Tham Gia Vào Quá Trình Ban Hành Các Quy Định Pháp Lý


- Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa về ĐTNN làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

1.2. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính

Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế “liên thông - một cửa” ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư.

Tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan,... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.

Nâng cao trình độ toàn diện của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại LĐT và quy định mới về phân cấp quản lý ĐTNN.

1.3. Về quản lý nhà nước với đầu tư

Cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, phối hợp hỗ trợ, thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đăng ký của các dự án đã được cấp GCNĐT, đặc biệt chú trọng đến công tác thúc đẩy triển khai các dự án quy mô vốn đầu tư lớn được cấp GCNĐT trong vài năm gần đây bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, về giải phóng mặt bằng, v.v. giúp cho các dự án này triển khai nhanh chóng.

Thứ hai, thường xuyên phối hợp với địa phương hỗ trợ giải quyết về luật pháp, chính sách, vướng mắc của các doanh nghiệp trong việc hình thành và hoạt động. Đồng thời, có kế hoạch nắm bắt cụ thể tình hình triển khai của các dự án ĐTNN có quy mô vốn đầu tư lớn (từ khi hình thành dự án đến khi hoạt động).

Thứ ba, nghiên cứu xây dựng, củng cố hệ thống quản lý thông tin ĐTNN, tiến đến dần kết nối các đầu mối quản lý đầu tư trong cả nước để đảm bảo tốt chính sách


hậu kiểm, tăng cường cơ chế phối hợp quản lý ĐTNN giữa Trung ương với địa phương và các Bộ, ngành liên quan.

Thứ tư, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát sau cấp phép nhằm hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các vi phạm pháp luật. Tiếp tục rà soát các dự án để có hình thức xử lý phù hợp, hỗ trợ dự án nhanh chóng triển khai sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Thực hiện việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không triển khai đúng tiến độ cam kết để dành quỹ đất cho các dự án mới. Chủ trì tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình triển khai quy hoạch đầu tư, quy hoạch KCN, KKT và tình hình sử dụng vốn hỗ trợ ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KKT.

Thứ năm, tổ chức hướng dẫn các địa phương xây dựng Đề án quy hoạch phát triển KCN và phối hợp với các đơn vị nghiên cứu phương án điều chỉnh Quy hoạch phát triển các KCN cả nước với biện pháp bảo vệ môi trường.

Thứ sáu, phối hợp với các đơn vị, cơ quan theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn đề đình công, bãi công của công nhân trong KCN, đặc biệt là trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

- Thứ bảy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết cho cơ quan quản lý nhà nước các cấp và các doanh nghiệp nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Về phía doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài


2.1. Thông báo khi có vướng mắc phát sinh

Thứ nhất, trong quá trình hoạt động và triển khai dự án đầu tư, nếu có bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến hệ thống pháp lý, đặc biệt là các quy định của Luật Đầu tư và các văn bản khác có liên quan, doanh nghiệp phải ngay lập tức thông báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền, để nhà nước có các biện pháp sửa đổi các quy định chưa hợp lý hoặc bổ sung các quy định còn thiếu.


2.2. Tham gia vào quá trình ban hành các quy định pháp lý

Chính các doanh nghiệp và nhà đầu tư là đối tượng trực tiếp chịu tác động của các quy định về pháp luật đầu tư tại Việt Nam. Họ cũng là người hiểu rõ nhất những vướng mắc trong các văn bản pháp luật hiện hành. Do đó, doanh nghiệp và nhà đầu tư cần phải tích cực tham gia góp ý với nhà nước về công tác xây dựng và ban hành các quy định pháp lý. Tránh tình trạng để luật và văn bản sau khi được ban hành và có hiệu lực mới phát hiện ra sự vô lý, không phù hợp.


KẾT LUẬN


Luật Đầu tư năm 2005 có nhiều quy định đổi mới và tiến bộ, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sau hai năm Luật có hiệu lực thi hành, chúng ta không thể phủ nhận những tác động tích cực của nó vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luật Đầu tư năm 2005 là một trong các nhân tố giúp cho lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài suy giảm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động FDI, khiến cho các nhà đầu tư không khỏi hoang mang và lo lắng. Trong đó, nổi bật nhất là những quy định còn nhiều vướng mắc và không thống nhất với các văn bản có liên quan. Đây là điều khó tránh khỏi với một quốc gia đang trong quá trình phát triển đất nước, đang trong quá trình hội nhập, tham gia vào nền kinh tế thế giới, với một hệ thống luật pháp đang trong quá trình hoàn thiện.

Dựa trên những nghiên cứu đó, em cũng đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để góp phần tăng cường vai trò của Luật Đầu tư năm 2005 đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Những giải pháp này có thể chia thành hai nhóm: nhóm giải pháp phát huy tối đa những tác động tích cực của Luật Đầu tư năm 2005 và nhóm giản pháp hạn chế tới mức có thể những tác động tiêu cực của Luật này vào Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Cả hai nhóm giải pháp đều yêu cầu phải có sự tham gia, phối hợp hoạt động của cả các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – đối tượng trực tiếp chịu tác động của những thay đổi trong quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp thống nhất – Báo cáo nghiên cứu thực trạng cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam và giải pháp – Tháng 12/2004.

2. Ban Biên tập Luật Đầu tư, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư – So sánh khung pháp luật đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam – Tháng 12/2004.

3. Ban biên tập Luật Đầu tư chung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng kết 17 năm thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – ngày 20/1/2005.

4. Ban nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ – Tờ trình về tư tưởng chỉ đạo và nội dung cơ bản Luật Doanh nghiệp, Luật khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (bao quát các loại hình doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư) 26/4/2004.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc xây dựng chiến lược 2011-2020 – Năm 2008.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tờ trình về dự án Luật Đầu tư – Tháng 5/2005.

7. Bộ tài chính - Ngân sách Việt Nam 2006.

8. Bộ tài chính - Ngân sách Việt Nam 2007.

9. GTZ, CIEM - Tìm hiểu Luật Đầu tư – Năm 2006

10. GTZ, PMRC, UNDP - Đánh giá dự báo tác động của Luật doanh nghiệp thống nhất & Luật Đầu tư chung: Tác động của việc thay thế hệ thống cấp phép bằng hệ thông đăng ký đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – 2005.

11. Hoàng Châu Giang – Luật Đầu tư và hệ thống câu hỏi đáp – Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2006.

12. Luật Đầu tư năm 2005 – Nhà xuất bản Tư pháp – 2005.

13. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996.

14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000.


15. Ths. Đăng Văn Được, Ths. Ngô Quỳnh Hoa – Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia - Cơ chế khuyến khích thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài – Nhà xuất bản Tư pháp, 2007.

16. Nguyễn Văn Tuấn - Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam – Nhà xuất bản Tư pháp – 2005.

17. Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 – Báo cáo rà soát đánh giá các nội dung không tương thích giữa luật đầu tư và các luật khác có liên quan và kiến nghị bổ sung sửa đổi – tháng 1/2008.

18. Trần Hào Hùng, Văn phòng Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế (NCIEC) – Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư - Tháng 12/2004.

19. Viện nghiên cứ kinh tế Trung ương – Hỏi đáp Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài chính, 2006.

20. Vũ Chí Lộc - Giáo trình đầu tư nước ngoài – Nhà xuất bản Giáo dục – 1997

21. Vũ Thị Thủy - Đầu tư trực tiếp nước ngoài: hai mặt của một vấn đề – tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 236 – tháng 1/1998.

II. Tài liệu tiếng Anh

22. Foreign Direct Investment – Chen Ju.

23. R.Banga - Impact of government policies and investment agreement on FDI flows to developing countries – 2003.

24. UNCTAD - World Investment Report, 2001-2007.

III. Website

25. Chính phủ: www.chinhphu.vn

26. Cục đầu tư nước ngoài: http://fia.mpi.gov.vn

27. Báo điện tử Dân trí: www.dantri.com.vn

28. Báo điện tử vietnamnet: www.vnn.vn

29. Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn

30. Báo điện tử Vnexpress: www.vnexpress.net

31. Bộ Công thương: www.mot.gov.vn

32. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn


33. Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn

34. Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và đầu tư (UNCTAD): www.unctad.org

35. Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: www.vafie.org.vn

36. Ngân hàng thế giới: www.worldbank.org

37. Quỹ tiền tệ quốc tế: www.imf.org

38. Tổ chức thương mại thế giới: www.wto.org

39. Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn

40. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội: www.ncseif.gov.vn

41. Viện nghiên cứu kinh tế - chính trị thế giới: www.iwep.org.vn

42. Viện nghiên cứu quản lý trung ương: www.ciem.org.vn


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư từ năm 1988 – 2007(*)

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng


HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

SỐ DỰ

ÁN

VỐN ĐẦU T-

Ư

VỐN ĐIỀU LỆ

VỐN ĐẦU TƯ

THỰC HIỆN

100% vốn nước ngoài

6223

4,487

1,841

1,252

Liên doanh

1570

2,231

851

1,157

Hợp đồng hợp tác KD

217

449

404

635

Công ty cổ phần

43

65

32

37

Hợp đồng

BOT,BT,BTO

4

44

15

7

Công ty Mẹ - Con

1

10

8

7

Tổng số

8,058

7,286

3,152

3,096

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 13


Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (*) Chỉ tính các dự án có hiệu lực đến ngày 20/9/2007

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022