Văn Hóa Ứng Xử Của Người Thái Ở Mai Châu-Hòa Bình


người Thái, đặc biệt măng bương được họ ngâm chua, có thể sử dụng trong cả năm.

Các chất béo có nguồn gốc từ thực vật cũng được dùng phổ biến và lâu đời. Vừng, lạc, đậu tương, đậu xanh được người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình sử dụng, chế biến thành các món ăn thường ngày. Tương của người Thái khác với tương của người Kinh về cách chế biến và mùi vị.

Người Thái sử dụng nhiều hoa quả thay cho gia vị hàng ngày: me, muỗm, sung, chuối xanh. Họ ưa thích vị chua, ngọt, đắng, cay.

2.1.3.3. Các món ăn chế biến từ thuỷ sản

Cá, các thuỷ sản khác là nguồn thực phẩm quan trọng của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, vì trước kia, trong thiên nhiên nguồn thức phẩm này khá dồi dào. Các món thuỷ sản được chế biến rất nhiều món, đa dạng, phong phú nhưng gần gũi nhất với họ là món cá (pa) nướng. Cá nướng có nhiều loại, được chế biến khác nhau: pa pỉnh, pa pỉnh tộp, pa chí, pa óm, pa xổm.v.v. Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình cũng rất thích ăn cá gỏi (pa cỏi).

Người Thái Mai Châu-Hòa Bình còn chế biến nhiều loại cá lên men thành cá mắm (gọi là mẳm). Có 2 loại mẳm: mẳm đí: làm từ cá nhỏ, tép; mẳm pa: làm từ cá to. Mẳm có thể để hàng năm, dùng ăn sống, chế biến các món khác.

Pa xổm (cá chua) là món ăn được người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình khá ưa chuộng, thường được làm từ cá to, cách thức làm giống mắm cá nhưng không cho nhiều ớt mà cho nhiều thính, một ít rượu để gây men cá. Cá chua dùng được lâu ngày, ăn sống hoặc qua chế biến.

2.1.3.4. Các món ăn chế biến từ thịt

Thịt được chế biến tương đối giống các món từ cá. Ngoài thịt nướng, hong khói còn chế biến thành lạp xúc, nậm pịa, nhựa mịn, năng xốm, …..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


Nậm pịa (nước hỗn hợp phèo) là món ăn độc đáo, chế biến từ phần ruột non tiếp giáp ruột già của các động vật nhai lại (trâu, bò, dê, hoẵng, nhím). Nậm pịa là món không thể thiếu được trong các ngày lễ hội lớn, đón khách quí.

Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 5

Nhựa mịn (thịt mủn): thịt để một thời gian cho thớ thịt có mùi nặng, sau đó cắt nhỏ cho vào ống, bỏ gia vị, đốt cho thịt chín, dùng đũa chọc thành món canh nhuyễn, dùng ăn với xôi.

Năng xốm (da chua) được chế biến như món nem chua của người

Kinh.

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình thích sử dụng tiết sống và chín. Khi

cắt tiết trâu, bò người ta thường uống tiết sống bằng cách cho ống nứa đầu vót nhọn vào dòng tiết đang chảy hứng lấy máu và uống trực tiếp luôn. Tiết hãm còn được dùng đánh tiết canh, luộc để ăn chín.

2.1.3.5. Gia vị và khẩu vị

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình thường sử dụng các gia vị đặc biệt mạnh như cay, chua, đắng. Họ ưa dùng tỏi, ớt, hành, nghệ, xả, gừng, riềng, rau thơm. Họ thường xuyên sử dụng ớt trong các món ăn, ớt tươi, ớt nướng ròn và giã nhỏ cho vào thức ăn.

Gia vị chua được dùng phổ biến hàng ngày, đặc biệt được dùng chế biến một số thực phẩm để lâu ngày như dưa, măng, cá, thịt. Nhiều loại quả, lá chua được sử dụng thường xuyên làm món ăn hoặc làm gia vị. Vị đắng cũng là vị được ưa chuộng. Đặc biệt người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình ưa dùng bột gạo để nấu canh tạo độ sền sệt. Bột gạo vừa tạo độ ngọt và làm thức ăn sánh, tạo món ăn thích hợp với sử dụng đồ nếp.

2.1.3.6. Đồ uống


Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình cũng như đa số các dân tộc khác ít dùng đồ uống kết hợp với ăn hàng ngày, đồ uống thường chỉ dùng vào ngày lễ, tết và tiếp khách. Rượu có 2 loại, rượu cất và rượu cần.

Rượu cần (lẩu xá) là loại rượu đặc biệt chỉ làm bằng gạo, ngô và lá men rừng, được lên men kín trong các vại, chôn kín ít nhất 30 ngày. Rượu cần thường được uống vào ngày lễ, đón khách quí, mọi người đều uống như nhau và uống bằng cần trúc.

Rượu cất của người Thái được cất chủ yếu từ gạo, sắn và men lá rừng.

Có hai loại rượu cất: lẩu chôn và lẩu xơ.

Lẩu xơ là rượu nặng, thường làm bằng gạo nương Mèo (giống lúa của người H’Mông) và men lá. Họ chưng cất rượu, lấy rất ít, do vậy rượu rất nặng, uống ít nhưng đã say.

Lẩu chôn là rượu nhẹ, thường làm bằng sắn, gạo, chưng cất lấy nhiều, rượu nhẹ, uống nhiều cũng khó say.

2.1.3.7. Cơ cấu bữa ăn

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình thường ăn 3 bữa/ngày; bữa chính là bữa chiều. Bữa phụ ăn đơn giản thường là xôi, bữa chính ngoài xôi, có thức ăn như cá, thịt, rau, cơm tẻ, đồ uống. Cơm xôi chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu bữa ăn, thường chiếm 80-90%. Trong ngày lễ thì số lượng và khối lượng thức ăn tăng lên nhiều và luôn kèm đồ uống.

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình thường ăn bốc, không chan canh vào cơm nếp. Việc sắp xếp bày bàn, trang trí các món ăn cũng như trong bữa ăn rất đơn giản, không cầu kỳ.

2.1.4. Văn hóa ứng xử của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình


2.1.4.1. Bố mẹ và con cái


Người Thái trước kia trong một gia đình thường nhiều thế hệ với rất nhiều thành viên nhưng luôn luôn sống hòa thuận, rất ít khi xảy ra va chạm hay xích mích. Bố mẹ và con cái trong gia đình người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình ít khi to tiếng với nhau.

Trong gia đình, bố mẹ coi con dâu, con rể như là con ruột. Nhà không có con trai, bố mẹ cưới rể về ở. Chàng rể có bổn phận chăm sóc bố mẹ vợ như bố mẹ mình. Con dâu khi về nhà chồng vẫn có quyền đi lại gia đình mình và ở lại đó một thời gian dài. Họ cũng không phân biệt con đẻ, con nuôi, con vợ lẽ, con vợ cả, con chung, con riêng-chỉ có phân biệt con trai và con gái, con trưởng và con thứ. Khi chia của cải, người con trưởng thường được hơn. Con gái tuy không được chia phần nhưng luôn được bố mẹ gây dựng vốn khi cưới chàng rể về nhà.

Hôn nhân của con cái thường được cha mẹ tôn trọng. Trai gái có quyền đi lại thăm hỏi nhau, sau đó mới báo bố mẹ cũng được.

2.1.4.2. Vợ chồng

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình có tục ở rể từ một đến ba năm. Qui định này đã phần nào đó hạn chế quyền lực của chế độ phụ quyền, tạo cho cuộc sống vợ chồng bình đẳng hơn và có trách nhiệm hơn.

Trong gia đình, sự lấn át của người chồng có thể hiện nhưng không mạnh, khi làm gì vợ-chồng thường bàn bạc với nhau. Khách đến nhà chồng tiếp chuyện, vợ lo phục vụ. Người chồng thường lo việc nặng hơn như cày, bừa, chài lưới, kiếm gỗ, dựng nhà. Người vợ lo nội trợ, chăm sóc con, nương rẫy, cấy hái, dệt vải, chăn nuôi.

Mặc dù khi là thanh niên, quan hệ yêu đương của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình tương đối mở, nhưng khi đã là vợ chồng thì lại có những luật


lệ rất khắt khe về trách nhiệm giữa người vợ-người chồng, đặc biệt là khi ốm đau.

2.1.4.3. Anh em ruột thịt

Khi còn ở với cha mẹ, anh em ruột thịt chịu sự chỉ dạy của các bậc cao tuổi trên mình. Anh em chung nhà thường nhìn nhau, tự giác trong công việc, ít khi để cha mẹ nhắc nhở. Anh em bao giờ cũng có ý thức giúp nhau. Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình cũng như người Thái ở vùng khác, tối kỵ anh em mắng mỏ nhau. Trong luật lệ có qui định xử phạt tiền, rượu, lợn nếu anh em mắng mỏ nhau, và còn bị làng xóm chê cười.

2.1.4.4. Quan hệ gia đình và khách

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình đặc biệt mến khách, khách đến chơi thăm hoặc nhờ vả đều được đón tiếp trọng thị, trong đó quí nhất là khách bên nhà vợ. Khách đến nhà, bà chủ vận quần áo đẹp ra đón khách, trải chiếu đẹp cho khách và chồng ngồi trò truyện. Khi có khách quí đến nhà-gia đình bắt gà chíp làm thịt sáo măng đãi khách, khách đại quí-thịt gà đang ấp đãi khách. Họ quan niệm gà con đang lớn, gà mái đang ấp mà thịt đãi khách thì có nghĩa không còn tiếc khách điều gì nữa.

Trước lúc ăn cơm, bao giờ cũng có chậu nước sạch, khăn mặt sạch để dành cho khách sử dụng. Trong khi ăn cơm, khách và chủ không nói chuyện khích bác, mà thường nói chuyện vui, vợ và con gái người chủ thường xuyên tiếp nước, phục dịch khách.

2.1.4.5. Quan hệ làng bản

Ngay từ thời xa xưa, người Thái phải chống chọi với thú dữ, giặc cướp, chính vì vậy mối quan hệ làng bản là mối quan hệ cộng đồng được hình thành và phát triển từ rất xa xưa. Người Thái vùng Mai Châu-Hòa Bình cũng như người Thái ở vùng khác dựng nhà nọ cách gần nhà kia, nhà nọ gọi nhà kia


nghe rõ. Trên thực tế, rất ít khi xảy ra xung đột lớn trong bản, sự xung đột này thường chỉ xảy ra giữa các bản với nhau. Trong một bản, tính cộng đồng rất cao, có việc, vui, buồn cả bản đều giúp đỡ hoặc chia sẻ, kể cả không cùng dòng họ. Điều này thể hiện rất rõ khi một gia đình làm nhà, rất nhiều người trong bản đến giúp-mặc dù làm nhà kéo dài hàng mấy tháng liền. Ngày dựng nhà cả bản đến giúp, các phất tranh lợp mái được nhiều người trong bản mang góp tặng.

Trong việc tang lễ, ma chay họ lại càng thể hiện rõ tính cộng đồng. Khi trong bản có người già mất, không ai bảo ai, cả bản kéo đến, mỗi người một tay, cắt cử lo toan công việc. Đặc biệt, dù không là họ hàng nhưng người trong bản đến lễ tang đều tự giác quấn khăn tang lên đầu.

Người Thái lên án gay gắt những người lười biếng, trộm cắp. Đặc biệt đối với việc trộm cắp có hình phạt rất nghiêm khắc. Chính vì vậy, người Thái có thể để lúa chín trên ruộng, nương, làm kho lúa ở ngoài đồng mà không lo bị mất trộm. Họ sống với nhau bằng lòng trung thực, căm ghét sự dối trá.

Trong quan hệ trai gái, người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình khá mở khi còn yêu đương, nhưng họ không chấp nhận việc loạn luân hay ngoại tình. Đây là điều xã hội lên án gay gắt nhất và bị xử phạt nặng nhất.

Trong xã hội cổ truyền của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, mẫu người lý tưởng không phải là người trong đạo Khổng-không phải là người lắm tiền nhiều của, mà là người biết lo việc chung của bản, mường, sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác.

2.1.5. Phong tục

2.1.5.1. Tục lệ cưới xin

Người Thái theo chế độ một vợ-một chồng, rất hiếm trường hợp đa thê, đa thê chỉ xảy ra ở các dòng họ quí tộc.


Do không bị ảnh hưởng của Nho giáo, nên thanh niên nam nữ có rất nhiều điều kiện để tìm hiểu nhau. Thanh nam có thể tự do đến nhà thanh nữ tìm hiểu, trò chuyện thâu đêm tại trên nhà hoặc dưới sàn nhà của người thanh nữ.

Thủ tục cưới xin qua khá nhiều nghi lễ, sau đó chàng rể mới đón cô dâu về nhà mình. Ở nhà trai 3 ngày, chàng rể đưa cô dâu về nhà mẹ vợ; mang theo lễ gà, rượu. Nhà gái tổ chức bữa cơm đón rể, làm lễ nhập phòng cho phép vợ chồng chung chăn gối. Người chồng ở rể từ 1-3 năm, nếu nhà vợ khó khăn có thể phải ở lâu hơn. Tục lệ cưới xin của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình có xu hướng tôn trọng vai trò của người phụ nữ.

2.1.5.2. Tục lệ trong sinh nở

Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình quan niệm sinh con là niềm vui của cả gia đình và là sự ban thưởng của trời đất, tạo hóa. Chính vì vậy, sự ra đời của những đứa trẻ luôn là niềm mong ước và hạnh phúc gia đình.

Cũng do quan niệm trên nên khi người phụ nữ mang thai và sau khi đẻ được chú ý và chăm sóc khá chu đáo. Khi mang thai phụ nữ không phải làm việc nặng, thường chỉ làm việc nội trợ ở nhà. Khi người phụ nữ trở dạ, được chuyển gần bếp lửa và sinh nở tại đó. Bếp lửa xua tan giá rét, sưởi ấm cả mẹ và con. Trong vòng 6 tháng ròng sau khi sinh, người mẹ và đứa trẻ được ở gần bếp lửa, người mẹ được kiêng cữ rất kỹ.

Một điều đặc biệt, người Thái có rất nhiều các bài thuốc dân gian để dưỡng thai, tăng sữa, thậm chí có cả các bài thuốc tránh thai trong một thời gian nhất định, khi nào không muốn tránh mà cần sinh nở thì vẫn sinh nở được. Ngày nay các bài thuốc này vẫn được một số người Thái sử dụng.

2.1.5.3 Tang lễ

Tang lễ của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình thực hiện qua 8 bước:


- Lễ tắm xác: Khi người chết vừa tắt thở, con cháu vuốt mắt, tắm rửa bằng nước ấm, thơm, sau đó lau người, mặc đồ, trang điểm. Bộ đồ niệm thường là trang phục ngày hội, may theo lối cổ. Đồ trang sức cũng có thể đeo cho người chết, thường là đồ bằng bạc, rất kiêng chôn theo người chết các đồ bằng sắt, đồng.

- Lễ niệm: Người chết được đặt trên chiếc đệm rộng 0,3-0,4 m, dài 1,8- 2,0 m. Dưới đệm là chiếu cói nhỏ, viền đỏ xung quanh. Người nhà dùng chỉ buộc hai ngón tay cái, hai ngón chân cái vào nhau, dùng một miếng vải vuông buộc lấy cằm để tránh miệng há ra khi xác cứng dần lại. Khi niệm xong, con cháu đặt một mâm cúng thịt gà, bát xôi, đôi đũa. Lúc đó tang chủ mới đánh một hồi chiêng, chính thức báo cho dân làng biết về việc tang lễ.

- Lễ nhập quan: Quan tài làm bằng gỗ tốt hình tròn, khoét theo lòng thuyền, mép quan tài lắp mộng kín. Trước khi nhập xác, người ta bỏ tro bếp, bông lau vào lòng quan tài, sau đó là lớp phên tre cứng, ngăn giữa tro và xác người.

- Lễ tạ ơn cha mẹ: Thường con cháu giết một con lợn để cúng. Thày mo được mời đến, thay lời con cháu nói lên công lao nuôi nấng dạy dỗ của cha mẹ, cầu mong cha mẹ che chở cho con cháu khỏi ốm đau, nghèo khó, làm ăn phát đạt…

- Lễ chính: Tang chủ giết lợn to làm lễ chính cúng bố mẹ, các con gái ra ở riêng mỗi người góp một con lợn nhỏ hơn. Họ, hàng, dân bản tuỳ gần xa, khả năng, tình cảm của mình mà giúp tiền, gạo, rượu, thực phẩm.v.v.

- Lễ đưa tang: Quan tài được khiêng tay từ trên nhà sàn xuống sân, đặt lên gác nghỉ để con cháu ngồi xổm khóc dưới quan tài. Sau đó, dân làng mỗi giúp khiêng quan tài, thắp 4 ngọn nến ở bốn góc, chụp nhà xe bằng vải màu

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí