Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 14

Nam mà còn có cả các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam tổ chức thành công khá nhiều hội nghị, hội thảo lớn quốc tế, đặc biệt là hội nghị ASEM, Hội thảo y dược quốc tế,

Việt Nam là thị trường đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới tìm hiểu để đầu tư kinh doanh. Đồng thời, với truyền thống văn hoá lâu đời, người dân hiền hoà, thân thiện, hiếu khách, giàu tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hoá thế giới cũng như là các bãi biển đẹp, thích hợp tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch, Việt Nam có sức hấp dẫn du khách. Đây cũng là một trong những điểm đến mới của du lịch MICE quốc tế, vì loại hình du lịch này thường xuyên thay đổi địa điểm tổ chức hàng năm, nhằm tạo sự mới lạ, thoải mái cho khách tham dự, nhất là các tập đoàn và các tổ chức lớn. Với tiềm năng và những cơ sở thuận lợi nêu trên, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn nước ta đang đẩy mạnh kinh doanh du lịch MICE mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, việc phát triển MICE ở nước ta cũng có nhiều khó khăn. Trước hết là cơ sở hạ tầng hạn chế, vẫn còn thiếu các trung tâm triển lãm, hội nghị quốc tế ở các thành phố. Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu so với nhu cầu thực tế. Việc tham gia các hội chợ chuyên ngành MICE chưa được đầu tư và tổ chức tốt, hình thức mờ nhạt, không gây ấn tượng do tính chuyên nghiệp trong công tác quảng bá không cao. Khâu phối hợp giữa các ngành ban liên quan và các doanh nghiệp nhằm thu hút khách chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Việt Nam chưa có những ưu đãi đặc biệt trong các thủ tục thị thực, xuất nhập cảnh đối với khách dự hội nghị và hội thảo tại Việt Nam.

Có thể thực hiện những cuộc khảo sát, nghiên cứu thị trường, đối tượng, tâm lí khách MICE để đề ra các biện pháp kinh doanh hiệu quả và đưa ra các quy hoạch phát triển phù hợp xu hướng thị trường, tránh đầu tư tràn lan, không hiệu quả. Nhanh chóng xây dựng và nâng cấp các trung tâm hội nghị, hội thảo quy mô lớn, mang tầm khu vực và quốc tế tại một số thành phố lớn, nhằm kịp thời phục vụ du khách MICE trong nước và ngoài nước.

Bên cạnh việc tăng cường đào tạo đội ngũ quản lí, phục vụ khách có trình độ chuyên môn giỏi, đáp ứng các nhu cầu đa dạng và cao cấp của khách, cần đẩy mạnh

công tác quảng bá đến khách du lịch tại các kì hội chợ, liên hoan, những đợt xúc tiến du lịch Việt Nam và những ngày Việt Nam ở nước ngoài hoặc quảng bá hình thức du lịch này thông qua các đối tác, cơ quan truyền thông quốc tế hay Internet. Mặt khác cần nghiên cứu thành lập cơ quan chuyênn về lĩnh vực MICE làm đầu mối hoạt động một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Cùng với việc cải cách các thủ tục xuất nhập cảnh với những đoàn khách MICE quốc tế, số lượng lớn, các ngành du lịch, hàng không, thương mại cần phối hợp hoạt động đồng bộ nhằm tạo ra một quy trình phục vụ khách tốt nhất với mức giá đủ cạnh tranh so với du lịch các nước trong khu vực.

- Tạo điểm nhấn vào du lịch văn hoá

Bất cứ nước nào cũng vậy, việc phát triển du lịch đều dựa trên tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Trên cơ sở các tiềm năng đó, ngành du lịch tạo ra diện mạo riêng và thế mạnh nhất định để thu hút khách. Nhiều nước có thế mạnh về văn hoá truyền thống đã đặc biệt coi trọng phương thức du lịch văn hoá. Di sản văn hoá của dân tộc ta có khắp mọi miền đất nước như: chùa Tháp Yên Tử, khu di tích QUỳnh Lân (trương Đại học của giáo phái Trúc Lâm) nơi có tượng Di lạc cao trên 6 trượng được liệt vào một trong bốn khu lớn của nước Đại Việt xưa, thánh địa Hoa Kì Sơn; phố cổ Hội An và di tích lịch sử Hoa Lư là những tài nguyên du lịch nhân văn rất quý giá. Đặc biệt có vịnh Hạ Long, Cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới. Song do nhiều năm qua năm trước đây, nước ta chưa có định hướng đúng, chính xác để phát triển du lịch, tiềm năng du lịch - văn hoá chẳng những chưa được đầu tư, khai thác đúng mức, nên nhiều di sản văn hoá, lịch sử bị xuống cấp và xâm phạm. Hiện tại, văn hoá được coi là “toa thuốc trị bá bệnh” cho ngành du lịch Việt Nam.

Khách du lịch không phải đến Việt Nam vì bờ biển đẹp, sân bay mới, khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tếmà phần lớn họ đến Việt Nam hay quyết định quay trở lại vì những cuốn hút về mặt văn hoá. Hình ảnh Việt Nam cũng sẽ đẹp hơn trongmắt du khách thông qua những ấn tượng về mặt văn hoá. Khách du lịch sẽ khó quên những khoảng khắc được thưởng thức và hoà mình vào trong sinh hoạt văn hoá cồng chiêng, kỉ niệm những đêm ngủ tại ngôi nhà lá ở vùng sông nước Mê kông, những giây phút được dạo quanh thành phố bằng xe xích lô, hay được đón

tiếp bằng một thái độ lịch sự, chân thật của cô tiếp tân, anh hướng dẫn viênChính những nét văn hoá đó sẽ góp phần quan trọng làm tăng hình ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam. Hình ảnh thương hiệu quốc gia sẽ đẹp và ấn tượng hơn trong lòng du khách vì nhân tố văn hoá chứ không phải chỉ vì cơ sở vật chất hay một logo du lịch đẹp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Tóm lại, chúng ta cần phải đánh giá đúng mức tầm quan trọng và công dụng thiết thực của văn hoá đối với sự phát triển của ngành du lịch, từ đó có những quyết sách đầu tư phát triển hợp lí hơn cho sự phát triển của ngành du lịch nước nhà.

- Đặc thù hoá sản phẩm dịch vụ du lịch để nâng cao sức cạnh tranh

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 14

Đặc thù hoá sản phẩm du lịch còn được hiểu là khác biệt hoá sản phẩm dịch vụ du lịch, là doanh nghiệp tạo ra các yếu tố, đặc trưng, đặc điểm của sản phẩm dịch vụ sao cho khác với sản phẩm dịch vụ cùng loại trên thị trường. Đây là một chiến lược giúp doanh nghiệp có được vị thế trên thị trường. Bởi vì cạnh tranh trên thị trường là sự cọ sát, so sánh giữa các địa phương dịch vụ cùng loại. Vì vậy, một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sản phẩm đó có phải có tính riêng biệt, độc đáo và vượt trội so với sản phẩm khác.

Ta thấy rằng trong thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam đang tồn tại một xu hướng phổ biến là bán hàng hay dịch vụ dưới nhãn hiệu hay thương hiệu của người khác. Đây là một tính tất yếu của nền kinh tế mới chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ năm 2006 chúng ta thực sự mở cửa thị trường, tham gia AFTA, những dấu hiệu trong xúc tiến đầu tư cho thấy nhiều doanh nhân của Thái Lan, Malaysia đã tìm hiểu rất kĩ các lĩnh vực như du lịch, chế biến thực phẩm điều này báo hiệu sự cạnh tranh gay gắt hơn. Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp lữ hành muốn khách du lịch nhận biết được sản phẩm của mình phải tạo ra cho sản phẩm đặc thù, khác biệt với vô số sản phẩm trên thị trường. Nếu doanh nghiệp không thoát khỏi cái bóng nhãn hiệu của người khác thì doanh nghiệp luôn bị yếu thế và sức cạnh tranh sẽ không còn.


3.2. Tăng cường phối hợp hoạt động du lịch với các ngành kinh tế khác

Du lịch là một ngành dịch vụ mang tính tổng hợp cao và nó đòi hỏi sự liên kết giữa các ngành. Sản phẩm du lịch là kết quả của sự phối hợp giữa các nhà cung ứng dịch vụ. Khách du lịch đòi hỏi một sản phẩm du lịch trọn gói gồm cả hàng hoá vật chất và dịch vụ được hình thành từ các dịch vụ của các nhà sản xuất khác nhau. Tất cả các chủ đề thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch muốn hay không phải liên kết với nhau để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường du lịch. Một sản phẩm đơn lẻ chất lượng yếu kém, một sự không hài lòng của khách ở bất cứ khâu nào sớm muộn sẽ ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của toàn bộ hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam.

