Các Ngành Nghề Kinh Doanh Chính Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Du Lịch

- Dịch vụ du lịch liên quan, sử dụng sản phẩm của rất nhiều ngành khác liên quan như giao thông vận tải, giải trí, kinh doanh khách sạn, nhà hàng... Vì thế, vấn đề hợp tác trong du lịch là rất cần thiết.

- Nhu cầu du lịch của du khách thuộc loại nhu cầu không cơ bản nên rất dễ bị thay đổi do đó dịch vụ du lịch có đặc tính linh động cao.

- Khác với các loại dịch vụ khác, thông thường mỗi loại dịch vụ du lịch được sử dụng nhiều lần và kéo theo suốt hành trình của khách (hướng dẫn viên, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn...). Đối với các loại dịch vụ khác, thời gian tiếp xúc giữa người mua và người bán chỉ một lần (khách hàng cắt tóc, gọi điện thoại,...)

- Dịch vụ du lịch có khả năng cung cấp việc làm rất cao, có chuyên gia cho rằng đó là công việc của cả xã hội. Theo tài liệu của hội đồng du lịch thế giới, lực lượng lao động phục vụ du lịch chiếm 1/40 trong tổng số việc làm của thế giới. Nhiều thông tin đáng tin cậy lại cho rằng tỉ lệ này là 1/16 mà không phải 1/40 việc làm.

- Điều kiện để tự động hóa các dịch vụ du lịch là không thể có.

2.4. Các ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực dịch vụ du lịch

Theo Điều 38 của Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 thì kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau:

2.4.1. Khách sạn và nhà hàng

Kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn tất chương trình du lịch đã lựa chọn.

Thuật ngữ “kinh doanh khách sạn” được hiểu là “làm nhiệm vụ đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng cho khách du lịch...”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Hiện nay trên thế giới tất cả các quốc gia đều có khách sạn và kinh doanh khách sạn, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hoá nghệ thuật, thể thao, du lịch phát triển...

2.4.2. Kinh doanh lữ hành

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 3

Khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung, các chuyên gia về du lịch muốn đề cập đến các hoạt động chính như “làm nhiệm vụ giao dịch, kí kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói

đến hoạt động kinh doanh lữ hành, chúng ta thấy tồn tại song song hai hoạt động phổ biến sau:

- Kinh doanh lữ hành: là hoạt động sản xuất, bán và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần; là hoạt động môi giới trung gian giữa các doanh nghiệp lữ hành khác với khách du lịch, nhằm mục đích sinh lợi và thoả mãn nhu cầu du lịch của khách.

- Kinh doanh đại lí lữ hành: là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, nơi đăng kí nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.

2.4.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường là cới một khoảng cách xa. Do đó, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho khách du lịch dịch chuyển tại điểm du lịch.

Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như ôto, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay. Thực tế cho thấy, ít có doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhận được toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong các trường hợp khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển.

2.4.4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Theo Điều 67 Luật Du lịch Việt Nam 2005, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất- kĩ thuật du lịch.

2.4.5. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác

Trước đây, kinh doanh du lịch chỉ quan tâm khai thác lĩnh vực lưu trú và ăn uống, dịch vụ bổ sung chỉ là thứ yếu nhằm đáp ứng phần nào những yêu cầu phát sinh của khách trong chuyến đi. Tuy nhiên hiện nay loại hình kinh doanh dịch vụ bổ sung đã được coi như phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch và góp phần đáng kể trong doanh thu của các doanh nghiệp du lịch, không những thế nó còn tạo ra sự hìa lòng và tin tưởng của khách, vì những yêu cầu của họ được đáp ứng ở mức cao nhất và chất lượng đảm bảo.

Ngoài những hoạt động kinh doanh đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ, như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch.

Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học- kĩ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh.

3. Ngành dịch vụ du lịch Việt Nam

3.1. Ngành dịch vụ du lịch Việt Nam trước thời kì đổi mới

Giai đoạn đất nước còn tạm bị chia cắt, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, từ năm 1960 đến 1975, Du lịch ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách du lịch vào nước ta theo các Nghị định thư. Để thực hiện mục tiêu này, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/CP, ngày 09/07/1960, thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại Thương. Trong điều kiện rất khó khăn của chiến tranh và qua nhiều cơ quan quản lí, ngành Du lịch đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua thử thách, từng bước mở rộng nhiều cơ sở ở Hà Nội, Hải Phòng, Tam Đảo, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, ngành Du lịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an toàn có chất lượng một lượng lớn khách của Đảng và Nhà nước và đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ mát của cán bộ, bộ đội và nhân dân.

Từ năm 1975 đến 1990, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn và phát triển của các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa được giải phóng, lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,... từng bước thành lập các doanh

nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu. Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành du lịch.

3.2. Ngành dịch vụ du lịch Việt Nam từ thời kì đổi mới đến nay

Giai đoạn từ 1990 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành Du lịch đã khởi sắc, vươn lên đổi mới quản lí và phát triển, đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất lượng, dần khẳng định vai trò của mình. Chỉ thị 46/CP của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bước được hình thành, thể chế hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lí.

Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hóa - Thông tin, rồi vào Bộ Thương Mại, tháng 11 năm 1992, Tổng cục Du lịch được thành lập lại, là cơ quan thuộc Chính phủ.

45 năm hình thành và phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm, các ngành, các cấp phối hợp giúp đỡ, nhân dân hưởng ứng, bạn bè quốc tế ủng hộ, cùng với sự cố gắng của cán bộ, công nhân viên toàn ngành, Du lịch Việt Nam đã có những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc chuẩn bị hành trang để vững bước tiến vào thế kỉ 21 với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một ngành có đóng góp lớn vào GDP5.




5 Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của Ngành Du lịch Việt Nam,

Giai đoạn 1990-2000 có thể khẳng định là giai đoạn bứt phá trong tăng trưởng kháchvà thu nhập. Khách quốc tế tăng trên 9 lần, từ 250.000 lượt (năm 1990) lên 2,05 triệu lượt (năm 2000); khách nội địa tăng 11 lần, từ 1 triệu lượt lên 11 triệu lượt; thu nhập du lịch tăng gần 13 lần từ 1.350 tỷ đồng lên 17.400 tỷ đồng. 5 năm gần đây (2000-2005), tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS và cúm gia cầm, nhưng do áp dụng các biện pháp táo bạo tháo gỡ kịp thời, nên lượng khách và thu nhập du lịch hàng năm vẫn tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Khách quốc tế năm 2001 đạt 2,33 triệu lượt, năm 2005 đạt gần 3,47 triệu lượt, khách nội địa năm 2001 đạt 11,7 triệu lượt, năm 2005 đạt 16,1 triệu; người Việt Nam đi du lịch nước ngoài năm 2005 khoảng 900.000 lượt. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (riêng GDP du lịch chiếm khoảng 4% GDP cả nước, theo cách tính của UNWTO thì con số này khoảng 10%). Du lịch là một trong ít ngành kinh tế ở nước ta mang lại nguồn thu trên 2 tỷ USD/năm. Hơn 10 năm trước, du lịch Việt Nam đứng hàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay khoảng cách này đã được rút ngắn, đã đuổi kịp và vượt Philippin, chỉ còn đứng sau Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Theo UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới. Năm 2006, du lịch Việt Nam được Hội đồng du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng khách trong số 174 nước; Việt Nam được xếp vào nhóm 10

điểm đến hàng đầu thế giới6.

Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nề nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong Hoa Kì tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng




6 Hoàng Hà, Du lịch Việt Nam, 3:05:47PM 9/29/2006, http://www.tiasang.com.vn/news?id=2345

lưu niệm, thủ công Hoa Kì nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hóa. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và tại chỗ trong nước đã truyền tải được giá trị văn hóa nhân dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.

Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con người trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả” của hòa bình, góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước làng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; kí 29 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế và hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; đã có quan hệ bạn hàng với trên

1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ7. Du lịch

nước ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu Á- Thái Bình Dương, của Hiệp hội du lịch Đông Nam Á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên. tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và trên




7 Võ Thị Thắng, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Du lịch Việt Nam, APEC - Cơ hội vàng của du lịch Việt Nam, 4:24:01 PM 13/06/2006, http://mfo.mquiz.net/WTO/?function=NEF&file=448

thế giới. Tính chủ động hội nhập cũng được thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hóa, ẩm thực, nguyên liệu, lao động rẻ..) đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kì.

Tuy nhiên, nếu xét về giá trị tuyệt đối, quy mô ngành du lịch Việt Nam còn nhỏ. Tốc độ tăng trưởng việc làm trong ngành vẫn tiếp tục ở mức thấp hơn so với mức tăng trung bình của khu vực. Năng lực của các công ty du lịch Việt Nam không tương xứng với tiềm năng.

Nhìn chung, các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chưa phát triển cùng nhịp với sự phát triển của ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện vận tải lạc hậu, đường vận chuyển hàng không vẫn chưa được phát triển đúgn mức. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều; ứng dụng thương mại điện tử trong điều hành các tour du lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch chưa được nhiều, hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài còn yếu về số lượng và hiệu quả. Các dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao vẫn chưa phát triển và các dịch vụ ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu.

Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng. ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và có bãi biển được xếp hạng quốc tế, nhưng trên phạm vi cả nước chưa có được một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi như Pataya, Phuket (Thái Lan), Sentosa (Singapore), Bali (Indonesia), hay Genting, Langkawi (Malaysia). Đặc điểm này ảnh hưởng đến việc thu hút được sự chú ý của khách du lịch, không kéo dài được thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam.

Nguồn nhân lực cho du lịch chưa được đào tạo một cách có hệ thống về chuyên môn và lỹ năng nghề nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, kĩ năng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mặc dù có sự bùng nổ về số lượng các công ty du lịch lữ hành trong nước, song các công ty này cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, giảm chất lượng dịch vụ, vi phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề.

Hiện nay sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ ngành, địa phưong, lãnh thổ tuy gần đây có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn yếu hoặc thiếu (Tổng Cục Du lịch, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Bộ Công An), đặc biệt là việc quản lí các nguồn lực tự nhiên. Cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành (tài chính, ngân hàng, hàng không, biên phòng, hải quan, điện lực và viễn thông...) trong hỗ trợ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống thống kê áp dụng trong ngành du lịch Việt Nam cũng chưa được cải tiến nhiều.

Vấn đề cảnh quan môi trường du lịch chưa được chú trọng đúng mức: Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thế giới, truyền thông lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phú và sự đa dạng của các nền ch dân tộc, thời gian gần đây Việt Nam đã nổi lên và trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách quốc tế. Tuy nhiên sự gia tăng lớn về khách du lịch, trong khu việc giữ gìn cảnh quan, môi trường tại các khu, điểm du lịch lại chưa được chú trọng đúng mức đã và đang gây ra các tác động không tốt tới môi trường du lịch.‌

II. NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP

1. Khái niệm. đặc điểm và yêu cầu của HNKTQT đối với ngành dịch vụ du lịch

1.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là tiến trình mà chủ thể là các quốc gia, các doanh nghiệp tham gia vào môi trường kinh doanh mang tính chất toàn cầu, khu vực với các quy luật chung (luật chơi) mang và có yếu tố cạnh tranh.

Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ thực chất là quá trình gắn kết ngành dịch vụ Việt Nam với dịch vụ thế giới với mục tiêu giành thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm của các nước và các tổ chức quốc tế, tham gia phân công lao động quốc tế để khai thác tiềm năng bên ngoài, kết hợp và phát huy tối đa nội lực nhằm không ngừng nâng cao sức mạnh và vị thế của nền kinh tế Việt Nam.

Đây cũng là quá trình mở cửa ngành dịch vụ của Việt Nam, điều chỉnh các chính sách, luật lệ của Việt Nam cho hợp với thông lệ quốc tế và các hiệp ước, hiệp định mà Việt Nam đã kí kết và cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế. Quá trình

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 11/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí