Hạn Chế Đề Tài Và Đề Xuất Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo


hành và tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán, an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí truyền thông chính xác, đầy đủ, kịp thời những thông tin liên quan đến thị trường vốn; phát hiện, đề nghị và phối hợp Bộ Công an xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin thiếu kiểm chứng, không chính xác, ảnh hưởng đến thị trường. Chỉ đạo các cơ quan báo chí phối hợp các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác thông tin truyền thông bài bản, kịp thời, liên tục, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về các quy định của pháp luật, kiến thức, kỹ năng, minh bạch hóa thông tin của các chủ thể tham gia thị trường để bảo vệ, giảm thiểu rủi ro và nâng cao niềm tin nhà đầu tư với thị trường tài chính; đồng thời, phải cân đối hàm lượng thông tin phù hợp, chủ yếu là hướng dẫn.

Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính đồng bộ, hiện đại, từng bước theo hướng phát triển chung của thế giới: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định pháp lý, hướng tới các chuẩn mực quốc tế tốt nhất và phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam như việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS, IFRS), nguyên tắc quản trị điều hành (khuôn khổ quản trị của OECD, nguyên tắc giám sát của Hiệp hội các nhà quản lý giám sát bảo hiểm quốc tế - IAIS,...). Nghiên cứu, áp dụng các thành tựu mới của cuộc CMCN 4.0 như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối... vào quá trình xử lý, thu thập, phân tích, nhận định và dự báo kịp thời những vấn đề liên quan đến thị trường tài chính. Đồng thời đa dạng các kênh cung cấp thông tin để phát triển các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhưng giá thành rẻ hơn.

Bên cạnh đó, dữ liệu nghiên cứu cho thấy chất lượng thể chế quốc gia Việt Nam là thấp nhất trong năm nước, cụ thể giá trị cao nhất chỉ đạt -0,536 (thấp hơn nhiều so với trung vị năm nước là -0,062). Đồng thời, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của các yếu tố đến cấu trúc vốn có sự khác biệt tương đối lớn giữa hai nhóm có chất lượng thể chế khác nhau; trong đó có nhiều yếu tố của sự phát triển thị trường (như sự phát triển TTTC nói chung, thanh khoản thị trường cổ phiếu, sự phát triển thị trường trái phiếu chính phủ) và một số đặc điểm doanh nghiệp (như tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản) không tác động hoặc tác động ít (như suất sinh lời doanh nghiệp) đến cấu trúc vốn. Điều này cho thấy việc nâng cao chất lượng thể chế


một trong những việc làm cấp bách để khuyến khích người tiết kiệm mạnh dạn đầu tư, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn bên ngoài và giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng nguồn vốn dài hạn. Vai trò của thể chế phụ thuộc lớn vào chất lượng hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, ngoài những giải pháp đã nêu ở trên, cần thực hiện thêm một số việc sau:

Thứ nhất, cần chú trọng nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp. Trong xây dựng pháp luật, cần phải ưu tiên cao nhất cho chất lượng: cố gắng khắc phục cơ bản những tồn tại, bất cập đã được các cơ quan nhận diện và tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở sự phát triển trong các lĩnh vực như pháp luật về đất đai, đầu tư, đấu thầu, tài chính ngân sách, thuế; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, xây dựng, hoàn thiện khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với đẩy mạnh phân quyền, phân cấp hợp lý, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước…

Thứ hai, cần không ngừng đổi mới, tìm tòi, cải tiến quy trình, thủ tục để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành pháp luật; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức tham gia quy trình lập pháp để nâng cao chất lượng các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; cụ thể: Ðẩy nhanh việc xử lý nợ, thoái vốn, cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; thúc đẩy đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng chế độ quản trị doanh nghiệp hiện đại để nâng cao hiệu quả, đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp, không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ, trang trại trong nông nghiệp. Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển


kinh tế tư nhân, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới luật, pháp lệnh, nghị quyết theo yêu cầu của các nhiệm vụ lập pháp, việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tuân thủ chặt chẽ quy trình, thủ tục luật định, nhất là trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị đưa dự án luật vào chương trình xây dựng pháp luật, công tác soạn thảo, lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động. Cần quan tâm chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không để xảy ra việc lồng ghép “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản luật; quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, vì để có Chính phủ liêm chính, hành động thì bản thân công tác lập pháp cũng phải liêm chính, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ cài cắm vào quá trình xây dựng luật.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần thực hiện tốt chức năng xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực phát triển theo cơ chế thị trường. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh, thực thi hợp đồng của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng trong tham gia xây dựng, phản biện và giám sát thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch. Xây dựng nhanh nền hành chính hiện đại, dựa trên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp; thực hiện phương thức, công cụ quản lý nhà nước chủ yếu bằng điều tiết gián tiếp, tăng cường hậu kiểm; giảm đến mức thấp nhất rủi ro pháp lý và chi phí tuân thủ đối với người dân và doanh nghiệp. Ðẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông

Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 22


suốt. Ðổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Củng cố, hoàn thiện hệ thống chính quyền địa phương; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa Trung ương và địa phương. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, địa phương…

5.3. Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Cấu trúc vốn có thể được đo lường bằng rất nhiều cách khác nhau, tuy luận án đã đo lường theo 3 cách (tổng nợ/tổng tài sản, nợ dài hạn/tổng tài sản và nợ ngắn hạn/tổng tài sản) nhưng trên thực tế vẫn còn rất nhiều cách đo khác mà những bài nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành để có cái nhìn bao quát hơn.

Sự phát triển thị trường tài chính đã được xem xét một cách tổng thể và dưới nhiều khía cạnh khác nhau (khả năng tiếp cận, độ sâu tài chính và tính hiệu quả thị trường) theo cách đo lường của IMF (2015, 2016), đây là một thước đo tổng hợp và đã được chuẩn hóa. Song, khía cạnh về tính ổn định thì chưa được xem xét vì dữ liệu gốc chỉ có đến năm 2017. Do đó, khi dữ liệu được cập nhật đầy đủ hơn hay có một phương pháp đo lường nào đó thích hợp thì đó có thể là một hướng đi mới đáng được cân nhắc.

Ngoài phân loại thị trường tài chính gồm thị trường cổ phiếu và trái phiếu như trong đề tài, thị trường tài chính có thể được phân loại gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Song, do dữ liệu theo cách phân loại sau không có sẵn nên đề tài không tiếp cận được. Chính vì vậy, khi dữ liệu khả thi thì đây là một hướng nghiên cứu đáng được quan tâm.


Tóm tắt chương 5

Trong chương 5, luận án đã đề ra một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính trong tương lai nhằm giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp nguồn vốn vay dài hạn cho các doanh nghiệp; trong đó vấn đề cốt lõi là tìm cách hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng thông qua siết chặt các quy định và xây dựng hành lang pháp lý, tăng lượng hàng hóa và tính thanh khoản trên thị trường, tạo điều kiện để phát triển các tổ chức đầu tư dài hạn trong nước hoặc thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, đẩy mạnh hơn nữa sự hội nhập tài chính với các nước trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN... Đồng thời, đề tài cũng nêu ra những hạn chế hiện có và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


KẾT LUẬN

Nhằm nghiên cứu tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết tại 5 quốc gia đang phát triển (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đề tài đã sử dụng các chỉ số phát triển thị trường tài chính do IMF (2015, 2016) giới thiệu gồm: Tiếp cận tài chính (FMA - Financial Markets Access Index), độ sâu tài chính (FMD - Financial Markets Depth Index), hiệu quả tài chính (FME - Financial Markets Efficiency Index) và phát triển thị trường tài chính nói chung (FMI - Financial Markets Index); đây là các chỉ số được chuẩn hóa từ 8 biến đo lường sự phát triển của thị trường cổ phiếu và trái phiếu dưới ba khía cạnh: Sự tiếp cận, độ sâu và tính hiệu quả. Bên cạnh đó, sự phát triển TTTC được tách thành sự phát triển thị trường cổ phiếu (gồm 2 biến Vốn hóa TTCK/GDP - MACAP và Giá trị cổ phiếu giao dịch/GDP - LIQ) và sự phát triển thị trường trái phiếu (gồm 2 biến Giá trị trái phiếu chính phủ phát hành/GDP – GOVBOND và Giá trị trái phiếu các doanh nghiệp/GDP

– CORPBOND). Để đảm bảo tính chính xác của mô hình, biến trễ của biến phụ thuộc, năm biến đặc điểm doanh nghiệp (gồm quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, chỉ số Tobin-Q và ngành kinh doanh), hai biến điều kiện vĩ mô nền kinh tế (gồm tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người) đã được sử dụng làm biến kiểm soát. Đồng thời, mẫu nghiên cứu được tách ra thành nhóm có chất lượng thể chế quốc gia cao và nhóm có chất lượng thể chế quốc gia thấp dựa trên trung vị của chất lượng thể chế để xem liệu sự tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn có sự khác biệt. Cấu trúc vốn cũng được đo lường bằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản đo theo giá trị sổ sách, song nợ được tách ra gồm tổng nợ, nợ dài hạn và nợ ngắn hạn để cung cấp cái nhìn tổng quan.

Kết quả chạy mô hình bằng phương pháp GMM 2 bước cho thấy sự phát triển thị trường tài chính thật sự có tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp; chiều hướng tác động của từng khía cạnh đến cấu trúc vốn có sự khác biệt nhất định. Đồng thời, tại các nước đang phát triển, tình trạng bất cân xứng thông tin vẫn còn là vấn đề khá lớn, nên tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn vẫn có sự


khác biệt đối với những doanh nghiệp tại các quốc gia có chất lượng thể chế khác nhau cũng như tùy thuộc vào cách đo lường cấu trúc vốn (tức kỳ hạn nợ) đang được xem xét. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp tại những quốc gia có chất lượng thể chế cao hơn thì sự phát triển TTTC về mặt tổng thể, hay các khía cạnh như khả năng tiếp cận TTTC, độ sâu TTTC, tính thanh khoản thị trường cổ phiếu và độ sâu thị trường trái phiếu chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp giảm sử dụng nợ dài hạn; còn khi thị trường cổ phiếu hay thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng cường quy mô sẽ giúp doanh nghiệp giảm sử dụng nợ (bao gồm tổng nợ, nợ ngắn và dài hạn); song khi TTTC hoạt động hiệu quả hơn lại khiến doanh nghiệp tăng sử dụng nợ (đặc biệt là nợ ngắn hạn). Đối với các doanh nghiệp tại những quốc gia có chất lượng thể chế kém hơn thì sự phát triển TTTC về mặt tổng thể, cải thiện về tính thanh khoản thị trường cổ phiếu và độ sâu thị trường trái phiếu chính phủ sẽ không tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp; còn chiều hướng tác động của độ sâu TTTC, quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp thì vẫn tương đồng với doanh nghiệp tại những quốc gia có chất lượng thể chế cao hơn; riêng TTTC hoạt động hiệu quả hơn hay có sự cải thiện trong khả năng tiếp cận sẽ khuyến khích doanh nghiệp tăng sử dụng nợ ngắn hạn.

Đồng thời, cơ cấu vốn của doanh nghiệp tại năm nước đang phát triển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN ủng hộ lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng, tức việc đi vay của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc cân nhắc giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng vốn vay. Chính vì vậy, khi thị trường tài chính phát triển sẽ giúp thông tin minh bạch hơn, giúp giảm rủi ro và chi phí; nên tùy theo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường mà họ sẽ lựa chọn nguồn vốn nào có lợi nhất để tiếp cận. Do đó, các cơ quan quản lý cần phải đề ra nhiều giải pháp để thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Brigham và Houston 2009, Quản trị tài chính, được dịch bởi Khoa Kinh tế - Đại học Quốc Gia TPHCM.

Bùi Kim Yến 2009, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Giao thông vận tải.

Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến 2014, “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE)”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 18 (28) – tháng 09-10/2014.

Hà Ngọc 2020, “Kinh tế Châu Á sẽ lần đầu vượt qua phần còn lại của thế giới”. Link: https://www.vietnamplus.vn/kinh-te-chau-a-se-lan-dau-tien-vuot-qua-phan- con-lai-cua-the-gioi/616287.vnp, ngày truy cập 04/01/2021.

Hoàng Ngọc Nhậm, Vũ Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Dương Thị Xuân Bình, Ngô Thị Tường Nam và Nguyễn Thành Cả 2008, Giáo trình Kinh tế lượng, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, NXB Lao động – Xã hội.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.

Lê Đạt Chí 2013, “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 9 (19)

– tháng 03-04/2013.

Lê Văn Tề 2011, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Phương Đông, TPHCM.

Lê Văn Tề và Huỳnh Hương Thảo 2009, Thị trường tài chính, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, TP.HCM.

Lê Văn Tư 2006, Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Learning on Demand, “Giới thiệu phương pháp GMM”. Link: https://www.vietlod.com/gioi-thieu-phuong-phap-gmm, ngày truy cập 28/01/2020.

Nguyễn Minh Kiều 2010, “Lý thuyết M&M về cấu trúc vốn công ty – Một cách tiếp cận dễ hiểu hơn”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 49, tháng 04/2010.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023