Sự cạnh tranh không lành mạnh biểu hiện dưới nhiều hình thức như hạ giá vô tội vạ, ép giá khách du lịch, sử dụng đội ngũ cò mồi để giành giật khách giữa các cơ sở kinh doanh du lịch gây ấn tượng xấu đối với khách du lịch và làm ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành du lịch Việt Nam nói chung. Để giải quyết tình trạng này, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch nhỏ liên kết thành các chuỗi, các hiệp hội hay các tập đoàn mạnh, đại diện chung cho một điểm du lịch, một địa phươngtạo nên sức mạnh chung trong việc khai thác hoạt động kinh doanh du lịch. Việc tiêu thụ độc lập, đơn lẻ một hoặc một vài dịch vụ cũng có thể xảy ra và được tiến hành với sự mong muốn củu từng doanh nghiệp nhưng trong thực té hoạt động kinh doanh du lịch dưới các điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, trường hợp này rất hiếm và không bền vững. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch càng chặt chẽ thì hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Sự phối hợp này không chỉ nhằm chia sẻ về nguồn khách mà quan trọng hơn là việc chia sẻ chi phí (hàng khôgn, khách sạn, vận chuyển nội địa), tạo ra một sự thống nhất và hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu, tránh trùng lặp trong việc xây dựng và triển khai các sản phẩm du lịch, tạo ra sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài ngay trên sân nhà mình. Khách du lịch được phục vụ tốt hơn sẽ đến đông hơn, khả năng tiêu thụ sản phẩm của từng doanh nghiệp, từng hộ kinh doanh vì thế mà được nâng lên. Sức cạnh tranh tầm doanh nghiệp và rộng hơn là tầm quốc gia cũng sẽ tăng lên cùng với mức độ liên kết.

Các doanh nghiệp du lịch cần hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và dịch vụ lưu trú. Để tạo được mối quan hệ với các nhà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển, các doanh nghiệp du lịch cần tiến hành các biện pháp sau: Đối với các nhà cung cấp phương tiện vận chuyển ôto: Các doanh nghiệp du lịch cần có mối liên hệ với các hãng vận chuyển để có thể có những biện pháp tốt nhất trong việc điều động và lựa chọn các loại xe cũng như các lái xe phù hợp vơi chương trình du lịch cụ thể. Tất cả sẽ tạo điều kiện tốt nhất trong việc phục vụ nhu cầu cuả khách du lịch.

Các doanh nghiệp cần thiết tiếp tục lựa chọn thêm các nhà cung cấp mới, đặc biệt là các hãng vận chuyển tư nhân, các loại xe dẹp, hiện đại, tiện nghi để kí hợp đồng với họ.

Đối với các hãng hàng không dân dụng của Việt Nam: lượng khách quốc tế bằng đường hàng không chiếm tỉ lệ rất lớn, khoảng 70 -80% tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Vì thế, các doanh nghiệp du lịch cần thiết phải thiết lập, duy trì và củgn cố mối quan hệ với các hãng hàng không ngày một tốt hơn để giảm thiểu sức ép từ phióa hãng hàng không trong việc tăng giá, hạ thấp chất lượng phục vụ, cũng như trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đưa đón khách du lịch.

Đối với ngành đường sắt: Hiện tại, các nguồn khách du lịch quốc tế đến từ các nước láng giềng trong khu vực như Trung Quốc, ASEAN rất đông. Phương tiện vận chuyển bằng đường sắt đối với các nguồn khách này chủ yếu. Do vậy, các doanh nghiệp du lịch cũng cần có những biện pháp để tạo dựng mối quan hệ tốt với ngành đường sắt để phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.

Các doanh nghiệp du lịch cần phải hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, bởi vì nhu cầu lưu trú của khách du lịch là một trong những nhu cầu cơ bản trong chuyến hành trình du lịch. Để thực hiện tốt điều này, các doanh nghiệp du lịch cần:

+ Duy trì mối quan hệ với các khách sạn cao cấp, 4 -5 sao, bởi nhu cầu của khách quốc tế đến Việt Nam về các khách sạn cao cấp là rất lớn. Trong khi đó, các

khách sạn cao cấp này thường xuyên ở trong tình trạng quá tải, thiếu phòng, thiếu các dịch vụ

+ Phối hợp với các khách sạn, nhà hàng để đưa thêm một số dịch vụ mới vào khách sạn để tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch của doanh nghiệp.

+ trong những mùa du lịch đông khách, các doanh nghiệp cần phải tiến hành đặt phòng trước với những cam kết ràng buộc để tránh tình trạng thiếu phòng.

Ngoài việc tạo những mối quan hệ với các nhà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển, lưu trú, việc tạo ra mối quan hệ tốt với các trung tâm vui chơi, giải trí cũng hết sức quan trọng. Ngoài những địa điểm tham quan, vui chơi giải trí quen thuộc, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nên hướng sự quan tâm của khách hàng đến loại hình văn hoá nghệ thuật dân tộc: tuồng, chèo, dân ca quan họ, nhã nhạc cung đình HuếTrong đó, loại hình nghệ thuật múa rối nước được rất nhiều du khách quốc tế ưu thích.

3.3. Gắn kết du lịch với công nghệ thông tin

Theo ông Nguyễn Phú Đức, Chủ tịch HIệp hội Du lịch Việt Nam cho ràng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin là việc không thể thiếu đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình quản lí khách sạn, nhà hàng, hay đăng quảng cáo trên các website có uy tínlà chìa khoá thành công của doanh nghiệp du lịch trong thời hội nhập.

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh, quảng cáo. Nhà nước cũng cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin để phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần gắn kết và phối hợp với nhau để cùng hiện diện trên mạng thông tin chung của ngành du lịch Việt Nam (hiện kênh thông tin này đang miễn phí) nếu không có điều kiện tự quảng bá.

Với một công ty du lịch, một website sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin về dịch vụ cũng như thực hiện các giao dịch bán hàng qua mạng. Vì thế, để xây dựng một website du lịch thành công, các doanh nghiệp nên khảo sát kĩ lưỡng những gì phù hợp với công việc kinh doanh của mình và tham khảo các website cung cấp dịch vụ tương tự. Một website du lịch cần thiết phải có

các chức năng cơ bản sau: cung cấp thông tin về doanh nghiệp du lịch, về dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp (tour, visa, hotel, transport), thông tin về các địa danh du lịch nổi tiếng, thông tin về tour du lịch, khách sạn, thiết lập các công cụ cho phép khách hàng có thể đặt mua hàng qua mạng (booking tour, booking hotel, booking ticket), trang liên hệ và hỗ trợ trực tuyến. Ngoài ra, website nên đưa thêm mục khách hàng nhận xét. Đây là một điểm làm cho khách hàng quan tâm và tin tưởng hơn vào dịch vụ du lịch của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp nên đón nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng để có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Với những tính năng như trên, website của doanh nghiệp du lịch đã hoàn toàn có thể trở thành công cụ kinh doanh hữu hiệu.

Dịch vụ du lịch trực tuyến e-tour đã tạo nên bộ mặt mới cho các công ty du lịch Việt Nam trong cách tiếp thị. Theo xu hướng chung của khu vực và sự phát triển của Internet tại Việt Nam, e-tour còn hứa hẹn nhiều tiềm năng. Hiện tại, ngành du lịch Việt Nam là một trong những ngành ứng dụng công nghệ thông tin chậm nhất trong cả nước. Vì vậy, dịch vụ mua tour du lịch trực tuyến tại địa chỉ www.travel.com của Công ty Du lịch và tiếp thị giao thông - vận tải là một hướng đột phá của ngành du lịch. với hệ thống e-tour, Viettravel là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam bán dịch vụ qua mạng trực tuyến. Chỉ sau 6 tháng triển khai, trang web bán tour trực tuyến trên mạng này đã có hơn 400.000 lượt truy cập. Hiện tại, trung bình mỗi ngày, trang web này đón trên 10.000 lượt truy cập. Khi blog đang trở thành cơn sốt, công ty dịch vụ lữ hành Sài Gòn chớp thời cơ tung ra blog du lịch miễn phí đầu tiên ở Việt Nam (www.blogdulich.com). Chưa đầy tháng, cách tiếp thị này đã thu hút gần 200 trường hợp đăng kí là các blogger thành viênư, với hơn 100 bài viết, thu hút 12.890 lượt truy cập. Từ blog, trang www.dulichhe.com của Saigontourist tiếp tục được cho ra đời, thu hút hàng triệu lượt người truy cập đến từ Việt Nam, Hoa Kì, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Australia, Canada, Nhật Bản, Đức. Ứng dụng thành công của e-tour khiến trang web du lịch ngày càng nở rộ. Nhiều trang web du lịch đã trở thành phổ biến như www.saigon_tourist.com, www.dulichvn.org.com, www.vietnamtourist.com, www.hotels84.com, www.webdulich.com.... Bên cạnh đó một số khách sạn đã tiếp cận với tiếp thị du

lịch trực tuyến qua các cổng thông tin du lịch như www.worldhotel-link.com, www.hotels.com.vn....

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 11/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí