Thành Phần Của Chất Thải Công Nghiệp Ở Thành Phố Đà Nẵng

11,3% so với năm 2009, với năm 2011 mới chỉ tính cho 6 tháng đầu năm nhưng lượng CTR thu gom năm 2011 ước chừng tăng khoảng 9,9% so với năm 2010. Khác với CTR đô thị, khối lượng CTR công nghiệp thông thường được thu gom mặc dù tăng, nhưng tỷ lệ tăng lại giảm theo từng năm. Việc thu gom CTR nguy hiểm biến động không theo quy luật nào. Năm 2010 tăng 89,8% so với năm 2009 nhưng theo số liệu 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy việc thu gom CTR nguy hại có xu hướng giảm khoảng 35,4%. Hiện tượng này xảy ra có thể do một số lý do sau:

- Sự biến động của nền kinh tế trong thời điểm hiện tại khiến các công ty, xí nghiệp sản xuất cầm chừng nên giảm lượng chất thải.

- Các nhà máy, khu công nghiệp xây dựng được hệ thống xử lý riêng.

- Có thể có những cơ sở sản xuất không báo cáo đúng lượng chất thải thực tế.

Như vậy, ngoài thành phần đã thu hồi (70 - 75%), thành phần CTR công nghiệp nguy hại (10%), thì lượng CTR công nghiệp cần thải bỏ ra ngoài chỉ còn khoảng 15 - 20% tổng lượng CTR phát sinh. Như vậy, tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh tại các KCN là 23,49 tấn/ngày, trong đó gồm có khoảng 2,4 tấn CTR công nghiệp nguy hại; 1,9 tấn CTR công nghiệp có thể tái sử dụng được và 0,5 tấn CTR công nghiệp cần đổ bỏ.

Kết quả điều tra lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ CTR công nghiệp tái chế rất cao, chiếm khoảng 99.3% tổng số các loại CTR công nghiệp, trong khi đó CTR công nghiệp không tái chế được chỉ chiếm 1 lượng rất nhỏ 0.11%. Như vậy, lượng chất thải rắn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đa số là chất thải rắn có thể tái chế đã làm giảm đáng kể phần nào áp lực từ chất thải rắn đến môi trường của tỉnh.

Qua hình 3.8 về tình hình phát sinh CTR công nghiệp trên địa bàn thành phố trong các năm qua có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng CTR công nghiệp này là do trong các năm qua, thành phố Đà Nẵng có nhiều chủ trương, giải pháp thu hút đầu tư, tỷ lệ các dự án đầu tư …trong các năm tăng cao.

3.1.2.2. Thành phần và tính chất chất thải rắn công nghiệp của thành phố Đà Nẵng Qua kết quả điều tra, khảo sát và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên

quan cho thấy thành phần của chất thải rắn công nghiệp của thành phố Đà Nẵng rất

phức tạp nó tùy thuộc vào nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tạo thành của từng công nghệ và dịch vụ liên quan như: chất hữu cơ, cao su, nhựa, giấy, bìa carton, giẻ vụn, kim loại, thuỷ tinh, gốm sứ, gạch đá…Tỷ lệ các chất thải công nghiệp không ổn định, biến động theo mỗi địa điểm thu gom, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất. Thành phần CTR công nghiệp có thành phần như tại bảng 3.3

Bảng 3.4: Thành phần của chất thải công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng


TT

Ngành công nghiệp

Chất thải

1

Hóa chất, phân hóa học, nhựa tổng hợp, dược

Các chất hữu cơ và vô cơ, bụi hóa chất, bụi kinh loại, các khí độc

2

Các hóa chất cơ bản

Các chất hữu cơ và vô cơ, các axit, kiềm, các chất khí

3

Sơn và mực in

VOC: xăng, xylen, toluen ... bụi vô cơ và hữu cơ

4

Sản xuất thủy tinh

Bụi, các chất hữu cơ bay hơi như AS2O3, HF, B2O3, Sb2O3 và các chất vô cơ

5

Pin

Bụi kim loại, các chất bay hơi, Hg

6

Phân hóa học

Khí HF

7

Thuốc bảo vệ thực vật

Khí xylen, Clo hoạt tính, cacbonat, dung môi

8

Da và các sản phẩm da

Khí axit, dung môi, H2S, NH3, Cr3+

9

Điện và điện tử

Bụi kim loại, khí hàn, khí hóa chất, dung môi, tẩy rửa

10

Cơ khí

Bụi kim loại (Cu, Fe, Al ...), khí hàn, khí hóa chất, dung môi, chất tẩy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng - 6

Nguồn: Công ty TNHH MTV MTĐT Đà Nẵng, 2010

3.1.2.3. Tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng Từ thực tế kết quả điều tra, khảo sát tế tình hình thu gom, vận chuyển chất

thải rắn công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng cho thấy quy trình thu gom, vận chuyển

chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng tại hình 3.9

Rác thải sinh hoạt

Thu gom thông thường

Rác thải công nghiệp

Phân loại tại nhà máy

Bãi rác Khánh Sơn

Rác thải Nguy hại

Xe chuyên dụng


Hình 3.9: Quy trình thu gom rác thải công nghiệp

3.1.2.4. Tình hình xử lý chất thải rắn công nghiệp

Toàn thành phố có 01 lò đốt chất thải nguy hại đặt tại bãi rác Khánh Sơn với công suất 200kg/h phục vụ việc xử lý chất thải nguy hại y tế. Tùy theo tính chất của từng loại chất thải nguy hại, đơn vị trực tiếp thu gom và xử lý theo các hình thức như đóng rắn chôn lấp hoặc tiêu hủy… theo đúng quy định hiện hành.

Rác thải công nghiệp chiếm khoảng 6 - 7 % tổng lượng rác của Thành phố, chủ yếu từ 231 cơ sở đang hoạt động trong khu, cụm công nghiệp và các cơ sở ở ngoài KCN. Đối với chất thải công nghiệp thông thường, phần lớn các cơ sở tự phân loại, tìm cách tái chế và sử dụng lại, một phần có thể san lấp, chôn trong khuôn viên. Lượng rác còn lại, doanh nghiệp hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý.

Trong đó, chất thải rắn trong chế biến hải sản chiếm tỉ lệ khá cao. Mỗi năm có khoảng 1.500 - 3.000 tấn chủ yếu từ KCN Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng được thu gom và xử lý sơ bộ bằng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu mùi hôi, sau đó vận chuyển chôn lấp tại bãi rác.

Chất thải thuỷ hải sản của các CSSX, chế biến

Xử lý Sơ bộ

Xe Chuyên dụng

Bãi rác Khánh Sơn

Chất thải cảng, bến cá

Chất thải các chợ cá


Hình 3.10: Quy trình thu gom rác thải thủy sản

Chất thải nguy hại được đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi rác.

Một lượng rất ít chất thải nguy hại công nghiệp được Công ty TNHH Môi trường xanh và Công ty TNHH Hoàng Kim Tài thu gom từ một số doanh nghiệp vận chuyển ra ngoài thành phố để xử lý.

3.1.3. Chất thải rắn y tế

3.1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế tại thành phố Đà Nẵng

Theo niên giám thống kê của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2009, tính đến năm 2009 có 80 cơ sở y tế và gần 600 điểm bán thuốc, tổng số giường bệnh là 3.819 giường bệnh, tổng số lượt khám bệnh là 2.650.000 lượt. Cụ thể số lượng các cơ sở cơ y tế tại thành phố Đà Nẵng tại Bảng 3.4.

Bảng 3.5: Số lượng cơ sở y tế Đà Nẵng


TT

Khám chữa bệnh

ĐVT

2005

2009

1

Tổng số cơ sở y tế

Cơ sở

69

80


Bệnh viện

Cơ sở

19

21


Trạm y tế xã/phường

Cơ sở

47

56

2

Tổng số giường bệnh

giường

3.270

3.819

3

Số lượng khám chữa bệnh

Nghìn lượt

1.852

2.650

Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng, 2009

So với đầu kỳ 2005, số lượng cơ sở tăng không nhiều, nhưng quy mô cơ sở tăng, số giường bệnh gia tăng (2.800 giường), số lượt khám chữa bệnh cũng tăng nhanh (1.581.084 lượt). Như vậy, lượng CTR nguy hại theo đó gia tăng mỗi năm. Ước tính mỗi ngày có trên 1 tấn chất thải nguy hại y tế phát sinh trên địa bàn. Theo điều tra của ngành y tế, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh của 18 bệnh viện lớn thuộc thành phố và Bộ ngành đóng trên địa bàn thành phố là 819,5kg/ngày, số còn lại chủ yếu từ các bệnh viện tư nhân và cơ sở quy mô nhỏ.

Đối với các trạm y tế cấp xã, hầu hết là các cơ sở không lưu bệnh nhân, do vậy lượng CTR sinh hoạt phát sinh tương đối ít, nên chất thải nguy hại phát sinh thấp, chủ yếu vào ngày cuối tháng (do tiêm chủng).

Ngoài ra, các cơ sở nhỏ và phòng khám tư nhân ngoài công lập. Hiện chưa có điều tra khảo sát cụ thể về lượng rác thải phát sinh. Tuy nhiên, nếu áp dụng hệ số phát thải trung bình theo công thức sau đây: Đối với phòng khám tư nhân là 0,2kg CTYTNH/ngày/phòng khám và trạm y tế cấp xã là 0,3 kg CTYTNH/ ngày/ trạm thì khối lượng tạm tính là:

Bảng 3.6: Lượng rác thải y tế tính toán được ở Đà Nẵng



TT


Cơ sở y tế


Số lượng

Hệ số phát thải

kg/cơ sở/ngày


Tổng số (kg)


1

Phòng khám tư

nhân


638


0,2


127,6


2

Trạm y tế phường


56


0,3


16,8


Cộng



144,4

Nguồn: Sở TN & MT, 2011

3.1.3.2. Thành phần của chất thải rắn y tế tại thành phố Đà Nẵng

Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát và các tài liệu liên quan đến thành phần chất thải rắn y tế của thành phố Đà Nẵng cho tại bảng 3.6

Bảng 3.7: Thành phần chất thải rắn y tế ở Đà Nẵng


Thành phần

Tỷ lệ (%)

Giấy các loại

3,00

Kim loại, vỏ hộp

0,70

Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm

kim nhựa

3,20

Bông băng, bột bó gãy xương

8,80

Chai, túi nhựa các loại

10,10

Bệnh phẩm

0,60

Rác hữu cơ

52,57

Đất đá và vật rắn khác

21,03


Từ bảng 3.6 cho thấy thành phần của chất thải y tế ở thành phố Đà Nẵng trừ các loại như rác hữu cơ, đất đá và các vật rắn khác, còn lại khoảng 26,4% là nhóm có nguy cơ chất thải nguy hại. Ngoài ra, còn có các loại như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan, bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm hóa chất, chất phóng xạ… thường ở dạng rắn, lỏng, khí là những chất nguy hại trong ngành y tế cần phải được quản lý chặt chẽ.

3.1.3.3. Tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế

Qua kết quả điều tra, khảo sát về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế đến nơi xử lý được thể hiện tại hình 3.11


Bãi rác Khánh Sơn

Rác thải sinh hoạt

Thu gom thông

Rác thải bệnh viện

Phân loại tại bệnh viện

Rác thải Nguy hại

Xe chuyên dụng


Hình 3.11: Quy trình thu gom rác thải y tế

Chất thải rắn y tế được quản lý theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT. Rác thải được phân loại tại chỗ, chứa trong các thùng riêng và tập kết về khu vực lưu giữ theo quy định tại các cơ sở y tế, đồng thời tách biệt với rác thải sinh hoạt.

Các cơ sở y tế hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom. Rác thải sinh hoạt tại các cơ sở y tế được thu gom hằng ngày như rác thải sinh hoạt đô thị, riêng rác thải nguy hại được thu gom riêng bằng xe chuyên dụng và đốt tại bãi rác Khánh Sơn.

Công tác lưu giữ chất thải nguy hại tại các cơ sở y tế vẫn chưa được chú trọng. Ngoại trừ bệnh viện Hoàn Mỹ, các đơn vị còn lại thực hiện lưu giữ chưa đúng quy trình. Ở hầu hết các cơ sở y tế, diện tích dành cho khu vực lưu chứa rất ít, không đảm bảo. Điển hình là bệnh viện Đà Nẵng, đây là bệnh viện lớn nhất, với số giường bệnh là

1.100 giường, lượng chất thải nguy hại ước tính 250kg/ngày, chưa kể chất thải rắn sinh hoạt, nhưng khu vực tập kết rác thải quá nhỏ và không đáp ứng quy định.




Hình 3.12: Các loại chất thải y tế

3.1.3.4. Tình hình xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố Đà Nẵng

Tại thành phố Đà Nẵng chất thải nguy hại đã bắt đầu xử lý tập trung từ năm 2009, số lượng cơ sở y tế phát sinh chất thải rắn được thu gom xử lý tập trung là 26/80 cơ sở.

Mỗi ngày, trung bình có khoảng 400kg chất thải y tế nguy hại từ 26 cơ sở được thu gom và xử lý đúng quy định, số còn lại chủ yếu là cơ sở hành nghề dược tư nhân, trạm y tế cấp xã, các đơn vị thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là chưa thu gom xử lý riêng hoặc lẫn lộn vào rác thải sinh hoạt.

Toàn thành phố có 01 lò đốt chất thải nguy hại đặt tại bãi rác Khánh Sơn với công suất 200kg/h phục vụ việc xử lý chất thải nguy hại y tế. Tùy theo tính chất của từng loại chất thải nguy hại, đơn vị trực tiếp thu gom và xử lý theo các hình thức như đóng rắn chôn lấp hoặc tiêu hủy… theo đúng quy định hiện hành.

3.2. Hạn chế trong thu gom, xử lý CTR hiện nay ở thành phố Đà Nẵng

- Phân loại rác thải tại nguồn

Hầu như chưa có sự phân loại rác thải tại nguồn, do đó tất cả rác thải đều được thu gom chung vào xe chở rác và đem chôn lấp tại bãi rác. Điều này gây ra các vấn đề sau: tăng lượng rác chôn lấp; tăng lượng nước rỉ rác; tăng chi phí thu gom và vận chuyển rác; mất lượng tài nguyên rác có thể tái sử dụng, tái chế; rủi ro về ô nhiễm môi trường khó kiểm soát.

- Vẫn chưa có phương pháp quản lý tổng hợp

Đó là: huy động nguồn lực tham gia quản lý chất thải rắn từ cộng đồng và tư nhân nhằm giảm lượng rác phải chôn lấp ở bãi rác một cách tối đa thông qua các biện pháp: phân loại tại nguồn, tái chế và tái sử dụng rác thải cũng như truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân.

- Nhận thức về công tác bảo vệ môi trường

Nhận thức tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường thành phố, trách nhiệm chi trả tiền thu phí vệ sinh trong một số bộ phận nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp còn thấp. Ý thức của cộng đồng trong việc tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường còn hạn chế, nặng về hình thức, phong trào.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí