Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt Nam.‌


II. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.‌


1. Quá trình hình thành và phát triển


Chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia có quan hệ và tác động rất lớn đến quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từng thời kỳ, chính sách đối ngoại của quốc gia đó có thể tạo thuận lợi hay cản trở việc phát triển quan hệ đầu tưu trực tiếp nước ngoài. Như vậy, có thể hiểu những cam kết của nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài hay quốc gia khác cũng thể hiện một phần chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Việc nghiên cứu quan hệ FDI ở Việt Nam chỉ có thể bắt đầu từ khi Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có quyền tự quyết mọi chính sách và FDI của mình. Sau khi giành độc lập, thống nhất đất nước năm 1975, với chính sách đối ngoại rộng mở, muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã từng bước có những quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều lệ về đầu tư nước ngoài năm 1977, một trong những chế định pháp luật đầu tiên về đầu tư trực tiếp nước ngoài, là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành và phát triển của FDI tại Việt Nam.

Căn cứ vào chính sách FDI của Việt Nam qua các thời kỳ và các yếu tố liên quan khác, quá trình phát triển của FDI Việt Nam có thể chia thành bốn giai đoạn lớn như sau:

- Giai đoạn từ năm 1975 đến 1987

- Giai đoạn từ 1987 đến 7/2006

- Giai đoạn từ 7/2006 đến nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


1.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1987

Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 4


Về pháp luật FDI: Năm 1977 - hai năm sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Điều lệ đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được ban hành kèm theo Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 18/4/1977 của Chính phủ. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Chính phủ có quy định các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các quan hệ pháp luật về FDI. Điều lệ cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam dưới ba hình thức: hợp tác sản xuất chia


sản phẩm; xí nghiệp và công ty hỗn hợp. Điều lệ đầu tư năm 1977 đã tạo ra được khung pháp lý ban đầu cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Đây là những tiền đề cho những ý tưởng và là cơ sở cho những bước cải cách sau này, ngay cả Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 cũng đã lấy Điều lệ đầu tư năm 1977 làm nội dung chính để nâng cấp, hoàn thiện thêm.

Tuy nhiên, mặc dù tồn tại suốt 10 năm từ khi ban hành năm 1977 đến khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 1987, nhưng Điều lệ đầu tư năm 1977 đã mất hoàn toàn tác dụng về mặt thực tiễn vì các lý do chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam còn vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, bị phong tỏa bởi chính sách bao vây, cấm vận nên việc hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là điều không thể tránh khỏi.

- Thứ hai, trong thời gian sau 1975, Việt Nam phải luôn chú trọng vào việc đối phó với những âm mưu phá hoại và xâm chiếm của các thế lực thù địch tại Campuchia và Trung Quốc, dẫn tới tâm lý làm cho nhà đầu tư cảm thấy tình hình chính trị không ổn định nên không yên tâm đầu tư.

- Thứ ba: những khoản viện trợ chính thức liên chính phủ chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong quan hệ của các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đó. Hơn nữa, đầu tư từ các nước xã hội chủ nghĩa trước đây được thực hiện theo các điều ước quốc tế ký kết giữa các nước này với Việt Nam, mà trong đó chứa đựng nhiều ưu đãi vượt khung pháp luật hiện hành và điều chỉnh theo một cơ chế riêng của điều ước.

- Thứ tư: do bản thân Điều lệ đầu tư năm 1977 có những hạn chế, đồng thời những chính sách đồng bộ kèm theo Điều lệ đầu tư năm 1977, như các quy định cụ thể cho việc thi hành như các qui định về Ngân hàng, quản lý ngoại hối, đất đai, lao động, tài nguyên,... để nhằm thu hút đầu tư chưa được chú trọng ban hành. Do đó, một cơ sở pháp lý đầy đủ, có hiệu lực pháp lý cao, làm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài chưa được thiết lập.


Về quản lý nhà nước với hoạt động đầu tư: trong giai đoạn này chưa có một cơ quan quản lý nhà nước và điều hành riêng hoạt động FDI. Cơ chế nhiều cửa trong hoạt động FDI được chấp nhận và không phát huy hiệu quả.

1.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến hết tháng 6/2006


Đây là giai đoạn Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đi vào thực hiện.


a. Giai đoạn từ năm 1988 đến 1989


Dấu mốc quan trọng trong giai đoạn này là việc Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1987.

Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài lần đầu tiên được ban hành đã thể hiện quan điểm chính thức của Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động FDI và nhà đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động FDI phát triển; làm cho hoạt động FDI có những chuyển biến quan trọng, tạo nên những bước đột phát trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI.

Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư: trong giai đoạn này, Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI) là cơ quan chuyên trách quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Ủy ban này do mới được thành lập nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

b. Giai đoạn từ 1990 đến 1995


Trong giai đoạn này có nhiều mốc lịch sử quan trọng, tác động rất lớn đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Đầu tiên phải kể đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, những đối tác đầu tư truyền thống của Việt Nam. Đây là một tổn hại không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói riêng.

Tiếp theo, trong năm 1992, tình hình kinh tế xã hội nước ta có rất nhiều chuyển biến tích cực, có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của các thành phần kinh tế.


Sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở pháp lý mới cho việc mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cụ thể, theo điều 22 Hiến pháp năm 1992: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp cũng khuyến khích các hoạt động đầu tư vốn, công nghệ của các tổ chức cá nhân nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời có các biện pháp đảm bảo tài sản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

Về chính sách FDI: Ngay sau khi ban hành Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã được khai thông và góp phần quan trọng vào việc khai thông ách tắc trong các quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam. Mặc dù lượng vốn đầu tư chưa cao và chưa đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình như một khu vực kinh tế quan trọng có nhiều tiềm năng trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Điều đó chứng tỏ rằng việc ban hành Luật và nội dung cơ bản của Luật là phù hợp với xu thế chung, phù hợp với mục tiêu khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 cũng bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót trong việc thi hành cũng như trong bản thân nội dung của Luật. Do vậy, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và bổ sung để bảo đảm sự phù hợp với những thay đổi của kinh tế chính trị và góp phần tạo dựng môi trường pháp lý ngày càng đồng bộ hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các năm 1990 và 1992.

Về cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ủy ban hợp tác và Ủy ban kế hoạch nhà nước. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ĐTNN tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, giúp Chính phủ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Dưới Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp cho UBND các tỉnh, thành phố quản lý hoạt động FDI.

c. Giai đoạn từ 1996 đến hết tháng 6/2006


Năm 1996 – 10 năm sau đổi mới – là năm mở đầu giai đoạn nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới - hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài đã bộc lộ nhiều nhược điểm cần được khắc phục, đó là: Một số quy định quá chung chung, không đủ cụ thể để hướng dẫn thi hành; thiếu tính đồng bộ, cập nhật và chồng chéo; thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, các chủ trương, quy hoạch chưa cụ thể, khiến nhà đầu tư mất nhiều thời gian tìm hiểu, cơ quan nhà nước gặp khó khăn trong việc quản lý.

Trước tình hình đó, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ X đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 vào ngày 12/11/1996.

Một năm sau đó, năm 1997, nhịp độ tăng vốn FDI của Việt Nam giảm mạnh so với năm 1996. Một nguyên nhân của hiện tượng là do cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính khu vực Châu Á. Phần lớn lượng vốn FDI vào Việt Nam đều bắt nguồn từ các nước Châu Á, trong đó ASEAN chiếm gần 25%, các nước ở khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan chiếm trên 31%. Khi nền kinh tế các nước này khủng hoảng, các nhà đầu tư rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính nên sự giảm sút về nguồn vốn FDI từ các quốc gia này là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đó chưa phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự sụt giảm về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hậu khủng hoảng kinh tế – tài chính là do sự kém hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Với mục tiêu khắc phục những hạn chế của khung pháp lý hiện hành về FDI; tạo dựng môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng, ổn định, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 6 năm 2000.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, vào năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư chung, trên cơ sở thống nhất hai luật: Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam nhằm thu hút tối đa nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.


Về cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư: Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư không có gì thay đổi so với giai đoạn trước. Tuy vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Cục đầu tư nước ngoài (năm 2003) để đưa hoạt động quản lý đầu tư về một mối, khắc phục tình trạng chồng chéo và phân tán trước kia.

1.3. Giai đoạn từ 7/2006 đến nay


Ngày 1/7/2006, Luật Đầu tư năm 2005 bắt đầu có hiệu lực, mở ra một thời kỳ mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với sự mở rộng quyền tự chủ đầu tư kinh doanh cho nhà đầu tư và sự đổi mới về quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài. LĐT có hiệu lực cũng chính là một bước chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập WTO.

Các quy định cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian này sẽ được nói rõ hơn ở phần sau.

2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, theo Luật Đầu tư năm 2005, nhà đầu tư nước ngoài có quyền đầu tư vào các hình thức sau:

- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;

- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT;

- Đầu tư phát triển kinh doanh;

- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư;

- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp;

- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.


Theo thống kê đến 20/9/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hình thức đầu tư trong đó có thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vẫn là hình thức được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất với tổng số dự án là 6223 trên tổng số 8058 dự án và tổng số vốn đầu tư chiếm khoản 50% tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài


vào Việt Nam. Tiếp theo đó là hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh với 1570 dự án với tổng lượng vốn đầu tư là 2,2 nghìn tỷ đồng, sau đó là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với 217 dự án và 449 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký; hình thức công ty cổ phần có 43 dự án và 44 nghìn tỷ đồng vốn thu hút được; cuối cùng là hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT và hình thức công ty mẹ – con với số dự án lần lượt là 4 và 1 dự án.

Biểu đồ 1: FDI phân theo hình thức đầu tư (Xem thêm phụ lục 1)



1570

217 43 5



6223


100% vốn nước ngoài

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BOT, BTO, BT và công ty mẹ-con

Liên doanh

Công ty cổ phần


Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư


3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam


3.1. Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế

Như trên đã nói, Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước đang phát triển, cần một lượng vốn lớn để có thể xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đóng góp một lượng vốn lớn và quan trọng để Việt Nam thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đó. Tính từ năm 1988 đến hết ngày 22/4/2008 cả nước đã có 9.905 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép với tống vốn đăng ký lên đến hơn 103 tỷ USD6. Luồng vốn này đúng như là một “cú hích” để


6 Thống kê đầu tư đến tháng 4/2008 – Tổng cục Thống kê


phá vỡ “vòng luẩn quẩn” trong nền kinh tế Việt Nam, tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế đồng thời trở thành một chất xúc tác giúp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hàng năm, do chủ trương tận dụng mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế của khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước) không ngừng tăng lên và ngày càng chiếm vai trò quan trọng. Tuy nhiên, ngoài nội lực là nguồn vốn đầu tư trong nước, chúng ta còn có một nguồn ngoại lực không kém phần quan trọng, đó chính là đầu tư trực tiếp nước ngoài - nhân tố cơ bản để giúp nước ta có thể trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.

Biểu đồ 2: Lượng vốn FDI và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội (Xem thêm phụ lục 2)


%

Nghìn tỷ đồng


80 30


70

25

60

20

50


40 15


30

10

20

5

10


0 0

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Năm

Tổng lượng vốn FDI Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội


Nguồn: Thống kê đầu tư từ năm 1995-2007 – Tổng cục Thống kê


Trong những năm gần đây, FDI góp phần bổ sung thêm một lượng vốn quan trọng trong nền kinh tế với tỷ trọng vốn dao động trong khoảng từ 16-20% tổng lượng vốn đầu tư xã hội. Ví dụ như trong năm 2007, vốn FDI đóng góp 16,04% vào

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí