Nghiên cứu của Messner (2013) cho thấy văn hóa tổ chức là chìa khóa để hiểu và ảnh hưởng đến SGBNV trong ngành cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin của Ấn Độ. Mô hình đề xuất của nghiên cứu đặt ra và chứng minh rằng SGBNV bị ảnh hưởng bởi văn hóa tổ chức. Các hoạt động CS cũng có thể được xem là nền tảng hình thành văn hóa doanh nghiệp. Nghiên cứu mở ra hướng nghiên cứu trong tương lai về điều tra tác động của thực hành các hoạt động CS ảnh hưởng đến SGBNV và thông qua đó tác động đến HQHĐ.

- Choi và Yu (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thực hành CS đối với nhân viên và hiệu quả tổ chức. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả điều tra thái độ và hành vi của nhân viên đối với mối quan hệ giữa thực hành các hoạt động bền vững và hiệu quả tổ chức. Kết quả thực nghiệm cho thấy nhận thức của người lao động về thực hành các hoạt động bền vững có lợi ích trong việc cải thiện mức độ trung thành của nhân viên và hiệu quả tổ chức. Do đó, các nhà quản lý cần phát triển chiến lược liên quan đến các hoạt động bền vững để nâng cao sự hài lòng của nhân viên và hiệu quả tổ chức. Kết quả cũng cho thấy rằng hành vi công dân tổ chức có thể phục vụ như một trung gian giữa các hoạt động bền vững và hiệu quả tổ chức.

Các nghiên cứu về tác động của SGBNV đến HQHĐ

- Khan (2010) đã xem xét mối quan hệ giữ sự gắn bó gồm ba khía cạnh sự gắn bó vì tình cảm, sự gắn bó để duy trì, sự gắn bó vì đạo đức và hiệu quả công việc của nhân viên trong lĩnh vực dầu khí của Pakistan. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa SGBNV và hiệu quả công việc của nhân viên. Theo đó, các nhà quản lý nên đặc biệt chú ý đến các tiền đề về SGBNV và tất cả các yếu tố thúc đẩy SGBNV để tăng hiệu quả công việc của nhân viên và sau đó là tăng HQHĐ.


- Ali và cộng sự (2010) đã điều tra ảnh hưởng của nhận thức của nhân viên về CSR ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhân viên và HQHĐ. Đây là một nghiên cứu quan trọng trong bối cảnh nghiên cứu cung cấp cho các cấp quản lý một cái nhìn sâu sắc về hành vi của nhân viên liên quan đến CSR. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa CSR và SGBNV cũng như giữa SGBNV và HQHĐ. Doanh nghiệp có thể cải thiện HQHĐ của mình thông qua SGBNV bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội vì các hoạt động đó cũng bao gồm phúc lợi của nhân viên và gia đình của họ. Nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng cho những người ra quyết định liên quan đến việc thiết kế các chính sách liên quan đến nhân viên để nâng cao đạo đức của nhân viên và thúc đẩy nhân viên trung thành, gắn bó với tổ chức và làm việc chăm chỉ vì sự phát triển của tổ chức.

- Irefin và cộng sự (2014) chỉ ra rằng có mối quan hệ khá cao giữa SGBNV và HQHĐ của tổ chức. Do đó, HQHĐ của tổ chức có thể được cải thiện thông qua SGBNV. Đồng thời, việc xem xét mối quan hệ giữa SGBNV và HQHĐ của tổ chức đã có lịch sử lâu đời trong các nghiên cứu về tổ chức nhưng các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích ở cấp độ cá nhân và chủ yếu là trong các nghiên cứu cắt ngang. Nghiên cứu của Irefin và cộng sự (2014) đã chuyển hướng nghiên cứu từ cấp độ phân tích cá nhân sang cấp độ phân tích tổ chức. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng mối quan hệ giữa thái độ của nhân viên và HQHĐ của tổ chức là rất phức tạp. Do đó, nghiên cứu này mở ra hướng nghiên cứu về việc điều tra thái độ và hành vi của nhân viên thông qua đánh giá của tổ chức là những khám phá cần được quan tâm nghiên cứu.

