Chú Trọng Đặc Biệt Đến Việc Quảng Bá Du Lịch

Điều đáng suy ngẫm là, cũng những tài nguyên du lịch nổi tiếng - thậm chí “độc nhất vô nhị” trên thế giới, nhưng trước đây do thiếu khả năng tổ chức khai thác nên sản phẩm du lịch Trung Quốc đơn điệu. Cho đến nay, với các chương trình số lượng phong phú, đa dạng, các yếu tố văn hoá của 56 dân tộc, của các địa phương, của mỗi vùng đều có dấu ấn riêng trong sản phẩm du lịch của Trung Quốc. Chương trình du lịch hang động, du lịch trượt tuyết ở phương Bắc, du lịch nhiệt đới, du lịch sông hồ ở phương Nam với những món ăn lạ miệng, với những đồ lưu niệm độc đáo và ngay cả những chương trình biểu diễn văn nghệ, các trang phục của nhân viên phục vụ trong ngành du lịchlà những ví dụ sống động, gây ấn tượng cho du khách. Ở Hàng Châu, Tô Châu, Quảng Đông, Quảng Tây so với ở Bắc Kinh, kĩ năng, phong cách của các nhân viên lữ hành đã khác so với các đồng nghiệp ở Thượng Hải, Thiên Tân. Hoạt động du lịch ở Hồng Kông, Ma Cao, Thâm Quyến lại mang lại sắc thái khác biệt với sự kết hợp tài tình giữa văn hoá du lịch phương Đông và phương Tây. Tài nguyên du lịch được bảo vệ , quản lí chu đáo, nghiêm ngặt và khai thác tối đa. Dẫu không có Vạn Lí Trường Thành, Di Hoà Viên, Cố Cung, Thập Tam Lăng, Khai Phong Phủ, Thiếu Lâm Tự, Việt Nam vẫn có thể tổ chức bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch tốt hơn. Sự kết hợp tham quan với giới thiệu sản phẩm, bán hàng trong chương trình du lịch như uống trà Công phu, trà Long Tỉnh, thư giãn trong hiệu thuốc Đông Nhân Đường rộng lớnđáng để chúng ta học tập.

1.3. Chú trọng đặc biệt đến việc quảng bá du lịch

Sức hấp dẫnvà sự thành công của ngành du lịch Trung Quốc còn do công tác quảng bá du lịch luôn được chú trọng. Những lời quảng cáo ấn tượng và hàm súc như: “Bất đáo Trường Thành phi Hảo hán” hay “Non nước Quế Lâm đứng đầu thiên hạ”.. được truyền tụng từ bao năm qua đã có tác động thôi thúc hàng triệu khách du lịch đến với Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm và có chính sách để thúc đẩy du lịch phát triển.

Vào dịp Tết âm lịch, ngày Quốc tế lao động 1-5, Quốc khánh hàng năm, Trung Quốc đều cho nghỉ trọng một tuần, gọi là “tuần lễ Vàng”, để tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch, mua sắm. Đây là những tuần lễ “bội thu” đối với ngành du lịch. Riêng

“Tuần lễ vàng” 1-5 năm 2006, Trung Quốc đón tiếp hơn 100 triệu du khách và ngành du lịch đạt mức doanh thu 39 tỉ NDT. Bên cạnh đó, việc quy phạm hóa, chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên làm công tác du lịch; tạo hành lang pháp lí, cải tiến trong việc cấp thị thực nhập cảnh đã tạo tiền đề quan trọng cho tổ chức, thu hút khách. Có thể nói, ở Trung Quốc, giữa các ngành du lịch, thương mại, hải quan, giao thông vận tải. đã tìm được tiếng nói chung, phối hợp nhịp nhàng.

Vốn đầu tư cho du lịch và đào tạo nhân lực ở Trung Quốc hiện nay được huy động từ nhiều nguồn, Trung Quốc huy động 5 nguồn vốn vào phát triển du lịch: Nhà nước, các địa phương, các Bộ ngành, mà quan trọng nhất là Giao thông, Xây dung, Thương mại, Du lịch; tập thể; cá nhân (cả trong và hợp tác nước ngoài). Với những nguồn vốn này, thực sự Nhà nước Trung Quốc chỉ đầu tư 15%, còn 85% là từ 4 nguồn còn lại và du lịch Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn vả về cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ, tôn tạo,bảo quản lâu dài, tàiu nguyên du lịch và phát triển môi trường du lịch. Vốn đầu tư gắn lion với chính sách mở cửa, năng động với tinh thần sẵn sàng hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc từ các địa phương, các ngành cho đến Trung Ương là một động lực quan trọng cho du lịch Trung Quốc phát triển.

1.4. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Trung Quốc xây dựng 4 trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nhân lực du lịch lớn ở cấp quốc gia. Trung tâm đào tạo bồi dưỡng lãnh đạo, quản lí du lịch của các tỉnh thành; Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giám đốc các khách sạn, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ lữ hành và Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ dịch vụ du lịch. Tuỳ theo yêu cầu của từng trung tâm, những việc tổ chức các lớp đào tạo thường xuyên và đột xuất hàng năm do Cục Du lịch Quốc gia chỉ đạo đã góp phần tăng khả năng kinh doanh du lịch Trung Quốc lên rất nhiều. Việc đào tạo dài hạn tại các trường Đại học, Học viện Du lịch Trung Quốc vẫn là hướng cơ bản và lâu dài. Nhưng trước thực tế là cán bộ lãnh đạo quản lí các lĩnh vực hoạt động hoặc chưa đào tạo cơ bản, hoặc yêu cầu cần cập nhật tri thức, phương pháp đào tạo từ các Trung tâm đào tạo bồi dưỡng quốc gia là rất cần thiết. Việc đào tạo bồi dưỡng theo loại hình này thật ra không phức tạp và khá hiệu quả không chỉ ở Trung Quốc. Có lẽ

trong tương lai Việt Nam cũng cần định hướng tới sự ra đời và hoạt động của Trung tâm đào tạo -bồi dưỡng mang tính quốc gia về du lịch.

1.5. Ngoại ngữ yếu là một nhược điểm trong hoạt động du lịch ở Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, hạn chế dễ thấy qua các chuyến du lịch ở Trung Quốc là vốn ngoại ngữ của những người làm du lịch. Ở nhiều khách sạn cỡ 3 - 4 sao tại các trung tâm du lịch lớn, những cán bộ, nhân viên phục vụ có khả năng sử dụng ngoại ngữ thật ít ỏi, ngay cả với những ngoại ngữ có tinh phổ cập quốc tế như tiếng Anh, tiếng Pháp,Các khách sạn ở Hồng Kông, Thượng Hải do thực tế đòi hỏi nên đội ngũ nhân viên có ngoại ngữ khá đông. Nhưng ở các địa phương khác, kể cả Bắc Kinh, khách quốc tế Âu-Hoa Kì rất vất vả khi muốn trao đổi hay tìm kiếm thông tin.

Một trong những lí do căn bản khiến du lịch Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong những năm qua là do thu nhập của người dân đã được nâng cao đáng kể. Nếu năm 1978, khi Trung Quốc vừa thực hiện cải cách, mở cửa, thu nhập bình quân đầu người/năm là 1459NDT, thì đến 2003, con số này đã đạt khoảng 8.500 NDT. Thu nhập của người dân tăng cao không chỉ khiến du lịch trong nước sôi động, mà số người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài cũng tăng lên đáng kể. Sự kết hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch quốc tế với du lịch nội địa được coi là phương hướng chỉ đạo vĩ mô và xuống tới từng doanh nghiệp. Có thể thấy được ở các trung tâm du lịch, các địa danh du lịch Trung Quốc, hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ số lượng, sự quan tâm tới cả khách du lịch quốc tế và khách nội địa được thể hiện rất cụ thể. ở các địa danh nổi tiếng như Vạn Lí Trường Thành, Cố Cung, Trung Hoa Cẩm Tú, Khổng phủ, Bến Thượng Hải, khách du lịch nội địa rất nhiều và khả năng thanh toán, chi tiêu cao. Những điều kiện tiềm năng cho phát triển du lịch nội địa Trung Quốc thuận lợi hơn và rất khác so với Việt Nam song cũng gợi những vấn đề có tầm quan trọng cơ bản và lâu dài cho du lịch Việt Nam, đặc biệt là phát triển du lịch nội địa. Với số dân hiện nay và trong tương lai, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch nội địa Việt Nam sẽ phát triển tốt hơn nhiều so với hiện nay. Vấn đề ngành du lịch cần cụ thể hoá hoạt động kinh doanh du lịch hướng vào đối tượng khách này cho phù hợp.

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 12

Từ những hoạt động tổ chức, kinh doanh và phát triển du lịch Trung Quốc có thể rút ra được khá nhiều bài học kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch mua sắm đang là những loại hình du lịch được ưu tiên; vấn đề bảo vệ môi trường du lịch, nhất quán và chặt chẽ trong chính sách phát triển du lịch, khai thác tiềm năng du lịch tại chỗcũng cần thiết chức cho chúng ta. Tuy nhiên, những dịch vụ ăn uống, nghiệp vụ, kĩ năng và phong cách phục vụ ăn uống, mua sắm của đội ngũ nhân viên ở Trung Quốc còn lắm hạn chế, chưa thực sự tạo được cảm tình với du khách. Thực tế đó cũng tạo ra những vấn đề cho du lịch Việt Nam, trong đào tạo nghề hiện nay và mai sau.

2. Kinh nghiệm của Singapore

2.1. Lựa chọn những vấn đề chủ yếu nhất để có chính sách phát triển mạnh

Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn tai Singapore. Trong những năm vừa qua, Chính phủ Singapore rất chú trọng đầu tư cho việc phát triển ngành du lịch, qua đó đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, đóng góp trên 5% GDP của nước này. Với dân số 4 triệu người và diện tích hơn 600 km2, hàng năm Singapore thu hút gần 8 triệu du khách, tạo thu nhập khoảng 11 tỉ Đôla Singapore và hơn 150.000 việc làm.

Một trong những yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ năm chữ A trong tiếng anh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phương tịên giao thông (Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment).

Để đạt được những thành tựu trên Singapore rất chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch, tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch ra nước ngoài, tích cực hợp tác với các nước trong công tác du lịch, đơn giản hóa các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịchĐể phát triển nguồn khách du lịch, ngành du lịch Singapore đã mở trên 20 văn phòng đại diện du lịch ở các nước là thị trường trọng điểm. Từ giữa những năm 1980, chính phủ Singapore đã đầu tư hàng trăm triệu USD nâng cấp các điểm thắng cảnh văn hóa và lịch sử. Sân bay Changi dù liên tục được bầu chọn là sân bay tốt nhất thế giới vẫn đang được đầu tư 1,8 tỉ Đôla Singapore để nâng cấp.

2.2. Có chiến lược phát triển du lịch mềm dẻo và linh hoạt

Về mặt tiện nghi, Singapore dám quảng bá là một thủ đô ẩm thực và mua sắm bậc nhất châu Á. Nhưng khả năng điều chỉnh mới mang tính chiến lược nhất. Thành công của ngành du lịch Singapore chính là thành công trong điều chỉnh chiến lược phát triển du lịch trước những thay đổi kinh tế và xã hội bên ngoài. Singapore đang tập trung xây dựng thành trung tâm triển lãm bậc nhất nhằm thực hiện tham vọng tăng khách du lịch lên 17 triệu người, thu nhập từ du lịch thành 30 tỉ Đôla Singapore và tạo 250.000 việc làm vào năm 2015.‌

III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước

1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về du lịch nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển

- Tiếp tục tháo gỡ một số khâu liên quan đến việc ra vào du lịch, đi lại, tham quan, mua sắm của khách

Các nước du lịch phát triển đều coi giải quyết thủ tục cho khách là khâu đột phá. Ở nước ta việc giải quyết vấn đề trên đã có những bước tiến bộ cơ bản, như ban hành Pháp lệnh xuất nhập cảnh, cư trú đi lại, các Nghị định quy định chi tiết thi hành pháp lệnh, việc cải cách một bước thủ tục hành chính của các ngành Nội vụ, Hải quan..Nhưng trong thủ tục xuất nhập cảnh vẫn còn tồn tại ở một số khâu cần tháo gỡ. Chúng ta tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục cấp thị thực và xét duyệt xuất nhập cảnh, hải quan tại các cửa khẩu. Thực hiện cấp thị thực tại cửa khẩu; tăng cường đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị kiểm tra hành lí và hành khách như máy soi hành lí, dây chuyền hành lí. Các ngành liên quan đến làm visa cho khách chỉ nên thu lệ phí theo quy định của Chính phủ, giảm và tiến tới bỏ các phụ thu, cấp nhanh, giảm phiền hà, nghiên cứu áp dụng cơ chế miễn visa cho khách du lịch ở các thị trường trọng điểm. Hơn nữa, chúng ta cần có quy chế nghiêm ngặt, xử lí thích đáng những hành vi gây phiền hà, lừa đảo, côn đồ đối với khách nước ngoài; có biện pháp phối hợp trong giáo dục cộng đồng dân cư khi giao tiếp với khách du lịch; có kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên xuất nhập cảnh, hải quan; thực hiện giảm thiểu các giấy phép, thủ tục đối với khách du lịch khi tham gia

các loại hình du lịch mới và mạo hiểm ở Việt Nam như loại hình du lịch ôtô, môtô, xe đạp do khách tự lái, leo núi, khinh khí cầu

- Các chính sách bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch

Cảnh quan môi trường luôn là những yếu tố được đánh giá quan trọng đối với hoạt động du lịch. Nhưng đến hôm nay, khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường đang là thách thức và cũng là mối quan tâm lớn của toàn thế giới thì việc giữ gìn sự trong sạch, lành mạnh cho cảnh quan du lịch đối với với mỗi quốc gia lại càng có ý nghĩa và cần thiết hơn. Một điểm du lịch hấp dẫn không thể chỉ là một vài di tích cổ sơ với những gì thiên nhiên đã ban tặng, quan trọng hơn đó là gìn giữ môi trường cảnh quan nơi tham quan sạch sẽ và mang nét văn hoá riêng của từng vùng, từng khu du lịch. Nước ta trước đây đã có thời kì dài coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trường cho du lịch vì chưa hiểu biết, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công việc này. Từ đó, dẫn đến việc kinh doanh du lịch tách rời việc giữ gìn môi trường du lịch, khiến môi trường của nhiều điểm du lịch bị ôn nhiễm, làm cho các di tích, thắng cảnh đẹp bị huỷ hoại nhanh chón chỉ sau một thời gian ngắ. Để tạo cho hoạt động du lịch có môi trường trong sạch cần có sự nghiên cứu học tập kinh nghiệm nước láng giềng như Singapore, một quốc gia nổi tiếng về xanh và sạch nhất thế giới. Họ có quy chế, chính sách chặt chẽ về bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường “xanh sạch” trở thành nếp sống thường xuyên, khiến cho các du khách đều phải tôn trọng và thực hiện việc đó. Việc giữ gìn cảnh quan môi trường du lịch cũng là việc ngăn chặn một cách có hiệu quả những tệ nạn xã hội bằng nhiều cách đang cố len lỏi vào nước ta.

Đặc biệt cán bộ, nhân viên lữ hành quốc tế, đội ngũ hướng dẫn viên phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế không bán và tổ chức chương trình tour cho khách du lịch tới csc địa điểm nhạy cảm về môi trường, khuyến khích tổ chức các chương trình du lịch thân thiện môi trường.

- Tăng cường công tác thanh tra đối với các hoạt động du lịch

Hầu hết các nước có hoạt động du lịch phát triển đều có hệ thống thanh tra chuyên ngành du lịch và cũgn nhằm vào mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm du

lịch và đảm bảo lợi ích cho du khách. Ngành Du lịch Việt Nam nên thành lập các đội ngũ cảnh sát du lịch với chức năng thực hiện việc thanh tra hành nghề hướng dẫn viên du lịch, các lái xe chuyên chở khách, có những biện pháp bảo vệ tốt nên du khách yên tâm. Đối với dịch vụ lữ hành, thanh tra giữa các chương trình quảng cáo có ăn khớp với việc thực tế phục vụ hay không. Đối với các khách sạn cũng được thanh tra ở nhiều mặt: tiêu chuẩn vật chất kĩ thuật, tiêu chuẩn người phục vụ, vệ sinh môi trường. Với sự hữu hiệu nhiều mặt của công tác thanh tra chuyên ngành du lịch nên công tác này trở thành giải pháp quan trọng để phát triển du lịch ở nước ta về trước mắt cũng như lâu dài.

- Đổi mới chính sách đầu tư du lịch

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam nói chung và trong ngành du lịch nói riêng đều rất thiếu và yếu so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân quan trọng là do kinh phí để đầu tư của Việt Nam là rất thiếu. Không còn cách nào khác để có thể phát triển ngành du lịch một cách đúng hướng, Việt Nam cần thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch nhiều hơn nữa.

Để thực hiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư. Trước tiên là chúng ta phải giải quyết nhanh gọn, tập trung các thủ tục hành chính đối với các chủ đầu tư nước ngoài để tạo thuận tiện, thoải mái cho họ trong đầu tư. Ngoài ra, Nhà nước còn cần phải tạo những ưu đãi về thuế, các điều kiện ưu đãi đầu tư và về điều kiện cư trú đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng, muốn thu hút được đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải có sự ưu đãi đối với họ và phải tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn hơn các nước khác.

Còn đối với vốn ODA cũng cần tranh thủ tối đa cho sự phát triển nói chung và du lịch nói riêng. Muốn vậy thì phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác trên lĩnh vực du lịch, phối hợp với các tổ chức quốc tế về du lịch (UNWTO, PATA, ASEANTA) nhằm tận dụng tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ của họ, đặc biệt là việc đầu tư phục hồi, cải tạo các khu di tích lịch sử, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh và cơ sở hạ tầng.

Ngành du lịch cần thực hiện phân bổ vốn đầu tư một cách hiệu quả. Việc đầu tư cần có trọng điểm, cần có quy hoạch cẩn then, chú trọng khai thác và đầu tư vào nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên sẵn có, các tuyến, điểm du lịch, các điạ chỉ văn hoá và các khu vui chơi giải trí.

- Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch:

+ Nhà nước giành nhiều ngân sách hơn cho đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch theo hướng đầu tư tập trung, có trọng điểm để tạo ra các khu du lịch có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh cao.

Nhà nước đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng du lịch tại các tuyến điểm du lịch trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch phát triển du lịch ở địa phương. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể, Nhà nước phải xác định tỉ lệ ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch với các ngành khác.

+ Ngoài ra, Nhà nước cần tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện cơ sở và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế ở những trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phan Thiết.

Tương lai, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng nhanh nhất là từ châu Âu và châu HOA Kì. Với mục tiêu du lịch Việt Nam đến năm 2010, khách quốc tế đạt 8,7 triệu và khách nội địa đạt 25 triệu, việc cải tạo và xây dựng thêm khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế là yêu cầu cấp bách. Mặt khác, cần phải tăng thêm trang thiết bị hiện đại như đưa công nghệ thông tin vào quản lí và phục vụ khách sạn.

Thời gian gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã tổ chức việc phân loại khách sạn, phong sao. Việc làm đó có tác dụng tích cực, đẩy nhanh quá trình đưa khách sạn nước ta đạt trình độ quốc tế. Tổng Cục Du lịch gần đây ra quyết định sẽ thắt chặt hơn tiêu chuẩn của các khách sạn nhằm hệ thống khách sạn và du lịch Việt Nam tham gia vào hệ thống khách sạn của Khu vực Mê Kông.

+ Chúng ta cần nâng cao chất lượng phương tiện phục vụ và tiếp đón hành khách tại các sân bay. Vì vậy, việc mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá các tuyến

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 11/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí