Hiệu Quả Hoạt Động Và Đo Lường Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại


Tóm lại, các nguồn vốn tạo lập được sẽ được NHTM sử dụng trong quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng thông qua các hoạt động như: hoạt động ngân quỹ, hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư.

2.1.4.3. Các dịch vụ khác

Ngoài hai hoạt động cơ bản là hoạt động tạo lập vốn và hoạt động sử dụng vốn thì ngân hàng thương mại cũng thực hiện các dịch vụ trung gian cho khách hàng của mình. Các dịch vụ này được coi là hoạt động trung gian bởi vì khi thực hiện các hoạt động này ngân hàng không đứng vai trò là đi vay hay cho vay mà đứng ở vị trí trung gian để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ mà khách hàng cần. Hiện nay, các NHTM ngày càng chú trọng đầu tư công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm gia tăng tỷ trọng thu nhập về dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng

Hoạt động dịch vụ của ngân hàng không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, các dịch vụ ngày càng đa dạng. Hoạt động trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ khác nhau: như dịch vụ đại lý và ủy thác cho khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, dịch vụ tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tư vấn cho khách hàng các vấn đề tài chính, dịch vụ giữ hộ các chứng từ, vật quý giá; dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu; dịch vụ khấu trừ tự động, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán. Đây là những nhu cầu thường xuyên, nếu có dịch vụ này khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và thêm gắn bó với ngân hàng do sự thuận tiện của ngân hàng cung cấp, còn ngân hàng khi phục vụ khách hàng thì được thu phí từ khách.

Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ ngân hàng theo đó cũng phát triển theo. Khi đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng, việc thực hiện nghiệp vụ trung gian mang tính dịch vụ sẽ đem lại cho ngân hàng những khoản thu nhập khá quan trọng. Điều cần lưu ý là dịch vụ ngân hàng sẽ giúp ngân hàng phát triển toàn diện. Ở các nước giàu có, ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau bằng sự đa dạng và chất lượng của các loại hình dịch vụ, tức là không ngừng tìm tòi những dịch vụ mới cung cấp tiện nghi cho khách hàng. Dịch vụ ngân hàng càng phát triển, thể hiện xã hội càng văn minh, phát triển tiêu chuẩn cao. Lợi nhuận các ngân hàng không chỉ ở nghiệp vụ cho vay, mà phân nửa từ các hoạt động dịch vụ mang lại, trong khi hoạt động này ít rủi ro.

Như vậy, ba lĩnh vực hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, thực hiện các dịch vụ trung gian là các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Ba nhóm dịch vụ đó có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau phát triển, tạo uy tín cho ngân hàng. Có huy động vốn thì mới có nghiệp vụ cho vay, cho vay có hiệu quả phát triển kinh tế thì mới có nguồn vốn để huy động vào, đồng thời muốn cho vay và huy động


vốn tốt thì ngân hàng phải làm tốt vai trò trung gian, chính sự kết hợp đồng bộ đó tạo thành quy luật trong hoạt động của ngân hàng và tạo thành xu hướng kinh doanh tổng hợp đa năng của các ngân hàng thương mại.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Hoạt động của NHTM

Hoạt động

Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

tạo lập nguồn vốn

Hoạt động

sử dụng vốn

Hoạt động

dịch vụ

Hoạt động tạo lập vốn tự có

Hoạt động

ngân quỹ

Thanh toán

Hoạt động

huy động vốn

Hoạt động

tín dụng

Ủy thác

Hoạt động

đầu tư

Đại lý

Hoạt động tạo lập vốn khác


Hoạt động

đi vay

Hình 2.1: Hoạt động của NHTM

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


2.2. Hiệu quả hoạt động và đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

Khi nói đến hiệu quả hoạt động và đo lường hiệu quả hoạt động của một chủ thể nào đó, người ta thường so sánh giữa các chi phí (đầu vào) để tạo ra các thu nhập (đầu ra). Với các NHTM cũng vậy. Nhưng điều khó khăn nhất trong nghiên cứu năng suất và hiệu quả của ngân hàng là lựa chọn đầu vào và đầu ra của các ngân hàng. Không giống như các đơn vị sản xuất và dịch vụ khác, đầu vào và đầu ra của ngân hàng và các trung gian tài chính là một khái niệm khó phân định nhất. Mặc dù có rất nhiều lý thuyết về lựa chọn đầu vào và đầu ra nhưng đến nay các nhà kinh tế vẫn chưa thể thống nhất. Mục tiêu của đề tài: một là điểm lại toàn bộ các khái niệm trong đầu ra ngành ngân hàng và nghiên cứu thực nghiệm về năng suất ngân hàng - sử dụng các khái niệm đầu ra trên cơ sở đó đưa ra được cách lựa chọn cho đề tài. Hai là bàn về năng suất, hiệu quả của hệ thống ngân hàng và đưa ra được mô hình ước lượng năng suất hiệu quả cho đề tài và; Ba là xét đến tác động của FDI, GDP và lạm phát đến hiệu quả của hệ thống ngân hàng, đây chính là điểm khác của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước về hiệu quả và năng suất của ngân hàng.

2.2.1. Cơ sở lý thuyết về lựa chọn đầu ra, quan niệm hiệu quả

Trong mục này, tác giả sẽ trình bày các lý thuyết lựa chọn đầu ra, đầu vào, dù rằng các lý thuyết này có những giao thoa, nhưng tác giả cũng tác biệt chúng để dễ phân biệt và sử dụng. Ở cấp độ thực hành, điểm xuất phát rò rệt trong việc đo đầu ra của ngành là xác định đầu ra, đầu vào dựa vào cách xử lý trong tài khoản quốc gia. Các tài khoản này nhằm đo giá trị gia tăng bởi các ngành khác nhau của nền kinh tế, đến lượt nó được phản ánh trong lợi nhuận và thu nhập từ việc làm nảy sinh trong mỗi ngành. Lợi nhuận thường không kể số thu nhập lãi suất (hay lãi ròng) trên cơ sở là thu nhập lãi suất biểu thị những chuyển nhượng tiền lãi từ các hoạt động trong các ngành khác. Nếu chi trả lãi suất chỉ biểu thị những chuyển nhượng như vậy thì không có vấn đề. Nhưng "lãi suất" nhận và trả bởi các ngân hàng trên thực tế là một sự kết hợp của phí cho việc sử dụng vốn và phí cho các dịch vụ khác nhau cung cấp bởi các ngân hàng này. Nhân tố phí sử dụng vốn được trừ ra, ít nhất khi xét đến các khoản phi tài chính trong bảng cân đối và mức độ của bất kỳ biến đổi kỳ hạn hay hấp thu rủi ro nào bởi các trung gian tài chính. Tuy nhiên, việc loại trừ tất cả lãi suất nhận và trả dẫn đến một sự đánh giá thấp lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, nếu như các phí "bị che đậy" này trong số thu nhập lãi suất ròng cũng bị loại trừ khỏi đầu ra (nói chung chỉ có những phí dịch vụ tường minh được tính). Việc đánh giá thấp này lớn đến mức lợi nhuận thương mại đối với ngành đó, như được ghi nhận, luôn âm. Điều đó cũng dẫn đến một sự đánh giá thấp, chứ


không đơn thuần một sự phân phối lại của GDP đến nỗi các phí "bị che đậy" này phản ánh các dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng chứ không phải trung gian. Do đó, trong việc xem xét phần đóng góp của ngành trong GDP, thường là đưa số thu nhập lãi suất ròng vào giá trị gia tăng của nó. Ở Mỹ, những thu nhập lãi này được quy cho người gửi tiền; ở Anh cho cả người gửi lẫn người vay. Hầu hết các nghiên cứu ngân hàng không sử dụng các độ đo tài khoản quốc gia, mà có xu hướng sử dụng hoặc cách tiếp cận "sản xuất" hoặc cách tiếp cận "trung gian". Theo cách tiếp cận sản xuất, các ngân hàng được xem như các công ty sử dụng vốn và lao động để sản xuất ra các loại tài khoản tiền gửi và cho vay khác nhau. Các đầu ra được đo bởi số lượng các tài khoản này hoặc số giao dịch thực hiện đối với mỗi loại sản phẩm, trong khi tổng chi phí là toàn bộ chi phí vận hành được sử dụng để sản xuất ra các đầu ra này. Mặt khác, trong cách tiếp cận trung gian, các ngân hàng được xem như những người trung gian của các dịch vụ tài chính chứ không phải những người sản xuất các dịch vụ tài khoản cho vay và gửi tiền, và giá trị của các khoản vay và đầu tư được sử dụng như các độ đo đầu ra; lao động và vốn là các đầu vào đối với quá trình này, vì vậy chi phí vận hành cộng chi phí về lãi suất là độ đo chi phí thích hợp. Tiền gửi có thể là hoặc đầu vào hoặc đầu ra.

Cho tới nay, tồn tại bốn cách tiếp cận để đo đầu ra của ngân hàng như sau:

2.2.1.1. Cách tiếp cận trung gian

Cách tiếp cận này được sử dụng đầu tiên trong những nghiên cứu chi phí thời kỳ đầu. Người đầu tiên áp dụng cách tiếp cận này là Alhadeff (1954); ông đo đầu ra theo giá trị tính bằng đô la của tài sản sinh lãi (các khoản cho vay cộng đầu tư). Nhược điểm của độ đo này là các tài sản khác, như các hoạt động ủy thác bị loại trừ, do vậy làm phóng đại chi phí đơn vị của các ngân hàng lớn. Schweiger và Mcgee (1961) và Gramley (1962) sử dụng tổng tiền gửi và tài sản để tránh sự chệch này. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này sử dụng các chỉ số không có trọng số theo giá trị thực, bỏ qua tầm quan trọng khác nhau của các sản phẩm của từng ngân hàng, chi phí tương đối của sản xuất và sự dễ dàng trong việc ngân hàng có thể thay đổi hỗn hợp sản phẩm của mình. Điều này làm sáng tỏ vấn đề về việc xét đến bản chất đa sản phẩm của hoạt động ngân hàng như thế nào. Thêm nữa, sản xuất là một khái niệm "dòng" được biểu thị như một lượng nào đó trên một đơn vị thời gian, trong khi lượng tài sản và tiền gửi là những khái niệm "trữ lượng" biểu thị những lượng đã cho tại một thời điểm cụ thể. Hơn nữa, nó bỏ qua các dịch vụ không được biểu thị bởi các đại lượng trong bảng cân đối. Để khắc phục một số trong các vấn đề này, các chỉ số có trọng số đã được sử dụng để đo đầu ra. Một ví dụ đơn giản là doanh thu hoạt động hiện hành; tuy nhiên, Power (1969) gợi ý rằng tốt hơn là sử dụng một chỉ số đầu ra ngân hàng có trọng số, đưa vào đầu ra một trọng số


"trách nhiệm" đối với mỗi đô la tiền gửi có kỳ hạn trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất tín phiếu kho bạc và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, để tính đến các dịch vụ cung cấp bởi ngân hàng đó trong việc nhận tiền gửi có kỳ hạn. Cả hai độ đo có trọng số này giả thiết không hề có thất bại thị trường hoặc sự méo khác (lãi suất cao hơn thu được bởi một ngân hàng có thể hàm ý sức mạnh thị trường hay hiệu quả quản lý lớn hơn và không phải đầu ra cao hơn). Vấn đề này đã đưa Greenbaum (1967) đến sử dụng các hồi quy tuyến tính để rút ra một tập hợp các lãi suất trung bình trên các nhóm tài sản sinh lãi khác nhau bởi một mẫu các ngân hàng. Các lãi suất trung bình này được sử dụng làm các trọng số. Nhưng độ đo của ông vẫn bị phê phán do bỏ qua tác động của lạm phát lên lãi suất (điều này làm tăng vô lý độ đo này của đầu ra ngân hàng). Hơn nữa, đầu ra ngoài tín dụng nói chung được xử lý qua loa trong cách tiếp cận trung gian. Trong khi đó, "cách tiếp cận sản xuất" đo số lượng các tài khoản và giao dịch trên một thời kỳ được đưa vào đầu tiên bởi Benston (1965). Phương pháp này làm thỏa mãn một số vấn đề của cách tiếp cận trung gian. Nó cũng cho phép số lượng tài khoản và quy mô trung bình của các tài khoản có tác động khác nhau lên chi phí. Nhưng cách tiếp cận này thiếu một phương pháp đánh trọng số của đóng góp của mỗi dịch vụ vào tổng đầu ra (đặc biệt khi có sự phụ thuộc qua lại) và bỏ sót nhiều khoản mục quan trọng của dịch vụ ngân hàng. Nghiên cứu sau đó bởi Benston và các cộng sự (1982) đánh trọng số số lượng tài khoản trong mỗi lĩnh vực hoạt động bởi tỷ lệ đóng góp trong tổng chi phí vận hành sử dụng một chỉ số Divisia, với một kiểm soát riêng rẽ bởi việc đưa vào quy mô trung bình của các tài khoản. Phương pháp này bị phê phán vì bỏ qua chi phí lãi suất, một phần cấu thành chủ yếu của tổng chi phí trong ngân hàng. Sự bỏ sót đặc biệt quan trọng nếu có một sự đánh đổi của chi phí vận hành cao hơn (ví dụ bằng việc vận hành nhiều chi nhánh) với chi phí lãi suất (do thuận tiện về địa điểm lớn hơn). Trong những nghiên cứu gần đây hơn, cách tiếp cận sản xuất chỉ được sử dụng trong các nghiên cứu tập trung vào hiệu quả tương đối của các chi nhánh trong một ngân hàng cụ thể, chứ không phải giữa các ngân hàng. Hơn nữa, các nghiên cứu này sử dụng "số lượng giao dịch" chứ không phải "số lượng tài khoản" trên cơ sở là một tài khoản có thể được mở tại một chi nhánh nhưng các giao dịch trên tài khoản đó có thể được xử lý tại các chi nhánh khác. Ngoài những khó khăn bên trong, "cách tiếp cận sản xuất" không được sử dụng cho các nghiên cứu năng suất liên ngân hàng phản ánh những khó khăn gặp phải trong việc đối chiếu dữ liệu chính xác.

Do những hạn chế về dữ liệu, các nghiên cứu năng suất ngân hàng gần đây nhất sử dụng "cách tiếp cận trung gian". Cụ thể hơn, Elysiani và Mehdian (1990) đã theo Mester (1987) và các nghiên cứu trước, trong giả thiết rằng đầu ra phải được đo bằng giá trị đô la của tài sản sinh lãi của một ngân hàng; trong khi tiền gửi, cùng với lao động


và vốn, phải được xem như các đầu vào trong việc sản xuất ra các tài sản. Trái lại, Field (1990) có quan điểm tương tự với Power (1969), trong việc coi tiền gửi không phải là một đầu vào mà là một sản phẩm khác mà các ngân hàng cạnh tranh trên đó. Vì vậy ông chọn đo đầu ra như là giá trị của các khoản cho vay và tiền gửi. Các nghiên cứu khác đã tinh lọc cách tiếp cận này bằng việc phân biệt giữa các loại tiền gửi khác nhau. Ví dụ, Rangan và các cộng sự (1988) coi tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiết kiệm là đầu ra, trong khi vốn huy động như các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, công cụ nợ được coi là các đầu vào. Tương tự, Berger và Humphrey (1990) coi tiền gửi được sản xuất ra (từ các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiết kiệm) là các đầu ra, nhưng coi các vốn mua vào (các vốn liên bang, các chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi ngoại tệ) là các đầu vào. Họ giải thích rằng sự phân biệt này là cần thiết vì các vốn mua vào không tiêu tốn nguồn lực cao. Gần đây hơn, Berg (1991) và Berg và Kim (1991) lập luận rằng vì các vốn mua vào không sử dụng các nguồn lực thực, chúng thậm chí không đủ điều kiện như một đầu vào. Trong khi Berger và Humphrey (1990) gợi ý rằng trước khi sử dụng một trong những cách tiếp cận đầu vào/đầu ra này, cần xem xét cẩn thận các chức năng ngân hàng được coi là quan trọng nhất đối với nghiên cứu. Họ đưa ra ba cách tiếp cận đối với quá trình nhận diện khởi đầu này, cách tiếp cận tài sản (đầu ra là các khoản cho vay và các tài sản khác của ngân hàng), cách tiếp cận chi phí người sử dụng (đầu ra đóng góp vào doanh thu) và cách tiếp cận giá trị gia tăng (đầu ra đóng góp vào giá trị gia tăng).

2.2.1.2. Cách tiếp cận tài sản đối với định nghĩa đầu ra ngân hàng

Hầu như tất cả các nhà nghiên cứu đồng ý rằng nợ (các khoản phải trả) của ngân hàng có một số đặc trưng của đầu vào, vì chúng cung cấp nguyên liệu của các vốn có thể đầu tư và tài sản ngân hàng có một số đặc trưng của đầu ra vì chúng là những đoạn cuối cùng của vốn, tạo ra phần chủ yếu của doanh thu trực tiếp của ngân hàng. Theo cách tiếp cận này, các ngân hàng chỉ được coi như các trung gian tài chính giữa những người nắm giữ nợ và những người nhận vốn của ngân hàng. Các khoản cho vay và tài sản khác được coi là các đầu ra ngân hàng; tiền gửi và các nợ khác là các đầu vào đối với quá trình trung gian này. Đối với một số ngân hàng lớn chủ yếu mua các vốn của họ (có trả lãi) từ các ngân hàng khác và những người gửi tiền lớn và biến các vốn này thành những khoản cho vay, đây là một mô tả thích hợp của đầu ra ngân hàng. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng làm nhiều hơn là mua vốn của họ - họ cũng cung cấp các dịch vụ quan trọng đối với người gửi tiền, nhưng các dịch vụ này không được tính là đầu ra trong cách tiếp cận tài sản.


Mamalakis (1987) có sự phân biệt hữu ích giữa dịch vụ trung gian về vốn và dịch vụ tiền gửi của các ngân hàng, trong đó cách tiếp cận tài sản chỉ xem xét dịch vụ trung gian về vốn. Dịch vụ trung gian biến đổi nợ trong bảng cân đối thành tài sản và chi trả và nhận lãi để bù đắp giá trị thời gian của vốn được sử dụng ở khả năng này. Mặc dù một số ngân hàng lớn có khuynh hướng chuyên môn hóa ở chức năng này, hầu hết các ngân hàng tăng một phần chủ yếu vốn của mình thông qua tiền gửi được sản xuất và cung cấp các dịch vụ thanh khoản, thanh toán và giữ an toàn (cũng như các khoản chi trả lãi suất) cho những người gửi tiền để thu được vốn này.

Đối với một số mục đích, cách tiếp cận tài sản là thích hợp nhất. Ví dụ, trong một nghiên cứu về chi phí hay lợi nhuận cho vay, một mô hình dạng rút gọn trong đó chi phí và các phương pháp huy động vốn khác nhau được lấy ngoại sinh có thể là tốt nhất. Tuy nhiên, bất kỳ nghiên cứu ngân hàng nào xét tổng thể cũng cần xem xét một dạng cấu trúc trong đó các vốn có thể đầu tư là một đầu ra trung gian của việc huy động tiền gửi, và các dịch vụ được cung cấp cho người gửi tiền như là khoản thanh toán riêng phần để thu được các vốn này. Cách tiếp cận tài sản dạng rút gọn loại trừ những khác biệt trong đầu ra khi các vốn này được huy động qua tiền gửi được sản xuất ra đối lập với vốn mua vào. Hơn nữa, dưới những sắp xếp thể chế hiện hành, việc áp dụng cách tiếp cận tài sản vào việc đo đầu ra ngân hàng thường dẫn đến những mâu thuẫn. Ví dụ, xét một ngân hàng “sản xuất” tiền gửi và bán hầu như tất cả vốn của nó cho một ngân hàng thứ hai, mà ngân hàng này thực hiện những khoản cho vay thương mại bằng các vốn này. Nếu hai ngân hàng sát nhập lại, với các nhân tố khác giữ nguyên, không có thay đổi nào trong tổng đầu ra ngân hàng. Tuy nhiên, với cách tiếp cận tài sản, nếu cả các khoản cho vay thương mại lẫn cho vay giữa các ngân hàng được coi là đầu ra, thì đầu ra đo được sẽ giảm đi do sự sát nhập này bởi vì sẽ không còn việc cho vay giữa các ngân hàng nữa. Nếu chỉ các khoản cho vay thương mại được coi là đầu ra, thì ngân hàng bán vốn không có đầu ra nào được đo, bất chấp việc sản xuất các dịch vụ tiền gửi của nó và thực tế là ngân hàng thứ hai coi trọng vốn mua vào.

2.2.1.3. Cách tiếp cận chi phí người sử dụng

Cách tiếp cận chi phí người sử dụng xác định một sản phẩm tài chính là một đầu vào hay đầu ra trên cơ sở đóng góp ròng của nó vào doanh thu ngân hàng. Nếu kết quả thu về trên một tài sản lớn hơn chi phí cơ hội của vốn hoặc nếu chi phí tài chính của một nghĩa vụ nợ nhỏ hơn chi phí cơ hội, thì công cụ đó được coi là một đầu ra tài chính. Nếu ngược lại, nó được coi là một đầu vào tài chính. Hancock (1985a, 1985b) đầu tiên áp dụng cách tiếp cận chi phí người sử dụng vào ngân hàng và Fixler và Zieschang sử dụng nó để xác định các trọng số áp dụng vào các nhóm tài sản và nợ của ngân hàng để rút ra


các chỉ số đầu ra và giá cả của ngân hàng. Cách tiếp cận chi phí người sử dụng xác định một loại tài sản hay nợ có đóng góp vào đầu ra tài chính của một ngân hàng hay không. Chí phí vận hành liên quan với sản xuất các dịch vụ phi tài chính gắn với tài sản hay nợ đó không được xem xét một cách tường minh. Tuy nhiên, dưới những giả thiết tương đối chuẩn, các chi phí vận hành này (bao gồm cả một lãi chuẩn trên vốn) đơn giản là đối ngẫu của cách tiếp cận chi phí người sử dụng và ngầm được đưa vào. Một ngân hàng tối ưu thu được (doanh thu tài chính trừ chi phí vận hành) chính xác chi phí cơ hội của nó nằm ở cận biên trên mỗi tài sản và khoản phải trả (chi phí tài chính cộng chi phí vận hành). Do vậy, khi nào tiếp cận chi phí người sử dụng đo chính xác doanh thu tài chính biên và các chi phí cơ hội, thì sự phân bổ phần lớn là trên cơ sở các chi phí vận hành bị loại trừ. Một vấn đề với việc đo các dòng tài chính gắn với các mục ghi của bảng cân đối, đặc biệt các khoản cho vay và tiền gửi không kỳ hạn, là có một sự trộn lẫn nào đó của các doanh thu không tường minh mà không thể dễ dàng tháo gỡ. Các ngân hàng thường trả lãi suất dưới mức thị trường đối với tiền gửi như một phương pháp tính phí đối với các dịch vụ ngân hàng. Những người vay thường được yêu cầu nắm giữ một phần vốn vay của họ như là những cân đối tiền gửi không kỳ hạn nhàn rỗi, mà điều này có nghĩa là một phần nào đó tiền kiếm được của ngân hàng trên một khoản cho vay là không tường minh và thu được bằng việc trả ít hơn chi phí cơ hội của các vốn trên tiền gửi đó. Các khoản kiếm được không tường minh khác đổ về ngân hàng đó trên một khoản cho vay khi các cân đối phụ thêm được giữ lại với ngân hàng đó đối với các mục đích thanh khoản, thanh toán hay thời gian gắn với sử dụng khoản vay. Do đó, có một sự chệch về phía các khoản cho vay là đầu vào hoặc có một trọng số đầu ra nhỏ hơn và về phía tiền gửi không kỳ hạn (nơi mà các cân đối được giữ) là một đầu ra hoặc có một trọng số đầu ra cao hơn.

Khó khăn khác là trong việc điều chỉnh các chi phí cơ hội đối với các đặc trưng quan trọng của tài sản và nợ của ngân hàng, là sự khác nhau trong rủi ro tín dụng, tính thanh khoản, và thời hạn (kỳ hạn). Các ngân hàng kiếm được lãi suất cao hơn đáng kể đối với những tài sản rủi ro hơn, tính thanh khoản ít hơn, dài hạn hơn và trả lãi suất cao hơn đáng kể đối với những tiền gửi và những nợ khác không được đảm bảo, có tính thanh khoản ít hơn, và có kỳ hạn dài hơn. Trong thực tế, những điều chỉnh này khó thực hiện đối với mọi nhóm, mặc dù đã có một số cố gắng làm như vậy. Khi những điều chỉnh như vậy không được thực hiện hoặc không đạt, việc xác định các đầu ra với các đầu vào và các trọng số rút ra đối với một chỉ số của đầu ra ngân hàng sẽ chệch. Sự chệch về phía xem một tài sản là một đầu ra hoặc có trọng số đầu ra cao hơn càng lớn nếu kỳ hạn càng dài, tính thanh khoản càng ít, và rủi ro tín dụng càng lớn, bởi vì các đặc trưng này

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022