Nâng Cao Hiệu Quả Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Đối Với Nhnn Việt Nam


Cuộc cách mạng 4.0 đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả mọi đối tượng. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của bộ máy chính quyền sẽ giúp tất cả mọi người tiết kiệm thời gian chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy cải cách hành chính.

Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, đảm bảo quyền dân chủ

Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền cần tiến hành đồng bộ cả ba lĩnh vực là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mặc dù ở nước ta, ba lĩnh vực này đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy nước ta cần thiết phải xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, xóa bỏ các văn bản chồng chéo, mâu thuẫn. Các chế tài xử phạt cần sửa đổi sao cho thích đáng, tạo ra tính răn đe trong xã hội. Các quy định phải gắn liền với đời sống thực tế, được ban hành cụ thể, chính xác, kịp thời…Việc xây dựng văn bản pháp luật phải công khai, minh bạch, có sự tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức tư vấn, tránh tình trạng trục lợi chính sách, lợi ích nhóm. Quyền dân chủ phải được tăng cường nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền giám sát hoạt động bộ máy chính quyền, quyền lựa chọn người đại diện cho mình và luôn đi đôi với nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Việc xét xử các hành vi vi phạm pháp luật phải nghiêm minh, kịp thời, hạn chế tình trạng oan sai, tạo niềm tin cho người dân vào hệ thống tư pháp.

Giữ vững sự ổn định chính trị.

Bạo lực, chiến tranh, xung đột là các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội. Ở nhiều nơi trên thế giới, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố diễn ra với tính chất và hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp. Nước ta có lợi thế rất lớn là sự ổn định chính trị, thu hút rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới đến đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều quốc gia khác, nạn tham nhũng, tệ quan liêu, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, diễn biến hòa bình do các thế lực thù địch gây ra. Nếu chúng ta không kiểm soát tốt thì đây chính là các nguyên nhân sẽ gây ra bất ổn chính trị. Muốn ngăn chặn, xóa bỏ các nguyên nhân này, chúng ta phải tập trung phát triển kinh


tế, chống tệ quan liêu, nạn tham nhũng để dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".. Các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương nhiều mặt với các nước trên thế giới là cơ sở để nước ta duy trì sự ổn định chính trị.

5.3.2 Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với NHNN Việt Nam

Thứ nhất, việc điều hành chính sách tiền tệ phải chủ động, linh hoạt, đồng bộ theo thông lệ quốc tế, bám sát diễn biến của thị trường, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Thứ hai, cần giảm bớt và tiến đến xóa bỏ các biện pháp hành chính, tăng cường các công cụ gián tiếp, cơ chế điều tiết tự động như cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, nghiệp vụ thị trường mở… Để tạo động lực cho các NHTM ưu tiên vay và cho vay lẫn nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, trong thời gian tới, nếu NHNN có đủ khả năng điều hành để đạt được mục tiêu lãi suất, NHNN có thể xây dựng một hành lang lãi suất với trần và sàn là các lãi suất theo quy định của NHNN; lãi suất liên ngân hàng được điều tiết giao động trong biên độ này.

Thứ ba, ổn định tỷ giá bằng cách điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, tăng dự trữ ngoại hối, hạn chế các yếu tố đầu cơ, găm giữ ngoại tệ nhằm chống hiện tượng đô la hóa.

Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam - 19

Thứ tư, ổn định mặt bằng lãi suất bằng cách điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến trên thị trường tiền tệ, tình hình lạm phát, kinh tế vĩ mô. NHNN tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh để giảm lãi suất cho vay, việc mở rộng tín dụng phải luôn đi đôi với an toàn tín dụng và định hướng phát triển ngành nghề của chính phủ.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại rất phức tạp và còn rất nhiều khía cạnh chưa được nghiên cứu. Vì


vậy, tác giả cho rằng việc kiểm tra tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM phải thực hiện thường xuyên, liên tục hơn nữa.

Mặc dù có những đóng góp nhất định, nghiên cứu này vẫn còn hạn chế và cần được cải thiện như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam. Các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, ngân hàng chính sách, và một số ngân hàng thương mại khác không thuộc đối tượng nghiên cứu do hạn chế của tác giả về thời gian, khả năng thu thập dữ liệu. Mỗi ngân hàng lại có những đặc thù riêng về quy mô, loại hình, khả năng cạnh tranh, năng lực quản trị, nguồn lực khác nhau nên tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng không giống nhau. Hạn chế về phạm vi nghiên cứu làm tính khái quát của nghiên cứu chưa cao. Các nghiên cứu sau này có thể tiến hành trên phạm vi rộng hơn, để kết quả có tính tổng quát cao hơn.

Thứ hai, luận án nghiên cứu thực nghiệm tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM được lấy từ báo cáo tài chính được công bố theo năm từ năm 2008 đến năm 2017. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng nguồn số liệu nghiên cứu để đánh giá chính xác hơn tác động trên.


KẾT LUẬN

Luận án "Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam" sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hoàn thành những nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất: Trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM và chính sách tiền tệ như: khái niệm và phương pháp đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán; khái niệm chính sách tiền tệ và công cụ của chính sách tiền tệ.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hệ số hồi quy của 4 biến: độ trễ của biến ZSCORE (L1), lãi suất tái chiết khấu (MP_I1), lãi suất tái cấp vốn (MP_I2), mức độ cạnh tranh của NHTM (LERNER); chất lượng thể chế (INS) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 1%; Biến dự trữ ngoại hối (FXI), tăng trưởng tín dụng (CR) tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 (SM) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy của các biến này khi ước lượng bằng phương pháp GMM cũng phù hợp với kỳ vọng về dấu. Hệ số hồi quy của biến chất lượng thể chế ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 5% cho thấy khi chất lượng thể chế tăng lên, tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái chiết khấu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam tăng lên.

Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đưa ra một số kết luận và hàm ý chính sách giúp NHTM giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán như: hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế của Việt Nam, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với NHNN Việt Nam.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Hoàng Ngân, các thầy cô giáo, Phòng Đào tạo Sau đại học - Đại học Ngân hàng TP HCM, đã giúp tác giả hoàn thành luận án này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Dương Ngọc Mai Phương, Vũ Thị Phương Anh, Đỗ Thị Trúc Đào & Nguyễn Hữu Tuấn, 2015. Tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán: Bằng chứng tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 25(35).

2. Đào Văn Hùng và cộng sự, 2014, Điều hành kinh tế vĩ mô: phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 3/2014. trang 25-29

3. Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn., 2015. Phát triển thị trường tài chính và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, Số 26(12), trang 53-68.

4. Lê Hùng, 2008, Điều hành chính sách tiền tệ năm 2007- thực trạng và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 358, tháng 3/2008, trang 12-18

5. Lê Minh Hưng (2017), Kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2016 và trọng tâm điều hành năm 2017, tạp chí ngân hàng, (số 1-2/2017)

6. Lê Thị Diệu Hiền, 2014, Thực trạng lấn át chính sách tài khóa đối với chính sách tiền tệ tại Việt Nam và một số chính sách khuyến nghị, Tạp chí ngân hàng số 10, tháng 5/2014, trang 2-6

7. Nguyễn Đắc Hưng, 2015, Thành công điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 nhìn từ góc độ công cụ lãi suất, Tạp chí ngân hàng, số 1/2015, trang 16-21

8. Nguyễn Đắc Hưng, 2015; Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến và chế tạo mới của VN khi tham gia TPP; Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 22(439), trang 27-30

9. Nguyễn Đăng Tùng & Bùi Thị Len, 2015. Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng chỉ số Altman Z score. Tạp chí khoa học và phát triển, số 5 (13), trang 833-840

10. Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Hoàng Chung, 2018. Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến sự ổn định tài chính tại Việt Nam – góc nhìn qua tăng trưởng tín dụng. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, SỐ 142&143.


11. Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng., 2016. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phương pháp Z-score. Tạp chí kinh tế và phát triển, số 229, trang 17-25.

12. Nguyễn Minh Hà, Ngô Trọng Hiếu, 2015. Tác động của chính sách tiền tệ đến lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 111.

13. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tiền tệ Ngân hàng. NXB Lao động – Xã hội.

14. Nguyễn Ngọc Bảo, 2010, Một số vấn đề về vai trò của chính sách tiền tệ trong ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/03/30/4585/

15. Nguyễn Tiến Công và công sự, 2015, điều hành chính sách tiền tệ ở Trung Quốc và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, tạp chí ngân hàng số 17, tháng 9/2015, trang 45-52

16. Nguyễn Thị Hiền, 2015, Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của VN và khả năng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 10 (427)/2015, trang 21-25

17. Nguyễn Thị Hồng, 2013, Chính sách tiền tệ trong việc mở rộng tín dụng vùng đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp; Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 24(393) tháng 12 năm 2013, trang 16-18

18. Nguyễn Viết Lợi(2017), Chính sách tiền tệ năm 2016 và triển vọng năm 2017, tạp chí ngân hàng , (số 1-2/2017)

19. Phạm Khắc Dũng, 2011, Chính sách tiền tệ và lạm phát tại Việt Nam sau khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008-2009, Tạp chí kinh tế và phát triển số 2- 2011, trang 26-32

20. Phạm Thị Tuyết Trinh, 2013, Chỉ số điều kiện tiền tệ thước đo trạng thái chính sách tiền tệ cho Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, số 269, trang 40-50

21. Phan Thị Linh, 2016, Nhìn lại chính sách tiền tệ giai đoạn 2001- 2015 và một số kiến nghị, Tạp chí tài chính, số tháng 5/2016, trang 63-65


22. Quốc hội, 2010. Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

23. Tô Huy Vũ và ctg, 2013, Ứng dụng mô hình kinh tế lượng vĩ mô trong công tác phân tích, dự báo và hoạch định chính sách tiền tệ, Tạp chí ngân hàng, số 19, tháng 10/2013, trang 2-14

24. Tô Kim Ngọc, 2012. Giáo trình Tiền Tệ - Ngân Hàng, tái bản lần thứ 4, NXB Dân Trí.

25. Trần Thọ Đạt, 2016, Chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015 và những tác động tới nền kinh tế, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 1-2016, trang 55-58.

Tài liệu nước ngoài

26. Acharya, V., Naqvi, H., 2012. The seeds of a crisis: A theory of bank liquidity and risk taking over the business cycle. Journal of Financial Economics, 106, 349-366.

27. Adams, R. M., Amel, D. F., 2011. Market structure and the pass-through of the federal funds rate. Journal of Banking and Finance, 35, 1087-1096.

28. Adrian, T., Shin, H. S., 2010. Liquidity and leverage. Journal of Financial Intermediation, 19, 418-437.

29. Afonso, G., Santos, J., Traina, J., 2014. Do “too-big-to-fail” banks take on more risk? Federal Reserve Bank of New York Economic Policy Review, 20(2).

30. Agur, I., Demertzis, M., 2012. Excessive bank risk taking and monetary policy. European Central Bank Working Paper Series 1457.

31. Agur, Itai and Demertzis, Maria, 2011. Leaning Against the Wind and the Timing of Monetary Policy. De Nederlandsche Bank Working Paper No. 303. SSRN: https://ssrn.com/abstract=1951893 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1 951893

32. Alessandri, P., Nelson, B. D., 2015. Simple banking: Profitability and the yield curve. Journal of Money, Credit and Banking, 47, 143-175.

33. Altman, E.I., 1968. Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy. The Journal of Finance, 23, 589-609


34. Altunbas, Y., Gambacorta, L., Marques-Ibanez, D., 2012. Do bank characteristics influence the effect of monetary policy on bank risk? Economic Letter, 117, 220-222.

35. Altunbas, Y., Gambacorta, L., Marques-Ibanez, D., 2014. Does monetary policy affect bank risk? International Journal of Central Banking, March, 95- 135.

36. Angeloni, I., Faia, E., Lo Duca, M., 2015. Monetary policy and risk taking. Journal of Economic Dynamics and Control, 52, 285-307.

37. Arellano, M., and Bond, S., 1991. Some Tests of Specification for Panel Data: Monte Carlo Evidence and an Application to Employment Equations. The Review of Economic Studies 58, no. 2: 277-297.

38. Ashcraft, A, 2006. New evidence on the lending channel. Journal of Money, Credit and Banking, 38, 751- 775.

39. Backus, D. K., Kehoe, P. J., 1992. International evidence on the historical properties of business cycles. American Economic Review, 82, 864-888.

40. Barroso, J. B. R. B., Nazar Van Doonik, B. F., Cinelli, C. L., Gonzalez, R. B., 2016. Credit supply responses to reserve requirement: Evidence from credit registry and policy shocks. Closing Conference of the BIS CCA CGDFS Working Group, “The impact of macroprudential policies: an empirical analysis using credit registry data”.

41. Barth, J. R., Lin, C., Lin, P., Song, F. M., 2009. Corruption in bank lending to firms: Cross-country micro evidence on the beneficial role of competition and information sharing. Journal of Financial Economics, 91, 361-388.

42. Barth, J., Caprio, Jr, G., Levine, R., 2004. Bank regulation and supervision: what works best? Journal of Financial Intermediation, 13, 205-248.

43. Barth, J., Caprio, Jr, G., Levine, R., 2008. Bank regulations are changing: For better or worse? World Bank Policy Research Working Paper No. 4646.

44. Barth, J., Caprio, Jr, G., Levine, R., 2013. Bank regulation and supervision in 180 countries from 1999 to 2011. NBER Working Paper No. 18733.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2022