Tóm Tắt Kết Quả Nghiên Cứu Tác Động Chính Sách Tiền Tệ Đến Rủi Ro Mất Khả Năng Thanh Toán Của Các Nhtm Vn


tăng trưởng cung tiền M2 đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam cũng gia tăng. