Bộ, đồng chí Ung Văn Khiêm, cán bộ chủ chốt của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam đã phát biểu những lời tâm huyết, đúc kết từ những trải nghiệm thực tiễn lâu dài trên chiến trường Nam Bộ: "Nếu Đảng mà không được nhân dân tín nhiệm, chi bộ không được nhân dân yêu mến, Đảng làm những việc tày trời có hại cho nhân dân thì dù có hàng vạn công an cũng không bảo vệ Đảng nổi. Nhân dân có bảo vệ Đảng thì Đảng mới giữ vững được" [216].
Do đặc điểm chiến trường Nam Bộ, chiến trường du kích, tạm bị chiếm, chia cắt, ta và địch luôn trong thế cài răng lược, đầy biến động, Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam không xây dựng An toàn khu trên một địa bàn cố định mà chủ trương "Xây dựng căn cứ địa lòng dân". Đây là phương thức bảo vệ an toàn cao nhất, chắc chắn nhất cho cơ quan lãnh đạo Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam cũng như các tổ chức Đảng trên địa bàn Nam Bộ trong kháng chiến. Với chủ trương đúng đắn đó, dù địch nhiều lần tổ chức những cuộc hành quân càn quét, ruồng bố, nhưng Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam cùng các cấp ủy Đảng vẫn được nhân dân bảo vệ an toàn, làm thất bại âm mưu địch chụp bắt cơ quan lãnh đạo kháng chiến, phá vỡ tổ chức của Đảng ở Nam Bộ... Các tổ chức Đảng hoạt động trong điều kiện bí mật vẫn kiên cường bám trụ, lãnh đạo nhân dân phát triển chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng và mở rộng căn cứ địa...đưa kháng chiến đến thắng lợi.
3.2.4. Trong hoạt động, điều hành thực tiện nhiệm vụ chính trị, cơ quan lãnh đạo phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, song phải vận dụng linh hoạt và uyển chuyển, bảo đảm chân lý được thực hiện.
Tập trung dân chủ là nguyên tác cốt lõi trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản, song phải linh hoạt để bảo đảm chân lý được thực hiện. Trong quá trình lãnh đạo phong trào kháng chiến của quân và dân Nam Bộ, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam luôn tuân thủ nguyên tắc tổ chức của Đảng-nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng do hoàn cảnh chiến trường Nam Bộ, đòi hỏi tập trung phải được đề cao hơn, tùy theo điều kiện cụ thể mà có sự
điều chỉnh nhằm đảm bảo sự lãnh đạo đạt hiệu quả cao; vai trò lãnh đạo của Đảng được nâng cao.
Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam chủ trương thực hiện thống nhất sự lãnh đạo của Đảng về đường lối, chính sách và phương châm, lãnh đạo những vấn đề quan trọng có tính chất nguyên tắc và những vấn đề quan hệ đến nhiều ngành, không đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn, bao biện làm thay.
Nổi bật là, trong lề lối lãnh đạo, Trung ương Cục miền Nam quán triệt 10 vấn đề Trung ương Đảng qui định đối với cơ quan Trung ương. Đó là: 1- Lãnh đạo về mọi mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức; 2-Chú trọng lãnh đạo về đường lối, phương châm, nguyên tắc, tránh chủ nghĩa sự vụ; 3-Nắm vững khâu chính công tác hiện nay là lãnh đạo chiến tranh. Trong từng thời gian phải có chương trình làm việc; 4-Thống nhất lãnh đạo Đảng, quân, chính, dân; 5- Thực hiện đúng tập thể lãnh đạo phân công phụ trách; 6- Các cuộc hội nghị phải có chuẩn bị chu đáo và phải làm thành biên bản hoặc nghị quyết; 7- Chú ý gần gũi, tìm hiểu cán bộ, phát huy sáng kiến và dùng hết khả năng của cán bộ; 8- Qui định chế độ báo cáo, thỉnh thị, tăng cường kiểm tra, làm cho trên dưới thông suốt; 9-Thực hiện phê bình, tự phê bình và tổng kết kinh nghiệm; 10- Tổ chức học tập để nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ [66, tr.521]. Những nội dung trên được cụ thể hóa một cách nhuần nhuyễn trong điều kiện của Nam Bộ.
Lãnh đạo tập trung là nguyên tắc hàng đầu các cấp ủy đều phải tuân thủ. Song song với thực hiện lãnh đạo tập trung là phân tán phụ trách nhằm làm cho tổ chức, cán bộ đi sát bên dưới. Các ủy viên được phân công phân tán về các địa phương phổ biến nghị quyết, thực hiện kiểm tra, đôn đốc, đồng thời giúp địa phương thi hành mọi mặt công tác theo đúng đường lối của Đảng. Trong điều kiện, hoàn cảnh chiến trường chia cắt, Trung ương Cục miền Nam thực hiện lề lối làm việc “tập trung lãnh đạo, phân tán phụ trách”. Có như vậy mới đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, đồng thời luôn phát huy tính năng động, sáng
Có thể bạn quan tâm!
- Xứ Ủy Nam Bộ, Trung Ương Cục Miền Nam Được Tổ Chức Và Hoạt Động Sát Hợp Với Đặc Điểm Địa Bàn Phụ Trách, Đạt Hiệu Quả Lãnh Đạo Cao
- Thực Hiện Hiệu Quả Nhiệm Vụ Giúp Đỡ Cuộc Kháng Chiến Của Nhân Dân Campuchia, Góp Phần Xây Dựng Liên Minh Chiến Đấu Của Hai Dân Tộc Chống Kẻ Thù
- Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 18
- Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 20
- Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 21
- Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 22
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
tạo của địa phương, bảo đảm tính thực tiễn trong các chủ trương, đường lối, nghị
quyết của Đảng thực thi trên địa bàn Nam Bộ.
Với những nguyên tắc tổ chức và hoạt động được xác định trên đây, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị giao phó, để lại bài học, kinh nghiệm thành công về công tác tổ chức họat động của cơ quan cấp xứ và cấp trung ương. Mô hình tổ chức của cơ quan lãnh đạo cấp của Đảng phải xuất phát trên cơ sở nguyên tắc tổ chức của chính Đảng Mác-Lênin, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Trong lãnh đạo phong trào cách mạng, nhất là trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, biến động, phải thường xuyên quan tâm công tác tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho các cấp ủy Đảng, cho đội ngũ đảng viên, nhất là cho cán bộ chủ chốt. Hiện thực Đảng lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp cho thấy, hoàn cảnh khó khăn, ở xa Trung ương, lại phải đối mặt với mọi âm mưu, hành động càn quét, đánh phá hằng ngày của quân đội Pháp và tay sai,...rất dễ nảy sinh những quan điểm chỉ chú trọng hoạt động quân sự, hoạt đông thực tiễn mà xem nhẹ công tác tư tưởng, hạ thấp tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng lý luận chính trị hoặc để nảy sinh những lệch lạc trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tình hình đó gây nên những khó khăn trong lãnh đạo và điều hành kháng chiến, gây nên những bất cập trong nhận thức nhiệm vụ chính trị cũng như trong bảo đảm sự đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng.
Những kinh nghiệm trong công tác tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp có giá trị thực tiễn khi Trung ương Đảng quyết định tái lập Xứ ủy Nam Bộ (tháng 10- 1954) rồi Trung ương Cục miền Nam (năm 1961), để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam, thực hiện thành công trọn vẹn công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước.
* *
*
Xây dựng Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam là chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng và phù hợp với đặc điểm Việt Nam. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam được tổ chức phù hợp, cơ chế hoạt động sát hợp, bảo đảm sự lãnh đạo đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam đã vận dụng đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng vào thực tiễn với tinh thần chủ động sáng tạo và đạt được nhiều thành tựu trong tổ chức xây dựng bộ máy và hoạt động. Đó là củng cố và gia tăng khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông, đoàn kết rộng rãi các đảng phái, tôn giáo nhằm mục tiêu kháng chiến, lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến trên địa bàn Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi cuộc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân; thực hiện sáng tạo, linh hoạt chính sách ruộng đất của Đảng ở Nam Bộ, chính sách kinh tế kháng chiến phù hợp, vừa bảo đảm yêu cầu kháng chiến vừa bảo đảm giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia, góp phần vào xây dựng liên minh chiến đấu của hai dân tộc trong kháng chiến chống kẻ thù chung.
Những thành tựu của của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam phản ánh sự nỗ lực của những cán bộ, đảng viên trong Nam, đồng thời là kết quả lãnh đạo sâu sát của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh những thành tựu, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miến Nam cũng bộc lộ một số hạn chế. Hiện thực tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam để lại nhiều kinh nghiệm quí về phương pháp lãnh đạo cách mạng và về xây dựng Đảng.
KẾT LUẬN
1. Trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, căn cứ vào những yều cầu của cuộc kháng chiến, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ là Xứ ủy Nam Bộ (1945-1951), tiếp đó là Trung ương Cục miền Nam (1951-1954). Chủ trương thành lập các cơ quan lãnh đạo Xứ ủy rồi Trung ương Cục vừa tuân thủ những nguyên tắc xây dựng chính đảng vô sản theo chủ nghĩa Lênin, vừa căn cứ vào đặc điểm cụ thể Việt Nam, và là một sáng tạo của Đảng trong công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo phong trào cách mạng.
Kế thừa tổ chức Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập trong quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), nửa đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo của Trung ương Đảng, Xứ ủy Nam Bộ đã nỗ lực xây dựng lại tổ chức bộ máy trong hoàn cảnh thường xuyên bị đánh phá ác liệt. Vượt qua thời kỳ phân tán về tổ chức cùng những những khúc mắc về nội bộ, tháng 12-1947, Xứ ủy Nam Bộ chính thức được kiện toàn, lãnh đạo xây dựng Đảng bộ thống nhất về tổ chức, chính trị, tư tưởng và hành động; đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Do yêu cầu cấp thiết của phong trào kháng chiến Nam Bộ nửa sau cuộc kháng chiến cùng với sự thay đổi của tình hình cả nước và khu vực Đông Dương, trên cơ sở bộ máy tổ chức Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam được quyết định thành lập vào tháng 3-1951 và chính thức đi vào hoạt động tháng 6- 1951. Sự thành lập Trung ương Cục miền Nam là sáng kiến của Xứ uỷ Nam Bộ, trải qua quá trình chuẩn bị, khảo sát của Trung ương và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng ở Nam Bộ để đi đến quyết định chính thức tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng.
Lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng và phát triển của Đảng, mô hình tổ chức Trung ương Cục miền Nam được thành lập. Đây là một loại hình cơ quan lãnh đạo cấp chiến lược đặc thù, vừa là một bộ phận chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung và Bộ Chính trị vừa có tính độc lập rất cao, được xây dựng ở Nam Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn chiến trường Nam Bộ, đảm bảo sự
lãnh đạo tập trung của Trung ương Đảng đối với một địa bàn rộng lớn, luôn bị
chia cắt, lại ở xa Trung ương (đóng tại Việt Bắc).
Trung ương Cục miền Nam là một cơ cấu được tổ chức gọn nhẹ, chỉ có từ 5 đến 6 ủy viên Trung ương, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ và theo một cơ chế phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến, trong đó các đồng chí ủy viên Trung ương Cục miền Nam có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, mỗi đồng chí được phân công một địa bàn hoặc một lĩnh vực cụ thể, đồng thời, luôn có sự phối hợp hoạt động trên cơ sở bám sát nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ cũng như của từng thời đọan cụ thể; đặc biệt là có tinh thần dám nghĩ, dám làm, có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, trước sinh mệnh của quần chúng. Nhân sự tương đối ổn định và sự thành lập các ban chuyên môn, tham mưu, giúp việc cũng giúp cho Trung ương Cục miền Nam hoạt động có hiệu quả.
Sự ra đời Trung ương Cục miền Nam là một sáng tạo lớn trong công tác tổ chức của Đảng, thể hiện sự trưởng thành về tư duy lãnh đạo, tuy duy tổ chức, bản lĩnh cách mạng của Đảng trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tổ chức của chính Đảng theo chủ nghĩa Lênin, vừa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo phong trào kháng chiến trên địa bàn trọng yếu được phân công phụ trách, Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục luôn tuân thủ những chủ trương lớn của Đảng, tuân thủ sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời luôn phát huy tính chủ động của cơ quan lãnh đạo cấp xứ và Trung ương, lãnh đạo phong trào kháng chiến đi đến thành công.
2. Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam đóng vai trò rất to lớn trong lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ. Trong 9 năm lãnh đạo phong trào phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam đã có những đóng góp to lớn trong nhiều lĩnh vực. Nổi bật là những thành công trong công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng các cấp; kịp thời thay đổi cách đánh, lấy chiến tranh du kích làm căn bản, phối hợp với chiến trường chính, góp phần tạo nên thắng lợi trong cuộc phản công chiến lược Đông Xuân 1953-1954; thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng một cách rất đúng đắn và sát
hợp với địa bàn Nam Bộ; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trên một địa bàn rất phức tạp về tôn giáo, nhất là tranh thủ được vai trò của trí thức Nam Bộ tham gia kháng chiến...Công tác Mặt trận ở Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam đã dựa vững chắc vào lực lượng đông đảo nhân dân, nắm vững nguyên tắc lấy liên minh công nông làm nòng cốt, song vẫn bảo đảm tập hợp, lôi cuốn được đông đảo tầng lớp khác, nhất là những nhân sĩ, trí thức lớn, tập hợp được những người tiêu biểu, có ý tinh thần yêu nước trong các dân tộc, tôn giáo khác nhau.
Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam vừa có nhiệm vụ lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đi đến thắng lợi, vừa thực hiện nghĩa vụ quốc tế vô sản đối với nhân dân Campuchia. Do những hoàn cảnh đặc thù, Đảng Cộng sản Đông Dương "biến hóa" trong khi chính Đảng vô sản của nhân dân Campuchia chưa được thành lập, Trung ương Cục miền Nam đã kế tục nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Đông Dương, tinh tế lãnh đạo nhân dân Campuchia thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, chuẩn bị những điều kiện để thành lập Đảng nhân dân cách mạng Campuchia; xây đắp và phát triển Liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương Việt Nam -Lào- Campuchia chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược.
3. Hiện thực tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam đã để lại những kinh nghiệm quí giá về công tác tổ chức, nhất là về cơ cấu và hoạt động của cơ quan lãnh đạo đầu não của Đảng.
Sự hoạt động có hiệu quả của mô hình tổ chức Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam, cùng những đóng góp và kinh nghiệm trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) là một trong những cở sở thực tiễn để Trung ương Đảng thành lập Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975). Điều đó cũng cho thấy chủ trương của Trung ương Đảng về giải thể Trung ương Cục miền Nam lập lại Xứ ủy Nam Bộ những năm 1954-1961 chưa dựa trên những đánh giá xác đáng về tình hình nhiệm vụ, chưa thấy hết khó khăn trước những âm mưu và hành động của kẻ thù mới là đế quốc Mỹ.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đoàn Thị Hương (2006), “Mặt trận Việt Minh - hiện thân của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” của Hồ Chí Minh”, Cách mạng tháng Tám 1945- Giá trị lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội, trang 353-362.
2. Đoàn Thị Hương (2009), “Sự ra đời của Trung ương Cục miền Nam trong
kháng chiến chống thực dân Pháp”, Tạp chí Lịch sử Đảng số 8 (172).
3. Đoàn Thị Hương (2010), “Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Bộ-một thành công lớn của Trung ương Cục miền Nam trong giai đoạn 1951-1954”, Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội, trang 214-226.
4. Đoàn Thị Hương (2012), “Tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ quốc tế trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945”, Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Nhà xuất bản Chính trị- Hành chính, Hà Nội, trang 58-67.
5. Đoàn Thị Hương (2012), “Xây dựng Xứ ủy Nam Bộ trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (từ năm 1945 đến năm 1951)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 9(262).
6. Đoàn Thị Hương (2013), “Đồng Tháp Mười - căn cứ của Xứ ủy Nam Bộ những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 2(254).
7. Đoàn Thị Hương (2013), “Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1951)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11(276).
8. Đoàn Thị Hương (2013), “Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo xây dựng Mặt trận Việt Minh ở Nam Bộ những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945- 1951), Tạp chí Mặt trận, số 11+12(121+122).
9. Đoàn Thị Hương (2013), “ Đồng chí Lê Đức Thọ trên cương vị Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ và Bí thư Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 12(452).
10. Đoàn Thị Hương (2014), “Quân dân Nam Bộ phối hợp đấu tranh trong chiến dịch Điện Biên Phủ và mặt trận ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ ”, Chiến thắng Điện Biên Phủ- Những vấn đề lịch sử, tập 3, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
11. Đoàn Thị Hương (2014), “Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo quân dân Nam Bộ phối hợp đấu tranh trong chiến cuộc Đông –Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ”, 60 năm chiến tháng Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.