Thống Kê Số Lượng Sách Năm 2011 Báo - Tạp Chí: Gần 200 Tên

5


STT

Dạng tài liệu

Tên

Cuốn

1

Báo tiếng Việt

37


2

Tạp chí giải trí tiếng Việt

25


3

Tạp chí chuyên ngành tiếng Việt

15


4

Tạp chí ngoại văn

162


5

Luận văn, luận án

20


6

Tạp chí đóng quyển


4.191

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải – Thực trạng và giải pháp - 3

Bảng 1.1. Thống kê số lượng sách năm 2011 Báo - tạp chí: gần 200 tên


Bảng 1.2. Thống kê số lượng Báo – tạp chí năm 2011


- Tài liệu điện tử, gồm có:


CSDL thư mục, tổng số hơn 18.962 biểu ghi, trong đó:


+ CSDL sách: 14.971 biểu ghi


+ CSDL báo, tạp chí đóng quyển: 1.106 biểu ghi


+ CSDL luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học: gần 2.000 biểu ghi


+ CSDL sách lưu chiểu: 732 biểu ghi


CSDL toàn văn, gồm: 52 tên giáo trình và 150 tên Luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu.

CSDL trực tuyến: Ngoài một số CSDL trực tuyến do Trung tâm tự xây dựng, Trung tâm còn thực hiện mua, trao đổi các tài nguyên thông tin trực tuyến phong phú như: CSDL Tiêu chuẩn Giao thông vận tải; CSDL Tiêu chuẩn Giao thông vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI); Tạp chí điện tử của Viện điện - điện tử - kỹ thuật Mỹ,…; một số sách điện tử và các nguồn tin CSDL Offline, các nguồn tin từ Internet…

+ Hệ thống đĩa CD-Rom gồm: trên 2.200 đĩa CD-ROM.


1.5.2. Các dịch vụ thông tin – thư viện


Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Giao thông Vận tải cung cấp cho bạn đọc các loại hình dịch vụ sau:

- Dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà :


Cung cấp cho bạn đọc quyền sử dụng giáo trình, sách tham khảo có tại Thư viện trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của Trung tâm.

Kho sách giáo trình được bố trí tại tầng 4 của Thư viện, được tổ chức theo hình thức kho đóng. Số lượng giáo trình trong kho chiếm số lượng lớn (khoảng 1/3 tổng số vốn tài liệu của thư viện), bao gồm các loại giáo trình, sách tham khảo của các tác giả trong và ngoài nước, được in tại NXB Giao thông vận tải hoặc các NXB khác.

Bạn đọc có thẻ thư viện được sử dụng dịch vụ mượn tài liệu về nhà theo đúng quy định của Trung tâm.

Số lượng sách tối đa bạn đọc được mượn như sau: Cán bộ, giảng viên, công nhân viên có thể mượn tối đa 3 cuốn đối với sách tham khảo và không quá 7 cuốn đối với sách giáo trình. Bạn đọc là sinh viên được mượn tối đa 2 cuốn đối với sách tham khảo và sách giáo trình được mượn theo thời khóa biểu do Phòng đào tạo ban hành.

Thời gian mượn sách đối với cả cán bộ, giảng viên và sinh viên theo quy định như sau: Thời hạn trả sách giáo trình được ấn định là trong vòng 10 ngày sau khi thi môn cuối cùng của học kỳ theo lịch thi do Phòng đào tạo ban hành. Sách tham khảo được trả sau 15 ngày kể từ ngày làm thủ tục mượn.

Bạn đọc khi mượn sách giáo trình phải nộp tiền khấu hao sách bằng 25% giá bìa cho một học kỳ (trừ bạn đọc là cán bộ, giảng viên, công nhân viên).

Quy trình sử dụng dịch vụ mượn tài liệu rất dễ dàng: Bạn đọc tra cứu tìm tài liệu cần thiết, viết phiếu yêu cầu, sau đó cán bộ thư viện sẽ lấy sách, quét thẻ mượn qua phần mềm iLib để biết thông tin về bạn đọc và tiến hành các thủ tục mượn.

- Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ:


Với 4 phòng đọc mở bao gồm phòng đọc sách tiếng Việt, phòng đọc sách ngoại văn, phòng đọc báo – tạp chí, phòng đọc điện tử, bố trí tại tầng 5, tầng 6, tầng 7 đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn đọc.

Tổ chức theo hình thức kho mở, tài liệu được xếp giá theo chỉ số phân loại DDC. Bạn đọc có thể tra cứu tìm tài liệu cần thiết qua hệ thống tra cứu mục lục trực tuyến OPAC, tìm ra chỉ số phân loại, chỉ số Cutter của tài liệu để xác định vị trí của tài liệu trên giá. Bạn đọc được phép tự lựa chọn lấy tài liệu trên giá xuống sử dụng, mỗi lần chỉ lấy tối đa 02 tài liệu, khi sử dụng xong trả tài liệu vào đúng vị trí cũ trên giá.

- Dịch vụ tham khảo: cung cấp thông tin theo nhu cầu học tập và nghiên cứu tại Trung tâm và trợ giúp bạn đọc sử dụng tốt nhất tài liệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

- Dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc: cung cấp thông tin theo chủ đề được chọn lọc từ sách, báo - tạp chí, đĩa từ, CD-ROM, thông tin trực tuyến theo nhu cầu của độc giả.

- Dịch vụ Internet: Trung tâm hiện có hai phòng Internet được bố trí tại Ký túc xá Láng và khu vực Cầu Giấy, mở cửa từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần, cho phép bạn đọc truy cập vào mạng Internet theo nhu cầu và theo quy định của Trung tâm.

- Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến qua OPAC: Tra cứu mục lục trực tuyến giúp bạn đọc thông qua hệ thống mạng máy tính có thể tìm được thông tin về các tài liệu có trong CSDL của thư viện.

OPAC cho phép bạn đọc tìm tin theo nhiều tiêu chí, ở nhiều chế độ khác nhau như: tìm kiếm cơ bản, tìm kiếm nâng cao và tìm theo biểu thức, hỗ trợ các toán tử tìm kiếm (AND, OR, NOT,…).

Qua OPAC, bạn đọc có thể:


+ Tra cứu tìm tin


+ Đăng ký mượn tài liệu qua mạng


+ Xem thông tin người dùng, xin gia hạn tài liệu


+ Liên kết với các thư viện theo tiêu chuẩn Z39.50


+ Được thông báo sách mới


+ Liên kết với các trang Web để tìm tin trên Internet


+ Trợ giúp sử dụng


+ Gửi thư góp ý cho thư viện


- Dịch vụ sao chép, in ấn tài liệu: Đáp ứng nhu cầu in ấn, sao chép tài liệu từ các nguồn khác nhau như tài liệu in hay tài liệu điện tử theo nhu cầu của bạn đọc và theo quy định của Trung tâm.

Bạn đọc tra cứu tài liệu truy cập vào địa chỉ http://opac.utc.edu.vn/opac.


- Dịch vụ thông báo sách mới: Thư viện thường xuyên cập nhật danh sách các tài liệu mới nhập trên mục lục trực tuyến OPAC.

- Dịch vụ hướng dẫn NDT: Hướng dẫn tổng quát về Trung tâm và cách tiếp cận, sử dụng các nguồn lực thông tin trên giấy, Internet, cách thức sử dụng OPAC và cổng thông tin điện tử,…

- Các dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ cung cấp thông tin, Trung tâm còn có nhiều dịch vụ khác như tổ chức, hỗ trợ hội nghị, hội thảo, các lớp chuyên đề,…

Bạn đọc có thể đến sử dụng tất cả các dịch vụ trong thời gian làm việc và phục vụ của Trung tâm: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày Quốc lễ hoặc các đợt sinh hoạt chung theo lịch của nhà trường.

Thời gian làm việc trong ngày:


Mùa Hè: Sáng: 7h30 – 11h30


Chiều: 13h30 – 16h30 Mùa Đông: Sáng: 8h – 11h30

Chiều: 13h30 – 16h30


1.6. Người dùng tin và nhu cầu tin


- Đối tượng phục vụ của Trung tâm là toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên, cán bộ nghiên cứu khoa học và sinh viên thuộc hệ chính quy hiện đang công tác và học tập tại trường ĐH GTVT đều được làm thẻ thư viện và sử dụng các dịch vụ của Trung tâm. Sinh viên thuộc hệ tại chức, chuyên tu, bằng II, cao học, nghiên cứu sinh được làm thẻ và sử dụng các dịch vụ tại phòng đọc.

Có thể phân chia thành các nhóm đối tượng người dùng tin như:


+ Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo quản lý (là Ban Giám hiệu, trưởng khoa, trưởng bộ môn,…)

Đây là nhóm NDT chiếm số lượng ít nhất, chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số lượng NDT mà Thư viện phục vụ nhưng lại là nhóm NDT đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Nhà trường. Họ là những người vừa tham gia giảng dạy, vừa làm công tác quản lý, trực tiếp đưa ra các quyết định, đề ra các mục tiêu và định hướng phát triển của trường.

Do tính chất và đặc thù công việc vừa làm công tác quản lý, vừa tham gia giảng dạy nên họ là những người có chuyên môn cao, hình thức phục vụ thông tin cho họ chủ yếu dưới dạng các tổng quan, tổng luận, các thông tin, bản tin chọn lọc,...đồng thời họ cũng là người cung cấp những thông tin có giá trị, có thể khai thác nhằm phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với lĩnh vực đào tạo của trường.

+ Nhóm NDT là giảng viên và cán bộ nghiên cứu


Đây là nhóm người có trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng ngoại ngữ cao. Họ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo của trường, vừa là chủ thể thông tin, vừa là người dùng tin thường xuyên của thư viện. Do tham gia giảng dạy và nghiên cứu nên họ thường xuyên phải cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới và chuyên sâu liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà họ giảng dạy, nghiên cứu. Vì vậy, các thông tin phục vụ cho nhóm NDT này là các thông tin chuyên sâu, có tính cập nhật về khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực đào tạo của trường. Đó thường là các thông tin có chọn lọc về khoa học và công nghệ, danh mục tài liệu chuyên ngành mới hoặc sắp xuất bản, thông tin tài liệu chuyên ngành, chuyên sâu về các lĩnh vực,…

+ Nhóm NDT là học viên cao học


Họ là những người đã tốt nghiệp đại học, đang nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. Do đó, nguồn thông tin phục vụ cho nhóm NDT này chủ yếu là các tài liệu mang tính chất chuyên ngành sâu phù hợp với chương trình học hoặc đề tài mà họ nghiên cứu như các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các CSDL và tài liệu điện tử,…

+ Nhóm NDT là sinh viên


Đây là đối tượng NDT chủ yếu, đông đảo nhất của thư viện. Nhu cầu tin của họ rất phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu là nhu cầu về các nguồn tài liệu như sách giáo trình, sách tham khảo, sách tra cứu,…tại các phòng đọc sách tiếng Việt, sách ngoại văn của thư viện.

- Nhu cầu tin của bạn đọc tại Thư viện rất phong phú, đa dạng và chủ yếu có xu hướng chuyên sâu theo ngành đào tạo.

Người dùng tin có trình độ học vấn cao và tương đối đồng đều.


1.7. Vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện của Trung tâm và đối với sự nghiệp giáo dục của Nhà trường

Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Giao thông Vận tải bắt đầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Trung tâm từ khá sớm (năm

2002). Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin đã khẳng định được những vai trò quan trọng không chỉ trong hoạt động thông tin – thư viện của Trung tâm nói riêng mà còn có nhiều đóng góp không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của trường Đại học Giao thông Vận tải nói chung.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần tự động hóa các hoạt động trong thư viện, tiết kiệm được thời gian, sức lao động của cán bộ thư viện, cung cấp cho người dùng tin những sản phầm và dịch vụ thông tin tiện ích, hiện đại, đáp ứng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời, thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu của người dùng tin.

Công nghệ thông tin cũng đã và đang trở thành một công cụ quan trọng, thiết thực, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới giáo dục của Nhà trường.

Công nghệ thông tin đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp, hình thức dạy và học của giáo viên và sinh viên trong Nhà trường. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình.

Với việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục, hình thức đào tạo từ xa cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ trở thành phương thức giáo dục mới đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn và được coi như một hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Hình thức đào tạo này cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho người học, nó cho phép sinh viên học hoàn toàn từ xa qua mạng Internet với thời gian, địa điểm học tự sắp xếp sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình mà không cần đến nơi đào tạo.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã góp phần nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho sinh viên, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.

Công nghệ thông tin đã làm thay đổi phương thức đào tạo, đem lại một công cụ, một phương pháp giảng dạy và học tập mới mẻ và hiện đại, nhiều tính năng. Nó giúp phổ biến những kiến thức mới nhất, nhanh nhất đến từng người học.

Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.

Nhờ có công nghệ thông tin mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông góp phần làm cho việc phổ biến tri thức thuận tiện và nhanh chóng. Thực tế công nghệ thông tin đã và đang giúp cho đội ngũ giảng viên, sinh viên ngày càng nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn trong hoạt động học tập, nghiên cứu của mình.

Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học tập một cách tự giác, tích cực và sáng tạo.

Với những vai trò vô cùng quan trọng như trên, việc ứng dụng CNTT, xây dựng hệ thống thông tin - thư viện tự động hóa đã thực sự trở thành yêu cầu mang tính khách quan, là xu thế phát triển tất yếu của tất cả các cơ quan thông tin - thư viện hiện nay.

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí