Cơ Sở Để Chọn Biến Nhâu Khẩu Học


Thang đo SGBNV

SGBNV đối với tổ chức là một khái niệm đa chiều. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều thống nhất theo một chiều hướng phản ánh cảm xúc của nhân viên đối với tổ chức (Meyer và Herscovitch, 2001). Theo Mowday và cộng sự (1979), thì SGBNV với tổ chức thể hiện niềm tin mạnh mẽ của nhân viên cũng như sự chấp nhận của nhân viên đối với các mục tiêu và các giá trị của tổ chức. Đồng thời, cũng thể hiện mong muốn của nhân viên được duy trì lâu dài với tư cách là thành viên của doanh nghiệp cùng với sự thể hiện nỗ lực hết mình vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Bảng 3.4: Thang đo SGBNV


Stt

Thang đo gốc

Thang đo đề xuất

Sự gắn bó của nhân viên

Mowday và cộng sự (1979)

1

A strong belief in and acceptance of the organization's goals and

values.

Nhân viên ở Công ty của Ông/Bà có niềm tin mãnh liệt vào tổ chức và chấp nhận các

mục tiêu và giá trị của tổ chức.

2

A willingness to exert considerable effort on behalf of the organization.

Nhân viên ở Công ty của Ông/Bà sẵn sàng nỗ lực đáng kể trong việc thay mặt cho tổ

chức.

3

A strong desire to maintain membership in the organization.

Nhân viên ở Công ty của Ông/Bà mong

muốn mạnh mẽ để duy trì tư cách thành viên trong tổ chức.

Yew (2007)

4

Continuance commitment refers to the extent to which the employee perceives that leaving the

organisation would be costly.

Nhân viên ở Công ty của Ông/Bà cho rằng việc rời bỏ doanh nghiệp sẽ rất tốn kém.

5

the employee’s feelings of obligation to the organisation and the belief that staying is the ‘right

thing’ to do.

Nhân viên ở Công ty của Ông/Bà cảm thấy có nghĩa vụ đối với doanh nghiệp và niềm tin rằng ở lại là ‘điều đúng đắn” phải làm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 12

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Yew (2007) phát triển định nghĩa về SGBNV theo nghiên cứu của (Meyer và Allen, 1991) cho rằng sự gắn bó vì tình cảm đề cập đến tình cảm gắn bó của nhân viên với tổ chức. Những nhân viên có sự gắn bó vì tình cảm ở lại với tổ chức vì họ muốn làm như vậy. Sự gắn bó để duy trì đề cập đến mức độ mà nhân viên nhận thấy rằng việc rời bỏ tổ chức sẽ rất tốn kém. Cuối cùng, sự gắn bó vì đạo đức đề cập đến cảm giác của nhân


viên về nghĩa vụ đối với tổ chức và niềm tin rằng ở lại là “điều đúng đắn” phải làm. Những nhân viên có gắn bó vì đạo đức mạnh mẽ vẫn tiếp tục ở lại tổ chức vì họ cảm thấy rằng họ phải làm như vậy (Yew, 2007).

Tóm lại, dựa vào định nghĩa SGBNV của Mowday và cộng sự (1979) và nghiên cứu của Yew (2007), tác giả đề xuất thang đo đo lường khái niệm SGBNV với tổ chức được thể hiện trong Bảng 3.4.

Thang đo SCKNĐT

Thang đo đo lường khái niệm SCKNĐT được trình bày trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5: Thang đo SCKNĐT


Stt

Thang đo gốc

Thang đo đề xuất

Sự cam kết của nhà đầu tư

Wagemans và cộng sự (2013)

1

The exercise of ethical and social criteria in the selection and

management of investment portfolios.

Sử dụng các tiêu chí đạo đức và xã hội trong việc lựa chọn và quản lý danh

mục đầu tư.

2

Increasingly more shareholders have examined the relationship between the social and environmental performance of companies and their financial

performance.

Ngày càng nhiều cổ đông đã kiểm tra mối quan hệ giữa kết quả thực hiện xã hội và môi trường và kết quả thực hiện tài chính của của các công ty.

3

Shareholders can use their voting rights or file proposals in (annual) shareholder meetings to pressure companies to report on, and improve, theirenvironmental and social

performance.

Các cổ đông có thể sử dụng quyền biểu quyết hoặc chuẩn y của họ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên để gây áp lực cho các công ty báo cáo và cải thiện hiệu quả xã hội và môi trường của

doanh nghiệp.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Theo Rusbult và cộng sự (1998) khi các cá nhân hoặc tổ chức ngày càng trở nên phụ thuộc, họ có xu hướng phát triển cam kết mạnh mẽ. Mức độ cam kết được định nghĩa là ý định duy trì mối quan hệ, bao gồm định hướng dài hạn đối với sự liên quan cũng như cảm giác gắn bó về mặt tâm lý (Rusbult và cộng sự, 1998). Theo Etzioni (2010), các nhà đầu tư không chỉ quan tâm SCKNĐTđến việc tối đa hóa tài sản của cổ đông mà còn tối đa hóa phúc lợi của các bên liên quan và nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các doanh nghiệp vì mục tiêu PTBV để đầu tư. Đồng thời, cam kết là một chiến lược chung của các nhà đầu tư tổ chức (Chow, 2010). Những nhà đầu tư cam kết đầu tư cân nhắc về


các vấn đề xã hội, môi trường liên quan đến các quyết định đầu tư của mình là những nhà đầu tư sàng lọc các khoản đầu tư của họ bằng các tiêu chí môi trường và xã hội (O’Rourke, 2003). Điều này có nghĩa các nhà đầu tư tích hợp việc thực hiện CS vào quá trình phân tích phương án tài trợ và quyết định tài trợ của họ đối với các dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, các cổ đông cũng sử dụng quyền của mình để đóng vai trò chủ động trong quản lý xã hội và môi trường của một doanh nghiệp. Theo đó, các cổ đông có thể sử dụng quyền biểu quyết hoặc đề xuất trong các cuộc họp cổ đông để gây áp lực cho doanh nghiệp báo cáo và cải thiện hiệu quả môi trường và xã hội của doanh nghiệp (Wagemans và cộng sự, 2013). Điều này có nghĩa các cổ đông càng ngày càng tham gia tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của doanh nghiệp.

Đối với nhiều nhà đầu tư tổ chức, sự cam kết cung cấp một cơ hội để thảo luận về mối quan tâm về các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp (Wagemans và cộng sự, 2013). Từ đó, các tổ chức tài chính nơi doanh nghiệp giao dịch cam kết cung cấp đủ nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư vì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, cải thiện xã hội và môi trường (đầu tư có trách nhiệm). Theo đó, thang đo SCKNĐT được phát triển dựa trên nghiên cứu của Wagemans và cộng sự (2013).

Thang đo STGCĐĐP

Nghiên cứu của Mitchell và Reid (2001) cho thấy 90% số người được hỏi từ người dân địa phương cảm thấy họ sẽ tăng thu nhập nếu họ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động du lịch. Ngoài ra, STGCĐĐP cũng được xem là một công cụ để cải thiện các cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch (Pearce và cộng sự, 1996) và để phản ánh cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương theo cách tốt hơn (Tosun, 1998), khi phát triển một CĐĐP dân chủ hơn (Simmons, 1994; Syme và cộng sự, 1991).

Nghiên cứu của Tosun (2006) đã tập trung vào bản chất STGCĐĐP được bên liên quan mong đợi bao gồm CĐĐP, cơ quan địa phương, nhà điều hành du lịch địa phương và các cơ quan trung ương. Do đó, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu tác giả đề xuất thang đo STGCĐĐP được phát triển từ nghiên cứu của Tosun (2006) và sẽ tập trung vào bản chất STGCĐĐP được mong đợi từ phía doanh nghiệp. Thang đo gốc và thang đo đề xuất về khái niệm STGCĐĐP được trình bày tại Bảng 3.6.


Bảng 3.6: Thang đo STGCĐĐP


Stt

Thang đo gốc

Thang đo đề xuất

Sự tham gia của cộng đồng địa phương

(Tosun, 2006)


1

Should take the leading role as entrepreneurs and workers.

Cộng đồng tại địa phương giữ vai trò lãnh đạo như là doanh nhân đổi mới

sáng tạo và người lao động.


2

Should have a voice in decision- making process of tourism

development.

Cộng đồng tại địa phương có tiếng nói trong quá trình ra quyết định phát triển

du lịch tại địa phương.


3

Should be consulted, and accordingly tourism policies should be re-

considered.

Cộng đồng tại địa phương được tư vấn và theo đó các chính sách du lịch được

xem xét lại.


4

Should not participate by any means.

Cộng đồng tại địa phương không nên xem việc tham gia như là một phương

tiện thay vì là mục đích.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Thang đo của khái niệm HQHĐ

HQHĐ là phạm trù dùng để chỉ việc tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp theo những mục tiêu đã định sao cho các nguồn lực của doanh nghiệp như nhân lực và vật lực có thể đạt được tối đa vai trò và công suất của nó. Ngoài ra, HQHĐ là phải đạt được sự hài hòa của bốn yếu tố: đạt được hiệu quả của quá trình sản xuất, thỏa mãn các cổ động, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tăng trưởng của doanh nghiệp và cuối cùng là năng lực phát triển, cải cách, tận dụng cơ hội (Demsetz, 1983). Bên cạnh đó, các biện pháp tài chính và phi tài chính nên được xem là bổ sung cho nhau (Keegan và cộng sự, 1989; Kaplan và Norton, 1996; Chow và Van der Stede, 2006; Kihn, 2010).

Thang đo HQHĐ được kế thừa từ nghiên cứu của Hernaus và cộng sự (2012) vì thang đo này thể hiện đầy đủ cả về khía cạnh tài chính và phi tài chính khi đo lường khái niệm HQHĐ. Thang đo gốc và thang đo đề xuất của khái niệm HQHĐ được trình bày tại Bảng 3.7.


Bảng 3.7: Thang đo HQHĐ


Stt

Thang đo gốc

Thang đo đề xuất

Hiệu quả hoạt động

(Hernaus và cộng sự, 2012)

1

Profitability of the firm increases

faster compared to industry average.

Lợi nhuận của Công ty của Ông/Bà tăng

nhanh hơn so với trung bình ngành.


2

Return on assets (ROA) of the firm is

significantly higher than industry average.

Lợi nhuận trên tài sản (ROA) của Công

ty của Ông/Bà cao hơn đáng kể so với trung bình ngành.


3

Value added per employee is

significantly higher than industry average.

Giá trị gia tăng trên mỗi nhân viên của

Công ty của Ông/Bà cao hơn đáng kể so với trung bình ngành.


4

We retain existing clients and manage to attract newones.

Công ty của Ông/Bà giữ chân khách

hàng hiện tại và quản lý để thu hút khách hàng mới.


5

The number of customer complaints within the last period has increased

strongly.

Số lượng khiếu nại của khách hàng tại Công ty của Ông/Bà trong giai đoạn

vừa qua đã giảm mạnh.

6

Reputation of our company in eyes of

the customers has improved.

Uy tín của Công ty Ông/Bà đối với

khách hàng đã được cải thiện.


7

We consider our relations with suppliers to be excellent because we maintain genuine partnerships with

them.

Công ty của Ông/Bà coi mối quan hệ của Công ty với các nhà cung cấp là tuyệt hảo vì Công ty duy trì quan hệ đối

tác chân chính với họ.


8

There is a mutual trust between our company and our suppliers.

Có sự tin tưởng lẫn nhau giữa Công ty của Ông/Bà và các nhà cung cấp của

Công ty


9

Quality of our products is well above the industry average.

Chất lượng dịch vụ của Công ty của

Ông/Bà cao hơn mức trung bình của ngành.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.2.2 Cơ sở để chọn biến nhâu khẩu học

Tác giả cùng với các chuyên gia đã thảo luận với nhau về các tiêu chí để chọn mẫu quan sát nhằm mục đích khám phá sự khác biệt. Theo đó, luận án sẽ đánh giá được thực trạng và tình hình chung của vấn đề nghiên cứu một cách chuẩn xác hơn, từ đó có thể góp phần đưa ra các hàm ý quản trị.

Thứ nhất, yếu tố người trả lời bảng câu hỏi được đề xuất là lãnh đạo các doanh nghiệp. Vì lãnh đạo là người có thể tạo ra tầm nhìn và truyền cảm hứng cho mọi người


hành động để thực hiện hành động, đáp ứng với bất kỳ thay đổi và thách thức nào phát sinh trên con đường hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp (Visser và Courtice, 2011). Điều này có thể được hiểu lãnh đạo chính là người ảnh hưởng quan trọng đến việc thực hiện các chiến lược CS. Do đó, luận án lựa chọn lãnh đạo doanh nghiệp chính là những người sẽ trả lời bảng khảo sát.

Thứ hai, theo nhận định của các chuyên gia rằng xu hướng hiện này cho thấy phần lớn việc thực hiện CS cũng như CSR thường được quan tâm và áp dụng nhiều hơn đối với các doanh nghiệp lớn. Nhiều quan điểm cho rằng các DNNVV chưa nhận thức đầy đủ về CSR và CS. Chính vì vậy, phần lớn các DNNVV không quan tâm đến việc thực hiện CSR cũng như CS. Điều này mở ra hướng nghiên cứu cần được xem xét rằng liệu những nhận định như vậy có phù hợp trong điều kiện hiện nay. Cùng với đó, theo căn cứ vào Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ Việt Nam, quy định đối với các doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 100 người là DNNVV, luận án phân chia quy mô lao động theo 4 nhóm khác nhau nhằm để kiểm định sự khác nhau của các nhóm doanh nghiệp đối với vấn đề nghiên cứu.

Thứ ba, các DNDL Việt Nam hiện nay rất đa dạng về loại hình hoạt động. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của luận án là vùng DHNTB và theo nhận định của các chuyên gia rằng phần lớn những doanh nghiệp hoạt động trong vùng DHNTB là các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Bên cạnh đó, ngành du lịch với đặc điểm là ngành kinh doanh tổng hợp, vì thế các lĩnh vực kinh doanh của ngành du lịch cũng rất đa dạng. Trong đó, có thể kể đến là lĩnh vực kinh doanh lữ hành, khách sạn, nhà hàng và kinh doanh vận tải. Đây được xem là những lĩnh vực kinh doanh chính của ngành du lịch. Do đó, luận án đưa các nhóm loại hình hoạt động khác nhau của doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp vào bảng khảo sát nhằm mục đích kiểm chứng xem các lĩnh vực khác nhau này có tác động khác nhau đến HQHĐ. Từ đó, đề xuất hàm ý chính sách khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.

Cuối cùng, cùng với những đặc trưng chung của vùng DHNTB, mỗi địa phương trong vùng đều có những tiềm năng du lịch riêng để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, mỗi địa phương khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về văn hóa, về phong tục tập quán và về cả các chính sách khác nhau của mỗi địa phương. Dó đó, luận án đưa các


mục hỏi về địa phương hoạt động của các doanh nghiệp vào bảng khảo sát nhằm kiểm tra sự khác biệt của nhóm đối tượng này với HQHĐ.

Tất cả các kết quả từ việc kiểm chứng sự khác biệt này sẽ giúp luận án khám phá tốt hơn về các vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu từ đó góp phần đưa ra các hàm ý quản trị cho các DNDL vùng DHNTB cũng như các hàm ý chính sách cho các cơ quan Chính phủ Việt Nam trong công tác hoạch định các chính sách và chiến lược hướng đến mục tiêu PTBV.

3.2.3 Thực hiện phương pháp thảo luận nhóm

Để khám phá, đánh giá và xác định lại mô hình lý thuyết và thang đo của các khái niệm nghiên cứu, tác giả thực hiện phương pháp thảo luận nhóm với các chuyên gia. Đối tượng tham gia thảo luận nhóm gồm 9 người là thành viên ban giám đốc của các DNDL, các giảng viên của các Trường Đại học với tiêu chí là những người am hiểu lý thuyết và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong ngành du lịch. Trước khi thảo luận, các nội dung về chủ đề nghiên cứu gồm các yếu tố của CS, SGBNV với tổ chức, sự cam kết của các nhà đầu tư, STGCĐĐP và HQHĐ được gửi đến các chuyên gia.

Kết thúc quá trình thảo luận nhóm, tác giả tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính được trình bày trong phần tiếp theo. Danh sách các chuyên gia được nêu tại Phụ lục 2.

3.2.4 Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu

Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm chuyên gia và kết hợp với lý thuyết nghiên cứu cho thấy các khái niệm nghiên cứu CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ có tồn tại. Các thành phần của CS bao gồm các phương diện kinh tế, phương diện xã hội và phương diện môi trường.

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, vấn đề nghiên cứu của luận án được đánh giá là có tính cấp thiết và phù hợp với thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam nói chung và vùng DHNTB nói riêng. Đồng thời, kết quả thảo luận nhóm cho thấy, tất cả các chuyên gia đều đồng tình rằng khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động CS thì sẽ tác động tích cực đến HQHĐ. Bên cạnh đó, hầu hết các chuyên gia đều nhất trí cao khi xem xét mối quan hệ giữa CS và HQHĐ với vai trò trung gian là SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP. Theo đó:


- Thứ nhất, các hoạt động CS sẽ tác động tích cực đến SGBNV vì những hoạt động CS sẽ làm cho nhân viên cảm thấy tin tưởng, cảm thấy hài lòng và sẵn sàng nổ lực làm việc cũng như mong muốn được làm việc trong doanh nghiệp;

- Thứ hai, SGBNV sẽ tác động tích cực đến HQHĐ vì khi nhân viên cảm thấy tin tưởng, hài lòng và sẵn sàng nổ lực làm việc thì HQHĐ sẽ được cải thiện;

- Thứ ba, các hoạt động CS sẽ tác động tích cực đến SCKNĐT vì các nhà đầu tư sẽ đánh giá các doanh nghiệp thực hiện và công bố các thông tin về xã hội và môi trường bên cạch các công bố tài chính để xem xét đầu tư vào doanh nghiệp, từ đó các nhà đầu tư sẽ cam kết đầu tư và tham gia vào doanh nghiệp;

- Thứ tư, SCKNĐT sẽ tác động tích cực đến HQHĐ vì sự cam kết và tham gia của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Điều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện được HQHĐ;

- Thứ năm, các hoạt động CS sẽ tác động tích cực đến STGCĐĐP vì CĐĐP được xem là bên liên quan rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNDL. Khi doanh nghiệp thực hiện các chiến lược gắn với các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan điều này sẽ tác động tích cực đến STGCĐĐP tại điểm đến du lịch;

- Thứ sáu, STGCĐĐP sẽ tác động tích cực đến HQHĐ vì STGCĐĐP tại điểm đến du lịch sẽ góp phần cải thiện hình ảnh tại các điểm đến, thu hút thêm nhiều du khách và từ đó giúp tăng doanh thu cũng như tăng cường HQHĐ.

Tóm lại, kết quả thảo luận nhóm cho thấy, mô hình nghiên cứu đề xuất được đánh giá là hoàn toàn phù hợp và cần thiết được kiểm định. Các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ của DNDL là đầy đủ và toàn diện. Trong đó, khái niệm CS là khái niệm bậc cao, để đo lường khái niệm này thì tập biến quan sát bao gồm 3 phương diện: (1) phương diện kinh tế;

(2) phương diện xã hội; và (3) phương diện môi trường. Các khái niệm còn lại gồm (4) SGBNV, (5) SCKNĐT, (6) STGCĐĐP và (7) HQHĐ là khái niệm bậc nhất, thang đo đơn hướng được sử dụng để đo lường trực tiếp cho các khái niệm này. Kết quả bổ sung và điều chỉnh thang đo được thể hiện trong Phụ lục 4.

Điều chỉnh các thang đo

Từ kết quả nghiên cứu định tính, các thang đo về CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ được điều chỉnh như sau:

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 07/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí