Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾVÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài Tác động của quá trình hội nhập kinh tế 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam


Sinh viên thực hiện Trần Thị hà Vân

Lớp : Pháp 2

Khoá : K 43

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Nguyễn Thị Mơ


Hà Nội, tháng 05/2008

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU 0

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3

I. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ, DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT NAM 3

1. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ VÀ NGÀNH DỊCH VỤ 3

2. NGÀNH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH 6

3. NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM 12

II. NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP

.............................................................................................................................................. 17

1. KHÁI NIỆM. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA HNKTQT ĐỐI VỚI NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH 17

2. YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM 23

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM 28

I. CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH 28

1. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT

NAM- HOA KÌ VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH 28

2. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG WTO VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH 30

3. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG TRONG ASEAN VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH 33

II. TÁC ĐỘNG TỚI DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM DO VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ 34

1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC 34

1.1. ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM 34

1.2. ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 39

1.3. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA VIỆT NAM 43

1.4. ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN 49

2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC 51

2.1. Ở PHẠM VI QUỐC GIA 52

2.2. ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 54

2.3. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA VIỆT NAM 57

2.4. CÁC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC TỚI NGƯỜI DÂN 62

3. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC 65

3.1. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 65

3.2. VỀ PHÍA NGÀNH DU LỊCH 69

3.3. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH 71

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 74

I. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 74

II. TÌM HIỂU KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH 80

1. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 80

2. KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE 85

III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 86

1. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 86

1.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH VỀ DU LỊCH NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DU LỊCH PHÁT TRIỂN 86

1.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DU LỊCH QUỐC GIA NHẰM TẠO THƯƠNG HIỆU CHO DU LỊCH 91

1.3. HOÀN THIỆN VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG 92

2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH 93

2.1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC LỮ HÀNH, COI TRỌNG DU LỊCH TRONG

NƯỚC 93

2.2. TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH 94

2.3. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 95

3. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VỚI CÁC CÔNG TY CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH 97

3.1. ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM, LOẠI HÌNH DU LỊCH 97

3.2. TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VỚI CÁC NGÀNH KINH TẾ KHÁC 100

3.3. GẮN KẾT DU LỊCH VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 103

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



TỪ

TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

ASEAN

Association of South-East

Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam á

ASEANTA

ASEAN Tourism Association

Hiệp hội Du lịch ASEAN

ATM

Automatic Teller Machine

Máy rút tiền tự động


GATS

General Agreement on Trade

of Service

Hiệp định chung về thương

mại dịch vụ

GNP

National

Tổng sản phẩm quốc gia


HNKTQT


Hội nhập kinh tế quốc tế

MICE

Meeting, Incentive,

Convention, Exhibition

Hội họp, Khen thưởng, Hội

nghị và Triển lãm

PATA

Pacific Asia Travel

Association

Hiệp hội Du lịch Châu á -

Thái Bình Dương

UNWTO

World Tourism Organisation

Tổ chức Du lịch thế giới

USD

USD Dollar

Đôla Mĩ

WTO

World Trade Organisation

Tổ chức Thương mại thế

giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 1


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thị Mơ đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ tôi nhiệt tình chu đáo trong suốt quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại Thương đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình.

Ngoài ra, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, gia đình là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn đã giúp tôi đi đến đích cuối. Tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn!

LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Cách mạng khoa học kĩ thuật đem lại thành tựu kì diệu cho nhân loại. Việc cơ giới hoá và tự động hoá ngày càng phát triển đem lại năng suất lao động cao, mức sống tốt hơn và thời gian rỗi của người lao động nhiều hơn. Do đó, các chuyến du lịch phát triển nhanh cả về số lượng lẫn độ dài của các chuyến du lịch cùng dịch vụ du lịch ngày càng phát triển hơn.

Trong những năm qua, cùng với nhiều đường lối và chủ trương được đưa ra trong công cuộc Đổi mới ở đất nước ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Quả thật, Du lịch Việt Nam sẽ phát triển bùng nổ nhờ vẫn giữ được hương vị và sắc màu Á Đông đặc trưng mà nhiều nước châu Á khác đang mai một dần, cùng với phong cảnh núi non hấp dẫn, những bãi cát dài còn nguyên sơbên cạnh một cục diện chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh và con người nơi đây hiền hoà, hiếu khách.

Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của du lịch, sự vận động và phát triển của các Tổ chức du lịch quốc tế và khu vực là một tất yếu khách quan. Xu hướng này làm tăng khả năng liên kết của ngành du lịch trên toàn thế giới. Ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam cũng đang trên con đường hội nhập với du lịch thế giới. Sự phát triển thành công của ngành du lịch Việt Nam sẽ đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Tuy nhiên, những gì ngành du lịch đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước. Thực tế cho thấy tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam rất phức tạp, có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, mang lại những cơ hội lớn, đồng thời đặt ra những thách thức lớn đối với ngành dịch vụ du lịch Việt Nam.

Để có giải pháp vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội cho ngành du lịch, cần phải có sự nghiên cứu cụ thể về những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành dịch vụ này. Đó là lí do để vấn đề “Tác động của quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam” được lựa chọn làm đề tài cho khoá luận này.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của khoá luận là nghiên cứu tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến ngành dịch vụ du lịch để đề ra các giải pháp thúc đẩy ngành dịch vụ du lịch phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khoá luận có nhiệm vụ tìm hiểu các cam kết quốc về dịch vụ du lịch mà Việt Nam đã kí kết, nghiên cứu các tác động của mở cửa dịch vụ du lịch do việc thực hiện các cam kết đó, dự báo xu hướng phát triển của ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm phát triển du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước. Cuối cùng, khoá luận đề ra một số giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các tác động tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài giới hạn nghiên cứu tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á. Khoá luận tập trung nghiên cứu chủ trương, chính sách về du lịch từ năm 2000 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình viết khoá luận tốt nghiệp là phương pháp thu nhập và xử lí tư liệu, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích xu thế, phương pháp s29o sánh pháp luật và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/08/2022