Phương Pháp Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Sơ Bộ


a. Thang đo CS

Thang đo CS gồm 3 thành phần: phương diện kinh tế, phương diện xã hội và phương diện môi trường.

Thứ nhất, về phương diện kinh tế, thang đo CS theo nghiên cứu của Chow và Chen (2012) bao gồm 5 tiêu chí. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu định tính, hai yếu tố “Công ty của chúng tôi đã bán chất thải để tạo thu nhập” và “Công ty của chúng tôi giảm chi phí quản lý chất thải cho cùng một mức đầu ra” được loại khỏi thang đo vì các chuyên gia đều thống nhất cao rằng đối với một DNDL thì hoạt động bán chất thải và quản lý chất thải là không phù hợp. Tác giả cũng nhất trí với điều này.

Bên cạnh đó, yếu tố “Công ty của chúng tôi đã tạo ra các mô hình “spin-off” có thể mang lại lợi nhuận cho các lĩnh vực kinh doanh khác” cũng không phù hợp trong điều kiện Việt Nam nói chung và vùng DHNTB nói riêng. Do đó, theo kết quả nghiên cứu định tính yếu tố “Công ty của chúng tôi đã tạo ra các mô hình “spin-off” có thể mang lại lợi nhuận cho các lĩnh vực kinh doanh khác” được loại khỏi thang đo CS về phương diện kinh tế.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu định tính đã bổ sung thêm biến quan sát “Công ty của Ông/Bà đã cam kết về điều kiện việc làm tốt, đào tạo nhân viên, lương thưởng và quan tâm đến lợi ích của nhân viên”. Các nghiên cứu trước cho thấy rằng, ở cấp độ doanh nghiệp khi nhiều sáng kiến liên quan đến môi trường tự nhiên và xã hội được báo cáo bởi các DNDL được xây dựng ngoài việc tiết giảm năng lượng, nước và xả thải, các doanh nghiệp cũng giảm chi phí vận hành (Hillier và Comfort, 2016). Đồng thời, DNDL đã báo cáo các cam kết về điều kiện việc làm tốt, đào tạo nhân viên, lương thưởng và quan tâm đến lợi ích của nhân viên, tất cả những điều này có thể được xem là giúp doanh nghiệp tăng cường SGBNV và thúc đẩy sự ổn định và cải thiện hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Như vậy, thang đo CS về phương diện kinh tế được phát triển từ nghiên cứu của Chow và Chen (2012) và kết quả nghiên cứu định tính. Thang đo CS về phương diện kinh tế bao gồm 4 biến quan sát. Các biến quan sát được ký hiệu từ KT1 đến KT4.

Nội dung các biến quan sát trong thang đo CS về phương diện kinh tế được trình bày trong Bảng 3.8.


Bảng 3.8: Thang đo CS đối với phương diện kinh tế


Ký hiệu

Thang đo

Phương diện kinh tế

KT1

Công ty của Ông/Bà đã giảm chi phí đầu vào cho cùng một mức đầu ra.

KT2

Công ty của Ông/Bà đã làm việc với các quan chức chính phủ để bảo vệ lợi

ích của công ty.

KT3

Công ty của Ông/Bà đã tạo khác biệt về quy trình/sản phẩm dựa trên những

nỗ lực marketing cho thành quả về môi trường của quy trình/sản phẩm.

KT4

Công ty của Ông/Bà đã cam kết về điều kiện việc làm tốt, đào tạo nhân

viên, lương thưởng và quan tâm đến lợi ích của nhân viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 13

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính) Thứ hai, về phương diện xã hội, thang đo CS theo nghiên cứu của Chow và Chen (2012) bao gồm 6 tiêu chí. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu định tính, yếu tố “Công ty của Ông/Bà đã thể hiện mối quan tâm về các khía cạnh trực quan của các cơ sở và hoạt động của công ty” được loại khỏi thang đo vì các chuyên gia đều thống nhất cao

rằng nội dung của yếu tố này là không phù hợp.

Như vậy, kết quả nghiên cứu định tính về thang đo CS đối với phương diện xã hội bao gồm 6 biến quan sát được ký hiệu từ XH1 đến XH5. Các tiêu chí được trình bày trong Bảng 3.9.

Bảng 3.9: Thang đo CS đối với phương diện xã hội


Ký hiệu

Nội dung thang đo

Phương diện xã hội

XH1

Công ty của Ông/Bà đã cải thiện sức khỏe và an toàn cho nhân viên hay

cộng đồng.

XH2

Công ty của Ông/Bà đã nhận biết và hành động đối với nhu cầu tài trợ cho

các sáng kiến cộng đồng địa phương.

XH3

Công ty của Ông/Bà đã bảo vệ các khiếu nại và quyền lợi của cộng đồng

địa phương.

XH4

Công ty của Ông/Bà đã truyền thông các tác động và rủi ro môi trường của

công ty đến công chúng.

XH5

Công ty của Ông/Bà đã xem xét những lợi ích của các bên liên quan trong

các quyết định đầu tư bằng cách đối thoại chính thức.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

Thứ ba, về phương diện xã hội, CS theo nghiên cứu của Chow và Chen (2012) bao gồm 6 tiêu chí. Tuy nhiên, một số tiêu chí được xác định lại trong nghiên cứu định tính.


Theo đó, khi xem xét CS đối với phương diện môi trường, bốn yếu tố “Giảm chất thải và khí thải từ hoạt động”, “Công ty của chúng tôi đã giảm rủi ro về sự cố môi trường, sự cố đổ tràn và xả thải”, “Giảm việc sử dụng nhiên liệu truyền thống bằng cách thay thế một số nguồn năng lượng ít gây ô nhiễm” và “Công ty của Ông/Bà đã giảm mua các vật liệu, hóa chất và linh kiện không tái tạo” trong nghiên cứu của Chow và Chen (2012) được các chuyên gia đánh giá là không liên quan đến các DNDL. Do đó, các chuyên gia cùng tác giả đã thống nhất là loại ba yếu tố này khỏi thang đo CS đối với phương diện môi trường.

Như vậy, kết quả nghiên cứu định tính về thang đo CS đối với phương diện môi trường bao gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ MT1 đến MT5. Các tiêu chí được trình bày trong Bảng 3.10.

Bảng 3.10: Thang đo CS đối với phương diện môi trường


Ký hiệu

Thang đo

MT1

Công ty của Ông/Bà đã tiết giảm tiêu thụ năng lượng.

MT2

Công ty của Ông/Bà đã giảm các tác động đến môi trường đối với các sản

phẩm/dịch vụ của công ty.

MT3

Các quan hệ đối tác của công ty Ông/Bà đều được thiết lập trên cơ sở giảm

tác động đến môi trường.

MT4

Công ty của Ông/Bà đã thực hiện các hành động tự nguyện để phục hồi môi trường.

MT5

Công ty của Ông/Bà đã thực hiện các quy trình kiểm toán môi trường và công bố thông tin.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

b. Thang đo SGBNV

Thang đo SGBNV (được ký hiệu: GB). Thang đo SGBNV là thang đo đơn hướng gồm 5 biến quan sát, dựa nghiên cứu của Mowday và cộng sự (1979) Mowday và cộng sự (1979) và nghiên cứu của Yew (2007) trên nền tảng nghiên cứu của Meyer và Allen (2004)., các chuyên gia cùng tác giả đã thống nhất điều chỉnh từ ngữ của các biến quan sát cho rõ nghĩa hơn nhằm tránh tình trạng bị hiểu sai ý trong câu hỏi khi tiến hành gửi bảng khảo sát.

Kết quả nghiên cứu định tính về thang đo SGBNV bao gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ GB1 đến GB5. Nội dung các biến quan sát trong thang đo SGBNV được trình bày trong Bảng 3.11.


Bảng 3.11: Thang đo SGBNV


Ký hiệu

Thang đo

GB1

Nhân viên tại công ty của Ông/Bà có niềm tin mãnh liệt vào tổ chức và

chấp nhận các mục tiêu và giá trị của tổ chức.

GB2

Nhân viên tại công ty của Ông/Bà sẵn sàng nỗ lực đáng kể trong việc thay

mặt cho tổ chức.

GB3

Nhân viên tại công ty của Ông/Bà có mong muốn mạnh mẽ để duy trì tư

cách thành viên trong tổ chức.

GB4

Nhân viên ở Công ty của Ông/Bà cho rằng việc rời bỏ doanh nghiệp sẽ rất

tốn kém.

GB5

Nhân viên ở Công ty của Ông/Bà cảm thấy có nghĩa vụ đối với doanh

nghiệp và niềm tin rằng ở lại là “điều đúng đắn” phải làm.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

c. Thang đo SCKNĐT

Thang đo SCKNĐT được phát triển từ nghiên cứu của Wagemans và cộng sự (2013). Trong điều kiện đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và vùng DHNTB nói riêng với phần lớn các DNDL là các DNNVV, tác giả cùng các chuyên gia đã thống nhất bổ sung biến quan sát “Các tổ chức tài chính nơi doanh nghiệp của Ông/Bà giao dịch cam kết cung cấp đủ nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư vì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, cải thiện xã hội và môi trường” mới vào thang đo SCKNĐT. Do đó, thang đo SCKNĐT gồm 4 biến quan sát, được ký hiệu từ NDT1 đến NDT4. Tất cả các chuyên gia đều thống nhất nội dung các biến quan sát đo lường khái

niệm SCKNĐT là đầy đủ và phù hợp. Các tiêu chí được trình bày trong Bảng 3.12.

Bảng 3.12: Thang đo SCKNĐT


Ký hiệu

Thang đo

NDT1

Các tổ chức tài chính tích hợp việc thực hiện bền vững doanh nghiệp vào quá trình phân tích phương án tài trợ và quyết định tài trợ của họ đối với

các dự án đầu tư của doanh nghiệp của Ông/Bà.

NDT2

Các cổ đông của công ty của Ông/Bà càng ngày càng tham gia tích cực vào

việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của doanh nghiệp.

NDT3

Các cổ đông và các nhà tài trợ vốn luôn luôn đòi hỏi cung cấp báo cáo về

bền vững doanh nghiệp như là một phần thông tin công ty phải có trách nhiệm công bố.

NDT4

Các tổ chức tài chính nơi doanh nghiệp của Ông/Bà giao dịch cam kết cung

cấp đủ nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư vì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, cải thiện xã hội và môi trường.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)


d. Thang đo STGCĐĐP

Thang đo STGCĐĐP (được ký hiệu: CD). STGCĐĐP vào du lịch bao gồm 3 tiêu chí có được từ nghiên cứu của Tosun (2006) và kết quả nghiên cứu định tính.

Thang đo STGCĐĐP là thang đo đơn hướng dựa trên nghiên cứu của Tosun (2006), đây là một nghiên cứu định tính và Tosun (2006) đã đưa ra 4 cách thức tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch. Từ đó, kết quả nghiên cứu định tính nhằm thiết kế lại thang đo của yếu tố này, tất cả các chuyên gia đều thống nhất rằng nên bỏ yếu tố “Cộng đồng tại địa phương không nên xem việc tham gia như là một phương tiện thay vì là mục đích” ra khỏi thang đo STGCĐĐP vì cả 3 biến quan sát còn lại đã hội đủ nội dung của thang đo này.

Thang đo STGCĐĐP được ký hiệu từ CD1 đến CD3. Đồng thời, các chuyên gia cùng tác giả đã thống nhất điều chỉnh từ ngữ một số tiêu chí cho rõ nghĩa hơn. Các tiêu chí được trình bày trong Bảng 3.13.

Bảng 3.13: Thang đo STGCĐĐP


Ký hiệu

Thang đo

CD1

Cộng đồng địa phương đang giữ vai trò lãnh đạo như là doanh nhân đổi

mới sáng tạo và người lao động.

CD2

Cộng đồng địa phương có tiếng nói trong quá trình ra quyết định phát triển

du lịch tại địa phương.

CD3

Cộng đồng tại địa phương được tư vấn và theo đó các chính sách du lịch

được xem xét lại.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

e. Thang đo HQHĐ

HQHĐ của DNDL (được ký hiệu: HQ). HQHĐ của DNDL được phát triển bằng cách sử dụng hiệu quả tài chính và phi tài chính được phát triển theo nghiên cứu của Hernaus và cộng sự (2012).

Kết quả thảo luận nhóm chuyên gia cho thấy biến quan sát “Số lượng khiếu nại của khách hàng trong giai đoạn vừa qua đã giảm mạnh” và “Công ty của Ông/Bà giữ chân khách hàng hiện tại và quản lý để thu hút khách hàng mới” đã bao hàm trong nội dung của yếu tố “Uy tín của công ty Ông/Bà đối với khách hàng đã được cải thiện”, do đó, kết quả nghiên cứu định tính các chuyên gia cùng tác giả đã thống nhất gộp hai biến quan sát này thành một biến quan sát “Uy tín của công ty Ông/Bà đối với khách hàng đã được cải thiện”.


Đồng thời, yếu tố “Công ty của Ông/Bà coi mối quan hệ của công ty với các nhà cung cấp là tuyệt hảo vì công ty duy trì quan hệ đối tác chân chính với họ” và “Có sự tin tưởng lẫn nhau giữa công ty của Ông/Bà và các nhà cung cấp của công ty”, theo các chuyên gia đánh giá là có nội dung trùng lắp về mặt ý nghĩa, vì thế tác giả cùng các chuyên gia đã thống nhất gộp hai quan sát này thành một quan sát “Có sự tin tưởng lẫn nhau giữa công ty của Ông/Bà và các nhà cung cấp của công ty”.

Như vậy, thang đo HQHĐ của DNDL bao gồm 6 biến quan sát, ký hiệu từ HQ1 đến HQ6. Bên cạnh đó, các chuyên gia cùng tác giả đã thống nhất điều chỉnh từ ngữ các biến quan sát trong thang đo HQHĐ cho rõ nghĩa hơn nhằm tránh tình trạng bị hiểu sai ý trong các câu hỏi khảo sát khi tiến hành gửi bảng khảo sát. Các tiêu chí được trình bày trong Bảng 3.14.

Bảng 3.14: Thang đo HQHĐ


Ký hiệu

Thang đo

HQ1

Lợi nhuận của công ty của Ông/Bà tăng nhanh hơn so với trung bình ngành.

HQ2

Lợi nhuận trên tài sản (ROA) của công ty công ty của Ông/Bà cao hơn đáng

kể so với trung bình ngành.

HQ3

Giá trị gia tăng trên mỗi nhân viên của công ty Ông/Bà cao hơn đáng kể so

với trung bình ngành.

HQ4

Uy tín của công ty Ông/Bà đối với khách hàng đã được cải thiện.

HQ5

Có sự tin tưởng lẫn nhau giữa công ty của Ông/Bà và các nhà cung cấp của

công ty.

HQ6

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty của Ông/Bà cao hơn mức trung

bình của ngành.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)

3.2.5 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Nội dung bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần chính như sau: Phần 1: Giới thiệu về tác giả, tên đề tài nghiên cứu.

Phần 2: Nội dung khảo sát, bao gồm những câu hỏi về CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ.

Phần 3: Thông tin doanh nghiệp, gồm loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và thông tin của người trả lời bảng khảo sát.

Các bước thiết kế bảng câu hỏi như sau:

Bước 1: Trên cơ sở thang đo có được từ kết quả nghiên cứu định tính. Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm 32 câu hỏi tương ứng với 32 biến khảo sát, trong đó 14 biến


thuộc 3 thành phần của CS, 5 biến thuộc thành phần SGBNV,4 biến thuộc thành phần SCKNĐT, 3 biến thuộc thành phần STGCĐĐP và 6 biến thuộc thành phần HQHĐ.

Bước 2: Tác giả thêm phần giới thiệu bản thân, tên đề tài nghiên cứu, cũng như các câu hỏi về thông tin của doanh nghiệp và thông tin của người trả lời bảng khảo sát. Chi tiết bảng câu hỏi xem Phụ lục 5.

3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu

- Kích thước mẫu: Theo Hair và cộng tác (2016) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt nhất là 100. Trong điều kiện hạn chế về thời gian, cũng như đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là thành phần ban lãnh đạo của các doanh nghiệp, đây là những thành phần tri thức và có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu nhưng lại có đặc điểm là khó tiếp xúc. Do đó, tác giả đề xuất kích thước mẫu sơ bộ trong nghiên cứu định lượng sơ bộ là 100 quan sát (n = 100).

- Phương pháp chọn mẫu: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu định lượng sơ bộ và do hạn chế về thời gian cũng như đối tượng khảo sát có đặc điểm là khó tiếp xúc, tác giả quyết định chọn mẫu nghiên cứu sơ bộ theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, chủ định. Mỗi doanh nghiệp tác giả chọn 4 đối tượng khảo sát là các nhà quản trị từ cấp trưởng, phó phòng, giám đốc kinh doanh trở lên trong các DNDL hoạt động tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Như vậy, để có được 100 quan sát, tác giả gửi đi 120 bảng câu hỏi với số DNDL được chọn là 30 doanh nghiệp. Danh sách các doanh nghiệp được nêu tại Phụ lục 11.

3.3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu sơ bộ

Để thu thập dữ liệu nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành gửi bảng khảo sát trực tuyến qua email bằng công cụ Microsoft Forms. Bảng khảo sát được gửi đến các nhà quản lý DNDL thuộc 3 tỉnh thành trong vùng DHNTB của Việt Nam. Danh sách các DNDL được cung cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

Kết quả khảo sát, sau khi tập hợp sẽ được kiểm tra (loại bỏ những bảng trả lời câu hỏi nào không đạt yêu cầu, thiếu thông tin, hoặc được đánh giá cùng một mức điểm, hoặc có cơ sở được xác định không đáng tin cậy). Sau đó, các biến quan sát trong bảng câu hỏi sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 24 để tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu.


3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu nghiên cứu là 100 quan sát. Trình tự thực hiện phân tích dữ liệu được như sau:

Thứ nhất, kiểm định thang đo sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Tiêu chí để đánh giá theo Hair (2016) là (1) hệ số thương quan biến tổng > 0,3 và (2) giá trị Cronbach’s Alpha > 0,6.

Thứ hai, phân tích nhân tố khám phá EFA. Với mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ là 100 quan sát. Theo Hair và cộng sự (2016), giá trị tiêu của của hệ số tải nhân tố (Factor Loading) nên được xem xét cùng với kích thước mẫu. Hệ số tải nhân tố biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Theo Hair và cộng sự (2016), hệ số tải nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,3 là điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại, lớn hơn hoặc bằng 0,5 là biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt và lớn hơn hoặc bằng 0,7 là biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt. Với từng khoảng kích thước mẫu khác nhau, mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác nhau. Do đó, với kích thước mẫu tối thiểu là 100 quan sát thì giá trị Factor Loading ở mức là lớn hơn hoặc bằng 0,55 (Hair và cộng sự, 2016).

Do đó, tiêu chí để đánh giá cũng dựa theo Hair (2016) là (1) nhân tố trích được xác định ở nhân tố dừng có Eigenvalue ≥ 1; (2) giá trị KMO trong khoảng 0,5 KMO 1 ; (3) biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố 0,55 và (4) phương sai trích lũy kế > 50%.

Nghiên cứu định lượng chỉ dừng lại ở kiểm định thang đo sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau bước này, thang đo sợ bộ sẽ được hoàn chỉnh để tiến hành khảo sát chính thức.

3.3.4 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thống kê mẫu nghiên cứu

Đặc điểm mẫu được phân loại theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và quy mô lao động của doanh nghiệp. Hầu hết loại hình doanh nghiệp của các doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn - chiếm tỷ lệ 58%, công ty cổ phần chiếm 36%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 6%. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành chiếm 82% còn lại là lĩnh vực khách sạn (chiếm 8%), nhà hàng (chiếm 6%) và kinh doanh vận

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 07/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí