Ký Hiệu, Cách Đo Lường Và Kỳ Vọng Về Dấu Của Biến Độc Lập


Nghiên cứu của Masoud (2013), Võ Thị Thúy Anh và ctg (2014), Zafar và ctg (2019), Cam và Ozer (2021) cho kết quả đồng biến; trong khi nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2013) cho kết quả ngược lại.

Lá chắn thuế: Một cách tiếp cận phổ biến là xem xét thuế suất hiệu dụng (hoặc thuế suất biên) được tính toán từ báo cáo tài chính để tính đến sự khác biệt về quy định/ cách đánh thuế giữa các quốc gia. Lý thuyết đánh đổi dự đoán mối quan hệ tích cực giữa cấu trúc vốn doanh nghiệp và thuế suất hiệu dụng; còn lý thuyết trật tự phân hạng cho kỳ vọng tiêu cực (phân tích tại mục 2.2.3.5). Song cách tiếp cận như vậy không thể đo lường chính xác sự khác biệt vì hai lý do chính sau: (1) Nó đo lường không chỉ sự khác biệt về thuế suất theo luật định ở các quốc gia khác nhau mà còn về sự khác biệt về thuế suất hiệu quả (thuế suất biên) do đặc điểm của doanh nghiệp cụ thể, (2) Nó chịu một bất lợi là thuế suất hiệu quả cũng đóng vai trò như một đại diện cho lợi nhuận vì các công ty có lợi nhuận thấp phải trả thuế thấp hơn các công ty có lợi nhuận cao hơn, hoặc thậm chí không phải trả thuế (Lemma và Negash, 2012). Bên cạnh đó, hướng tác động của biến thuế lên tỷ lệ đòn bẩy trong nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) cho kết quả hoàn toàn ngược với nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2013), nguyên nhân theo sự lý giải của Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) là vì hai nghiên cứu đo lường biến thuế khác nhau, lần lượt là Số thuế phải nộp/EBIT và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; dẫn đến mức thuế suất mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu bình quân chỉ khoảng 14,45%, thấp hơn nhiều so với thuế suất danh nghĩa 28% và 25%). Song kết quả nghiên cứu biến thuế của Zafar và ctg (2019) cũng tác động dương đến tỷ lệ đòn bẩy (giống nghiên cứu của Lê Đạt Chí, 2013) và có dấu ngược chiều với Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014), mặc dù cách đo lường biến thuế và tỷ lệ đòn bẩy của hai nghiên cứu là tương đồng. Đồng thời, số lượng quan sát của biến TAX bị thiếu quá nhiều so với các biến khác, và khi chạy mô hình hồi quy thì việc có thêm biến TAX lại không tăng được số biến giải thích trong mô hình; bên cạnh đó, thuế suất hiệu dụng có thể khác đáng kể so với thuế suất theo luật định, tác động của các hệ thống thuế khác nhau đối với cấu thành của nợ cũng không rõ ràng (Demirguc-


Kunt và Maksimovic, 1999). Do đó, biến thuế không bao gồm trong mô hình nghiên cứu.

Ngành: Ngành là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định cấu trúc vốn; vì những nhà quản lý thường dựa vào tỷ lệ đòn bẩy bình quân ngành để quyết định cơ cấu vốn công ty, và tác động của ngành phản ánh một số yếu tố khác khó quan sát và đã bị bỏ qua trong mô hình. Bên cạnh đó, các quy định cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn; những công ty bị quy định chặt chẽ thường có dòng tiền mặt ổn định hơn và giảm chi phí kiệt quệ tài chính dự kiến. Tuy điều này cho thấy những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành bị quy định chặt chẽ sẽ có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn; song lý thuyết đánh đổi lại không dự đoán được mối quan hệ chính xác, vì trên thực tế, đối với những ngành công nghiệp bị luật điều tiết thì quyết định của các nhà quản lý phần nào bị giới hạn, điều này giúp giảm các vấn đề đại diện và giảm sự cần thiết trong việc sử dụng nợ như một công cụ kiểm soát. Frank và Goyal (2009) cho rằng lý thuyết trật tự phân hạng cũng khó có thể đưa ra được tác động của ngành đến đòn bẩy tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã sử dụng biến ngành để đảm bảo tính chính xác của mô hình và kết quả đều cho thấy biến ngành thực sự có tác động đến cấu trúc vốn như nghiên cứu của Kayo và Kimura (2011), Lemma và Negash (2012), Lê Đạt Chí (2013), Palacin- Sanchez và Pietro (2015).

3.1.3.2. Nhóm biến vĩ mô nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP: Tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến các quyết định tài chính vì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là một chỉ báo về nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp; nếu các cơ hội đầu tư và nền kinh tế có mối tương quan với nhau, thì nền kinh tế càng phát triển, các công ty càng cần nhiều nguồn lực hơn (Palacin- Sanchez và Pietro, 2015). Đồng thời, trong nền kinh tế tăng trưởng, chi phí phá sản dự kiến giảm xuống, trong khi lợi nhuận doanh nghiệp và tiền mặt tăng lên. Bên cạnh đó, nhiều khả năng giá trị tài sản thế chấp của các doanh nghiệp cũng tăng lên trong giai đoạn này. Do đó, theo lý thuyết đánh đổi, đòn bẩy dự kiến sẽ tăng theo chu kỳ. Mặt khác, theo lý thuyết trật tự phân hạng, đòn bẩy doanh nghiệp có khả năng giảm


do nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp tăng lên và vấn đề đại diện giữa người quản lý và chủ sở hữu trở nên ít gay gắt hơn trong thời kỳ mở rộng (Yarba và Guner, 2019). Và nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy kết quả là vô cùng đa dạng, điển hình kết quả nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Maksimovic (1996), Bokpin (2009), Zafar và ctg (2019), Võ Thị Thúy Anh và ctg (2014) cho tác động ngược chiều; còn Demirguc- Kunt và Maksimovic (1999), Lucey và Zhang (2011), Lemma và Negash (2012), Haron (2014) thì hướng tác động thay đổi tùy thuộc vào cách đo lường cấu trúc vốn. Lạm phát: Những người tham gia thị trường vốn có thể hoặc không thể lường trước mức độ lạm phát sẽ xảy ra. Nếu họ không thể, người cho vay phải chịu một mất mát thực sự không được bù đắp; khoản lỗ này có thể được coi là một khoản lãi cho các cổ đông và do đó là một phần lợi nhuận của các công ty. Hơn nữa, ngay cả khi phần lợi nhuận này không biểu hiện như một dòng tiền vào ngay lập tức, nó vẫn cho phép các công ty tăng nợ theo danh nghĩa mà không làm tăng thêm gánh nặng thực sự của nó. Tuy nhiên, nếu lạm phát được dự đoán, những người cho vay sẽ bảo vệ chính mình bằng cách yêu cầu một mức phí bù đắp lạm phát trong lãi suất danh nghĩa. Mức phí này không đại diện cho lãi suất thực tăng lên, mà là một khoản hoàn trả của số tiền gốc thực sự bù cho người cho vay về việc giảm giá trị thực của khoản nợ còn tồn đọng. Lạm phát có thể có tác động lớn hơn đến sự phân chia giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn so với biến động của tổng nợ vì khi tỷ lệ lạm phát càng không chắc chắn, các nhà đầu tư sẽ càng đòi hỏi một khoản phí cho sự không chắc chắn cũng như một khoản phí bù đắp lạm phát trong lãi suất dài hạn; điều này có thể khiến các doanh nghiệp giảm việc phát hành nợ dài hạn (Taggart, 1986). Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát thường được xem là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng quản lý nền kinh tế của chính phủ, đồng thời, lạm phát cũng cung cấp thông tin về sự ổn định của một loại tiền tệ nhất định trong hợp đồng dài hạn (Demirguc-Kunt và Maksimovic, 1999). Theo lý thuyết đánh đổi, lạm phát sẽ tác động cùng chiều với tỷ lệ đòn bẩy vì lạm phát giúp giảm giá trị thực khoản nợ nhưng lại tăng lá chắn thuế từ nợ vay (Lemma và Negash, 2012). Tuy nhiên, theo Yarba và Guner (2019), lạm phát kỳ vọng được coi là một yếu tố kém tin cậy hơn và không có sự đồng thuận về tác động của nó đối với đòn bẩy


doanh nghiệp; đặc biệt là khi đòn bẩy được đo lường dựa trên sổ sách vì lạm phát kỳ vọng phản ánh tương lai trong khi đòn bẩy sổ sách thể hiện quá khứ. Song đây là biến được rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng và kết quả thì không có sự đồng nhất. Điển hình, nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Maksimovic (1996, 1999), Deesomsak và ctg (2009), Lê Đạt Chí (2013), Võ Thị Thúy Anh và ctg (2014) cho tác động nghịch chiều; còn nghiên cứu của Bokpin (2009), Lucey và Zhang (2011), Lemma và Negash (2012), Zafar và ctg (2019) cho tác động cùng chiều.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu của Masoud (2013) cho thấy tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát đóng vai trò không quan trọng trong việc giải thích sự thay đổi của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.

3.2. Mô hình nghiên cứu và đo lường biến

Theo Haron (2014), mặc dù đã có hàng trăm nghiên cứu về cấu trúc vốn nhưng không nghiên cứu nào xác định rõ ràng định nghĩa của đòn bẩy trong thuật ngữ kế toán. Cách đo lường đòn bẩy thích hợp ở một quốc gia có thể không phù hợp ở một quốc gia khác (do sự khác biệt về thể chế và chế độ kế toán giữa các quốc gia), cũng như phụ thuộc vào lý thuyết cấu trúc vốn đang được xem xét. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Lemma và Negash (2012) cho thấy hầu hết các nghiên cứu không sử dụng các đo lường cấu trúc vốn dựa trên giá thị trường. Đồng thời, Myers (1977) tuyên bố rằng nợ liên quan nhiều hơn đến tài sản hiện có hơn là cơ hội tăng trưởng của công ty, do đó đòn bẩy dựa trên giá trị sổ sách của các công ty nên được sử dụng hơn là giá trị thị trường. Chava và Roberts (2008) cũng cho rằng đòn bẩy dựa trên giá trị sổ sách là trọng tâm của các quyết định tài chính, cụ thể là các quyết định tín dụng.

Chính vì vậy, luận án sẽ đo lường cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách bằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản; trong đó, nợ sẽ được tách ra gồm tổng nợ, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nguyên nhân tác giả lựa chọn tổng nợ/tổng tài sản vì đây là thước đo được rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng [như Bokpin (2009, 2010), Lucey và Zhang (2011), Lemma và Negash (2012), Le và Ooi (2012), Masoud (2013), Haron (2014), Cam và Ozer (2021)] nên việc sử dụng cùng thang đo sẽ giúp việc so sánh kết quả


các nghiên cứu đáng tin cậy hơn; còn tổng nợ được tách ra thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để cung cấp cái nhìn tổng quát hơn cho vấn đề cần nghiên cứu.

Đồng thời, dựa trên các lập luận liên quan đến việc điều chỉnh chậm đòn bẩy doanh nghiệp về mức tối ưu do chi phí điều chỉnh, đòn bẩy của giai đoạn trước cần phải được kiểm soát (Flannery và Hankins, 2013; Yarba và Guner, 2019). Chính vì vậy, mô hình dữ liệu bảng động được sử dụng trong nghiên cứu này để kiểm soát đòn bẩy của giai đoạn trước bên cạnh sự không đồng nhất của doanh nghiệp và sự khác biệt bất biến về thời gian (không được quan sát) giữa các doanh nghiệp. Nếu hệ số của biến trễ biến phụ thuộc thấp hơn 1, chúng ta có thể kết luận rằng cấu trúc vốn sẽ ổn định và hội tụ theo thời gian; điều này cho thấy các nhà quản lý sẽ có xu hướng không thay đổi cấu trúc vốn qua thời gian. Tuy nhiên, nếu hệ số này lớn hơn 1 thì cấu trúc vốn không ổn định mà phân kỳ, hàm ý rằng các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cấu trúc vốn khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của nền kinh tế và không nhằm mục đích duy trì cố định tỷ lệ nợ theo thời gian (Agarwal và Mohtadi, 2004).

Dựa vào cơ sở lý thuyết, các mô hình của những nghiên cứu trước và giả thuyết nghiên cứu đã đề ra trong mục 3.1, mô hình nghiên cứu của đề tài như sau:

8 5 3

𝐷𝑖𝑗𝑡 = 0 + 1𝐷𝑖𝑗𝑡−1 + 𝛼2𝑛𝐹𝑀𝑛𝑗𝑡 + 𝛼3𝑚𝐵𝐶𝑚𝑖𝑗𝑡 + 𝛼4𝑘𝑀𝐴𝑘𝑗𝑡 + 𝑖𝑗𝑡

𝑛=1

𝑚=1

𝑘=1

Dijt (Debt) là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tính theo giá trị sổ sách (gồm 3 trường hợp, cụ thể nợ được chia thành: tổng nợ - LEVijt, nợ ngắn hạn - SLEVijt và nợ dài hạn - LLEVijt) của doanh nghiệp i tại quốc gia j vào thời điểm t; Dijt-1 là biến trễ bậc 1 của biến Dijt;

FMnjt (Financial market) là n biến đại diện cho sự phát triển TTTC của quốc gia j tại thời điểm t, gồm: Khả năng tiếp cận TTTC (FMA - Financial Markets Access Index), độ sâu TTTC (FMD - Financial Markets Depth Index), tính hiệu quả thị trường (FME - Financial Markets Efficiency Index) và sự phát triển TTTC (FMI - Financial Markets Index). Trong đó, 3 biến FMA, FMD và FME sẽ được đưa đồng thời vào mô hình, còn biến FMI được đưa vào mô hình riêng. Đồng thời, sự phát triển TTTC sẽ được tách thành sự phát triển thị trường cổ phiếu (gồm 2 biến Vốn hóa


TTCK/GDP - MACAP và Giá trị cổ phiếu giao dịch/GDP - LIQ) và sự phát triển thị trường trái phiếu [gồm 2 biến Giá trị trái phiếu chính phủ phát hành/GDP – GOVBOND và Giá trị trái phiếu các doanh nghiệp (tài chính và phi tài chính)/GDP

- CORPBOND], sự phát triển của từng thị trường sẽ được xem xét trong mô hình riêng;

BCmijt là m biến đại diện cho đặc điểm doanh nghiệp i tại quốc gia j vào thời điểm t, gồm: Quy mô doanh nghiệp (bằng logarit tổng tài sản - SIZE), khả năng sinh lời (lợi nhuận ròng/tổng tài sản - ROA), tính chất tài sản (tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản - TANG), cơ hội tăng trưởng (chỉ số TobinQ - PTB) và ngành (biến dummy - IND). Cụ thể, IND có 8 ngành gồm: Vật liệu cơ bản (Basic Materials - IND1), tiêu dùng theo chu kỳ (Consumer Cyclicals - IND2), tiêu dùng không theo chu kỳ (Consumer Non-Cyclicals - IND3), năng lượng (Energy - IND4), chăm sóc sức khỏe (Healthcare - IND5), ngành công nghiệp (Industrials - IND6), công nghệ (Technology

- IND7), và tiện ích (Utilities -IND8);

MAkjt (Macroeconomics) là k biến đại diện cho vĩ mô nền kinh tế của quốc gia j tại thời điểm t, gồm: tỷ lệ lạm phát (INF), tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (GDPGR), và chất lượng thể chế (GOV);

𝑖𝑗𝑡 là sai số.

Cách đo lường biến, dấu kỳ vọng và nguồn dữ liệu được tổng hợp tại bảng 3.1.

Bảng 3.1: Ký hiệu, cách đo lường và kỳ vọng về dấu của biến độc lập


TT

Ký hiệu

Cách đo lường

Kỳ

vọng

Nguồn dữ

liệu


1


FMA

Tổng hợp từ 5 biến chuẩn hóa: Vốn hóa TTCK trên GDP, giá trị cổ phiếu giao dịch trên GDP, trái phiếu chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế trên GDP, tổng giá trị trái phiếu các doanh nghiệp tài chính trên GDP, tổng giá trị trái phiếu các

doanh nghiệp phi tài chính trên GDP.


-


IMF

2

FMD

Tổng hợp từ 2 biến chuẩn hóa: Vốn hóa thị trường

cổ phiếu (không bao gồm 10 công ty lớn nhất) trên

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 13




tổng giá trị vốn hóa, số lượng các tổ chức phát

hành trái phiếu cả trong nước và quốc tế.



3

FME

Chuẩn hóa từ biến: Tỷ lệ tổng giá trị cổ phiếu giao

dịch trên giá trị vốn hóa thị trường.

-

4

FMI

Tổng hợp từ 3 biến chuẩn hóa: FMA, FMD và

FME.

-

5

MACAP

Vốn hóa TTCK/GDP

-


World Bank

6

LIQ

Giá trị cổ phiếu giao dịch/GDP

-

7

GOVBOND

Giá trị trái phiếu chính phủ phát hành/GDP

+

Asian Development Bank

8

CORPBOND

Giá trị trái phiếu các doanh nghiệp (tài chính và

phi tài chính)/GDP

+

9

SIZE

Quy mô doanh nghiệp (bằng logarit tổng tài sản)

+


Thomson Reuters

10

ROA

Khả năng sinh lời (bằng lợi nhuận ròng/tổng tài

sản)

-

11

TANG

Tính chất tài sản (tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài

sản)

+

12

PTB

Cơ hội tăng trưởng (chỉ số Tobin-Q)

+

13

IND

Ngành (biến dummy), bằng 1 nếu là ngành đang

xét và bằng 0 trong trường hợp còn lại

+/-

14

GDPGR

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người

+

World Bank

15

INF

Tỷ lệ lạm phát

+

IMF

16

GOV

Chất lượng thể chế

+

World Bank

Nguồn: Tác giả dự kiến và đề xuất

3.3. Dữ liệu nghiên cứu

Để đảm bảo mẫu khảo sát đủ lớn và đại diện được cho khu vực AEC, nghiên cứu sẽ sử dụng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được niêm yết tại 5 quốc gia (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) có dữ liệu tại Thomson Reuters trong giai đoạn 2010 - 2020. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo năm qua các bước cụ thể sau: Thứ nhất, nghiên cứu sẽ loại bỏ các định chế tài chính


(như ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm) ra khỏi mẫu nghiên cứu; nguyên nhân là do tính chất hoạt động của loại hình doanh nghiệp này có nhiều nét đặc trưng riêng, đồng thời, ngành này phải tuân thủ các quy tắc và quy định cụ thể. Thứ hai, nghiên cứu loại bỏ các quan sát bất thường (outliers) bằng cách loại bỏ các giá trị bé hơn phân vị 1% và cao hơn phân vị 99% đối với các biến độc lập (trừ các biến vĩ mô nền kinh tế). Còn đối với các biến đại diện cấu trúc vốn doanh nghiệp thì loại các quan sát có tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản lớn hơn 1 hoặc có giá trị âm. Và cuối cùng, nghiên cứu loại bỏ các doanh nghiệp có dữ liệu ít hơn 3 năm.

Sau khi thu thập và lọc dữ liệu theo 3 bước trên thì dữ liệu bảng là dữ liệu không cân bằng trong giai đoạn 2010 – 2020 với số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu mỗi năm như bảng 3.2 (file gốc Stata phụ lục 3).

Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp mỗi quốc gia qua các năm


Năm

Indonesia

Malaysia

Philippines

Thái Lan

Việt Nam

Tổng

2010

299

324

129

330

250

1.332

2011

317

325

132

338

260

1.372

2012

333

341

140

350

265

1.429

2013

340

346

141

368

281

1.476

2014

354

350

149

386

293

1.532

2015

376

359

152

395

332

1.614

2016

415

377

152

409

355

1.708

2017

476

388

153

426

372

1.815

2018

520

400

155

438

375

1.888

2019

551

407

163

439

378

1.938

2020

554

416

163

441

378

1.952

Tổng

4.535

4.033

1.629

4.320

3.539

18.056

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu nghiên cứu

3.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Đề tài kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm tìm ra câu trả lời phù hợp nhất cho các câu hỏi nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023