Kết Quả Điều Tra Ảnh Hưởng Của Du Lịch Đến Trang Phục Ở Nam Giới


Một nhà sàn kinh doanh du lịch của người Thái ở bản Lác



Nhà sàn bê tông hóa ở bản Lác cùng hàng cau điển hình của làng quê dân tộc 1


Nhà sàn bê tông hóa ở bản Lác cùng hàng cau điển hình của làng quê dân tộc Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ

Một nhà sàn ở bản Nhót vệ sinh kém nuôi gia súc dưới sàn nhà Một góc sàn 2


Một nhà sàn ở bản Nhót-vệ sinh kém, nuôi gia súc dưới sàn nhà



Một góc sàn nhà nơi nghỉ của du khách tại bản Lác Đồ đạc trong nhà của 3


Một góc sàn nhà nơi nghỉ của du khách tại bản Lác



Đồ đạc trong nhà của một gia chủ ở bản Lác 2 3 2 Tác động đến trang 4


Đồ đạc trong nhà của một gia chủ ở bản Lác


2.3.2. Tác động đến trang phục


Trang phục truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, theo lịch sử bị ảnh hưởng nhiều của trang phục dân tộc Mường, nhưng ngày nay họ đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình âu hoá. Có thể nói, ngoài dân tộc Kinh, thì người Thái là một trong các dân tộc ít người đang bị ảnh hưởng mạnh của quá trình âu hoá.

Người dân bản Lác, bản Pom Coọng hiện nay gần như hoàn toàn không tự cung, tự cấp về trang phục như trước kia nữa. Họ dành phần lớn thời gian vào việc cung cấp các dịch vụ du lịch, nên ngày càng xa dần nền kinh tế tự cung, tự cấp. Chính vì vậy, vải vóc, quần áo dần dần không do chính họ làm ra mà phần lớn là do mua sắm. Chính thu nhập từ kinh doanh du lịch họ có tiền để mua sắm và sử dụng các quần áo may mặc sẵn.


Ý thức được sự cần thiết giữ gìn bản sắc dân tộc trong trang phục và một phần do thói quen truyền thống, người dân ở đây vẫn thích sử dụng một số trang phục truyền thống. Nam giới vẫn thích mặc áo "vì tà” cách tân, nhiều màu sắc, nhiều họa tiết - hình thức đẹp hơn áo "vì tà” truyền thống (áo dài tay, màu đen, vải bông nhuộm, nút áo bằng đoạn xương ngắn hình đũa), rất ít được sử dụng.

Người dân ở các bản có du lịch phát triển do thường xuyên tiếp xúc với du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài nên họ nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của khách, vì vậy họ ý thức được sự cần thiết giữ gìn bản sắc riêng trong trang phục. Một số người, đặc biệt những người trực tiếp phục vụ du khách vẫn duy trì mặc trang phục truyền thống (váy và áo ngắn - xứa cóm), mặc dù qua phỏng vấn họ đều cho rằng, mặc quần áo âu sẽ rất thuận tiện cho họ trong cường độ làm việc, giao tiếp nhiều như hiện nay; đặc biệt họ có thể di chuyển nhanh, đi lại dễ dàng hơn, không phải giữ ý như khi mặc váy. Như vậy, du lịch đã làm giảm quá trình âu hoá trong trang phục của họ, góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc dân tộc.

Bên cạnh đó, một số người vẫn sử dụng các bộ pizama, áo sơmi, quần tây. Những trang phục này rất tiện, tạo sự thoải mái cho họ khi sử dụng nhưng gây ra sự phản cảm của du khách-những người tới đây với mục đích khám phá, chiêm ngưỡng và nghiên cứu các nét đẹp văn hóa-xã hội cổ truyền, trong đó có yếu tố trang phục.

Tác giả đã tiến hành lấy phiếu điều tra 3 nhóm người trên hai đối tượng nam và nữ tại 4 bản để biết quan điểm của họ về trang phục truyền thống. Nhóm 1: 30-45 tuổi - nhóm trung niên; nhóm 2: 18-30 tuổi- nhóm thanh niên đã có gia đình; nhóm 3: 14-18 tuổi- nhóm thanh thiếu niên (bảng 2.3 và 2.4). Các câu hỏi phỏng vấn: Có sử dụng trang phục truyền thống thường xuyên không ?; Mục đích chính khi sử dụng thường xuyên trang phục truyền thống (do sở thích các nhân-CN hay phục vụ du lịch-PVDL. Kết quả điều tra cho thấy:


+ Trong nam giới, số người sử dụng trang phục truyền thống thường xuyên rất ít-chỉ có 35/300 người là thường xuyên sử dụng, chiếm 11,7%. Giữa các bản có du lịch phát triển mạnh (bản Lác, bản Pom Coọng) với các bản du lịch chưa phát triển (bản Văn) và bản chưa trực tiếp đón khách (bản Nhót), số người này chênh nhau không nhiều: cao nhất ở bản Lác-11/75 người, chiếm 14,7%, thấp nhất ở bản Nhót - 7/75 người, chiếm 9,3%. Giữa các nhóm tuổi cũng chênh nhau không nhiều, nhóm 2 nhiều nhất-15/75 người thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống, chiếm 20,0% so với nhóm 1-11/75 người (chiếm 11,7%) và nhóm 3-9/75 người (chiếm 12,0%).

+ Trong số 35 nam giới thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống, có 17 người mặc với mục đích phục vụ du lịch, chiếm 48,6%; 18/35 người là theo sở thích cá nhân, chiếm 51,4 %. Đặc biệt trong số 17 người mặc trang phục truyền thống với mục đích phục vụ du lịch tập trung chủ yếu vào các bản đang kinh doanh du lịch mạnh-bản Lác 8/17 người, bản Pom Coọng-5/17 người (tổng cộng cả hai bản-13/17 người, chiếm 76,5%). Trong số nam giới thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống, nhóm hai nhiều hơn so với hai nhóm còn lại-14/35 người, chiếm 40,0%, trong số này có một số người thường xuyên mặc trang phục truyền thống để tham gia biểu diễn văn nghệ phục vụ du khách. Trong nhóm thanh, thiếu niên (12-18 tuổi) có 9 người thường xuyên mặc trang phục truyền thống, nhưng hầu hết là do sở thích cá nhân (8/9 người mặc do sở thích cá nhân) chứ không vì mục đích phục vụ du lịch.

Như vậy, đối với nam giới, số người mặc trang phục truyền thống thường xuyên rất ít (11,7%), họ vẫn ưa thích trang phục phổ thông hiện nay (88,3%). Số người mặc trang phục truyền thống thường xuyên, tập trung chủ yếu ở các bản du lịch phát triển mạnh, họ sử dụng trang phục truyền thống với mục đích phục vụ du lịch là chính.

Phân tích số liệu bảng 2.4 về ảnh hưởng của du lịch đến trang phục nữ giới ta thấy:


+ Có 219/360 phụ nữ sử dụng trang phục truyền thống thường xuyên, chiếm 60,1%. Ở các bản du lịch phát triển tỉ lệ này cao hơn hẳn so với các bản du lịch chưa phát triển, bản Lác-75/90 người (chiếm 83,3%), bản Pom Coọng- 70/90 người (chiếm 77,8%), bản Văn- 47/90 người (chiếm 52,2%), bản Nhót - 27/90 người (chiếm 30,0%).

+ Trong các bản du lịch phát triển, số phụ nữ thường sử dụng trang phục truyền thống tập trung nhiều vào nhóm một (30 đến 45 tuổi) và nhóm hai (18 đến 30 tuổi): bản Lác-55/60 người (chiếm 91,7%), bản Pom Coọng-52/60 người (chiếm 86,7%). Nhóm ba (14-18 tuổi) ở bản Lác-20/30 người (chiếm 66,6%), bản Pom Coọng-18/30 người (60,0%). Ở các bản du lịch chưa phát triển, số phụ nữ thường sử dụng trang phục truyền thống cũng tập trung chủ yếu vào nhóm một và nhóm hai, nhưng thấp hơn nhiều so với các bản có du lịch phát triển: nhóm một ở bản Văn 20/30 người (chiếm 66,6%), bản Nhót- 10/30 người (33,3%); nhóm hai ở bản Văn 19/30 người (chiếm 63,3%), bản Nhót-11/30 người (chiếm 36,7%).


Bảng 2.3. Kết quả điều tra ảnh hưởng của du lịch đến trang phục ở nam giới


Câu hỏi


Nhóm tuổi

Có hay sử dụng trang phục truyền thống không ?

Bản Lác

Bản Pom Coọng

Bản Văn

Bản Nhót

SN

Không

SN

Không

SN

Không

SN

Không

Nhóm 1(30-45 tuổi)

25

4

21

25

3

22

25

2

23

25

2

23

Nhóm 2 (18-30 tuổi)

25

5

20

25

4

21

25

3

22

25

3

22

Nhóm 3 (14-18 tuổi)

25

2

23

25

2

23

25

3

22

25

2

23

Tổng số

75

11

64

75

9

66

75

8

67

75

7

68

Câu hỏi


Nhóm tuổi

Mục đích chính của viêc sử dụng trang phục truyền thống ?

Bản Lác

Bản Pom Coọng

Bản Văn

Bản Nhót

SN

CN

PVDL

SN

CN

PVDL

SN

CN

PVDL

SN

CN

PVDL

Nhóm 1(30-45 tuổi)

4/25

1

3

3/25

1

2

2/25

2

0

2/25

2

0

Nhóm 2 (18-30 tuổi)

5/25

0

5

4/25

1

3

3/25

0

3

3/25

3

0

Nhóm 3 (14-18 tuổi)

2/25

2

0

2/25

2

0

3/25

2

1

2/25

2

0

Tổng số

11/57

3

8

9/75

4

5

8/75

4

4

7/75

8

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Ghi chú: SN-số người phỏng vấn; CN- sở thích cá nhân; PVDL- phục vụ du lịch


Bảng 2.4. Kết quả điều tra ảnh hưởng của du lịch đến trang phục phụ nữ


Câu hỏi


Nhóm tuổi

Có hay sử dụng trang phục truyền thống không ?

Bản Lác

Bản Pom Coọng

Bản Văn

Bản Nhót

SN

Không

SN

Không

SN

Không

SN

Không

Nhóm 1(30-45 tuổi)

30

26

4

30

24

6

30

20

10

30

10

20

Nhóm 2 (18-30 tuổi)

30

24

6

30

22

8

30

19

11

30

11

19

Nhóm 3 (14-18 tuổi)

30

10

20

30

12

18

30

8

22

30

6

24

Tổng số

90

60

30

90

58

32

90

47

43

90

27

63

Câu hỏi


Nhóm tuổi

Mục đích chính của viêc sử dụng trang phục truyền thống ?

Bản Lác

Bản Pom Coọng

Bản Văn

Bản Nhót

SN

CN

PVDL

SN

CN

PVDL

SN

CN

PVDL

SN

CN

PVDL

Nhóm 1(30-45 tuổi)

26/30

6

20

24/30

5

19

20/30

3

17

10/30

8

2

Nhóm 2 (18-30 tuổi)

24/30

4

20

22/30

4

18

19/30

3

16

11/30

9

2

Nhóm 3 (14-18 tuổi)

10/30

3

7

12/30

4

8

8/30

2

6

6/30

0

6

Tổng số

60/90

13

47

58/60

13

45

47/90

8

39

27/90

17

10

Ghi chú: SN-số người phỏng vấn; CN- sở thích cá nhân; PVDL- phục vụ du lịch

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí