Chiếm Hữu, Sử Dụng, Định Đoạt Tài Sản Riêng

ảnh, chương trình máy tính [38, Khoản 1 Điều 20]. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác như tiền được bồi thường trong tranh chấp lao động khi Tòa án giải quyết; tiền được bồi thường khi bị người khác hủy hoại tài sản riêng, sau đó kiện đòi bồi thường và được Tòa án giải quyết…. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng như trợ cấp tiền tuất hàng tháng; trợ cấp thờ cúng liệt sĩ…[37, Điều 9]. Quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng như tiền được bồi thường thiệt hại về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự khi vợ, chồng bị xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…

Sở dĩ pháp luật HN&GĐ quy định những tài sản trên thuộc sở hữu riêng của vợ chồng vì căn cứ vào nguồn gốc tài sản và tính chất đặc biệt của những tài sản này là tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Đây là một điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 so với những văn bản luật HN&GĐ trước đây. Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm: gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho

riêng trong thời kỳ hôn nhân ; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong trường hợp chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ; đồ dùng, tư trang cá nhân, ngoài ra Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 bổ sung thêm thành phần khối tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản mà người có công cách mạng được nhận trong thời kỳ

hôn nhân là tài sản riêng của người đó. Như vậy, pháp luật HN&GĐ trước Luật

HN&GĐ năm 2014 hoàn toàn không nhắc đến các loại tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng như quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ, các khoản trợ cấp…

Có thể thấy rằng, quy định tài sản khác mà theo quy định của pháp luật là tài sản riêng của vợ, chồng không chỉ đơn giản là dự liệu cho các trường hợp mà pháp luật chưa dự liệu hết mà quy định này bổ sung đầy đủ các tài sản mà theo quy định là tài sản riêng của vợ, chồng. Quy định này có ý nghĩa to lớn khẳng định nhận thức toàn diện trong quá trình lập pháp nói chung và xây dựng, hoàn thiện pháp luật HN&GĐ nói riêng, góp phần tạo ra hệ thống pháp lý vững chắc cho việc áp dụng pháp luật.

2.2.2.2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

Điều 44 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 1697215839 - 10

Với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.

Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản [29, Điều 182]. Theo đó, vợ, chồng tự mình nắm giữ và quản lý tài sản riêng của mình. Vợ, chồng được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Quyền chiếm hữu tài sản riêng của vợ, chồng không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian [29, Điều 184]. Đối với trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản [38, khoản 2 Điều 44].

Quyền sử dụng tài sản là khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản [29, Điều 192]. Vợ, chồng có toàn quyền sử dụng tài sản riêng cuả mình thông qua việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác [29, Điều 193]. Đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng thì cả hai

vợ chồng đều hưởng hoa lợi, lợi tức trong trường hợp này.

Quyền định đoạt tài sản là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó [29, Điều 195]. Ví dụ như: vợ, chồng quyết định tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi, cho vay, mượn, để thừa kế…tài sản riêng của mình cho người khác. Về cơ bản, vợ, chồng thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản riêng của mình chỉ theo ý chí

của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của bên vợ, chồng kia hoặc của người thứ ba. Tuy nhiên, do tính chất và mục đích đặc biệt của quan hê ̣hôn nhân, pháp luật quy định về việc hạn chế quyền định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản riêng như sau: “Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ” [38, khoản 4 Điều 44]. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình có nghĩa là hoa lợi, lợi tức đó cần phải có thì gia đình mới tồn tại được, hay nói cách khác nếu không có những hoa lợi, lợi tức đó thì cuộc sống của gia đình không thể duy trì.

2.2.2.3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng

Bên cạnh việc cho phép vợ, chồng có những quyền năng đối với tài sản riêng thì pháp luật cũng quy định những nghĩa vụ riêng mà vợ, chồng có trách nhiệm thực hiện liên quan đến tài sản riêng của mỗi bên.

Điều 45 Luật HN & GĐ quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng như sau:

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ,

chồng.

Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng trước khi kết hôn là những nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng được xác lập trước thời điểm vợ chồng đăng ký kết hôn. Nghĩa vụ này có thể là những khoản nợ mà vợ, chồng đã vay trước khi kết hôn; nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của vợ chồng trước khi kết hôn; nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự mà vợ chồng đã xác lập trước khi kết hôn… Nói chung tất cả những nghĩa vụ của vợ, chồng được xác lập trước thời điểm vợ chồng đăng ký kết hôn đều là nghĩa vụ riêng của vợ chồng và phải được đảm bảo bằng tài sản riêng của vợ, chồng.

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng là trường hợp vợ, chồng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình có phát sinh nghĩa vụ thì nghĩa vụ này là nghĩa vụ riêng của vợ, chồng. Ví dụ: vợ, chồng thuê người quản lý tài sản cho mình có nghĩa vụ trả tiền thuê; thuê người sửa, tôn tạo lại nhà là tài sản riêng; trao đổi tài sản phải bù thêm tiền… Luật HN&GĐ năm 2014 quy định những nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như đã nêu trên là nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình. Đó là những nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên thực hiện vì mục đích riêng như vay tiền để đầu tư kinh doanh riêng; mua sắm tài sản mà không phải phục vụ cho nhu cầu của gia đình…

Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng là trường hợp vợ, chồng có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho xã hội, cho người khác phải bồi thường; hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền, buộc khôi phục tình trạng ban đầu… Ví dụ như vợ, chồng có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác hoặc có hành vi phá hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường thiệt hại, khi đó nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng.

Như vậy, so với Luật HN&GĐ năm 2000 thì Luật HN&GĐ năm 2014 quy định đầy đủ, cụ thể hơn. Luật HNGĐ năm 2000 quy định nghĩa vụ về tài sản riêng của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó nhưng không xác định cụ thể nghĩa vụ nào là nghĩa vụ riêng của vợ, chồng. Điều này gây ra khó khăn và vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, không đảm bảo việc hiểu và áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Để khắc phục thiếu sót của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 đã liệt kê cụ thể các nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng tại một điều luật riêng (Điều 45).

Luật HN&GĐ năm 2014 bỏ quy định “Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng” tại khoản 4 Điều 33 Luật HNGĐ 2000. Vì việc sử dụng cụm từ “cũng được” dẫn đến những cách hiểu khác nhau: Tài sản riêng của vợ, chồng được đưa vào sử dụng vì các nhu cầu thiết yếu của gia đình là quyền hay nghĩa vụ của vợ chồng?

Tôi cho rằng, điều này là hợp lý, vì nếu là nghĩa vụ thì trường hợp họ không đưa vào sử dụng chung thì họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý gì từ việc không tuân thủ quy định của pháp luật. Khi đó, có chế tài gì để một bên vợ hoặc chồng có thể sử dụng để yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ hay không? Nếu đây được xem là quyền của bên có tài sản riêng thì thật sự quy định này không có tính khả thi. Ngoài ra, một vấn đề khác là nếu cả vợ và chồng đều có tài sản riêng thì việc đưa tài sản riêng vào dùng chung theo tỷ lệ đóng góp là bao nhiêu?

Tuy nhiên, khi liệt kê những nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng, Điều 45 Luật HN&GĐ lại không quy định về nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng ví dụ như các khoản chi phí (nuôi dưỡng, giáo dục) đối với con riêng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 57: “Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình” [38, khoản 1 Điều 57]; hoặc khoản chi phí phát sinh từ việc người vợ, chồng làm người giám hộ cho người khác… Theo tôi, đây là một thiếu sót của Luật HN&GĐ năm 2014, sự thiếu sót này nếu như không được khắc phục sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào đời sống. Do đó, thiết nghĩ cần bổ sung nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng trong quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng.

2.2.2.4. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng. Trước đây, Luật HN&GĐ năm 2000 không có điều luật riêng quy định về nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ:

1. Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật HN&GĐ phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này. [10, Điều 13].

Nhưng trong thực tế có rất nhiều gia đình, việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung không được lập thành văn bản kể cả những tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn. Khi gia đình hòa thuận, êm ấm, vợ chồng mặc nhiên coi tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản chung vì nhu cầu sống chung của gia đình mà không có bất cứ thỏa thuận về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung hoặc có trường hợp người có tài sản riêng chỉ tuyên bố bằng miệng là nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung. Nhưng khi vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp tài sản phát sinh, người có tài sản riêng lại khẳng định rằng mình chưa nhập tài sản riêng đó vào tài sản chung. Hoặc trường hợp tài sản riêng được đưa vào sử dụng chung, trong quá trình sử dụng bị hủy hoại, tiêu tán, được bán đi để phục vụ nhu cầu của gia đình… khi xảy ra tranh chấp người có tài sản riêng đó đòi bồi thường. Vậy, đối với những tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung trong một thời gian dài có được coi là tài sản chung hay không? Nếu như căn cứ vào Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP để giải quyết thì chỉ trường hợp thỏa thuận được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng thì mới được công nhận, còn trường hợp dù tài sản đã được đưa vào sử dụng lâu năm nhưng chưa thỏa thuận bằng văn bản thì vẫn là tài sản riêng. Điều này vô tình tạo ra sự không công bằng, không hợp lý. Hơn nữa, việc xác định “tài sản có giá trị lớn” để áp dụng khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP cũng tạo ra không ít khó khăn, bất cập, phải hiểu như thế nào là tài sản có giá trị lớn, dẫn đến sự không thống nhất trong hoạt động xét xử.

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung tại một điều riêng biệt. Cụ thể, việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng, về hình thức thỏa thuận chỉ trong trường hợp tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải đảm bảo hình thức đó [38, Điều 46].

Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung không bắt buộc phải theo một hình thức nhất định, trừ trường hợp pháp luật quy điṇ h ph ải tuân theo hình thức nào đó ví d ụ như quy định thỏa thuận phải bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký

hoặc xin phép. Điều này có nghĩa là Luật HN&GĐ năm 2014 công nhận thỏa thuận bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của vợ chồng. Tôi cho rằng quy

định này là hoàn toàn hợp lý, mở rôṇ g quyền tư ̣ do thỏa thuân của vơ ̣ chồng , bảo đảm

quyền lợi của vợ, chồng trong quan hệ tài sản, tạo sự linh hoạt trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp trong thực tế.

Khi quy định về quyền nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung, pháp luật cũng dự liệu trường hợp giải quyết nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Cụ thể là đối với những nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung thì được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2.3. Chế độ hôn sản theo thỏa thuận

Trong số các điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014, lần đầu tiên chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận được chính thức ghi nhận trong pháp luật HN&GĐ của nước ta. Như vậy, theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 không còn tồn tại một chế độ hôn sản duy nhất được công nhận là chế độ hôn sản luật định mà hiện nay còn ghi nhận thêm chế độ hôn sản theo thỏa thuận. Đây là quy định mang tính đột phá, đổi mới, tạo điều kiện cho vợ chồng tự do thỏa thuận, quyết định và tự định đoạt đối với tài sản của mình trước khi kết hôn cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi bên.

2.3.1. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

Mặc dù chế độ hôn sản ước định đã được nhiều nước áp dụng trong thực tế, nhưng đến nay vẫn cồn có những quan điểm khác nhau liên quan đến loại chế định này. Nhiều ý kiến cho rằng không gì giết chết sự lãng mạn vợ chồng bằng hôn ước. Đối với các cặp đôi thật sự yêu thương nhau, hôn nhân là để gắn bó, chia sẻ mọi thứ quý giá như cuộc sống, thân thể, con cái… chứ không chỉ là tiền bạc. Mặt khác, nếu hai người vô tư đến với nhau không nghĩ ngợi đến hôn ước thì nhiều khả năng cuộc hôn nhân sẽ hạnh phúc và lâu bền hơn. Tuy nhiên, có quan điểm ngược lại khi cho rằng hôn ước hạn chế ly hôn vì nó giúp các cặp vợ chồng vượt qua bất đồng về tài chính ngay từ đầu; nói chuyện tiền bạc trước hôn nhân không phải dễ nhưng lại giúp tránh được rắc rối về sau, đồng thời giúp hạn chế các tổn thương về tài chính và cả cảm xúc mà một cuộc ly hôn (nếu buộc phải xảy ra) mang lại. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cũng khuyên rằng những người có tài sản lớn và lập gia đình lần hai trở đi nên lập hôn ước và một người cần cân nhắc lập hôn ước trước khi kết hôn nếu sở hữu một cơ sở kinh doanh, bất động sản, dự đoán sẽ có một khoản thừa kế trong tương lai, thu nhập cao hơn nhiều so với người kia, có con từ các cuộc hôn nhân trước, có cha mẹ già phải nuôi dưỡng.

Như vậy, việc lựa chọn và xác lập chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là quyền của vợ, chồng được pháp luật hôn nhân gia đình ghi nhận tại khoản 1 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2014. Chế độ tài sản vợ chồng luật định không còn là chế độ tài sản duy nhất, đầu tiên được ưu tiên áp dụng cho quan hệ tài sản giữa vợ, chồng mà là giải pháp dự phòng được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của Luật HN&GĐ (Điều 7 Nghị định số 126/2014/NĐ - CP).

2.3.1.1. Điều kiện về hình thức

Theo quy định tại Điều 47 Luật HN&GĐ năm 2014 thì thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng phải tuân thủ những điều kiện về mặt hình thức. Cụ thể như sau:

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Về hình thức, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng là sự thể hiện ý ý, nguyện vọng, quyền lợi cũng như trách nhiệm của vợ, chồng về vấn đề tài sản, do đó thỏa thuận này phải được vợ, chồng lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực. Thỏa thuận chỉ được lập bằng văn bản và có chữ ký của hai vợ chồng là chưa đủ, vì xét về mặt pháp lý văn bản này được lập trên cơ sở sự thỏa thuận, thỏa thuận này có được thực hiện hay không phụ thuộc vào sự tự nguyện tôn trọng và trách nhiệm của các bên. Nếu các bên không muốn, không thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận thì không ai có thể ép buộc được họ vì không có cơ sở. Xét về mặt hình thức, nếu không công chứng hoặc chứng thực thì thỏa thuận đó không phù hợp với quy định của pháp luật và bị coi là không có giá trị do sai về hình thức. Do vậy, việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được lập bằng văn bản và có công chứng hoặc chứng thực sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi của vợ, chồng cũng như đảm bảo cho vợ, chồng có trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận, hạn chế các tranh chấp xảy ra liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng trong thực tế.

2.3.1.2. Điều kiện nội dung

Về nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, theo quy định tại Điều 48 Luật HN&GĐ gồm có những nội dung sau:

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí