Một Số Nghiên Cứu Về Hiệu Quả Hoạt Động Các Ngân Hàng Thương Mại


chung, kết quả nghiên cứu xác nhận tính hữu ích của DEA khi dùng để đánh giá hệ thống ngân hàng ở các quốc gia đang phát triển và làm sáng tỏ câu hỏi về kiến trúc tối ưu của hệ thống ngân hàng. Những tác động tích cực của vốn hóa và sự tập trung thị trường lên các chỉ số DEA đề xuất rằng các lĩnh vực ngân hàng với một vài ngân hàng lớn, có vốn hóa tốt có khả năng tạo ra hiệu quả tốt hơn và tỷ lệ thâm nhập thị trường cao hơn.

Nakhun, Necmi K. Avkiran (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa tái cấu trúc ngân hàng sau khủng hoảng, điều kiện cụ thể của quốc gia và hiệu quả ngân hàng ở các nước châu Á từ 1997 đến 2001 bằng cách sử dụng phương pháp tích hợp phân tích mô hình màng bao dữ liệu DEA và phân tích biên ngẫu nhiên SFA. Bài viết tập trung vào các biện pháp tái cấu trúc liên quan đến sở hữu ngân hàng. Kết quả chỉ ra rằng mặc dù sáp nhập trong nước tạo ra các ngân hàng hiệu quả hơn, nhưng về tổng thể, tái cấu trúc không dẫn đến việc các hệ thống ngân hàng hiệu quả hơn. Sự thiếu hiệu quả của hệ thống ngân hàng chủ yếu là do các điều kiện cụ thể của từng quốc gia, đặc biệt là lãi suất cao, sự tập trung thị trường và sự phát triển kinh tế.

Fethi và Pasiouras (2010) cho thấy trong cuộc khảo sát của họ rằng phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng sử dụng khuôn khổ DEA tập trung vào hiệu quả kỹ thuật ngân hàng, ở một mức độ nào đó là hiệu quả chi phí và có một lỗ hổng nghiên cứu trong các nghiên cứu kiểm tra hiệu quả lợi nhuận / doanh thu với DEA. Lý do đằng sau những điều được liệt kê này là do thiếu chất lượng tốt của giá đầu ra.

Có thể thấy rò rằng, các nghiên cứu về hoạt động đánh giá hiệu quả của hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại khá đa dạng, các nghiên cứu này hầu hết đều sử dụng mô hình kỹ thuật phi tham số DEA kết hợp cùng với một số phương pháp khác để đánh giá một cách toàn diện nhất.

Tại Việt Nam, DEA là một phương pháp khá phổ biến trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nguyễn (2007) đã thực hiện một nghiên cứu về 13 ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2003. Nghiên cứu này tập trung vào hiệu quả hoạt động của 13 ngân hàng thương mại Việt Nam trên các khía cạnh thay đổi hiệu quả, tăng năng suất và thay đổi công nghệ. Kết quả, tác giả nhận thấy rằng các ngân hàng này hoạt động kém hiệu quả trong cả vấn đề phân bổ (điều tiết) và kỹ thuật (năng lực quản lý), trong đó sự kém hiệu quả về mặt kỹ thuật nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu này cho rằng hiệu quả chi phí trung bình của mẫu ngân hàng của họ là khoảng 60,6%, và mức tăng trưởng trung bình hàng năm của chỉ số Malmquist là âm tính, là –2,2% trong suốt thời gian nghiên cứu. Ngược lại, năng suất các nhân tố tổng hợp tăng 5,7% trong giai đoạn 2001-2003, trong khi năng suất các nhân tố tổng hợp năm 2003 cao hơn 15,1% so với năm 2002. Sự cải thiện năng suất các nhân tố tổng hợp này


là đạt được chủ yếu nhờ hiệu quả kỹ thuật cao hơn và ở một mức độ nào đó, nhờ tiến bộ công nghệ. Ông cũng cho rằng hiệu quả kỹ thuật của hệ thống ngân hàng Việt Nam giảm từ 0,912 năm 2001 xuống 0,895 năm 2002.

Nguyen và De Borger (2008) nhận thấy rằng năng suất của các ngân hàng Việt Nam có xu hướng giảm trong khoảng thời gian lấy mẫu (nhỏ) của họ, ngoại trừ năm 2005 - mặc dù kết quả khởi động cho thấy sự thay đổi năng suất giữa năm 2004 và 2005 là không đáng kể. Nguyễn và DeBorger (2008) cũng có một tài liệu thảo luận được trình bày tại “Hội nghị Năng suất Châu Á - Thái Bình Dương 2008” về hiệu quả và năng suất của 15 ngân hàng thương mại tại Việt Nam (trong đó có bao gồm 4 trong 5 ngân hàng thương mại Nhà nước.

Hùng (2008) là một trong những tác giả có nghiên cứu về hiệu quả và tăng trưởng năng suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng cả phương pháp phi tham số (DEA) và phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA). Các kết quả về phân tích hiệu quả, tăng trưởng năng suất và các mô hình đánh giá tác động rất có ý nghĩa đối với cải thiện hiệu quả chung của ngành ngân hàng.

Minh và cộng sự (2008) ước lượng hiệu quả của 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 và xếp hạng hiệu quả cho các ngân hàng này để tìm ra những ngân hàng hiệu quả nhất và kém nhất. Hiệu quả được đo lường bằng mô hình phân tích bao dữ liệu (DEA) và đo lường hiệu quả bằng mô hình siêu hiệu quả thông qua biến yếu của Tone (2002), trong đó sử dụng giả thiết về hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS). Họ tiến hành một phân tích nhạy trong đó dữ liệu của các ngân hàng được phép thay đổi đồng thời trên các tập con đầu vào và đầu ra khác nhau. Hơn nữa, họ sử dụng tương quan hạng Spearman và tau-b của Keldall để kiểm tra việc xếp hạng dựa trên biến yếu của Tone và phương pháp xếp hạng Anderson-Peterson, kết quả chỉ ra rằng xếp hạng các ngân hàng dựa trên phương pháp của Tone và phương pháp Anderson-Peterson có mối tương quan cao.

Hạnh và cộng sự (2013) đánh giá hoạt động kinh doanh của 21 ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2011. Mẫu nghiên cứu gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước và 16 ngân hàng thương mại cổ phần, mang tính đại diện cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhóm tác giả đã kết hợp phương pháp phân tích định tính bằng các chỉ số thể hiện qua các bảng số liệu, đồ thị với phương pháp phân tích định lượng. Nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại bằng mô hình phân tích màng bao dữ liệu - DEA để ước tính hiệu quả cho từng ngân hàng thương mại. Các tác giả phân tích định lượng bằng phương pháp kiểm định hồi quy Tobit.


Thương (2017) ứng dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của 21 ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011- 2015. Kết quả cho thấy các NHTM sử dụng tương đối hiệu quả các nguồn lực đầu vào với chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 94%. Chỉ số Malmquist cũng được sử dụng để phân tích sự thay đổi năng suất của các NHTM theo thời gian. Nghiên cứu cho thấy, tiến bộ công nghệ là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi Chỉ số Malmquist. Bài viết cũng sử dụng mô hình Tobit để ước lượng tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Thanh và cộng sự (2018) sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cho giai đoạn 2011 -2016. Tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ báo cáo thường niên của 23 ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2011 -2016 để ước lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng bao gồm hiệu quả kỹ thuật theo cả hai phương pháp DEA-CRS (hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô) và DEA-VRS (hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô), hiệu quả quy mô (Scale Efficiency), hiệu quả phân bổ (Allocation Efficiency) và hiệu quả hoạt động chung (hiệu quả chi phí). Kết quả ước lượng cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả kỹ thuật trung bình hệ thống đạt 81,7%, trong đó hiệu quả kỹ thuật thuần túy của ngân hàng đóng góp vào hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng lớn hơn so với các nhân tố phản ánh quy mô hoạt động. Chỉ số hiệu quả chi phí (Cost Efficiency - CE) trong nghiên cứu có kết quả tăng dần qua giai đoạn 5 năm, từ 52,84% năm 2011 lên 70,61% năm 2016. Hiệu quả chi phí tăng được đánh giá là nhờ các ngân hàng có hiệu quả phân bổ tăng dần trong các năm và tăng nhanh hơn so với hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, chỉ số CE trung bình toàn giai đoạn là 64,41% cho thấy mặc dù các ngân hàng đã ngày càng tối thiểu hóa được các chi phí đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra nhưng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào lại chưa thực sự hiệu quả và do đó, chỉ số hiệu quả chi phí này chỉ đạt được ở mức trung bình.

Thạnh (2019) tổng hợp lại các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng. Đồng thời, ứng dụng cách tiếp cận cấu trúc phi tham số với phương pháp phân tích màng bao dữ liệu để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, giai đoạn 2007- 2018, có tham khảo hiệu quả hoạt động 9 tháng của năm 2019. Kết quả cho thấy, hiệu quả kỹ thuật theo DEA của các NHTM thấp nhất vào năm 2008 đạt 80% và cao nhất vào năm 2007 đạt 92%. Hiệu quả kỹ thuật theo DEA trung bình giai đoạn 2007-2018 đạt 86%. Tính không hiệu quả về kỹ thuật phản ánh sự chệch hướng về quản lý so với ngân hàng có hiệu quả tốt nhất. Kết


quả phân tích kỹ thuật theo DEA cho thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - AGR, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - VCB, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - MBB, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - TPB, Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á - NAB là những ngân hàng có mức hiệu quả kỹ thuật trung bình cao nhất (100%). Hiệu quả kỹ thuật trung bình được duy trì ở mức khá cao cho thấy các NHTM Việt Nam đã chú trọng gia tăng năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình để đạt mức hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007-2018 có hiệu quả kỹ thuật đạt trung bình 86%, nguyên nhân chính là việc sử dụng chưa hợp lý các nhân tố đầu vào.

Nguyễn (2019) tập trung phân tích tác động của mức độ cạnh tranh trên thị trường đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017. Cụ thể, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cạnh tranh và HQHĐ của các NH là quan hệ tuyến tính hay phi tuyến tính. Đồng thời, tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH sẽ được đánh giá theo loại hình sở hữu NH, tình trạng M&A, sự ổn định của hệ thống tài chính và sự thay đổi cấu trúc của hệ thống NH. Kết quả nghiên cứu hàm ý những chính sách quan trọng giúp các NHTM có thể tăng cường HQHĐ kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh mới. Hơn nữa, các yếu tố khác có tác động đến HQHĐ của NH cũng được kiểm soát, từ đó đề xuất những khuyến nghị cần thiết cho các nhà quản trị NH và hoạch định chính sách có thể tham chiếu khi tiến hành dự báo và ứng phó với những cú sốc tài chính có thể xảy ra.

Như vậy, trong những thập kỷ qua, hiệu quả ngân hàng đã được kiểm tra bằng cách sử dụng các kỹ thuật biên hiệu quả tham số hoặc phi tham số. Trong số các kỹ thuật tham số, nổi bật là Phương pháp tiếp cận biên SFA, trong khi kỹ thuật phi tham số thì nổi lên phương pháp màng bao dữ liệu (DEA). Sự khác biệt chính của hai cách tiếp cận là các kỹ thuật phi tham số không yêu cầu một dạng chức năng cụ thể để ước tính biên giới, so với các kỹ thuật tham số (Bhatia và cộng sự, 2018). SFA là kỹ thuật tham số phổ biến nhất nhưng đòi hỏi các giả định rất nghiêm ngặt về dạng biên hiệu quả (Biener và cộng sự, 2016). Mặt khác, DEA là kỹ thuật phi tham số được sử dụng thường xuyên nhất để điều tra ngân hàng hiệu quả ở hầu hết các quốc gia.


Bảng 1.1: Một số nghiên cứu về hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại



STT


Tác giả


Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Phương pháp ước lượng


Kết quả thực nghiệm

1

Richard S. Barr, Kory

A. Killgo Thomas F.

Siems and Sheri Zimmel (1999)

Các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ

1984-1998

DEA

Mối quan hệ bền vững và nhất quán giữa hiệu quả với đầu vào và đầu ra

2

Leong (2002),

Bauer và

cộng sự (1997)

Ngân hàng Singapore

1993-1999

DEA

Phát triển điểm hiệu quả và xếp hạng cho các ngân hàng Singapore

3

Sathye

Ngân hàng úc

1995-1999

DEA

Tổng năng suất nhân tố trung bình trong các ngân hàng Úc là 1,013

4

Barr R. S., L.M.

Seiford, and

T.F. Siems

Các ngân

hàng quốc tế

1994

DEA

Dự báo đổ vỡ trong ngân hàng bằng tiếp cận phi tham số.

5

Lawrence

M. Seiford, Joe Zhu (1999)

55 ngân hàng thương mại hàng đầu của Mỹ

1999

DEA

Các ngân hàng tương đối lớn thể hiện hiệu suất tốt hơn về lợi nhuận, trong khi các ngân hàng nhỏ hơn có xu hướng hoạt động tốt hơn đối với tính thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3



STT


Tác giả


Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Phương pháp ước lượng


Kết quả thực nghiệm

6

Nakhun, Necmi K. Avkiran (2009)

Các nước châu Á

1997-2001

DEA & SFA

Tái cấu trúc không dẫn đến các hệ thống ngân hàng hiệu quả hơn.

