thế các ảnh hưởng đó đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững.
Từ các kết quả nghiên cứu những vấn đề trên, đề tài sẽ phân tích, tổng hợp, đánh giá những tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình trước kia, hiện nay và diễn thế trong tương lai. Từ đó, đề tài sẽ đề xuất các biện pháp phát triển du lịch nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững và hiệu quả cao.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Luận văn được thực hiện bằng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp:
1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin số liệu:
Trong quá trình thu thập tài liệu chúng tôi đã tìm hiểu, sưu tầm tài liệu tại: Thư viện Quốc gia Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học, Khoa Du lịch-trường Đại học văn hóa Hà Nội, Khoa Du lịch-trường Đại học Khoa học và Xã hội nhân văn, Sở Thương mại-Du lịch tỉnh Hòa Bình, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, Phòng văn hóa-xã hội huyện Mai Châu-Hòa Bình.
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 1
- Sơ Lược Lịch Sử Văn Hóa-Xã Hội Của Người Thái Ở Mai Châu-Hòa Bình
- Văn Hóa-Xã Hội Truyền Thống Của Người Thái Ở Mai Châu-Hòa Bình
- Văn Hóa Ứng Xử Của Người Thái Ở Mai Châu-Hòa Bình
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
2. Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra xã hội học:
Thu thập ở thực địa các thông tin bằng phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát, chụp ảnh, ghi chép. Để thu thập tư liệu cho luận văn chúng tôi đã khảo sát thực địa 04 đợt, vào tháng 3, tháng 5, tháng 8, tháng 10 năm 2007. Trong 04 đợt thực địa chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn và lấy thông tin cho các phiếu điều tra tại một số hộ gia đình người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Các phiếu điều tra đều lấy thông tin 2 chiều (thông tin trước khi có phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình; thông tin sau khi du lịch đã phát triển ở Mai Châu-Hòa Bình). Các phiếu điều tra nhằm lấy các thông tin về:
- Ẩm thực;
- Trang phục;
- Cư trú, nhà cửa;
- Quan hệ xã hội;
- Lễ hội, tín ngưỡng;
- Văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ.
Bên cạnh thu thập phiếu điều tra, phỏng vấn và ghi chép, chúng tôi còn thu thập một số tư liệu khác bằng cách quan sát, chụp ảnh.
Các thông tin trên được phân tích, tổng hợp, đánh giá sẽ cho ta thấy những tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình và một phần nào đó diễn thế của các tác động đó trong tương lai.
Mặt khác, để có được những đề xuất cho các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Mai Châu-Hòa Bình, học viên đã tiến hành tìm hiểu các định hướng phát triển, qui hoạch, định hướng đầu tư trong tương lai để phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung và của ở Mai Châu nói riêng tại Sở Thương mại-Du lịch tỉnh Hòa Bình (Phòng Du lịch) và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình.
3. Phân tích và tổng hợp tài liệu:
Dựa trên các nguồn tài liệu hiện thu thập được về đời sống văn hóa-xã hội của người Thái, về hoạt động du lịch trên địa bàn Mai Châu-Hòa Bình, luận văn tiến hành các phân tích và tổng hợp tư liệu, từ đó rút ra các kết quả nghiên cứu cho nội dung đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài của luận văn đòi hỏi nhiều đến các tư liệu thực tiễn và khi viết sẽ liên quan đến nhiều các phân tích, tổng hợp, đánh giá. Chính vì vậy, trong quá
trình thực hiện đề tài, học viên đã chủ động học hỏi nhiều ở thầy cô và bạn bè-kết quả của luận văn là một phần thành quả sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm cao của thầy hướng dẫn, cố PGS.TS. Đinh Trung Kiên và đặc biệt là của PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng. Cũng bởi vậy, luận văn có tính lý luận và thực tiễn cao.
Luận văn còn là một kết quả nghiên cứu trong chuyên ngành mà người thực hiện đứng trên quan điểm của cả một người nghiên cứu và một người quản lý, bảo tồn văn hóa-xã hội để nhìn nhận, nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa phát triển du lịch và việc bảo tồn, phát triển văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; 13 trang; gồm 2 phần:
1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình và huyện Mai Châu;
1.2. Sơ lược lịch sử văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình tỉnh Hòa Bình.
Chương 2. Hoạt động du lịch và tác động của du lịch đến đời sống văn hóa- xã hội người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; 95 trang, gồm 3 phần:
2.1. Văn hóa-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình tỉnh Hòa Bình;
2.2. Sự hình thành và phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình;
2.3. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình.
Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa-xã hội tốt đẹp trong cộng đồng
người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; 7 trang; gồm 3 phần:
3.1. Hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình;
3.2. Phương hướng phát triển du lịch của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình;
3.3. Mục tiêu của các giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình
3.4. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững, hiện đại mà vẫn bảo tồn được bản sắc văn hoá-xã hội truyền thống.
CHƯƠNG 1
SƠ LƯỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, VĂN HÓA-XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU-HÒA BÌNH
1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình và huyện Mai Châu-Hòa Bình
1.1.1. Tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, có tọa độ địa lý: phía bắc 21019’, phía nam 20020’, phía đông 20017’, phía tây 20039’, kinh tuyến đông 104040’, kinh tuyến tây 104048’; phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hà Tây, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình và tỉnh Thanh Hóa, phía đông giáp tỉnh Hà Tây và tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Sơn La. Hòa Bình là cửa ngõ của tây bắc, cách thủ đô Hà Nội 72 km về phía tây-theo đường quốc lộ số 6.
Hòa Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp theo hướng tây bắc-đông nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm ở phía tây bắc có độ cao trung bình 600-700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích từng toàn tỉnh, cao nhất là huyện Đà Bắc-độ cao trung bình 660 m; vùng núi thấp ở phía đông nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dãy núi thấp, chia cắt, độ dốc trung bình 200-250, độ cao trung bình 100-200 m, thấp nhất là thị xã Hòa Bình-độ cao trung bình 20 m. Toàn tỉnh có 11 đỉnh núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển (từ
1.011 mét đến 1.373 mét).
Diện tích tự nhiên của tỉnh Hòa Bình là 4.662.5km2. Hòa Bình có 1 thị xã và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu-Hòa Bình, Kỳ Sơn, Cao Phong, Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ. Dân số tỉnh Hòa Bình
810.130 người (theo số liệu của năm 2005). Hòa Bình có 7 dân tộc sinh sống, trong đó có 6 dân tộc chủ yếu là: dân tộc Mường-dân số đông nhất, chiếm
60,3%, tập trung nhiều ở huyện Lạc Sơn (90,2% dân số của huyện), Tân Lạc (84%), các huyện lỵ khác, thị xã đều có người Mường; dân tộc Kinh-dân số đứng thứ hai, chiếm 31%, tập trung đông nhất ở thị xã Hòa Bình (81% dân số thị xã), huyện lạc Thuỷ (68,2% dân số của huyện), các huyện và thị tứ đều có dân tộc Kinh; người Thái-dân số đứng thứ ba, chiếm 4% dân số toàn tỉnh, tập trung ở huyện Mai Châu-Hòa Bình (60,2% dân số của huyện), dân tộc Tày- dân số đứng thứ hai, chiếm 2,6%, sống chủ yếu ở huyện Đà Bắc, dân tộc Dao- dân số đứng thứ năm, chiếm 1,5%, chủ yếu ở huyện Đà Bắc, Kim Bôi, ngoài ra rải rác ở các huyện Kỳ Sơn, Luơng Sơn, Mai Châu, thị xã Hoà Bình. Dân tộc H’Mông, có khoảng trên ba ngàn người, sống ở hai xã Hang Kia, Pà Cò thuộc huyện Mai Châu-Hòa Bình, giáp tỉnh Sơn La.
Sáu dân tộc chính, tương ứng với sáu kiểu nhà ở, sáu kiểu làng bản, sáu loại y phục, sáu ngôn ngữ, sáu nền văn hóa dân gian, sáu hệ thống lễ hội, sáu nền văn hóa ẩm thực. Các điệu múa ví Mường, hát khắp tua người Thái, hội xòe, ngủ nhà sàn, hàng thổ cẩm.v.v. thực sự thu hút khách du lịch.
Địa hình đồi núi trùng điệp, các động Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm, kỳ thú, độc đáo như: leo núi, săn bắn, đi bộ, du lịch cảnh quan, du lịch sinh thái.
Sức người, thiên nhiên và hồ thuỷ điện Hòa Bình tạo nên một hồ sông Đà thơ mộng, tạo nên một khu du lịch lòng hồ và ven hồ, với những vịnh, đảo, bán đảo, các lưu vật về quá trình xây dựng thuỷ điện, tượng đài Bác Hồ.
Hòa Bình còn nổi tiếng ở các bãi tắm trên sông, nước khoáng Kim Bôi, những bài thuốc dân tộc nổi tiếng từ xa xưa.
Hòa Bình có 173.000 ha đất rừng, chiếm 37% diện tích, đất nông nghiệp trên 65.000 ha, chiếm 14%, còn trên 170.000 ha chưa được khai thác. Diện
tích rừng của Hòa Bình còn khá nhiều, độ che phủ rừng trên 41%, tương đương 194.308 ha, trong đó rừng tự nhiên là 146.477 ha.
Về khoáng sản có một số khoáng sản, nhưng nhiều nhất là đá, nước khoáng, đất sét. Nước khoáng tập trung chủ yếu ở huyện Kim Bôi và Lạc Sơn.
Về kinh tế, Hòa Bình với địa thế tiếp giáp sông Hồng và rất gần thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự nhiên tài nguyên khoáng sản, văn hóa đa dạng và phong phú, đã tạo cho tỉnh nhiều lợi thế về phát triển kinh tế các ngành: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông thổ sản; công nghiệp chế biến điện tử, may mặc, giày da; và đặc biệt là phát triển du lịch.
Hòa Bình có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa, lịch sử đa dạng và phong phú, do vậy có thể phát triển du lịch với nhiều hình thức: du lịch văn hóa (hiện nay nổi tiếng là khu bản Lác ở Mai Châu-Hòa Bình); du lịch sinh thái; nghỉ ngơi và nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm; thể thao leo núi.v.v.
Là cửa ngõ tây bắc của thủ đô Hà Nội, Hòa Bình còn là nơi có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như tổ chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần, kết nối các tour, các tuyến du lịch với các tỉnh lân cận và miền Bắc.
1.1.2. Huyện Mai Châu-Hòa Bình
Huyện Mai Châu-Hòa Bình nằm ở phía tây bắc tỉnh Hòa Bình, có tọa độ địa lý 20o24’-20o45’ vĩ bắc và 104o31’-105o16’ kinh đông, phía bắc giáp huyện Mộc Châu (Sơn La), phía nam giáp huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), phía đông giáp hai huyện Tân Lạc, Đà Bắc. Mai Châu-Hòa Bình là cửa ngõ của tây bắc, núi đồi trùng điệp. Địa hình núi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, có 1 đỉnh núi cao hơn 1000 m, núi Pai Linh cao 1.287 mét. Sát nách Mai Châu- Hòa Bình là dòng sông Mã, sông Đà chạy dọc theo địa giới bắc. Mai Châu- Hòa Bình cũng chỉ cách Lào 40 km, về phía tây. Quốc lộ sáu chạy qua địa bàn
của huyện, qua các xã Tòng Đậu, Đồng Bảng, Tân Sơn. Đi theo quốc lộ 6, qua thị xã Hòa Bình, qua dốc Cun là tới Mai Châu-Hòa Bình, Mai Châu-Hòa Bình cách Hà Nội khoảng 130 km. Diện tích tự nhiên của Mai Châu-Hòa Bình là 518,6 km2, trong đó đất nông nghiệp 5.033,24 ha (chiếm 9,7%); diện tích đất lâm nghiệp 35.505,15 ha (chiếm 68,46%), phần còn lại 21,80% là núi đá, sông, suối, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng.
Địa hình Mai Châu-Hòa Bình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao. Theo địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt:
- Vùng thấp phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và quốc lộ 15, diện tích gần 2.000 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ.
- Vùng cao giống như một vành đai bao quanh huyện, chiếm tới 400 km2, địa hình núi cao hiểm trở. Độ dốc trung bình 30 đến 35o. Nhìn tổng thể, địa hình Mai Châu-Hòa Bình thấp dần theo chiều từ tây bắc xuống đông nam.
Khí hậu của Mai Châu-Hòa Bình chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa tây bắc, chia thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau, độ ẩm trung bình trong năm 82%. Trong mùa mưa chịu ảnh hưởng nhiều của gió lốc và gió Lào, gió nam luôn bổ sung độ ẩm và cường độ gió khá mạnh. Trong mùa khô độ ẩm thấp, biên độ trong ngày cao, có ngày gió rét, sương muối hoặc mưa phùn giá rét.
Mai Châu-Hòa Bình có hệ thống sông suối khá dày đặc. Ngoài sông Đà, sông Mã, còn có 4 con suối lớn: suối Xia (40 km), suối Mùn (25 km), suối Bãi Sang (10 km), suối Cò Nào (14 km). Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nước của hệ thống sông, suối ở Mai Châu-Hòa Bình kém. Vào mùa khô, một số xã trong huyện thường thiếu nước trầm trọng như Noong Luông, Thung Khe.