Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 9


chú ý, điều đó phần nào giữ được sự nguyên sơ, nhưng có lẽ cũng mất đi một phần đặc sắc, lý thú của cảnh hoa rừng, gió nội.

Cũng do nhu cầu xuất phát từ du lịch, phục vụ du khách, người dân ở đây đã bỏ hẳn nhiều thói quen sinh hoạt mất vệ sinh, thiếu khoa học trước kia. Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình thường nuôi gia súc, gia cầm ở dưới sàn nhà, đổ chất thải sinh hoạt, tiểu tiện từ trên sàn nhà xuống đất (ở một bên trái nhà), đó là những tập quán rất mất vệ sinh. Ngày nay, ở bản Lác và bản Pom Coọng, tất cả các hộ gia đình đã xây dựng những khu vệ sinh riêng biệt, khang trang, đa số đều là xí xổm, có hệ thống tự hoại 2 ngăn. Người dân trong bản Lác và bản Pom Coọng không nuôi gia súc, gia cầm ở dưới sàn nhà và thậm chí cũng không để trong khuôn viên của bản. Mặt khác, từng hộ gia đình đều thường xuyên tự vệ sinh nhà mình và xung quanh nhà. Hàng tuần trong bản đều có ngày tổng vệ sinh chung. Dọc các con đường của bản có đặt những thùng đựng rác công cộng nhỏ. Phải nói đây là những thay đổi tích cực, là sự tác động trực tiếp của du lịch đem lại cho người dân. Cũng từ kinh doanh du lịch người dân mới có tài chính để đầu tư cho sắm sửa, xây dựng, thay đổi điều kiện, nếp sống vệ sinh của chính mình và phục vụ du khách.

Bản Nhót cách bản Pom Coọng khoảng 1 km và cùng một bên thung lũng với bản Lác, bản Pom Coọng. Bản Nhót có 117 hộ. Người dân bản Nhót chưa kinh doanh dịch vụ lưu trú. Chính vì vậy, ở đây tác động của du lịch thể hiện rất ít. Họ chỉ là người sản xuất và cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, sản phẩm dệt, may, các sản phẩm từ vải thổ cẩm phục vụ cho du khách lưu trú tại bản Lác và bản Pom Coọng. Do sống bằng các sản phẩm nông nghiệp là chính, một phần dệt may thổ cẩm phục vụ du khách nên nhà nào cũng có 1 đến vài khung cửi và nuôi khá nhiều gia súc, gia cầm. Người dân bản Nhót không những chỉ dệt may hàng thổ cẩm phục vụ cho du khách ở Mai Châu-Hòa Bình, mà còn bán sản phẩm của mình cho nơi khác.


Ở bản Nhót, 117/117 nhà sàn (chiếm 100%) cột gỗ, 107/117 nhà mái ngói hoặc mái phibrô ximăng (chiếm 91,5%), 101/117 (86,3%) sàn nhà bằng tre mai. Do ở vị trí gần như dọc đồi nên không có ao cá, nhưng hầu hết nhà đều có vườn cây cạnh nhà-75/117 nhà có vườn cây, (chiếm 64,1%).

Do chưa trực tiếp đón khách du lịch, nên bản Nhót vẫn chưa được đầu tư thỏa đáng: đường trong bản chưa được bê tông hoá hoàn toàn, đặc biệt vấn đề vệ sinh môi trường kém hơn hẳn so với bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn. Hầu hết gia súc, gia cầm được nuôi trong chuồng, trại ở gần nhà ở, vệ sinh ở mức độ trung bình. Các gia đình xây hố xí tự hoại 2 ngăn nhưng chỉ xây đơn giản, không dùng bệt hoặc xổm. Nước sinh hoạt có ống dẫn cung cấp đến tận nhà. Vệ sinh gia đình, vệ sinh môi trường ở mức độ trung bình. Dọc đường cuả bản Nhót đôi khi còn gặp phân trâu, bò. Do vậy, toàn cảnh của bản không thực sự vệ sinh như bản Lác, bản Pom Coọng.

Vào năm 2001-2003, nghề dệt thổ cẩm khá phát đạt, người dân ở bản Nhót dệt rất nhiều thổ cẩm, không khí của bản thời gian đó như một xưởng may dệt. Vào thời kỳ đó, khách du lịch cũng rất hay ghé thăm bản Nhót. Với sự tác động của du khách, với không khí phát triển của nghề dệt thổ cẩm, bản Nhót cũng sống động, vệ sinh gia đình và của bản tốt hơn bây giờ. Thời gian gần đây, đầu ra của vải thổ cẩm gặp khó khăn, nghề dệt thổ cẩm ở bản Nhót đi xuống, từ đó cũng ít khách du lịch đến tham quan bản Nhót. Rõ ràng, du lịch đã tác động một cách rõ rệt đến khung cảnh riêng của từng nhà và của chung cả bản Nhót.

Bản Văn cách bản Nhót khoảng 500 m nằm ở sườn núi bên kia thung lũng, thuộc thị trấn Mai Châu-Hòa Bình, có 69 hộ. Bản Văn có 3-4 gia đình kinh doanh dịch vụ lưu trú. Bản Văn cũng ở vị trí bên sườn thoải của thung lũng nên các hộ rất ít có ao cá, nhưng nhiều hộ có vườn. Trong 69 gia đình; có


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

tới 68/69 ngôi nhà (chiếm 98,5%) cột gỗ, 65/69 sàn nhà (chiếm 94,2%) bằng tre mai, 7/69 mái nhà (chiếm 11,1%) lợp bằng cỏ tranh, có 3/69 gia đình có ao cá (chiếm 4,3%); 22/69 gia đình có vườn cây (chiếm 31,9%). Như vậy, nhà cửa ở bản Văn cũng còn nhiều nét truyền thống, nhưng số lượng mái nhà lợp bằng cỏ tranh còn rất ít.

Vệ sinh môi trường ở bản Văn tốt hơn bản Nhót, đường nội bộ trong bản đã bê tông hoá, gia súc, gia cầm hầu như không để trong bản, vệ sinh môi trường của từng nhà và chung của bản khá tốt. Nhà cửa, đường xá trong bản và vệ sinh của bản Văn gần được như bản Lác, bản Pom Coọng và hơn hẳn bản Nhót- do có sự đầu tư của Nhà nước phục vụ cho sự phát triển du lịch. Bản Văn có nhiều hộ có người nhà là cán bộ thoát ly. Những người này thường tiên phong trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc truyền thống, xây dựng bản làng văn minh, sạch đẹp, họ cũng có điều kiện kinh tế hơn khi muốn đầu tư cơ sở thay đổi nhà cửa, hệ thống vệ sinh, cấp thoát nước.v.v. của gia đình mình. Số du khách đến bản Văn còn rất khiêm tốt (chủ yếu phục vụ lưu trú, ăn uống, biểu diễn, múa, hát).

Cách bày trí trong gia đình cũng thể hiện rõ rệt sự ảnh hưởng của du lịch. Trong bản Lác, bản Pom Coọng, để thuận tiện cho việc đón khách du lịch nghỉ ngơi, sinh hoạt và xem biểu diễn văn nghệ, trên nhà không còn phân chia phía trên, phía dưới, phân khu vực cho người già, người trẻ, không thể hiện tính phụ quyền trước kia.

Bếp lửa ở trên sàn nhà, gác bếp để hóng, sấy thức ăn như trước kia cũng còn rất ít. Một số nhà còn để bếp trên sàn nhà, nhưng thường như là một mô hình, không được sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày như trước kia. Bếp lửa thường dùng vào mùa đông hoặc để giới thiệu như là một nét đặc sắc trong đời sống văn hoá-xã hội cho khách du lịch. Các nhà sàn thường không sử


dụng vách ngăn, mành rèm và rất ít đồ đạc. Khách du lịch lên trên nhà là được hưởng luôn một không gian rộng, thoáng mát, sáng sủa.

Đa số các gia đình trong bản Lác, bản Pom Coọng có bếp riêng biệt ở dưới nhà. Các gia đình sử dụng bếp đun củi là chính, một số hộ dùng bếp ga. Nhờ có bếp chuyên biệt như vậy, các gia đình mới phục vụ kịp thời khách du lịch (nhiều khi lên tới hàng trăm người) và không ảnh hưởng đến nơi ở, đi lại và sinh hoạt của du khách. Những thay đổi này do tác động chính từ du lịch, phù hợp với công việc trong kinh doanh lưu trú và các dịch vụ khác cho du khách. Cũng trong bản Lác, bản Pom Coọng, đa số các nhà có khung cửi dệt vải, suốt làm bông nhưng thường chỉ là mô hình để giới thiệu và biểu diễn khi du khách có nhu cầu tìm hiểu. Rõ ràng rằng, du lịch đã làm"mất” đi nhiều bếp sàn, khung cửi của bản Lác, bản Pom Coọng-là các bản đang kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.

Ở bản Nhót, bản Văn ảnh hưởng của du lịch ít hơn nhiều, đa phần các nhà đều để bếp lửa trên sàn nhà và được sử dụng hàng ngày cho sinh hoạt gia đình. Tuy vậy, rất ít nhà còn để gác bếp để hóng, phơi thực phẩm như trước kia. Chính vì vậy, phần bếp của họ cũng tương đối sạch sẽ, quang đãng, không bề bộn như trước kia.

Về đồ đạc trong nhà, theo truyền thống, trong nhà người Thái thường rất ít đồ đạc nhưng ngày nay do nhu cầu sinh hoạt, do trào lưu xã hội, người Thái cũng sắm sửa bàn ghế, tủ, tivi, quạt, tủ lạnh.v.v. Nhưng cách bày trí ở các hộ có kinh doanh dịch vụ lưu trú khác biệt hẳn với các hộ không tham gia kinh doanh du lịch.

Ở bản Lác, bản Pom Coọng bàn ghế thường được bày biện chủ yếu dưới nhà sàn-nơi đón tiếp khách của chủ nhà và nơi du khách ngồi uống nước, trao đổi nói chuyện. Tivi, tủ lạnh, quạt điện cũng được mua sắm và để dưới sàn


nhà để phục vụ du khách. Trên nhà, nhiều nhà có tủ, tivi nhưng thường để ở những vị trí khiêm tốn, phục vụ những người trong nhà. Khách du lịch lên nhà, lúc xem biểu diễn văn nghệ hay lúc nghỉ ngơi đều tự quản hành lý. Khu vực dành cho du khách thường chỉ là sàn nhà trống, có lắp quạt trần và đèn trần. Lúc ngủ du khách được chủ nhà trải đệm, chiếu, chăn và màn. Mức độ mua sắm và sử dụng quạt, tivi, tủ lạnh, bàn ghế ở bản Lác, bản Pom Coọng rất lớn so với các bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình khác. Sự mua sắm này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu phục vụ du khách. Các phương tiện được mua sắm chủ yếu dựa vào nguồn thu của kinh doanh du lịch.

Trong khi đó, tại bản Nhót, bản Văn, đồ đạc của các gia đình thường được để ở những nơi trung tâm ngay trên sàn nhà, dễ sử dụng cho cả nhà, thuận tiện khi tiếp khách. Đồ đạc, bàn ghế, tivi, tủ lạnh, quạt không để dưới sàn nhà. Bên cạnh đó, tuy các gia đình không ngăn vách cho các khu vực trên sàn nhà, nhưng trong gia đình vẫn qui định rõ ràng nơi ở của bố mẹ, con cái, anh em trai, anh em gái. Số lượng nhà có tủ lạnh ở bản Nhót, bản Văn ít hơn hẳn so với bản Lác và bản Pom Coọng. Rõ ràng ở bản Nhót, bản Văn, du lịch hầu như không có tác động đến bày trí trong nhà của người dân.

Người Thái trước kia thường hay treo sừng hươu, nai, hàm răng lợn rừng, đuôi cá lớn mà người chủ săn bắn, đánh bắt được, thể hiện sự may mắn, tài giỏi, sự cầu may của người chủ. Ngày nay, ở các nhà của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình rất hiếm những"chiến lợi phẩm” đó, vì không thể săn bắt được thú rừng, các sản vật có từ trước nay đã mai một hoặc bị bán đi. Hiện nay cũng có nhà còn treo đuôi cá-thể hiện một nét văn hóa truyền thống, hấp dẫn du khách, nhưng lại có sự biến tướng-đuôi cá đó chưa chắc là do chủ nhà đánh bắt được mà có khi là cá mua tại chợ hoặc cá nhà nuôi. Các"chiến lợi phẩm” của các cuộc săn bắn như gạc nai, đầu lợn rừng, nanh lợn rừng ngày càng hiếm.


Một ngôi nhà nhà cổ của người Thái ở Mai Châu Hòa Bình Nhà văn hóa của bản 1


Một ngôi nhà nhà cổ của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình


Nhà văn hóa của bản Lác Nhà sàn cột gỗ vuông mái ngói ở bản Văn Nhà sàn 2


Nhà văn hóa của bản Lác



Nhà sàn cột gỗ vuông mái ngói ở bản Văn Nhà sàn truyền thống mái cỏ tranh 3


Nhà sàn cột gỗ vuông, mái ngói ở bản Văn


Nhà sàn truyền thống mái cỏ tranh ở bản Lác Ao cá liền nhà sàn và khu vệ 4

Nhà sàn truyền thống, mái cỏ tranh ở bản Lác



Ao cá liền nhà sàn và khu vệ sinh ở bản Lác 5


Ao cá liền nhà sàn và khu vệ sinh ở bản Lác


Thống mái cỏ tranh ở bản Lác Ao cá liền nhà sàn và khu vệ sinh ở bản Lác 6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023