DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Và | |
ACB | Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu |
Agribank | Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
BIDV | Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam |
CFA | Phân tích nhân tố khẳng định- Confirmatory Factor Analysis |
CFI | Chỉ số thích hợp so sánh-Comparative Fit Index |
CMIN/DF | Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do |
CN | Chi nhánh |
CNNHNN g | Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài |
CNRR | Chấp nhận rủi ro |
Cs | Cộng sự |
Ctg | Các tác giả |
Df | Hệ số bậc tự do |
EFA | Phân tích nhân tố khám phá- Exploratory Factor Analysis |
EIB | Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu |
KH | Khách hàng |
KQCV | Kết quả công việc |
LDR | Tỷ lệ tín dụng nội địa/tổng vốn huy động- Loan Deposit Ratio |
MB | Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội |
MHB | Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long |
MI | Modification Indices |
MTĐĐ | Môi trường đạo đức |
NC | Nghiên cứu |
NH | Ngân hàng |
NHLD | Ngân hàng liên doanh |
NHNN | Ngân hàng Nhà nước |
NHNNg | Ngân hàng nước ngoài |
NHTM | Ngân hàng thương mại |
NHTMCP | Ngân hàng thương mại cổ phần |
NHTMNN | Ngân hàng thương mại Nhà nước |
NHTW | Ngân hàng Trung Ương |
OCB | Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông |
PAF | Phép trích nhân tố PAF-Principle Axis Factoring |
PCA | Phép trích nhân tố PCA-Principle Component Analysis |
PGD | Phòng giao dịch |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức kinh doanh đến kết quả hoàn thành công việc của nhân viên ngân hàng - 1
- Tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức kinh doanh đến kết quả hoàn thành công việc của nhân viên ngân hàng - 3
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Tri Thức Và Môi Trường Đạo Đức Kinh Doanh Của Một Tổ Chức
- Tầm Quan Trọng Của Quản Trị Tri Thức
Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.
Quản trị tri thức | |
RMSEA | Root Mean Square Error Approximation |
SEM | Mô hình cấu trúc tuyến tính –Structural Equation Modeling |
TLI | Chỉ số Tucker & Lewis |
Tp.HCM | Thành phố Hồ Chí Minh |
TVE | Tổng phương sai trích (tổng hợp từ kết quả EFA) |
VCB | Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam |
VietinBank | Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam |
VN | Việt Nam |
VPB | Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng |
WTO | Tổ chức thương mại thế giới |
Λ | Trọng số chuẩn hoá |
ρc | Hệ số tin cậy tổng hợp |
ρvc | Tổng phương sai trích- average varian extracted |
ᵡ^2 | Chi-bình phương |
QTTT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 So sánh các loại tri thức 22
Bảng 1.2 Phân loại môi trường đạo đức trong một tổ chức theo lý thuyết 31
Bảng 1.3 Các loại môi trường đạo đức phổ biến trong thực tế 31
Bảng 1.4 Các yếu tố tác động đến KQHTCV nhân viên Ngân hàng. 55
Bảng 2.1 Thống kê một số chỉ tiêu liên quan đến đội ngũ nhân viên một số NHTM ...64 Bảng 3.1 Biến đo lường quá trình thu nhận tri thức 93
Bảng 3.2 Biến đo lường quá trình chuyển hoá tri thức 94
Bảng 3.3 Biến do lường quá trình ứng dụng tri thức 95
Bảng 3.4 Biến đo lường quá trình gìn giữ tri thức 95
Bảng 3.5 Biến đo lường môi trường đạo đức theo khuynh hướng tư lợi 96
Bảng 3.6 Biến đo lường môi trường đạo đức quan tâm 97
Bảng 3.7 Biến đo lường môi trường đạo đức theo quy định của tổ chức 97
Bảng 3.8 Biến quan sát đo lường khả năng chấp nhận rủi ro 98
Bảng 3.9 Biến đo lường kết quả hoàn thành công việc 99
Bảng 4.1 Cronbach Alpha bộ thang đo các khái niệm thành phần về quản trị tri thức102 Bảng 4.2 Cronbach Alpha bộ thang đo các khái niệm thành phần của MTĐĐ 103
Bảng 4.3 Kết quả phân tích Cronbach Alpha bộ thang đo khả năng CNRR 104
Bảng 4.4 Cronbach Alpha bộ thang đo các khái niệm thành phần về KQHTCV 105
Bảng 4.5 Phân tích nhân tố EFA của khái niệm “quản trị tri thức” 108
Bảng 4.6 Kết quả độ tin cậy Cronbach Alpha bộ biến đo lường khái niệm thành phần của QTTT sau khi loại biến 111
Bảng 4.7 Phân tích nhân tố EFA của khái niệm môi trường đạo đức kinh doanh 112
Bảng 4.8 Ma trận trọng số nhân tố kết quả hoàn thành công việc của nhân viên 113
Bảng 4.9 Tổng hợp phân bố mẫu 115
Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả Cronbach Alpha của bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu
...................................................................................................................................... 116
Bảng 4.11 Kết quả CFA của các mô hình tới hạn 122
Bảng 4.12 Hệ số tương quan của thành phần bộ thang đo các khái niệm đa hướng. ..125 Bảng 4.13 Hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu 126
Bảng 4.14 Các chỉ số kiểm định độ tin cậy bộ thang đo 127
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết
......................................................................................................................................130
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu chính thức. 133
Bảng 4.17 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N =1000 136
Bảng 4.18 Sự khác biệt các chỉ tiêu giữa khả biến và bất biến từng phần theo tính chất sở hữu 140
Bảng 4.19 Mối quan hệ giữa các khái niệm khả biến và bất biến từng phần phân theo tính chất sở hữu của ngân hàng. 140
Bảng 4.20 So sánh một số chỉ tiêu khả biến và bất biến từng phần phân theo đơn vị công tác 142
Bảng 4.21 Mối quan hệ giữa các khái niệm của khả biến và bất biến từng phần phân theo đơn vị công tác. 142
Bảng 4.22 So sánh các chỉ tiêu cơ bản của khả biến và bất biến từng phần phân theo tích chất công việc. 144
Bảng 4.23 Mối quan hệ khả biến và bất biến từng phần phân theo tính chất công việc
......................................................................................................................................144
Bảng 4.24 So sánh các chỉ tiêu cơ bản của khả biến và bất biến từng phần phân theo kinh nghiệm làm việc 146
Bảng 4.25 Mối quan hệ khả biến và bất biến từng phần phân theo kinh nghiệm làm việc
......................................................................................................................................146
Bảng 5.1 Kết quả điều chỉnh bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu 150
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Tổng số lượng nhân viên ngành Ngân hàng ở Việt Nam qua các năm 61
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu dự kiến 90
Hình 4.1 Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 121
Hình 4.2 Mô hình tới hạn sau loại biến và nối các sai số có hệ số tương quan lớn 123
Hình 4.3 Mô hình nghiên cứu chính thức 131
Hình 4.4 Kết quả SEM mô hình nghiên cứu chính thức 132
Hình 4.5a. Mô hình khả biến nhóm A 138
Hình 4.6 a. Kết quả SEM khả biến theo tính chất sở hữu của NH 139
Hình 4.7a. Kết quả SEM khả biến phân theo đơn vị công tác 142
Hình 4.8a. Kết quả SEM khả biến phân theo tính chất công việc 143
Hình 4.9a. Kết quả SEM khả biến phân theo kinh nghiệm làm việc 145
Hình 5.1 Tác động của quản trị tri thức, môi trường đạo đức kinh doanh đến kết quả cá nhân 149
PHẦN MỞ ĐẦU
Vấn đề nghiên cứu
Đối với hầu hết các đơn vị kinh doanh, đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ là khác nhau. Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đầu vào và đầu ra đều là tiền. Ngân hàng đóng cả hai vai trò: người đi vay và người cho vay. Vì vậy hoạt động kinh doanh ngân hàng phụ thuộc vào hai chữ: TÀI và TÂM. Chữ TÀI đề cập đến nền tảng vốn liếng, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, quản trị, quảng bá, phát triển thị trường, quản trị tri thức. Chữ TÂM là thái độ cư xử với khách hàng, trách nhiệm xã hội, môi trường đạo đức kinh doanh. Sự hài hoà của hai yếu tố này góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Những vấn đề hiện nổi bật liên quan đến tài và tâm trong thế kỷ 21 là quản trị tri thức (tài) và đạo đức kinh doanh (tâm).
Nếu có TÀI mà thiếu TÂM thì Ngân hàng không những thiếu đi mối liên kết giữa các cá nhân, bộ phận trong nội bộ ngân hàng mà còn không có được hình ảnh tốt, niềm tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng (Icre và ctg, 2011; Jaseviciene, 2012). Hơn nữa, đạo đức kinh doanh ngân hàng được coi là hiệu quả phi tài chính nhưng lại quan trọng như hiệu quả tài chính (Icke và ctg, 2011). Bên cạnh đó, ngân hàng đóng chức năng điều phối vốn trong nền kinh tế, nó được ví như mạch máu vận hành dòng chảy tiền tệ. Khi một ngân hàng hoạt động không tuân thủ theo chuẩn mực đạo đức, hoặc trong một số trường hợp, kinh doanh thiếu minh bạch, ra quyết định không tốt do vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sẽ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chính Ngân hàng và còn ảnh hưởng đến cả hệ thống, thậm chí gây nên khủng hoảng tài chính toàn cầu (Jaseviciene, 2012).
Có thể kể đến khủng hoảng tài chính toàn câu diễn ra gần đây (giai đoạn 2007-2009). Dòng xoáy khủng hoảng bắt đầu khơi ngòi từ tuyên bố phá sản của ngân hàng Lehman Brothers, bắt nguồn từ lòng tham và việc quản lý phát hiện vấn đề quá chậm trễ. Hàng loạt ngân hàng Mỹ sau đó đã phải chịu cái kết giống Lehman Brothers. Không chỉ dừng lại ở Mỹ, hệ thống ngân hàng và kinh tế toàn cầu phải gồng mình gánh chịu một cuộc khủng hoảng tài chính sau đó. Hay ở Việt Nam, vì có chữ TÀI mà thiếu chữ TÂM nên
hàng loạt lãnh đạo của một số NHTM phải ra hầu toà. Đơn cử gần đây có trường hợp 1
của ngân hàng ACB. Một số lãnh đạo cấp cao của ACB đã quản lý lỏng lẻo, sử dụng vốn huy động từ khách hàng không đúng mục đích, chỉ đạo nhân viên dưới quyền làm sai nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng. Hành động này đã không những làm thất thoát vốn của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dân và các tổ chức khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Hay trường hợp xảy ra đối với NHTMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank, khi nhân viên quản lý lấy thông tin của khách hàng gửi tiền, lập khống bộ chứng từ và rút tiền gửi của khách hàng ra khỏi Ngân hàng sử dụng cho mục đích cá nhân. Hai ví dụ trên là những vụ việc lớn xảy ra gần đây, nhưng việc nhân viên tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chấp nhận cấp tín dụng cho những dự án quá rủi ro, không đủ điều kiện đã xảy ra rất nhiều ở các NHTM. Rất và rất nhiều vụ việc liên quan đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng. Tất cả những trường hợp nêu trên cho thấy ngân hàng, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào nếu hoạt động kinh doanh Ngân hàng có TÀI nhưng thiếu TÂM.
Nếu kinh doanh ngân hàng chỉ có TÂM mà thiếu đi chữ TÀI thì Ngân hàng khó lòng có thể cạnh tranh và đứng vững. Bởi, ngân hàng là ngành cung ứng sản phẩm, dịch vụ với công nghệ và chất xám cao. Hơn nữa, cho dù ngân hàng có chi nhánh, liên doanh hoặc đầu tư thành lập NH 100% vốn ở nước ngoài hay không thì hoạt động của Ngân hàng vẫn mang tính toàn cầu. Từ những sản phẩm truyền thống như huy động vốn hay cấp tín dụng, khách hàng của Ngân hàng có thể là pháp nhân, thể nhân trong nước cũng có thể là pháp nhân, thể nhân nước ngoài. Như vậy, quá trình huy động vốn hay cấp tín dụng của NH không chỉ gói gọn ở phạm vi một quốc gia mà còn trải rộng ra phạm vi quốc tế. Với dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, ngân hàng phải liên kết với hoạt động thanh toán chuyển tiền toàn cầu. Bản thân Ngân hàng và từng nhân viên của mình cần hiểu một cách tường minh về hệ thống quy chuẩn nghiệp vụ trên phạm vi quốc tế và nội địa để có thể cung ứng tốt sản phẩm cho đa dạng các đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, từng nhân viên và Ngân hàng ngoài nắm chắc kiến thức cần có kinh nghiệm và kỹ năng mềm để giải quyết đúng nguyên tắc và khéo léo trong mọi tình huống nhằm tránh những rủi ro tổ chức, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường.
2
Như vậy cho dù ngân hàng có chữ TÂM nhưng nếu thiếu dữ liệu, thông tin và kiến thức (hay gọi chung là thiếu tri thức) thì ngân hàng sẽ tự đào thải ra khỏi vòng xoáy hoạt động của hệ thống.
Cũng vì hai chữ TÀI và TÂM đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng, đến kết quả hoàn thành công việc của nhân viên làm việc ở các NHTM Việt Nam, đề tài này tập trung xác định tác động của yếu tố TÀI-QUẢN TRỊ TRI THỨC và yếu tố TÂM-MÔI TRƯỜNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH đến kết quả này.
Đối với tri thức và quản trị tri thức (QTTT), trong suốt thập niên 1990, ở Việt Nam tri thức được coi chỉ là những kiến thức thu nhận được từ các chương trình học. Việc chia sẻ tri thức bên trong tổ chức gần như không được thực hiện bởi mỗi nhà quản lý đều cho rằng tri thức là cái riêng có của họ. Nó như một vật trang sức, bảo bối cho quyền lực của mình (Napier, 2005). Văn hoá chia sẻ tri thức ở Việt Nam trong thời kỳ này giống những gì đã xảy ra ở Cộng Hoà Liên Bang Nga giai đoạn 1990-2002, khi các nhà quản lý cho rằng sở hữu tri thức là tài sản và sức mạnh cá nhân (Michailova và cs, 2004).
Nghiên cứu của Dong và ctg (2010) cho thấy, sau những năm 1990, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhìn nhận được việc phát triển tri thức là chiến lược sinh lời của tổ chức. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ở Việt Nam, tri thức được tạo ra chủ yếu là tri thức cá nhân. Cá nhân thu nhận tri thức từ tổ chức chứ chưa có chiều ngược lại. Hay nói cách khác tổ chức hoặc chưa hoặc không thu nhận tri thức từ các cá nhân (Dong và ctg, 2010). Quản trị tri thức bao gồm cơ sở hạ tầng tri thức và quản trị tri thức (Gold và ctg, 2001). Trong đó cơ sở hạ tầng tri thức bao gồm cơ sở hạ tầng công nghệ, cấu trúc, văn hoá tri thức. Quá trình quản trị tri thức bao gồm: thu nhận tri thức, chuyển giao tri thức, ứng dụng và bảo vệ-gìn giữ tri thức (Gold và ctg, 2001). Như vậy, quản trị tri thức ở các doanh nghiệp Việt Nam trước năm 1990 chỉ đang chú trọng vào cơ sở hạ tầng tri thức. Vào những năm 1990, các doanh nghiệp ở Việt Nam chú trọng thêm phần thu nhận tri thức nhưng chỉ dừng lại ở việc cá nhân thu nhận tri thức từ tổ chức.
Tổng kết lý thuyết về quản trị tri thức cho thấy nghiên cứu về kết quả của quản trị tri thức chủ yếu tập trung xác định tác động của quản trị tri thức đến kết quả tổ chức. Ví dụ nghiên cứu của Barney, (1991); Grant (1991); Spender và Grant, (1996); Teece, (1998);