Văn Hóa-Xã Hội Truyền Thống Của Người Thái Ở Mai Châu-Hòa Bình


trồng lúa tẻ là chính. Với sự tăng vụ, năng suất lúa tẻ lại cao hơn rất nhiều so với lúa nếp, nên nhiều bản người TháiMai Châu-Hòa Bình về cơ bản đã đảm bảo được an toàn lương thực.

Phương thức làm nương rẫy của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình là phá rừng, đốn cây, đốt cây, lấy đất, gieo trồng một vụ bằng cách chọc lỗ, tra hạt, luân canh, bỏ hóa trong vòng khép kín. Trên nương, người Thái ở Mai Châu- Hòa Bình trồng phổ biến nhất là cây ngô, sau đó là lúa nương, sắn, bông, cây thuốc phiện, cây chàm .v.v. Tuy vậy, diện tích nương rẫy của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình không lớn như của một số người Thái ở vùng khác. Ngày nay, trên nương rẫy, bên cạnh các cây ngắn ngày, họ còn trồng một số cây lưu niên như cây hoa quả (cam, quýt, nhãn…), cây cảnh.

Cũng do tính chất của một một nền kinh tế nhỏ, mang nặng tính tự cung, tự cấp nên các gia đình người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình đều chăn nuôi theo qui mô nhỏ, chú trọng nhiều đến gia cầm, gia súc và một vài loại đại gia súc (chủ yếu cho lấy sức kéo). Mặt khác, các nghề phụ cũng đều do các thành viên trong gia đình đảm nhiệm, thường thì đàn ông đan nát, đánh chài, đi săn bắt, đi làm rẫy xa, đàn bà thì dệt vải, thêu thùa, nấu ăn.

Phải khẳng định rằng, cuộc sống trước kia của người Thái ở Mai Châu- Hòa Bình phụ thuộc khá nhiều vào thiên nhiên, đó là cuộc sống liên quan trực tiếp rất nhiều các sản phẩm từ núi rừng, sông, suối. Mặt khác, do kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp, ít giao tiếp, xa xôi về địa lý nên thiệt thòi về thông tin, càng làm cho họ có đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội tương đối bảo thủ và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Cũng do nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang nhiều tính tự cung, tự cấp, do đó người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình ít chợ búa-việc trao đổi hàng hóa bị hạn chế, thường theo phương thức hàng đổi hàng. Ngày nay, theo sự phát triển đi


lên của xã hội, người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình đã giảm dần tính tự cung, tự cấp trong đời sống kinh tế và văn hóa-xã hội.


CHƯƠNG 2‌‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA-XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU-HÒA BÌNH

2.1. Văn hóa-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình

Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 4


2.1.1. Nhà cửa

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình thường chọn nơi có địa thế đẹp, thuận tiện cho cuộc sống, quần cư thành bản, mường. Nhà sàn thường được dựng ven thung lũng, nhìn ra cánh đồng hoặc sông, suối. Ngôi nhà lý tưởng của họ là “Vườn rau chân cầu thang, ao cá trước nhà, máng nước giội giữa sàn”.

Nhà sàn được dựng lên giữa vườn. Vườn nhà của người Thái thường nghèo nàn về cây cối, không có qui hoạch cụ thể, đặc biệt là hầu như không bao giờ có cây cảnh. Điều này là do thói quen lâu đời, mặt khác gia súc và gia cầm của tất cả các gia đình trong bản đều nuôi thả rông, do vậy việc qui hoạch, trồng vườn gặp nhiều khó khăn.

Nhà sàn người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình có dáng dấp nhà sàn vùng Hoàng Liên Sơn, Lai Châu hơn là nhà sàn người Thái vùng Sơn La. Nhà sàn người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình vẫn giữ được nét truyền thống, thoáng mát, hợp với cảnh thung lũng của vùng nhiệt đới.

Nhà sàn người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình là kiểu nhà sàn bốn mái gồm hai mái chính và hai mái phụ ở hai đầu hồi vuông góc. Mái nhà hiện nay đã được nâng cao, không hạ thấp che quá nửa tường vách như xưa. Hai đầu hồi là hai thang gỗ để lên sàn nhà, các thang gỗ có số bậc thang lẻ.

Cột thường là cột tròn, gỗ tốt, không mọt, được chọn rất kỹ, qua nhiều năm mới đủ cột để làm nhà. Mái thường lợp bằng cỏ tranh, sàn là cây tre mai


(mạy mai) được lột phẳng cả cây, ghép cây nọ nối cây kia, giàn trải trên cùng một mặt phẳng.

Một điều đặc biệt của nhà sàn người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình cũng như của người Thái các vùng khác là dựng nhà họ chỉ dùng rìu để đẽo, chặt, làm các mộng-không dùng các loại chàng, đục của thợ mộc; sử dụng các móc gỗ-không hề sử dụng đinh, vít. Tuy chỉ có vậy, nhưng nhà dựng nên rất chắc chắn-gió, lốc lớn cũng không bị sập nhà bao giờ (chỉ đôi khi bị tốc mái).

Bước lên nhà sàn người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình sẽ thấy một không gian thoáng, mát, sáng sủa và rộng rãi. Tầm nhìn không bị chắn bởi các vách ngăn nhà hoặc các hàng cột giữa bởi vì người Thái rất ít dùng vách ngăn trên sàn, không dùng cột giữa vì các xà ngang là gỗ to, tốt đủ sức đỡ mái nhà đồ sộ.

Bố cục trong nhà của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình phản ánh một trật tự xã hội mang tính phụ quyền thời xa xưa, đề cao người chủ gia đình cũng như đàn ông trong nhà, đồng thời cũng thể hiện tính hợp lý cao độ của một nền nông nghiệp trồng lúa. Bố cục trong nhà không phụ thuộc vào số gian của nhà mà phụ thuộc vào qui định chặt chẽ theo luật lệ.

Trong nhà thường chia thành hai phía: phía trên và phía dưới. Phía trên là nơi để bàn thờ, nơi ở của các bậc cao niên, thường là ở phía cửa vào nhà, phụ nữ ít được qua lại. Phía dưới là nơi để các thứ vặt hàng ngày, nơi con cháu ở, phụ nữ có thể qua lại.

Trong nhà cũng rất ít đồ đạc, không giường, không tủ, không bàn ghế.

Khách đến thường trải chiếu ngồi hoặc ngồi trên ghế mây.


2.1.2. Trang phục

Trang phục thường là một trong những nét văn hóa đặc trưng cho từng dân tộc. Người Thái có nền văn hóa hàng ngàn năm, có nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp, là một trong các dân tộc thiểu số đông nhất, do vậy đã giúp họ giữ được nhiều nét đặc trưng trong trang phục.

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình có các kỹ thuật rất độc đáo trong việc chế tạo màu để nhuộm, dệt, pha màu cho vải, sợi. Các kỹ thuật đó gắn liền với các sản phẩm của thiên nhiên như màu đỏ từ cây tô mộc (mạy cô pha), màu vàng từ củ nghệ, màu đen từ cây chàm (mạy hoán), phối hợp màu cây tô mộc và cây chàm tạo màu xanh. Họ còn giỏi về cả nghề cơ khí, kim hoàn, giỏi về nghệ thuật trang trí. Tất cả các đồ trang sức đeo trên người từ vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm cài đầu, xà tích, cúc áo đều do họ tự chế tác.

Trang phục của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình được phân biệt theo lứa tuổi, giới tính, trước kia còn phân biệt theo địa vị xã hội nhưng ngày nay không còn nữa. Trang phục còn được chia ra trang phục ngày thường, trang phục ngày lễ

2.1.2.1.Trang phục nữ

Bộ trang phục của phụ nữ gồm: áo ngắn (xửa cóm), áo dài (xửa chái và xửa luống), váy (xỉn), khăn (khăn), nón (cúp), xà cạp (pe păn khạ) xà tích (xai xói), hoa tai (tòng liu), vòng tay (poọc khen) bằng bạc (hoặc đồng).

Áo ngắn (xửa cóm) là một trong nét khác biệt của người Thái, áo may bó sát người, chỉ dài đến cạp váy, làm tôn các đường nét đẹp của người phụ nữ. Vào ngày thường, phụ nữ Thái Mai Châu-Hòa Bình chỉ dùng áo ngắn màu chàm tết nút khuy vải. Khi đi chơi đêm, hội hè họ thường mặc xửa cóm có màu đẹp, đính khuy bạc hình bướm, nhện hay hoa ở ngực áo.


Phụ nữ người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình còn có hai loại áo dài: Xửa chải-loại áo dài kiểu 5 thân, cài cúc bên trái cổ, chỉ phụ nữ có chồng mới mặc và chỉ mặc khi ở nhà chồng vào lúc hội hè, cưới xin.

Váy (xỉn) của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình là loại váy ống (khâu thành hình ống), váy trơn không có trang trí. Khi mặc váy thường cuốn chặt thắt lưng. Do mặc váy, nên người phụ nữ luôn thể hiện nét tinh tế trong cách ngồi và đi lại.

Thắt lưng (xai eo) thường bằng tơ tằm hoặc sợi bông màu xanh, tím cẩm, giữ cho cạp váy quấn chặt eo. Thường phụ nữ trẻ chọn thắt lưng màu xanh, người đứng tuổi chọn màu tím.

Khăn (piêu) của phụ nữ Thái ở Mai Châu-Hòa Bình trước kia là không thể thiếu được, nó như là chiếc nón của người Kinh. Tuy vậy, người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình đã không sử dụng khăn piêu từ rất lâu vì do ảnh hưởng của văn hóa của người Mường. Khăn piêu đã được thay thế bằng khăn quấn đầu màu trắng như người Mường cách đây vài thế kỷ. Cùng với khăn, các loại trâm cài đầu cũng được đặc biệt chú ý.

Người phụ nữ Thái rất chú ý đến mái tóc. Mái tóc phụ nữ Thái dài, dày và óng mượt, được cài trâm bạc để thõng tạo nên sự mềm mại. Mái tóc, váy ngang đầu gối, áo ngắn bó sát người, tính tình nhẹ nhàng, ít nói, đi đứng khoan thai đã tạo cho người phụ nữ Thái luôn luôn có một sự dịu dàng, duyên dáng riêng biệt, nổi bật trong khung cảnh núi rừng, làng bản hùng vĩ và lên thơ-kể cả lúc họ đi làm hay trong ngày lễ hội.

Bên cạnh các trang phục chủ yếu trên, người phụ nữ Thái Mai Châu-Hòa Bình còn sử dụng khá nhiều đồ trang sức bằng bạc, trong đó quan trọng nhất vòng tay, xà tích.


Vào ngày lễ hội, người phụ nữ bao giờ cũng mặc đẹp nhất: khăn trắng, áo ngắn trắng, váy đen ánh mịn đính cạp rồng, cạp phượng, thắt giải lưng màu xanh, cổ tay đeo 2-3 đôi vòng bạc, chùm dây xà tích bạc uốn lượn bên hông.

Các em bé gái cũng mặc áo cóm nhưng nhỏ hơn, màu sắc giản dị hơn, đeo vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, mùa đông đội mũ vải theo hình đầu. Phụ nữ về già, thường ăn mặc giản dị hơn nhiều. Phụ nữ có tuổi rất chịu khó trong việc dạy giỗ con cháu trong việc nội trợ, dệt vải, may vá, thêu thùa, cách ăn mặc, cư xử, đi đứng….

2.1.2.2. Trang phục nam giới

Trang phục của nam giới đơn giản, ít màu sắc, không diêm dúa như trang phục của phụ nữ và trẻ em. Trang phục nam gồm: áo, quần, thắt lưng, khăn.

Áo gồm hai loại: áo cánh ngắn và áo cánh dài. Áo nam giới màu chàm, nút khuy ở nách trái, thân dài chấm mông, tay áo nhỏ, 2 túi vạt trước, cổ đứng, tròn, cao khoảng 2 cm, nút áo bằng đồng hoặc vải.

Quần dài, ống rộng, cạp quần hơi loe, khi mặc gấp lại một bên, thắt lưng bằng sợi gai có khuy nút để giữ cho chắc. Quần thường nhuộm màu xanh chàm hoặc màu nâu. Khi có việc đi xa, hoặc dự lễ hội, nam giới thường thắt thêm giải lưng xanh (hoặc đỏ) nịt gọn áo, đầu có tua của dây để đằng trước.

Vào các dịp cưới xin, lễ hội, nam giới còn mặc áo dài may bằng chàm kiểu 5 thân (vì tà), có thân trong trắng. Khi mặc áo này, bao giờ cũng có áo trong, màu trắng, áo dài ở ngoài màu chàm, để lộ cổ áo trắng bên trong tỏ vẻ trang trọng, kiểu cách.

Nam giới thường sử dụng 2 loại khăn: khăn dài-quấn quanh đầu, giống khăn xếp, dùng trong ngày lễ, hội; khăn trọc ngắn-dùng trong lao động, quấn hình chữ V, ngược quanh đầu.


Với các em trai nhỏ, trang phục thường là vải dệt carô, hoặc sọc đứng nét nhỏ, màu nâu đen, đen trắng. Mùa đông, đội mũ trùm đầu, mũ gồm nhiều mảnh vải, màu sắc khác nhau, ghép lại thành mũ. Đàn ông cao niên thường mặc áo dài, thắt dải lưng chàm hoặc tơ vàng, răng nhuộm đen.

2.1.3. Ẩm thực

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình trước kia đời sống chủ yếu dựa vào trồng lúa nước, săn bắt, nuôi trồng và hái lượm. Cũng chính vì vậy trong ẩm thực cũng phản ánh đúng thực trạng trên. Các sản vật từ săn bắn và hái lượm đóng vai trò khá quan trọng trong bữa ăn hàng ngày: rau, củ, quả, măng, cá, tôm, ốc, chim, thú, nhuyễn thể dưới nước và trên cạn.

2.1.3.1. Các món ăn từ lúa gạo và lương thực khác

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình cũng như các tộc Thái ở các vùng khác sử dụng gạo nếp là chính. Gạo nếp được ngâm qua một đêm, vo sạch và đồ bằng chõ đồ. Sau khi xôi đồ chín, quạt nguội, đánh tơi, cho vào ép khẩu (đan bằng tre) hoặc quả bầu khô. Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình còn chế biến bánh tét, bánh gio, xôi màu, khẩu hang, khẩu lam (cơm lam).

Khẩu lam (cơm lam) là món được nhiều người ưa thích, được nấu bằng thứ gạo nếp ngon nhất; gạo được cho vào ống tre (tre gai, ống vừa phải, không già và cũng không non, đốt tre không dài quá và cũng không ngắn quá), sau đó nướng bằng lửa. Đây là món ăn không thể thiếu được trong các tết, lễ hội, đón khách quí.

2.1.3.2. Các món ăn từ rau

Rau quả được chế biến thành các món ăn độc lập hoặc nấu với các nguồn thực phẩm khác như cá, thịt. Rau đồ là món ăn thường ngày của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, được đồ bằng hày. Măng là loại rau rừng quan trọng của

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí