Sự Hình Thành, Phát Triển Du Lịch Ở Mai Châu-Hòa Bình


Về nguồn nhân lực cũng có sự thay đổi đáng kể: năm 2001 có 427 lao động, đến nay có 1.100 lao động-trong đó trên đại học-5 người; đại học - 210 người (19,09%), cao đẳng-125 người (11,36%); trung cấp - 450 người (40,91%); sơ cấp-180 người (16,36%); lao động phổ thông - 130 người (11,82%).

Tỉnh Hoà Bình hiện có trên 30 bản, làng văn hóa dân tộc đang thực hiện chương trình phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, trong đó có các bản thường xuyên thu hút khách trong và ngoài nước đến thăm và được đánh giá cao.

Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch tăng cao, tăng bình quân hàng năm 27,9%, GDP du lịch so với GDP chung toàn tỉnh tăng từ 1,89% năm 2001 lên 2,64% năm 2005. Nghị quyết số 05/NQ-TU đề ra mức tăng trưởng đối với du lịch là 10-15% như vậy kết quả thực hiện so với Nghị quyết tăng 17,9%. Trong năm 2006, thu nhập của ngành du lịch tỉnh đạt 86,075 tỉ đồng. Con số này chắc chắn nhỏ hơn nhiều so với thực tế vì hiện nay đóng vai trò chủ đạo trong kinh doanh du lịch của tỉnh là các doanh nghiệp tư nhân.

Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có 32 dự án đầu tư vào lịch vực du lịch, với số vốn đăng ký: 1.673,9 tỷ đồng (tương đương 107,3 triệu USD). Các dự án tập trung nhiều vào các khu qui hoạch phát triển du lịch của tỉnh:

- Khu Lương Sơn: Khu du lịch sinh thái suối Ngọc, vua Bà (xã Tiên Xuân), khu sân gôn Phượng Hoàng (xã Lâm Sơn), khu trượt cỏ Minh Hạnh (xã Yên Chung), khu Vịt cổ xanh.v.v.

- Khu Kim Bôi: Khu nghỉ điều dưỡng của Liên đoàn lao động tỉnh (83 phòng, 216 giường) ; khu lưu trú, du lịch sinh thái, hội nghị cao cấp V-resort.

- Khu Mai Châu-Hòa Bình: khách sạn Mai Châu-Hòa Bình (công ty Thiên Minh), khu bảo tồn bản Bước, khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia.


Tổng mức đầu tư được duyệt của các dự án dành cho phát triển du lịch từ 2002-2006 là 96,9 tỷ đồng, trong đó cho xây dựng hạ tầng du lịch: 71,6 tỷ đồng, phát triển làng nghề: 25,3 tỷ đồng. Tổng số vốn đã được cấp đến năm 2006: 45,3 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương tự bổ sung: 290 triệu đồng. Số còn thiếu 51,6 tỷ đồng. Đến nay đã đưa vào sử dụng 7 dự án, đã phát huy hiệu quả thúc đẩy tốc độ tăng trưởng du lịch bình quân hàng năm tăng từ 15-20%/năm. Như vậy, mức đầu tư cho phát triển du lịch ở tỉnh Hòa Bình còn rất khiêm tốn.

Tỉnh Hòa Bình dự kiến, thu nhập du lịch trên địa bàn tăng bình quân giai đoạn 2007-2010: 31,2% (đến năm 2010 đạt 213,6 tỷ đồng); giai đoạn 2011- 2020: 18% (đến năm 2020 đạt 1.118 tỷ đồng). Đặc biệt tỉnh đang làm dự án trình chính phủ công nhận khu hồ Hòa Bình vào khu du lịch quốc gia.

Các công trình phát triển du lịch, vui chơi giải trí đã và đang được đầu tư ở tỉnh Hòa Bình hiện nay phần lớn là vốn của các công ty tư nhân. Kinh phí của tỉnh và Trung ương chủ yếu phục vụ cho khâu qui hoạch và một phần cho xây dựng hạ tầng.

Với những lợi thế đặc biệt của mình về thiên nhiên, vị trí địa lý, văn hóa- xã hội, với chính sách đúng đắn, hợp lý, Hòa Bình chắc chắn sẽ trở thành một tỉnh có du lịch phát triển mạnh.

2.2.2. Sự hình thành, phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình

Từ năm 1960, một số khách của các đại sứ quán nước ngoài thường thông qua Công ty Du lịch tỉnh Hòa Bình để vào thăm một số bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Lúc đó huyện không có nhà khách, nên Công ty Du lịch thường cho khách nghỉ tại nhà ông Hà Công Nhấm ở bản Lác và nấu nướng, tổ chức cho khách ăn, nghỉ tại đây. Dần dần, bản Lác và sau đó là bản Pom Coọng (gần sát bản Lác) thành điểm dừng chân và tham quan của khách.


Từ đây, một số nhu cầu tất yếu giữa cung và cầu được hình thành dần dần, đó là nhu cầu lưu trú, ăn uống, dẫn đường cho khách.

Có thể nói rằng những người đặt nền móng đầu tiên cho du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình là một số cán bộ huyện là người địa phương của bản Lác (xã Chiềng Châu), bản Pom Coọng (thị trấn). Vào những năm 1992-1995, ông Hà Văn Tích phụ trách nhà khách của huyện (nay là trưởng ban tài chính huyện) nhiều khi đã đưa khách về ở nhà mình và họ hàng ở bản Pom Coọng vì nhà khách huyện hết chỗ.

Năm 1993, nhà khách huyện được xây dựng nhưng vẫn không đáp ứng đủ chỗ cho khách. Mặt khác, nhiều du khách lại thích nghỉ tại bản Lác, bản Pom Coọng. Từ sự phát triển có tính tự phát trên, đến cuối những năm thập kỷ tám mươi và đầu thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX, lượng khách tăng lên đáng kể. Năm 1995, Uỷ ban nhân dân huyện Mai Châu-Hòa Bình lần đầu tiên ban hành qui chế số 400-về một số chế độ, nội qui, tài chính trong việc cho khách lưu trú tại địa phương. Đây là dấu mốc có tính chất hành chính đầu tiên đánh giá sự hình thành du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình. Sau đó các thủ tục hành chính, đăng ký kinh doanh đối với các hộ làm du lịch dần dần được hoàn thiện. Đến năm 1997, thuế thu nhập đã được áp dụng đối với các hộ kinh doanh có giấy phép.

Hiện nay, bản Lác có 110 hộ, hiện có 20 hộ đăng ký kinh doanh du lịch (ngoài ra còn nhiều hộ khác kinh doanh du lịch nhưng không đăng ký với chính quyền). Trong 20 hộ đó hộ Hà Công Hồng có doanh thu lớn nhất (1,5-2 tỉ/năm), có 4 nhà nghỉ lớn, hiện đại, liên hoàn. Các hộ khác doanh thu thấp hơn nhưng cao hơn bản Pom Coọng. Bản Pom Coọng có 60 hộ, có 10 hộ đăng ký kinh doanh du lịch (ngoài ra còn nhiều hộ khác kinh doanh du lịch nhưng không đăng ký với chính quyền). Trong 10 hộ kinh doanh du lịch thì có 4 hộ mạnh nhất, đó là chị Hà Thị Chung, trước là cán bộ nhà khách huyện-có 4 nhà


nghỉ (doanh thu 1-1,5 tỉ/năm); ông Khà Văn Vương (bố chị Chung)-2 nhà nghỉ (doanh thu 800-900 triệu/năm); ông Hà Văn Đức (Têu)-2 nhà nghỉ; Hà Văn Hưng-2 nhà nghỉ (doanh thu 400-500 triệu/năm). Các hộ khác có tham gia kinh doanh du lịch có doanh thu thấp hơn-vài chục triệu đồng/năm. Nhiều hộ không đăng ký kinh doanh nhưng trên thực tế vẫn tham gia kinh doanh du lịch.

Ngoài bản Lác, bản Pom Coọng, khu vực gần thị trấn còn bản Nhót (xã Nà Phòn), bản Văn (thị trấn) cũng tham gia kinh doanh du lịch. Bản Văn có 4 gia đình kinh doanh lưu trú, nhưng lượng khách ít và không thường xuyên như bản Lác, bản Pom Coọng. Bản Nhót không kinh doanh dịch vụ lưu trú mà chủ yếu là hướng dẫn, biểu diễn, cung cấp vải, hàng thổ cẩm, thực phẩm phục vụ du khách tại bản Lác và bản Pom Coọng. Các hoạt động này không thường xuyên, doanh thu rất thất thường.

Ngoài các bản người Thái ở quanh thị trấn Mai Châu-Hòa Bình, một số bản ở xa khác cũng tham gia kinh doanh du lịch (lưu trú, phục vụ ăn uống, ca hát…) nhưng lượng khách rất ít, đó là bản Bước (xã Xăm Khoè), bản Vặt (xã Piềng Vế).

2.2.3. Hoạt động kinh doanh du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình

Có thể nói du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình mang nặng tính tự phát và doanh thu còn quá khiêm tốn. Tuy vậy, nó cũng là nguồn sống, thu nhập kinh tế chính của một số bản người Thái và người H’Mông. Kinh doanh du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình gồm chủ yếu kinh doanh lưu trú, kinh doanh phục vụ ăn uống; các hình thức kinh doanh dịch vụ bổ sung: biểu diễn văn nghệ, dẫn đường, bán các sản phẩm lưu niệm, vận chuyển khách.

Cho đến nay, tại Mai Châu-Hòa Bình chưa hình thành một doanh nghiệp du lịch nào. Các hộ kinh doanh du lịch ở các bản có đăng ký kinh


doanh, làm nghĩa vụ thuế với nhà nước nhưng không thành lập các công ty. Tất cả các gia đình này đều có liên hệ với một số công ty du lịch ở Hà Nội và một số công ty ở các tỉnh phía nam, đón khách của các công ty đó.

Đa phần du khách đến đây trực tiếp tự trang trải các khoản chi phí với các chủ hộ kinh doanh, có một số khách theo tour trọn gói, công ty đưa khách đến thanh toán chi phí với chủ nhà.

Hiện nay các tour du lịch đến Mai Châu-Hòa Bình thường có 3 tour: 2 ngày và 1 đêm; 3 ngày và 2 đêm; 5 ngày và 4 đêm. Khách thường lựa chọn tour 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày và 2 đêm; tour 5 ngày và 4 đêm cho đến nay không nhiều du khách.

Các tour thường diễn theo trình tự sau:

* Tour 2 ngày và 1 đêm: Hà Nội-Mai Châu-Hòa Bình (8h đến 11h)-tham quan, nghỉ đêm- Mai Châu-Hòa Bình-Hà Nội (15h đến 18h).

* Tour 3 ngày và 2 đêm: Hà Nội-Mai Châu-Hòa Bình (8h đến 11h)- tham quan, nghỉ đêm (2,5 ngày, 2đêm)-Mai Sơn-Hòa Bình: tham quan, nghỉ ngơi tại thị xã (14h đến 17h)-Hòa Bình-Hà Nội (17h đến 18h30).

* Tour 5 ngày và 4 đêm: Hà Nội-bản Lác (1 ngày, đêm); bản Lác-Pà Cò (1 ngày, 1 đêm); Pà Cò-Hang Kia (1 ngày, 1 đêm); Hang Kia-bản Vặt (Piềng Vế; 1 ngày, 1 đêm); bản Vặt-bản Bước (Xăm Khoè; 1 ngày, 1 đêm); bản Bước-Hà Nội (1 ngày). Kinh doanh du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình gói gọn trong dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống, dẫn đường và biểu diễn.

Khách du lịch đến Mai Châu-Hòa Bình có xu hướng gia tăng về số lượng và thành phần. Trước kia chủ yếu là người của các nước Tây Âu: Pháp, Anh, Hà Lan, đông nhất là người Pháp. Sau ngày bình thường hóa quan hệ với Mỹ, bắt đầu xuất hiện khách du lịch là người Mỹ, Canada, Tây Ban Nha. Khách du lịch từ các nước Đông Âu chiếm tỉ lệ rất nhỏ.


Lượng khách trong nước cũng tăng lên đáng kể, nhưng chủ yếu là các đoàn thăm quan, sinh viên các trường đại học và trung học chuyên nghiệp trong nước ở các tỉnh phía bắc. Lượng khách cơ quan, gia đình đến nghỉ ngơi, tham quan, du lịch Mai Châu-Hòa Bình còn rất thấp.

Bảng 2.1. Số lượng, thành phần du khách đến Mai Châu-Hòa Bình từ 2001 đến 2007 *

Thời gian

Khách trong nước

Khách nước ngoài

Chung

Số

đoàn

Lượt

khách

TB/

đoàn

Số

đoàn

Lượt

khách

TB/

đoàn

Số

đoàn

Lượt

khách

TB/

đoàn

2001

12.002

14.509

1,2

201

3.045

15,2

12.203

17.554

1,4

2002

11.101

12.018

1,1

201

4.122

20,5

11.302

16.245

1,4

2003

3.174

14.164

4,5

457

1.555

3,4

4.649

15.719

3,4

2004

1.321

13.766

10,4

302

1.234

4,1

1.623

14.800

9,1

2005

7.136

20.431

2,9

1.117

5.050

4,5

8.253

25.481

3,1

2006

9.955

23.338

2,3

1.554

8.729

5,6

11.209

32.338

2,8

2007**

999

10.838

10,8

705

3.944

5,6

1.704

14.782

8,7

Tổng

45.688

109.074

2,4

4.537

27.679

6,1

50.225

136.753

2,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 7

Ghi chú: * Nguồn: Phòng kinh tế, huyện Mai Châu-Hòa Bình;

** Tính đến tháng 5 năm 2007;

TB/ đoàn: trung bình số người của 1 đoàn.


Biểu đồ tương quan giữa số lượng đoàn và khách trong năm


Số đoàn

Lượt khách

Số đoàn

Lượt khách

10000

9000

8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

2001

2002 2003

2004 2005

2006


Số lượng đoàn và khách nước ngoài


Mặc dù số liệu bảng trên có thể khác với thực tế một chút, nhưng qua đó chúng ta cũng có một số nhận định:

1. Lượng khách du lịch đến Mai Châu-Hòa Bình ngày càng tăng. Ngay năm 2006, lượng khách là 32.338 người (tức trung bình khoảng 10 người dân Mai Châu-Hòa Bình đón tiếp 7 người khách du lịch). Trong đó khách nước ngoài là 8.729 người (chiếm 23,3% số khách du lịch nước ngoài đến tỉnh trong năm 2006).

2. Lượng khách du lịch là người nước ngoài tăng nhanh hơn so với khách trong nước. Số trung bình đầu người/đoàn tăng nhanh, điều đó chứng tỏ số khách lẻ nhỏ ít dần đi, thay thế bằng các đoàn ngày càng đông hơn. Điều này chứng tỏ, Mai Châu-Hòa Bình ngày càng có sức thu hút với khách nước ngoài hơn.

3. Lượng khách trong nước tăng chậm. Số trung bình đầu người của một đoàn thấp, điều đó chứng tỏ khách du lịch trong nước đến với Mai Châu-Hòa Bình ở dạng nhỏ, lẻ nhiều hơn là được tổ chức. Như vậy, Mai Châu-Hòa Bình chưa phải là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách trong nước.

Cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên-xã hội liên quan đến phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình:

Cơ sở hạ tầng của Mai Châu-Hòa Bình nói chung và phục vụ cho du lịch nói riêng còn yếu kém. Chỉ cách đường quốc lộ (đường 6) có 5 km, nhưng đường đến thị trấn, đường nội thị vẫn chưa được giải đường nhựa ốphan, đường vào thị trấn nhỏ, đường nội thị nhỏ, các tuyến đường liên xã hầu hết chưa trải nhựa, đường trong các bản (trừ bản Lác, bản Pom Coọng) chưa được trải nhựa hoặc bê tông hóa.

Cả thị trấn hiện có hai nhà nghỉ (khách sạn Anh Đào, nhà nghỉ Ngọc Bách) tổng cộng có 35 phòng. Mai Châu-Hòa Bình chưa có một địa điểm vui chơi giải trí công cộng nào, ngoài nhà văn hóa huyện. Các phương tiện liên

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023