7

David Grigorian and Vlad Manole (2002)

Các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ

2002

DEA &

Tobit

Tính hữu ích của DEA khi có thể được áp dụng thành công cho các hệ thống ngân hàng ở các quốc gia chuyển.

8

Pasiouras (2008)

715 ngân

hàng từ 95 quốc gia

2008

DEA

Cung cấp sự so sánh giữa các kỹ thuật khác nhau

9

Fethi và Pasiouras

Các ngân hàng thương mại

2010

DEA

Có một lỗ hổng nghiên cứu trong các nghiên cứu kiểm tra hiệu quả lợi nhuận / doanh thu với DEA

10

Fukuyama và Weber (2010),

Fukuyama và Matousek (2011) và

Holod và Lewis (2011)

16 ngân hàng thương mại ở Trung Quốc

2000-2010

DEA

Có một lỗ hổng nghiên cứu trong các nghiên cứu kiểm tra hiệu quả lợi nhuận / doanh thu với DEA do thiếu chất lượng tốt của giá đầu ra

11

Andreas Dietrich

10.165 ngân hàng

1998-2012

GMM

Các nhân tố quyết định khả năng sinh lợi của các



STT


Tác giả


Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Phương pháp ước lượng


Kết quả thực nghiệm


Gabrielle (2014) &

Arellano và Bover (1995)

thương mại trên 118 quốc gia



ngân hàng trong mô hình có thể giải thích sự khác biệt về khả năng sinh lợi hiện có giữa các ngân hàng thương mại ở các nước thu nhập thấp, trung bình và cao.

12

Nguyễn (2007)

13 Ngân

hàng Việt Nam

2001-2003

DEA

Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả về cả vấn đề điều tiết và kĩ thuật.

13

Nguyen & De Borger (2008)

Các ngân hàng thương mại Việt Nam

2008

DEA

Năng suất của các ngân hàng Việt Nam có xu hướng giảm

14

Hùng (2008)

Các ngân hàng thương mại Việt Nam

2008

DEA & SFA

Các kết quả về phân tích hiệu quả, tăng trưởng năng suất và các mô hình đánh giá tác động rất có ý nghĩa đối với cải thiện hiệu quả chung của ngành ngân hàng.

15

Minh và cộng sự(2008)

32 Ngân hàng VietNam

2001-2005

DEA,

Tone và Andercon- Peterson

Có mỗi tương quan cao

16

Hạnh và cộng sự(2013)

21 ngân hàng ViệtNam

2007-2011

DEA,

tobit

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng



STT


Tác giả


Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Phương pháp ước lượng


Kết quả thực nghiệm

17

Thương cộng sự(2017)

21 NHTM VietNam

2011-2015

DEA

Sử dụng tương đối hiệu quả nguồn lực đầu vào với chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung bình đtạ 94%

18

Thanh cộng (2018)

và sự

23 ngân hàng thương mại

2011 -

2016

DEA

Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam

19

Thanh cộng (2019)

và sự

23 NHTM ViệtNam

2007-2018

DEA

Chú trọng gia tăng năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình để đạt mức hiệu quả kỹ thuật tối ưu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

1.1.2. Những nghiên cứu về tác động của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại

Tác động của một số nhân tố vĩ mô tới hoạt động của ngân hàng thương mại

Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) và Bikker và Hu (2002) đã xác định các chuyển động chu kỳ có thể có trong khả năng sinh lời của ngân hàng - mức độ mà lợi nhuận ngân hàng có tương quan với chu kỳ kinh doanh. Phát hiện của họ cho thấy rằng có mối tương quan như vậy tồn tại, mặc dù các biến được sử dụng không phải là thước đo trực tiếp của chu kỳ kinh doanh. Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) đã sử dụng tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP và GNP trên đầu người để xác định mối quan hệ như vậy, trong khi Bikker và Hu (2002) sử dụng một số biến số kinh tế vĩ mô (chẳng hạn như GDP, tỷ lệ thất nghiệp và chênh lệch lãi suất). Trong một đóng góp quan trọng, Eichengreen và Gibson (2001) phân tích các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của từng ngân hàng và thị trường cụ thể trong giai đoạn 1993-1998, sử dụng bảng phân tích không giới hạn đối với các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu của họ đại diện cho một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022