Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 2

5. Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về ngành dịch vụ du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam

Chương 3: Giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ‌‌


I. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ, DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT NAM

1. Khái niệm về dịch vụ và ngành dịch vụ

1.1. Dịch vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về địch vụ. Tính vô hình và khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình địch vụ làm cho việc nêu ra một một định nghĩa trở nên khó khăn.

Theo lí thuyết kinh tế học, dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế, không phải là vật phẩm, mà là công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại. Theo cách chung nhất có hai cách hiểu về dịch vụ. Theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân. Theo cách hiểu này, các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2 ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng.

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 2

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1, dịch vụ là “những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt1. Các hoạt động phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh như nghiên cứu thị trường, quảng cáo tiếp thị sản phẩm, vận chuyển hàng hoá, thanh toán qua ngân hàng... đều là các dịch vụ. Các hoạt động phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt như vui chơi, giải trí, thể thao, y tế, giáo dục, du lịch cũng là dịch vụ.

- Tính vô hình: Sản phẩm dịch vụ về cơ bản là sản phẩm phi vật chất, sản phẩm vô hình, không nhìn thấy được, không thể nhận biết được bằng thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường




1 Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, tr.168, Hà Nội

chiếm 80-90% về mặt giá trị), hàng hoá chiếm tỉ trọng nhỏ. Do vậy việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn. vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch.

- Tính không thể tách rời: Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể được tổ chức sản phẩm trước, không thể cất trữ trong kho cung ứng dần, hoặc dự trữ sử dụng dần ở những thời gian cao điểm như các hàng hoá thông thường khác nhau. Do vậy để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn.

- Tính không đồng nhất: Hiệu quả mà dịch vụ đem lại cho khách hàng cao hay thấp không chỉ do bản thân sản phẩm mà còn do sự tham gia của khách hàng vào quá trình tạo thành dịch vụ đó. Dịch vụ có tính phi tiêu chuẩn hoá cao, cho nên muốn có dịch vụ tốt cần phải có sự thực hiện tốtt cả hai phía người cung cấp và khách hàng.

Trong phương thức cung cấp dịch vụ, GATS có 4 phương thức. Thứ nhất là phương thức cung cấp qua biên giới, có nghĩa là các dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một nước thành viên này sang lãnh thổ của một nước thành viên khác mà không có sự di chuyển của cả người cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau. Thứ hai là phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ, cụ thể là người tiêu dùng của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ. Thứ ba là phương thức hiện diện thương mại, có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên này thiết lập các hình thức hiện diện như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, chi nhánh tại lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Thứ tư là phương thức hiện diện thể nhân, có nghĩa là thể nhân cung cấp dịch vụ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ.

1.2. Ngành dịch vụ

Tổ chức thương mại thế giới phân loại dịch vụ dựa trên CPC (Central Products Classification - Phân loại các sản phẩm chủ yếu). WTO phân loại dịch vụ dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế. Việc phân loại dịch vụ theo WTO rất thích hợp cho việc xúc tiến đàm phán về mở cửa thị trường dịch vụ quốc tế. Theo phân loại

của WTO, dịch vụ được phân thành 12 ngành, trong mỗi ngành lại được phân thành các phân ngành (hay còn gọi là các tiểu ngành), tổng cộng có 155 phân ngành.

Hệ thống phân loại của WTO phân chia dịch vụ thành 12 ngành bao gồm:

- Các dịch vụ kinh doanh: dịch vụ chuyên ngành, dịch vụ liên quan đến máy tính, dịch vụ nghiên cứu và triển khai (R&D), các dịch vụ bất động sản, các dịch vụ cho thuê không qua môi giới, các dịch vụ kinh doanh khác.

- Các dịch vụ truyền thông: các dịch vụ bưu điện, các dịch vụ đưa thư, các dịch vụ viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn, các dịch vụ truyền thông khác.

- Các dịch vụ xây dựng và kĩ sư công trình: Tổng công trình xây dựng nhà cao ốc, tổng công trình xây dựng cho các công trình dân sự, công việc lắp đặt và lắp ráp, công việc hoàn thiện và kết thúc xây dựng, các dịch vụ xây dựng và kĩ sư công trình khác.

- Các dịch vụ phân phối: các dịch vụ của đại lí ăn hoa hồng, các dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ cấp quyền kinh doanh, các dịch vụ phân phối khác.

- Các dịch vụ giáo dục: dịch vụ giáo dục tiểu học, dịch vụ giáo dục trung học, dịch vụ giáo dục đại học, dịch vụ giáo dục người lớn, các dịch vụ giáo dục khác.

- Các dịch vụ môi trường: dịch vụ thoát nước, dịch vụ thu gom rác, dịch vụ vệ sinh, các dịch vụ môi trường khác.

- Các dịch vụ tài chính: tất cả các dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm, các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (không kể bảo hiểm), các dịch vụ tài chính khác.

- Các dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khoẻ: các dịch vụ bệnh viện, các dịch vụ y tế khác, các dịch vụ xã hội, các dịch vụ khác.

- Các dịch vụ du lịch và lữ hành: khách sạn và nhà hàng, các đại lí lữ hành và các dịch vụ hướng dẫn tour, các dịch vụ hướng dẫn du lịch, các dịch vụ du lịch và lữ hành khác.

- Các dịch vụ văn hoá và giải trí: các dịch vụ giải trí, các dịch vụ đại lí bán báo; thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các dịch vụ văn hoá khác; thể thao và các dịch vụ giải trí khác; các dịch vụ văn hoá và giải trí khác.

- Các dịch vụ vận tải: các dịch vụ vận tải biển, vận tải đường thuỷ nội địa, các dịch vụ vận tải đường hàng không, vận tải vũ trụ, các dịch vụ vận tải đường bộ, vận tải theo đường ống dẫn, các dịch vụ phụ trợ cho tất cả các loại vận tải, các dịch vụ vận tải khác.

- Các dịch vụ không có tên ở trên.

2. Ngành du lịch và dịch vụ du lịch

2.1. Ngành dịch vụ du lịch

Trong phân loại của WTO, dịch vụ du lịch là ngành thứ 9 từ trên xuống trong 12 ngành. Điều này cho thấy du lịch cũng được coi là ngành kinh tế quan trọng của các nước và do đó, WTO yêu cầu các nước phải mở cửa cho dịch vụ du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Do vậy nó cũng mang những đặc tính chung của dịch vụ. Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng.

Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và kinh tế du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế thế giới. Du lịch đã trở thành hiện tượng quen thuộc trong đời sống con người và ngày càng phát triển phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu. Vậy dịch vụ du lịch là gì?

2.2. Dịch vụ du lịch

Về khái niệm dịch vụ du lịch, trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau đi từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch2.

Ngoài ra, “dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động




2 Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam, Điều 4, khoản 11

tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch3.

Nhắc đến dịch vụ du lịch, chúng ta có thể nghĩ ngay đến một số khái niệm như là: ngành du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và khách du lịch.

Ngành du lịch, được định nghĩa theo nghĩa rộng, là khu kinh tế bao gồm tất cả các ngành phục vụ khách du lịch. Ngành du lịch được định nghĩa một cách đơn giản là một bộ phận của nền kinh tế, có chung một chức năng, đó là phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Do đó, ngành công nghiệp này được định nghĩa gắng lion với thị trường riêng biệt của nó và bao gồm tất cả cá nhà cung cấp dịch vụ du lịch, những người có nguồn thu từ khách du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để định nghĩa ngành du lịch chính xác là bao gồm những cái gì, những doanh nghiệp mà nghiệp vụ kinh doanh của họ hoàn toàn, hay chủ yếu phụ thuộc vào khách du lịch, chúng ta cũng có thể thấy còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp du lịch gián tiếp (như nhà cung cấp dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao; những người bán lẻ, những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, thậm chí cả những công ty xây dựng khách sạn và các cơ sở hạ tầng du lịch khác), đó là những doanh nghiệp chỉ phụ thuộc một phần vào du lịch, còn phần cơ bản trong tác nghiệp kinh doanh của họ là phục vụ nhu cầu của dân cư địa phương.

Công ty kinh doanh dịch vụ du lịch (Công ty lữ hành) là các công ty đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, các công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo thực hiện các nhu cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Về khái niệm khách du lịch, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa ba loại khách du lịch khác nhau: khách nội địa, khách du lịch nước ngoài và khách nước ngoài đến Việt Nam4. Mặc dù phát triển du lịch nội địa là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch,




3 GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình kinh tế Du lịch, Nxb Lao Động - Xã hội, Hà Nội

4 Quốc hội nước Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Điều 34

còn khách du lịch từ trong nước ra nước ngoài thể hiện phần mất mát ngoại hối quan trọng mà du lịch thụ động có thể mang lại, nghiên cứu về sức cạnh tranh này sẽ tập trung vào khách nước ngoài đến Việt Nam để so sánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam với các nước khác trong khu vực trên cơ sở hấp dẫn khách du lịch nước ngoài.

2.2. Phân loại dịch vụ du lịch

2.2.1. Xét theo hình thái vật chất

Dịch vụ du lịch được phân thành 2 loại: dịch vụ du lịch hàng hoá (thức ăn, quà lưu niệm, vận chuyển...) và dịch vụ du lịch phi hàng hoá (hướng dẫn tham quan, tổ chức trò chơi, tư vấn tiêu dùng...). Trong dịch vụ phi hàng hoá, dịch vụ du lịch được hiểu theo nghĩa thuần tuý, không có hình thái vật chất. Dịch vụ du lịch thuần tuý thường chiếm từ 2/3 đến 3/4 sản phẩm dịch vụ du lịch.

2.2.2. Xét theo cơ cấu tiêu dùng

Dịch vụ du lịch được chia thành 2 loại: dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung.

- Dịch vụ du lịch cơ bản bao gồm: ăn uống, lưu trú và vận chuyển. đó là những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được với khách hàng trong thời gian du lịch.

- Dịch vụ du lịch bổ sung bao gồm: tham quan, giải trí, mua sắm hàng hoá. Đó là những nhu cầu phải có nhưng không thật cần thiết lắm so với loại hình số lượng trên và nó không định lượng được.

Quan hệ tỉ lệ giữa 2 loại này rất quan trọng để phân tích chi tiêu của khách, chuẩn bị phục vụ của ngành du lịch, đặc biệt là để phân biệt hiệu quả tỷ trọng giữa dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. Tỷ trọng này càng nhỏ thì hiệu quả tổng hợp của kinh doanh du lịch ngày càng cao. Tức là tỉ lệ nhu yếu phần ngày càng nhỏ, khách du lịch ngày càng giàu, du lịch càng phát triển vag kinh doanh nhiều lãi.

2.2.3. Xét theo tính chất tham gia vào dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch chia làm dịch vụ trực tiếp và dịch vụ gián tiếp:

- Dịch vụ trực tiếp là dịch vụ du lịch do đơn vị kinh doanh du lịch trực tiếp làm, ví dụ như dịch vụ tại các nhà hàng, khu nghỉ biển, bể tắm hơi,...

- Dịch vụ gián tiếp là dịch vụ du lịch không do đơn vị kinh doanh du lịch trực tiếp làm, mà chỉ thực hiện chức năng môi giới. đơn vị thực hiện dịch vụ gián tiếp thường là các đạo lí du lịch. Tuy không trực tiếp phục vụ khách hàng nhưng đại

lí du lịch đóng vai trò rất quan trọng như: nghiên cứu thị trường du lịch, tổ chức hình thành , xác định hiệu quả của tuyên truyền quảng cáo...Trong các công ty du lịch thì trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch thực hiện nhiệm vụ dịch vụ gián tiếp này.

2.2.4. Xét theo nội dung

Dịch vụ du lịch phải thoả mãn 4 yêu cầu của khách là đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống và nghiên cứu, tương ứng với 4 yêu cầu này là 4 loại dịch vụ phcụ vụ khách hàng. Và đây là cách phân loại quan trọng nhất, xuất phát từ bản chất của hoạt động du lịch. Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp sử dụng sản phẩm của những ngành khác, nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp của khách du lịch.

2.3. Đặc điểm của dịch vụ du lịch

Về mặt bản chất, dịch vụ là một loại hàng hóa phi vật chất, loại hàng hóa đặc biệt có những nét đặc trưng. Dịch vụ du lịch có những đặc điểm chung như các loại dịch vụ khác. Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch còn có các đặc điểm riêng. Đó là:

- Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với các yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này của sản phẩm du lịch là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.

- Hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Trong mùa du lịch, nhu cầu về dịch vụ du lịch rất căng thẳng, song thời gian trước và sau mùa du lịch lại rất thấp, cơ sở vật chất, phục vụ khách du lịch được sử dụng với hệ số rất thấp, thậm chí có thời điểm hoàn toàn trống vắng. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ta đều đặn mà có thể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của các thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch nghỉ núi...). Sự dao động về thời gian trong tiêu dùng sản phẩm số lượng gây ra khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của cá nhà kinh doanh du lịch.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/08/2022