cũng đã phát triển theo hoặc phát triển mạnh hơn như vậy (điển hình tại 5 quốc gia đang được xem xét có thị trường cổ phiếu phát triển mạnh hơn thị trường trái phiếu), điều này giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nguồn khác (như phát hành cổ phiếu) nên giảm tỷ lệ nợ vay. Bên cạnh đó, khi hiệu quả TTTC được cải thiện thì khiến tổng nợ (đặc biệt là nợ ngắn hạn) của doanh nghiệp có xu hướng tăng; điều này ngụ ý rằng tình trạng bất cân xứng thông tin ở các quốc gia đang phát triển có thể vẫn còn là một trong những vấn đề nan giải, do đó khi TTTC hoạt động hiệu quả hơn sẽ giúp thông tin của doanh nghiệp thêm minh bạch; nguyên nhân là vì khi niêm yết trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin định kỳ theo quy định của Sở Giao dịch, thị trường sôi động cũng khiến nhà đầu tư tích cực hơn trong việc tìm kiếm thông tin để tìm ra những cổ phiếu bị định giá thấp trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao; những điều này giúp giảm tình trạng thông tin bất cân xứng, dẫn đến giảm rủi ro khoản vay, tạo động lực cho các chủ nợ cho vay nhiều hơn và chi phí cho vay giảm, giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay (đặc biệt là khoản vay ngắn hạn). Song, khi TTCK tiếp tục phát triển hoặc được cải thiện về độ sâu tài chính, sự đa dạng hàng hóa trên thị trường cũng như những cải thiện về chất lượng thông tin, giám sát và kiểm soát doanh nghiệp sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo động lực cho họ đầu tư vào TTCK, khiến dòng vốn được luân chuyển nhanh chóng, tạo thanh khoản mạnh cho thị trường; do đó, việc phát hành cổ phiếu mới sẽ dễ dàng và tận dụng được vốn thặng dư bằng cách phát hành cổ phiếu theo giá trị thị trường thay vì mệnh giá, nên chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ thấp hơn chi phí cho vay, khuyến khích doanh nghiệp huy động bằng cách phát hành vốn cổ phần. Đồng thời, chất lượng thể chế quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trên thị trường cũng như chi phí và lợi ích tương đối của việc tài trợ bằng nợ và vốn cổ phần, cụ thể tại những quốc gia có chất lượng thể chế kém thì vốn vay sẽ ít tốn kém hơn vốn tự có. Do đó, ở các quốc gia được quản lý tốt hơn, các công ty dựa vào việc phát hành cổ phiếu nhiều hơn và giảm bớt sự lệ thuộc vào vốn vay (đặc biệt là vốn vay dài hạn).
Bên cạnh các biến đại diện cho sự phát triển TTTC và chất lượng thể chế quốc gia, 6 biến đại diện cho đặc điểm doanh nghiệp (gồm độ trễ biến phụ thuộc, SIZE –
Quy mô doanh nghiệp, ROA – Khả năng sinh lời, TANG – Tính chất tài sản, PTB – Cơ hội tăng trưởng doanh nghiệp, và IND – Ngành doanh nghiệp hoạt động) và 2 biến đại diện cho vĩ mô nền kinh tế (gồm GDPGR và INF) cũng được đưa vào mô hình làm biến kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 6 biến đại diện đặc điểm doanh nghiệp đều tác động đến cấu trúc vốn, song sự tác động của PTB đến cấu trúc vốn là không đáng kể. Độ trễ của các biến phụ thuộc (gồm tổng nợ, nợ dài hạn và nợ ngắn hạn) đều tác động dương đến biến phụ thuộc và đạt mức ý nghĩa 1% (chỉ có mô hình từ 57 đến 60, tức 4/72 mô hình không đạt ý nghĩa thống kê), cho thấy cấu trúc vốn doanh nghiệp là tương đối ổn định qua thời gian. Đồng thời, khi doanh nghiệp tăng tổng tài sản sẽ có xu hướng tăng tỷ lệ nợ (điều này đúng với cả tổng nợ, nợ dài hạn và ngắn hạn); nguyên nhân là vì doanh nghiệp có nhiều tài sản thường có uy tín trên thương trường, tồn tại thời gian tương đối dài nên thông tin minh bạch hơn do đó dễ dàng tiếp cận với vốn vay. Còn doanh nghiệp có suất sinh lợi cao sẽ có xu hướng giảm sử dụng nợ (cụ thể là giảm nợ ngắn hạn nhưng lại tăng nợ dài hạn), còn khi doanh nghiệp tăng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản sẽ có xu hướng tăng tỷ lệ nợ (cả trong ngắn và dài hạn); song cần lưu ý rằng cả hai biến trên chỉ tác động đến doanh nghiệp tại những quốc gia có chất lượng thể chế cao hơn, và sự tác động của suất sinh lời là lớn hơn khá nhiều so với tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định có thể dùng để thế chấp cho khoản vay nên các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận với khoản vay (cả trong ngắn và dài hạn) nên gia tăng tỷ lệ nợ, còn suất sinh lợi cao cho thấy doanh nghiệp có nguồn vốn nội bộ để tài trợ cho hoạt động của mình song vẫn cần thêm vốn vay dài hạn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các quốc gia có chất lượng thể chế mạnh hơn có nghĩa là chất lượng thực thi hợp đồng, quyền tài sản, tự do ngôn luận, ổn định chính trị và dịch vụ công cao hơn, cũng như giảm rủi ro trưng thu và tình trạng tham nhũng; điều sẽ nâng cao tính lành mạnh của khu vực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia vào thị trường tài chính - người tiết kiệm sẵn sàng tài trợ cho các công ty và nhờ đó TTTC sẽ thịnh vượng. Bên cạnh đó, khi chất lượng thể chế trong nước tăng lên, nhu cầu nắm giữ tiền mặt của các công ty giảm xuống bởi vì bất cứ khi nào họ cần vốn, họ sẽ có thể lấy chúng từ các thị trường, nơi có các
nhà đầu tư sẵn sàng mở rộng các kênh tài trợ của họ với các điều kiện thuận lợi hơn. Đây chính là lý do khiến hai yếu tố suất sinh lợi và tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản tác động mạnh mẽ hơn đến cấu trúc vốn tại các quốc gia có chất lượng thể chế mạnh hơn. Chiều hướng tác động của tất cả các biến đặc điểm doanh nghiệp cho thấy cấu trúc vốn tại các nước đang phát triển ủng hộ cả hai lý thuyết đánh đổi và trật tự phân hạng. Đồng thời, cấu trúc vốn doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm ngành (biến ngành đạt ý nghĩa thống kê ở hầu hết các mô hình, chỉ mô hình từ 25 đến 28 là không đạt ý nghĩa thống kê). Còn đối với các biến vĩ mô nền kinh tế thì sự tác động của tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đến cấu trúc vốn là chưa thật sự rõ nét; còn tỷ lệ lạm phát khiến doanh nghiệp tại các quốc gia có chất lượng thể chế thấp hơn tăng tỷ lệ nợ (cả trong ngắn và dài hạn), song lại có xu hướng khuyến khích các doanh nghiệp tại những quốc gia có chất lượng thể chế mạnh hơn giảm tỷ lệ nợ dài hạn.
Tóm tắt chương 4
Đề tài đã phân tích số liệu và tiến hành chạy mô hình hồi quy bằng phương pháp GMM 2 bước để xác định tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Kết quả cho thấy sự phát triển thị trường tài chính có tác động đến cấu trúc vốn của năm quốc gia đang phát triển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, chiều hướng tác động của từng khía cạnh đến tỷ lệ nợ có sự khác biệt nhất định, đồng thời, sự tác động này là khác nhau đáng kể tùy thuộc vào chất lượng thể chế quốc gia cũng như kỳ hạn nợ đang được xem xét. Bên cạnh đó, cấu trúc vốn doanh nghiệp ủng hộ cả lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên theo tác giả là do vấn đề bất cân xứng thông tin và quy mô TTCK tại các quốc gia đang phát triển vẫn còn khá nhỏ, nguồn vốn vay chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng, cơ chế bảo vệ nhà đầu tư có thể chưa thật sự mạnh mẽ khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn bên ngoài gặp nhiều khó khăn; đây là cơ sở quan trọng để đề ra giải pháp trong chương 5.
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Sự Phát Triển Thị Trường Tài Chính Đến Cấu Trúc Vốn
- Tác Động Của Sự Phát Triển Thị Trường Tài Chính Đến Cấu Trúc Vốn Doanh Nghiệp Phân Theo Chất Lượng Thể Chế Quốc Gia
- Tác Động Của Sự Phát Triển Thị Trường Tài Chính Đến Tổng Nợ Ở Nhóm Có Chất Lượng Thể Chế Quốc Gia Cao (Gov_High)
- Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 20
- Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 21
- Hạn Chế Đề Tài Và Đề Xuất Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận và những đóng góp chính của nghiên cứu
Nhằm nghiên cứu tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp tại các nước đang phát triển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, luận án đã thu thập dữ liệu hàng năm của các doanh nghiệp niêm yết tại năm quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020. Tuy nghiên cứu về các yếu tố tác động cấu trúc vốn doanh nghiệp đã được thực hiện rất nhiều, song việc xem xét tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn vẫn còn khá ít, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển hay cụ thể hơn là khu vực ASEAN. Đồng thời, kết quả các nghiên cứu trước cho thấy cách đo lường sự phát triển thị trường tài chính cũng như cấu trúc vốn doanh nghiệp có thể dẫn đến sự tác động khác nhau. Bên cạnh đó, chất lượng thể chế quốc gia cũng là một vấn đề cần được xem xét, vì chất lượng thể chế là yếu tố có thể tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến cấu trúc vốn doanh nghiệp thông qua sự phát triển thị trường tài chính; do đó khi kiểm soát chất lượng thể chế quốc gia thì tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn có thể thay đổi. Vì những lý do trên, luận án đã sử dụng rất nhiều thước đo khác nhau để đại diện sự phát triển thị trường tài chính nhằm cung cấp cái nhìn bao quát cho vấn đề nghiên cứu đặt ra; trong đó, 4 thước đo (FMI, FMA, FMD và FME) mang tính tổng quát được IMF tập hợp và chuẩn hóa giá trị từ 0 đến 1 với giá trị càng cao cho thấy sự phát triển thị trường tài chính càng tốt, 4 thước đo tiếp theo đại diện cho sự phát triển thị trường cổ phiếu (MACAP và LIQ) và sự phát triển thị trường trái phiếu (GOVBOND và CORPBOND) là hai thành phần cấu thành thị trường tài chính. Cấu trúc vốn doanh nghiệp cũng được đo lường theo 3 cách khác nhau dựa trên giá trị sổ sách, gồm: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, và tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản.
Kết quả chạy hồi quy theo phương pháp GMM 2 bước đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự phát triển thị trường tài chính tại 5 quốc gia đang phát triển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN thật sự tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Chiều hướng tác động của từng khía cạnh được xem xét đến tỷ lệ nợ doanh nghiệp cũng có sự khác biệt, đồng thời sự tác động này là khác nhau đáng kể đối với
doanh nghiệp tại những quốc gia có chất lượng thể chế khác nhau cũng như kỳ hạn nợ đang được xem xét. Song xét về mặt tổng thể, doanh nghiệp tại những quốc gia có chất lượng thể chế mạnh hơn sẽ có xu hướng giảm tỷ lệ nợ dài hạn khi thị trường tài chính phát triển (riêng hiệu quả TTTC lại khiến doanh nghiệp tăng tỷ lệ nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn), và cấu trúc vốn chịu sự tác động của nhiều yếu tố hơn (như suất sinh lợi hay tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản) so với các doanh nghiệp tại những quốc gia có chất lượng thể chế thấp hơn. Điều này ngụ ý rằng tại các nước đang phát triển, tình trạng bất cân xứng thông tin vẫn còn là vấn đề khá lớn, trong khi thị trường tài chính vẫn còn khá nhỏ và chủ yếu lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng; nên tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp tại những quốc gia có chất lượng thể chế khác nhau sẽ có sự khác biệt nhất định. Đồng thời, cơ cấu vốn của doanh nghiệp tại năm nước đang phát triển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN ủng hộ cả lý thuyết đánh đổi và trật tự phân hạng, tức việc đi vay của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc cân nhắc giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng vốn vay, song có thể do vấn đề bất cân xứng thông tin vẫn còn tồn tại trong nền kinh tế nên doanh nghiệp vẫn ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ hơn.
Chính vì vậy, khi thị trường tài chính phát triển sẽ giúp thông tin minh bạch hơn, giúp giảm rủi ro và chi phí; nên tùy theo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường mà họ sẽ lựa chọn nguồn vốn nào có lợi nhất để tiếp cận. Song nhìn chung khi thị trường tài chính phát triển và/hoặc chất lượng thể chế quốc gia được củng cố (hoặc tăng cường) sẽ khiến các doanh nghiệp giảm nợ vay, đặc biệt là nợ dài hạn. Do đó, để giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng nguồn vốn vay dài hạn, việc thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính (đặc biệt độ sâu thị trường) là rất cần thiết; còn khi hiệu quả hoạt động thị trường tăng lên sẽ khiến doanh nghiệp tăng sử dụng nợ ngắn hạn.
5.2. Hàm ý chính sách
5.2.1. Hàm ý chính sách chung cho năm quốc gia
Cả hội nhập thực tế và các hiệp định khu vực trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã dẫn đến việc gia tăng liên kết tài chính giữa các quốc gia trong khu vực. Các sáng kiến khu vực trong tự do hóa dịch vụ tài chính, phát triển thị trường
vốn và tự do hóa tài khoản vốn cũng đã và đang góp phần làm cho TTTC khu vực ngày càng phát triển sâu rộng. Song sự hội nhập của TTTC ở Châu Á cũng còn một số hạn chế nhất định và có nhiều yếu tố giải thích cho sự hạn chế này; điển hình là sự thiếu thanh khoản trên các TTTC do sự tồn tại của các TTTC phân khúc, nhỏ và kém thanh khoản ở châu Á, do đó dẫn đến việc các nhà đầu tư thích tiếp cận các TTTC lớn ở các nước phát triển, nơi có nhiều lựa chọn hơn về các công cụ tài chính để chia sẻ rủi ro. Các quy định và chính sách nghiêm ngặt về một số giao dịch tài chính xuyên biên giới cũng cản trở sự hội nhập TTTC trên toàn Châu Á. Ví dụ, sự khác biệt trong chế độ tài khoản vốn và thuế ở các quốc gia ở Châu Á thường không khuyến khích việc nắm giữ cổ phần và trái phiếu xuyên biên giới, vì chúng làm tăng chi phí gia nhập và thoát khỏi các vị thế tài chính. Tuy nhiên, bất chấp những hạn chế này, bằng chứng cho thấy TTTC châu Á ngày càng trở nên hội nhập hơn trong ba thập kỷ qua, và đến cuối năm 2015, các nước ASEAN đã hoàn thành 87% tất cả các biện pháp trong Kế hoạch chi tiết AEC (AEC Blueprint) để đạt được tự do lưu chuyển trong lĩnh vực dịch vụ và vốn (Rillo, 2018).
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nếu thị trường tài chính phát triển, thì doanh nghiệp tại 5 quốc gia đang phát triển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ có xu hướng giảm tỷ lệ nợ, đặc biệt là tỷ lệ nợ dài hạn tại quốc gia có chất lượng thể chế mạnh hơn (riêng hiệu quả thị trường tài chính được cải thiện lại tăng tỷ lệ nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn); điều này cho thấy khi thị trường tài chính phát triển (cả thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp) sẽ giúp giảm áp lực đáng kể lên hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân là vì đa phần các quốc gia đang phát triển đều có thị trường vốn kém phát triển, nguồn vốn huy động bên ngoài chủ yếu lệ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng và do ngân hàng chi phối; đây là một trở ngại lớn đối với việc cấp vốn cho các nhu cầu phát triển dài hạn nhằm đạt được mức tăng trưởng cao bền vững. Do đó, nhu cầu tài trợ cho cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đặc biệt quan trọng. Một vấn đề quan trọng trong quản lý cơ cấu tài chính của ngân hàng là sự không khớp về tài sản và nợ phải trả; cụ thể ngân hàng thường tài trợ cho các dự án dài hạn, trong khi nguồn huy động chính của các ngân hàng là tiền gửi ngắn hạn. Do đó, việc cấp vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng
đương nhiên sẽ tạo ra sự chênh lệch đáng kể về kỳ hạn tài sản - nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, và vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở châu Á mới nổi (nơi các ngân hàng vẫn là nguồn tài trợ chính của doanh nghiệp). Bên cạnh đó, tài chính DNNVV là một vấn đề quan trọng khác. Ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, các DNNVV là trụ cột chính của sản xuất và tạo việc làm. Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng về kinh tế của DNNVV, các ngân hàng không muốn cho họ vay vì rủi ro kinh doanh nói chung là cao, thiếu uy tín, thông tin, lịch sử tín dụng cũng như tài sản thế chấp không đầy đủ. Các khoản cho vay kém hiệu quả của DNNVV và chi phí cao hơn liên quan đến việc quản lý một số lượng lớn các tài khoản nhỏ cũng không khuyến khích các ngân hàng cho vay. Sự tiến bộ của tài chính DNNVV rất khác nhau giữa các khu vực. Tiến bộ rõ ràng nhất đã được thực hiện ở các nền kinh tế có thu nhập trung bình trong khu vực, nơi các chế độ cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm đã được thiết lập với hệ thống quản lý tài sản thế chấp, văn phòng thông tin tín dụng... Nhưng ở các nền kinh tế đang phát triển có thu nhập thấp, thiếu khung pháp lý và quy định, thông tin không đầy đủ và thị trường minh bạch, quản trị công ty yếu kém và cơ sở hạ tầng tài chính kém phát triển tiếp tục cản trở hiệu quả trong việc tài trợ cho DNNVV. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (đặc biệt là DNNVV) tiếp cận được nguồn vốn bên ngoài thì việc đẩy mạnh sự phát triển thị trường tài chính là vô cùng cần thiết.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính, việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng thể chế quốc gia (gồm 6 chỉ số thành phần: tiếng nói và trách nhiệm giải trình, ổn định chính trị và không có bạo lực/ khủng bố, hiệu quả của chính phủ, chất lượng quy định, quy tắc của pháp luật, và kiểm soát tham nhũng) nhằm giảm tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường và khuyến khích người tiết kiệm đầu tư vào doanh nghiệp là vô cùng cần thiết; đây là yếu tố nền tảng cho sự phát triển của cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Chính vì vậy, luật pháp và các quy định phải được xây dựng để bảo vệ quyền đầu tư ở các quốc gia và tạo điều kiện cho nhà đầu tư dự đoán chính xác hơn dòng tiền từ một dự án vì đây là bước quan trọng trong bất kỳ định giá nào. Điển hình, quyền sở hữu trong các khoản đầu tư phải được bảo vệ hợp pháp, hơn nữa các điều khoản của hợp đồng cũng phải có khả năng thực thi. Một
mối quan tâm khác đối với các nhà đầu tư (đặc biệt nhà đầu tư tổ chức nước ngoài) là sự không chắc chắn về những gì có thể tạo thành khung pháp lý trong tương lai. Vì việc áp dụng nhất quán khuôn khổ quy định mang lại sự chắc chắn hơn trong việc dự báo dòng tiền, làm giảm lợi tức cần thiết để bù đắp rủi ro, do đó các chính phủ nên giảm sự không chắc chắn về quy định gây ảnh hưởng xấu đến đầu tư dài hạn. Về mặt này, họ có thể thiết lập các giao thức đảm bảo với các nhà đầu tư rằng các quy tắc ảnh hưởng đến các dự án như vậy sẽ không bị thay đổi một cách tùy tiện sau sự thay đổi của chính phủ. Bên cạnh đó, sự hiện diện của lạm phát cũng làm cho việc dự báo chính xác dòng tiền trong đầu tư dài hạn trở nên khó khăn hơn, do đó việc kiểm soát lạm phát giúp tăng cường sự an toàn của lợi nhuận thực tế.
Đồng thời, có mối tương quan cao giữa quy mô nhà đầu tư tổ chức (quỹ tương hỗ, công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí) và quy mô thị trường vốn (cổ phiếu và trái phiếu); điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển một lượng lớn các nhà đầu tư tổ chức dài hạn quan trọng để cải thiện không chỉ về độ sâu tài chính, mà còn hiệu quả thị trường và tính thanh khoản. Do đó, những nhà đầu tư này là cần thiết cho sự phát triển của thị trường trái phiếu và cổ phiếu trong nước. Tuy nhiên, ngoài Malaysia và Thái Lan, quy mô của các nhà đầu tư tổ chức tại các quốc gia vẫn còn tương đối nhỏ. Chính vì vậy, cần có những nỗ lực hơn nữa để tạo điều kiện cho một lượng lớn các nhà đầu tư tổ chức trong nước thành lập. Xu hướng đô thị hóa và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng trong khu vực có khả năng thúc đẩy nhu cầu về quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí và tài sản bảo hiểm, dẫn đến việc tăng quy mô của các nhà đầu tư tổ chức này trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý sự tăng trưởng của quỹ tương hỗ chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố trong nước gồm gia tăng thu nhập và sự mở rộng đối tượng nhà đầu tư trong nước, nên những rào cản quan trọng mà ngành quỹ tương hỗ phải đối mặt có thể được tóm tắt như sau: Thiếu sự điều tiết thích hợp và mạnh mẽ về quỹ và thị trường tài chính; sự khan hiếm của các thị trường chung rộng lớn, nơi các quỹ tương hỗ có thể được giao dịch; lợi nhuận trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong khu vực biến động quá nhiều; kiến thức nhà đầu tư yếu và thiếu các biện pháp bảo vệ… Chính vì vậy, quỹ tương hỗ vẫn chưa thể phát triển