2.3.4 Các nghiên cứu liên quan đến sự cam kết của nhà đầu tư

Các nghiên cứu về tác động của CS đến SCKNĐT

- Lo và Sheu (2007) Nghiên cứu cũng cho thấy những nỗ lực của những doanh nghiệp mang tính bền vững vào các chiến lược phát triển của doanh nghiệp được các nhà đầu tư đánh giá tích cực và dường như đang đi đúng hướng. Đồng thời, nghiên cứu còn đi đến kết luận rằng các doanh nghiệp nên cân bằng hai khía cạnh đạo đức và lợi nhuận trong hoạt động của doanh nghiệp. Cuối cùng, nghiên cứu đi đến kết luận rằng kết quả nghiên cứu này là một nỗ lực để suy luận rằng ngoài lợi nhuận và tăng trưởng ngắn hạn, các nhà đầu tư đang bắt đầu suy nghĩ dài hạn hơn và họ nhận thức rõ hơn về sự PTBV của một doanh nghiệp trong xã hội ngày nay. Lo và Sheu (2007) kết luận, kết quả của nghiên cứu này thực sự là một nỗ lực để suy luận rằng ngoài lợi nhuận và tăng


trưởng ngắn hạn, các nhà đầu tư đang học cách suy nghĩ dài hạn hơn: họ đang nhận thức rõ hơn về sự PTBV của một công ty trong xã hội tư bản ngày nay.

- Rodgers và cộng sự (2013) lập luận rằng một khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động vì sự PTBV giúp nâng cao giá trị thị trường và tăng cường khả năng tài chính của doanh nghiệp. Điều đó giúp tăng cường SCKNĐT đối với doanh nghiệp vì các nhà đầu tư có nhận thức tích cực về những nỗ lực vì những mục tiêu xã hội và môi trường của doanh nghiệp. Từ quan điểm chiến lược, những phát hiện của Rodgers và cộng sự (2013) cho thấy rằng các nhà đầu tư nhận thức tích cực về các nỗ lực vì mục tiêu xã hội của doanh nghiệp. Các nghiên cứu về tác động của SCKNĐT đến HQHĐ

- Carter và Huby (2005) khám phá ra rằng cho dù các doanh nghiệp có thực hiện các trách nhiệm đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp bị thuyết phục bởi các trường hợp kinh doanh có đạo đức, hay chỉ đơn giản là để phản ứng với các quy định, các cam kết của doanh nghiệp hoặc vì nhiều lý do kinh doanh khác thì sự thay đổi trong hành vi này của các doanh nghiệp sẽ góp phần vào mối quan hệ giữa đầu tư có đạo đức và CSR. Nói cách khác, kết quả nghiên cứu của Carter và Huby (2005) cho thấy các nhà đầu tư có đạo đức cá nhân đang tham gia vào một hoạt động thể hiện tất cả các đặc điểm của công dân sinh thái (Ecological citizenship). Tuy nhiên, trường hợp liên quan đến các nhà đầu tư tổ chức là công dân sinh thái là yếu, mặc dù các lập luận về quyền công dân có khả năng củng cố trường hợp về CSR.

- Lo và Sheu (2007) đã kiểm tra CS ảnh hưởng đến giá trị thị trường của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng chỉ số Tobin’s q làm đại diện cho giá trị doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực đáng kể giữa CS và giá trị thị trường của doanh nghiệp. Nghiên cứu tìm thấy hiệu ứng tương tác mạnh mẽ giữa CS và tăng trưởng doanh số trên giá trị doanh nghiệp.

- Pasewark và Riley (2010) điều tra vai trò của các giá trị cá nhân trong quyết định đầu tư trong bối cảnh thử nghiệm có kiểm soát. Những người tham gia trong nghiên cứu của Pasewark và Riley (2010) được yêu cầu chọn đầu tư vào trái phiếu do một công ty thuốc lá phát hành hoặc trái phiếu do một công ty không sản xuất thuốc lá phát hành mang lại lợi suất bằng hoặc đôi khi thấp hơn. Sau đó, nghiên cứu khảo sát những người tham gia về cảm giác của họ đối với việc sử dụng thuốc lá để xác định xem liệu những giá trị này có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ hay không. Kết quả cho thấy các nhà đầu tư cân nhắc giá trị cá nhân bên cạnh các yếu tố tài chính khi lựa chọn đầu tư.


Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa đối với cả việc ra quyết định đầu tư và trách nhiệm xã hội. Phần lớn tài liệu liên quan đến đầu tư chỉ kết hợp các yếu tố tài chính. Nghiên cứu này hỗ trợ thêm cho việc sử dụng dữ liệu phi tài chính trong các mô hình ra quyết định đầu tư.

- Silver và cộng sự (2010) đã thực hiện cuộc khảo sát với 459 chủ sở hữu DNNVV. Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ sẵn sàng đầu tư vào các DNNVV tăng, từ đó dẫn đến mối quan hệ làm việc chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp với các nhà tài chính và mức độ cam kết cao hơn của các nhà đầu tư dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn cho các DNNVV. Hơn nữa, nghiên cứu nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất đối với các DNNVV là tạo ra mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với các nhà đầu tư, thông qua các hoạt động hàng ngày, để tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn với các thị trường liên quan. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất rằng quá trình thu hút đầu tư bắt đầu bằng nhận thức rằng các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp còn hạn chế nên dẫn đến nhu cầu thu hút các nhà đầu tư để đầu tư vào doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất nên xem xét không chỉ các yếu tố về việc trình bày ý tưởng kinh doanh hoặc xây dựng kế hoạch kinh doanh, mà còn xem xét cả định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào doanh nghiệp.

- Rodgers và cộng sự (2013) khám phá mô hình ra quyết định của nhà đầu tư về mối quan hệ giữa nỗ lực đổi mới của doanh nghiệp, các chiến lược xã hội và hiệu quả tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một chiến lược vì mục tiêu xã hội và môi trường của doanh nghiệp dẫn đến nâng cao giá trị thị trường của doanh nghiệp và cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

- Marzouk (2017) đã kiểm tra mối liên hệ giữa nhận thức của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Ai Cập về việc xây dựng danh tiếng doanh nghiệp và kiểm tra mối liên kết giữa uy tín doanh nghiệp, niềm tin nhận thức, cam kết tình cảm và kết quả hành vi của nhà đầu tư. Nghiên cứu của Marzouk (2017) đã mở rộng tầm nhìn vượt ra ngoài danh tiếng của công ty và làm sáng tỏ vai trò của uy tín doanh nghiệp đối với kết quả hành vi của nhà đầu tư. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng về tác động tích cực và đáng kể của danh tiếng đối với kết quả hành vi thông qua sự tín nhiệm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, phát hiện của nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng cho thấy mối quan hệ gián tiếp giữa danh tiếng doanh nghiệp có tình cảm và kết quả hành vi của nhà đầu tư là không đơn giản.


Nhận xét:

Lược khảo các nghiên cứu có liên quan về CS và HQHĐ cho thấy tác động thuận chiều của CS đến hiệu quả hoạt đông của doanh nghiệp được khẳng định trong các nghiên cứu (Eccles và cộng sự, 2014; Sy, 2016; El-Khalil and El-Kassar, 2018). Tuy nhiên, lược khảo các nghiên cứu có liên quan cũng cho thấy vẫn còn thiếu nghiên cứu thực nghiệm đánh giá vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP ảnh hưởng đến tác động của CS đến HQHĐ.

Lý thuyết các bên liên quan chỉ ra rằng các bên liên quan của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong mối quan hệ giữa CS và HQHĐ. Tuy nhiên, qua lược khảo các nghiên cứu liên quan, luận án chỉ tìm thấy những nghiên cứu riêng lẻ kiểm tra tác động của CS đến HQHĐ thông qua vai trò của SGBNV (Collier và Esteban, 2007; Choi và Yu, 2014), SCKNĐT (Marzouk, 2017; Crifo và cộng sự, 2019) và STGCĐĐP (Tosun, 2006; Thammajinda, 2013; Kallio, 2018). Đồng thời, các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu trong ngành công nghiệp và tại các nước phát triển. Do đó, nghiên cứu làm rõ được các mối quan hệ của các yếu tố này trong mô hình lý thuyết và kiểm định chúng tại Việt Nam là việc làm có ý nghĩa về mặt lý thuyết.

Ngoài ra, lược khảo các nghiên cứu trước đây về chủ đề SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP cho thấy đối tượng khảo sát trong các nghiên cứu đến từ phía nhân viên, từ phía nhà đầu tư và từ phía CĐĐP. Việc nghiên cứu tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL thông qua vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP từ phía lãnh đạo doanh nghiệp và từ góc nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp vẫn còn bị bỏ ngỏ chưa được nghiên cứu. Do vậy, đây được xác định là khoảng trống nghiên cứu để tác giả tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra các điểm mới so với các nghiên cứu trước đây.

Các lý thuyết có liên quan và một số nghiên cứu điển hình về CS, HQHĐ và mối quan hệ giữa CS và HQHĐ được trình bày trong Bảng 2.1.

57


Bảng 2.1: Tóm tắt một số lý thuyết và nghiên cứu điển hình

Stt

Biến độc lập

Biến trung gian

Biến phụ thuộc

Lý thuyết nền sử dụng

Nghiên cứu điển hình

1

Bền vững doanh nghiệp


- Hiệu quả hoạt động

- Kết quả hoạt động tài chính

- Lý thuyết các bên liên quan

- Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

- Eccles và cộng sự (2014);

- Sy (2016);

- El-Khalil and El-Kassar (2018).

2

Bền vững doanh nghiệp

- Vốn nhân lực

- Đổi mới

- Lãnh đạo

- Chính sách

Hiệu quả hoạt động

- Lý thuyết tính chính đáng

- Lý thuyết các bên liên quan

- Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

- Shamil và cộng sự (2012);

- Tomšič và cộng sự (2015).

3

Bền vững doanh nghiệp


Sự gắn bó của nhân viên

- Lý thuyết tính chính đáng

- Lý thuyết thể chế

- Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

- Collier và Esteban (2007);

- Messner (2013);

- Choi và Yu (2014).

4

Sự gắn bó của nhân viên


Hiệu quả họat động


- Khan, (2010);

- Ali và cộng sự (2010);

- Irefin và cộng sự (2014).

5

Bền vững doanh nghiệp

Sự gắn bó của nhân viên

Hiệu quả họat động

- Lý thuyết tính chính đáng

- Lý thuyết thể chế

- Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

- Collier và Esteban (2007);

- Messner (2013);

- Choi và Yu (2014).

6

Bền vững doanh nghiệp


Sự tham gia của cộng đồng địa phương

- Lý thuyết tính chính đáng

- Lý thuyết các bên liên quan

- Choi và Sirakaya (2005);

- Tosun (2006).

7

Sự tham gia của cộng đồng địa phương


Hiệu quả họat động


- Wei và cộng sự (2012);

- Thammajinda (2013).

8

Bền vững doanh

nghiệp


Sự cam kết của nhà

đầu tư

- Lý thuyết thể chế

- Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

- Pasewark và Riley (2010);

- Marzouk (2017).

9

Sự cam kết của nhà đầu tư


Hiệu quả họat động


- Lo và Sheu (2007);

- Silver và cộng sự (2010).

10

Bền vững doanh nghiệp

Sự cam kết của nhà đầu tư

- Giá trị thị trường

- Hiệu quả tài chính

- Lý thuyết tính chính đáng

- Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

- Lo và Sheu (2007);

- Rodgers và cộng sự (2013).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2021)


2.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.4.1 Cơ sở xây dựng mô hình

Trong xu hướng toàn toàn cầu hóa, PTBV không chỉ là phát triển kinh tế mà còn là sự phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Trong bối cảnh đó, để đạt được sự PTBV từ các quan điểm xã hội, môi trường và kinh tế, các chủ thể khác nhau bao gồm các doanh nghiệp, chính phủ và công dân bắt buộc phải tham gia vào quá trình nay (Lankoski, 2016). Chủ đề này đã nhận được nhiều sự quan tâm của các chính phủ, các doanh nghiệp và các học giả trên thế giới. Cùng với đó, các doanh nghiệp, với tư cách là các tác nhân chính, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đạt được sự PTBV (Dyllick và Hockerts, 2002; Baumgartner và Rauter, 2017).

CS nên được hiểu là một khái niệm rộng vì nó bao gồm toàn bộ các vấn đề quy phạm liên quan đến cả vai trò của doanh nghiệp trong xã hội và môi trường tự nhiên (Hart, 1995; Sharma và Ruud, 2003, Chow và Chen, 2012). Mục tiêu của các hoạt động CS là đạt được hiệu quả tài chính vững chắc trong khi xem xét các hạn chế về phúc lợi và sinh thái của con người (Chow và Chen, 2012). Một trong những khung CS được chấp nhận rộng rãi nhất giải thích cấu trúc CS được thể hiện bằng ba khía cạnh tương quan, đó là phát triển xã hội, kinh tế và môi trường. Ba khía cạnh của CS được biết đến là sự phát triển xã hội thông qua CSR (như tăng cường phúc lợi xã hội và thúc đẩy xã hội lành mạnh hơn), phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra giá trị doanh nghiệp (như nâng cao hiệu quả và hiệu quả của dịch vụ và sản phẩm) và bảo vệ môi trường thông qua hợp tác quản lý môi trường (như cải thiện sinh thái) (Bansal 2005; Sharma 2002; Baumgartner và Ebner, 2010; Chow và Chen, 2012). Theo đó, CS là một mô hình chiến lược để phát triển khả năng tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và các bên liên quan bằng cách đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan gắn với các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong hiện tại và tương lại. Đồng thời, doanh nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo hiệu quả của các hoạt động CS đến các bên liên quan và toàn xã hội.

Lược khảo các nghiên cứu trước đây (Ekwueme và cộng sự, 2013; Reddy và Gordon, 2010; Fisman và cộng sự, 2005) cho thấy các hoạt động hỗ trợ tính bền vững và thông tin thường xuyên của các bên liên quan về tác động kinh tế, xã hội và môi trường của doanh nghiệp mang lại hiệu quả quan trọng cho doanh nghiệp như cải thiện giao dịch với cơ quan nhà nước, cải thiện mối quan hệ với CĐĐP và xã hội, cải thiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2023