Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 21


đối với các chính phủ về tính bền vững tài khóa. Do đó, các doanh nghiệp bảo lãnh tư nhân nên được khuyến khích để thiết kế các sản phẩm và dịch vụ dựa trên nhu cầu và rủi ro phù hợp với khuôn khổ quản lý và giám sát do chính phủ thiết lập.

Phát triển và đẩy mạnh hình thức huy động vốn cộng đồng hoặc đầu tư mạo hiểm: Do DNNVV vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các khoản vay ngân hàng trong khi việc tiếp cận vốn là vô cùng khó khăn, nên việc tìm kiếm và thúc đẩy nguồn tài chính thay thế cho DNNVV ngày càng trở nên cấp thiết. Sự ra đời của huy động vốn cộng đồng cũng như sự gia tăng của đầu tư mạo hiểm đã mở ra những khả năng mới về đảm bảo vốn cho các công ty khởi nghiệp và DNNVV. Do đó, các hướng dẫn của các cơ quan quản lý trong việc khuyến khích và cho phép thử nghiệm các sản phẩm và dịch vụ tài chính sáng tạo trong khuôn khổ quy định hiện hành có thể là bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc thiết kế các quy định cho phép tài chính thay thế phát triển mạnh mẽ trong khu vực. Cải thiện môi trường đầu tư và gỡ bỏ những rào cản mà các nhà đầu tư mạo hiểm cũng như DNNVV đang gặp phải trong việc tiếp nhận vốn nước ngoài sẽ giúp tăng nguồn tài chính được dịch chuyển đến các DNNVV tiềm năng cao. Hơn nữa, số hóa các dịch vụ tài chính cần được các nhà hoạch định chính sách trong khu vực chấp nhận. Khai thác công nghệ để đào sâu tài chính ở ASEAN đòi hỏi sự hợp tác nhiều hơn giữa các nhà hoạch định chính sách, hiệp hội ngành và các chuyên gia khu vực tư nhân. Tương tự, phát triển các phân khúc thị trường đa dạng như thị trường đầu tư mạo hiểm, bao thanh toán và cho thuê sẽ là một cách tốt để cải thiện khả năng tiếp cận tài sản của các DNNVV. Singapore đã thành lập một sàn giao dịch chứng khoán xã hội cung cấp một nền tảng giao dịch và một cơ chế huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp xã hội (bao gồm các tổ chức vi mô). Với một phần đáng kể các DNNVV Châu Á trong các ngành xuất khẩu, việc cung cấp hỗ trợ tài chính hiệu quả trong việc bảo hiểm rủi ro trước biến động ngoại hối và tài trợ thương mại cũng rất có giá trị.

Đẩy mạnh hoạt động của quỹ đầu tư, hưu trí và bảo hiểm: Việc phát triển thị trường vốn trong nước và tiết kiệm theo hợp đồng là rất quan trọng để tài trợ cho các khoản đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ nguồn vốn ngắn hạn sang trung và dài hạn đòi hỏi một số sáng kiến chính sách nhất định với tầm nhìn dài hạn, chẳng


hạn như dần dần mở rộng kỳ hạn của trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và đẩy nhanh quá trình cải cách lương hưu. Phát triển lĩnh vực hưu trí và bảo hiểm có giá trị gia tăng là tăng cường hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Sự phát triển của các thị trường trái phiếu nội tệ có tính thanh khoản và hoạt động tốt cung cấp nguồn lực dài hạn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển này là sự hiện diện mạnh mẽ của các nhà đầu tư tổ chức trong nước với kỳ hạn dài - chẳng hạn như các chương trình hưu trí quốc gia được tài trợ, quỹ tương hỗ và các công ty bảo hiểm trong nước. Các nhà đầu tư tổ chức không chỉ huy động tiền tiết kiệm dài hạn để đầu tư dài hạn, mà còn củng cố các kỷ luật thị trường khi họ thực hiện quyền của chủ nợ trong việc giám sát hoạt động doanh nghiệp. Thêm vào đó, các lĩnh vực hưu trí và bảo hiểm phát triển tốt cũng sẽ có tác động đến nhu cầu mong muốn đối với phân khúc dài hạn của thị trường trái phiếu nội tệ trong tương lai khi thời gian đáo hạn của các công cụ dần kéo dài. Một số quốc gia có thu nhập trung bình bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan đã thúc đẩy quỹ đầu tư cho sự phát triển của lĩnh vực hưu trí và bảo hiểm, nhưng quy mô tài sản do các nhà đầu tư tổ chức trong khu vực quản lý vẫn thấp hơn nhiều so với châu Âu và Mỹ.

5.2.2. Hàm ý chính sách riêng cho Việt Nam

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra mục tiêu tổng quát là xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể là quy mô thị trường cổ phiếu đạt 85% GDP (đã điều chỉnh) vào năm 2025, đạt 110% GDP vào năm 2030; quy mô thị trường trái phiếu phấn đấu đạt 47% GDP vào năm 2025 và 58% GDP vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng chứng khoán phát sinh đạt khoảng 20 đến 30%/năm, số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số vào năm 2025 và 8% năm 2030 với cơ cấu nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư ngoài nước hợp lý… Để thực hiện các mục tiêu trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, không chỉ thời gian gần đây mà từ nửa sau năm 2021. Trong đó, Thủ tướng đưa ra 3 quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán là: (1) Khuyến khích, tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, hoạt động lành mạnh, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định


pháp luật; (2) Kiên quyết xử lý những cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm quy định, lợi ích nhóm, trục lợi bất hợp pháp và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính, tuân thủ pháp luật; và (3) Thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ổn định và phát triển thị trường công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tinh thần đặt ra là: làm trong sạch, lành mạnh thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp, đưa thị trường vào quỹ đạo phát triển hiệu quả, bền vững. Dựa trên chỉ đạo đó, các cơ quan quản lý cũng đã đưa ra hệ thống các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán một cách đồng bộ và bước đầu đã đạt được một số thành công nhất định. Cụ thể, thị trường tài chính đang ngày càng phát triển theo hướng cân bằng giữa thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu, trong đó thị trường trái phiếu bắt đầu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp bên cạnh kênh tín dụng ngân hàng. Quy mô của thị trường vốn tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016 – 2021, đạt 134,5% GDP năm 2021, gấp 3,5 lần quy mô năm 2015. Trong đó, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8% GDP; quy mô thị trường trái phiếu đạt 39,7% GDP (trong đó trái phiếu Chính phủ là 22,7% GDP và trái phiếu doanh nghiệp là 14,2% GDP). Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 258% so bình quân năm 2020 và tiếp tục gia tăng trong những tháng đầu năm 2022, với mức bình quân đạt 30.800 tỷ đồng/phiên. Thị trường chứng khoán phái sinh tiếp tục diễn ra sôi động, tính chung năm 2021, khối lượng giao dịch bình quân hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 tăng 21% so năm trước. Cùng với đó, thời gian qua, khung pháp lý về thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu thường xuyên được hoàn thiện từ cấp luật, nghị định, đến các thông tư và quy chế, quy trình để phù hợp với sự phát triển của thị trường và tiếp cận chuẩn mực quốc tế với việc ban hành Luật Chứng khoán thế hệ thứ 2 năm 2019; điển hình trước năm 2019, theo Luật Chứng khoán cũ thì giám sát thị trường chứng khoán theo 2 lớp: thứ nhất là Sở Giao dịch chứng khoán và thứ hai là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ năm 2019 Luật Chứng khoán sửa đổi có tăng cường thêm lớp rà soát trực tiếp của công ty chứng khoán khi tham gia thị trường. Trong giai đoạn 2015 đến nay, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 18 Nghị định, 06 Quyết định và ban hành theo thẩm quyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.


trên 45 Thông tư. Song, bên cạnh những kết quả tích cực, tình hình tăng trưởng nhanh của thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu thời gian gầy đây đã phát sinh những rủi ro tiềm ẩn. Cụ thể, trên thị trường cổ phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá và ngày càng tinh vi, nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa đảm bảo chất lượng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nhanh tiếp tục phát sinh rủi ro do có các nhà đầu tư cá nhân chưa hiểu biết rõ về pháp luật trong việc đầu tư, giao dịch riêng lẻ tham gia mua trái phiếu. Một số trường hợp đã có hành vi gian lận khi xác định trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tính tỷ lệ trên GDP không lớn so với quốc gia khác, nhưng lại có rủi ro vì 39% trái phiếu phát hành là của doanh nghiệp bất động sản (trong khi tổ chức tín dụng chỉ chiếm khoảng 35%; lĩnh vực xây dựng 5,4%; công ty chứng khoán 3,3%...); không chỉ quy mô phát hành tăng cao, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cũng lên tới 12 - 13%/năm. Thêm vào đó, gần 30% trái phiếu doanh nghiệp bất động sản không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu nên chất lượng tài sản bảo đảm kém, mức độ rủi ro lớn; 80% giá trị trái phiếu phát hành thuộc về doanh nghiệp chưa niêm yết. Do đó, khả năng tiếp cận thông tin, tính minh bạch của doanh nghiệp rất hạn chế, mập mờ thông tin trong sử dụng dòng tiền (như trường hợp của Tân Hoàng Minh) dẫn đến đẩy rủi ro cho người mua. Không chỉ vậy, Việt Nam hiện thiếu vắng thông tin xếp hạng tín nhiệm trên thị trường phát hành nợ. Và nguy hiểm hơn, những rủi ro trên của thị trường trái phiếu doanh nghiệp có nguy cơ lây chéo cho ngân hàng và công ty chứng khoán vì đa số trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản do ngân hàng và công ty chứng khoán thuộc ngân hàng nắm giữ (cụ thể ngân hàng thương mại chiếm 30%; công ty chứng khoán 30 - 31%; tổ chức khác 26%; nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cá nhân chỉ khoảng 5% - 10%). Cùng với đó, tình hình chấp hành quy định pháp luật của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức cung cấp dịch vụ chưa cao; một số tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán như tổ chức kiểm toán, kế toán, thẩm định giá... không đáp ứng yêu cầu

Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 21


chất lượng và vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Còn nhiều nhà đầu tư cá nhân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật và hiểu biết về thị trường, mua bán theo tin đồn, chạy theo lãi suất cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, để thúc đẩy thị trường tài chính phát triển an toàn, lành mạnh và hiệu quả thì cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; để làm được điều đó cần tập trung vào một số giải pháp chính như sau:

Việc điều hành thị trường phải gắn liền với hoàn thiện khung khổ pháp lý: Đối với thị trường cổ phiếu, tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán; tăng cường tính tuân thủ của các doanh nghiệp trên thị trường. Tập trung triển khai các giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và tăng độ hấp dẫn của thị trường chứng khoán như: cắt giảm thủ tục hành chính, điều chỉnh giảm giá dịch vụ, các khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; triển khai các giải pháp đảm bảo hệ thống giao dịch vận hành an toàn, thông suốt. Đối với thị trường trái phiếu Chính phủ, phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trở thành thị trường chuẩn trên thị trường tài chính đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và hỗ trợ công tác tái cơ cấu ngân sách và nợ công theo hướng an toàn, bền vững; đảm bảo huy động nguồn lực triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo hướng bền vững để trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp, trong đó tập trung phát triển thị trường thứ cấp minh bạch, xây dựng chuẩn mực thị trường, tách bạch rõ giữa trái phiếu phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ. Đồng thời, Bộ Tài chính cần rà soát và trình Chính phủ sửa đổi quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Nghị định số 153/2020/NĐCP theo hướng siết chặt một cách hợp lý, quản lý chặt chẽ các công ty chứng khoán tư vấn phát hành; các doanh nghiệp yếu kém không được phát hành; thu hẹp lại mục tiêu huy động trái phiếu chỉ phục vụ cho việc đầu tư triển khai dự án; doanh nghiệp sau khi phát hành phải thông báo ngay cho Sở GDCK, UBCKNN và thường xuyên có công bố thông tin về việc sử dụng tiền từ huy động trái phiếu; quy định rõ loại trái phiếu nhà đầu tư cá nhân được mua và giao dịch nhằm định hướng


nhà đầu tư cá nhân mua các trái phiếu doanh nghiệp có tính an toàn và công khai, minh bạch hơn. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ để trình Quốc hội rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán bao gồm phạm vi phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, khái niệm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Luật Chứng khoán và các quy định về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán và một số nội dung liên quan.

Tích cực triển khai công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán, nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng của các định chế trung gian thị trường: Đối với các tổ chức trung gian thị trường bao gồm các công ty chứng khoán, tổ chức kiểm toán, tổ chức thẩm định giá, công ty quản lý quỹ, tổ chức xếp hạng tín nhiệm..., tập trung vào nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ. Rà soát, phân loại đối với từng tổ chức cung cấp dịch vụ, trường hợp sai phạm sẽ rút giấy phép; khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán triển khai ứng dụng Fintech, phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường. Đồng thời, tiếp tục phát triển hoạt động dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, khuyến khích việc cung cấp dịch vụ và nâng cao năng lực của các tổ chức này. Việt Nam có quá ít công ty xếp hạng tín nhiệm, nên cần phải cân nhắc, cho phép thành lập nhiều công ty xếp hạng tín nhiệm hơn, rút ngắn thời gian xếp hạng để không làm mất cơ hội của doanh nghiệp; song song với đó là xem thời gian xét duyệt, quy trình thủ tục cần nhanh hơn. Hiện đại hóa công nghệ thông tin, nghiên cứu khuôn khổ pháp lý cho phát triển các dịch vụ mới, sản phẩm trên TTCK Việt Nam; điển hình là khuyến khích và sớm có hướng dẫn quản lý sử dụng Fintech trong các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: giao dịch tự động bằng robot (robo-trading), tư vấn đầu tư tự động (robo-advisory), quản lý danh mục tự động (AI asset management), nghiên cứu xây dựng cơ chế thử nghiệm đối với các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán áp dụng công nghệ Fintech trước khi chính thức cấp phép triển khai.

Cải thiện chất lượng cầu đầu tư hướng tới cầu đầu tư bền vững: Tăng cường đào tạo, phát triển nhà đầu tư cá nhân có đầy đủ kiến thức khi tham gia thị trường thông qua công tác tuyên truyền, tăng cường cung cấp thông tin chính thống giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng tài chính của nhà đầu tư. Đồng thời, thúc


đẩy việc hình thành và hoạt động của các định chế đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm... Điển hình, để đẩy mạnh hoạt động của quỹ hưu trí tại Việt Nam, luận án khuyến nghị một số giải pháp cụ thể hơn như sau: Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các cá nhân cũng như doanh nghiệp về bảo hiểm hưu trí; đặc biệt là bảo hiểm hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí tự nguyện. Vì số liệu thực tế tại Việt Nam cho thấy, chỉ có các doanh nghiệp nhà nước tham gia bảo hiểm hưu trí bắt buộc cho người lao động, còn số người tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện rất ít; trong khi bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện đã bắt đầu được triển khai sau khi Thông tư số 115/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ra đời và có hiệu lực từ ngày 15/10/2013. Trong giai đoạn 2013 - 2017, đóng góp của bảo hiểm hưu trí tự nguyện vẫn còn khiêm tốn so với toàn thị trường bảo hiểm tại Việt Nam, cụ thể số lượng hợp đồng khai thác mới của loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện chỉ chiếm 0,47%, giá trị bảo hiểm chiếm 0,21% và phí bảo hiểm chiếm 0,94% so với toàn thị trường; tính đến tháng 5/2018, theo số liệu của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, tổng doanh thu phí khai thác mới của bảo hiểm hưu trí tự nguyện chỉ chiếm tỷ trọng 0,63% tổng doanh thu phí mới của nghiệp vụ bảo hiểm (Trần Nguyễn Minh Hải, 2019). Chính vì vậy, Nhà nước cần có kế hoạch tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ lợi ích mà bảo hiểm hưu trí đem lại. Thứ hai, chính sách khuyến khích phát triển chương trình hưu trí tự nguyện (sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện và quỹ hưu trí tự nguyện) hiện tại ở Việt Nam chỉ mới tập trung vào cơ chế ưu đãi về thuế, phí nhưng vẫn còn tương đối thấp so với các quốc gia đang áp dụng cơ chế khuyến khích này. Cụ thể, tại Việt Nam, khoản tiền đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động đóng cho người lao động được trì hoãn đóng thuế thu nhập cá nhân và khoản tiền đóng bảo hiểm hưu trí do cá nhân tự đóng sẽ được khấu trừ trước khi tính thu nhập chịu thuế với mức khấu trừ tối đa 3 triệu đồng/tháng (Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2016); trong khi tại các quốc gia khác, phần thu nhập được miễn thuế khi tham gia quỹ hưu trí tự nguyện thường được quy định ở mức tối


thiểu bằng GDP bình quân đầu người. Chính vì vậy, Bộ Tài chính cần xem xét đối chiếu với GDP bình quân đầu người của Việt Nam để quy định miễn thuế phù hợp hơn.

Nâng cao hiệu quả công tác giám sát: Để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát thị trường trong bối cảnh các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, đa dạng, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, giám sát để vừa đảm bảo cho sự phát triển của thị trường, vừa phát hiện, xử lý các hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp như đưa thông tin sai lệch hay dùng nhiều tài khoản giao dịch bất thường... Theo đó, những hành vi thao túng phải được xử phạt nghiêm minh, những doanh nghiệp thực hiện đúng quy định thì phải được hỗ trợ để phát triển một cách hiệu quả và bền vững. Bộ Tài chính cũng cần tăng nguồn lực thanh tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ nghiệp vụ quản lý và giám sát chặt chẽ, kịp thời.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành và hoạt động hợp tác quốc tế: Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan trong công tác điều hành và quản lý giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng bảo đảm tính công khai, minh bạch trên thị trường vốn, ổn định thị trường tài chính, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, về công tác thông tin - tuyên truyền, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông, các cơ quan báo chí tăng cường cơ chế phối hợp để đảm bảo hiệu quả công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin xác thực về quan điểm, định hướng chỉ đạo của Chính phủ để ổn định tâm lý thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tham gia huy động vốn và đầu tư trên thị trường vốn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi nhằm thu hút vốn đầu tư (đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài).

Tăng cường và nâng cao hiệu quả các kênh thông tin truyền thông chính thống: Cần cung cấp thông tin chính thống, chính xác về chủ trương, định hướng điều

Xem tất cả 262 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí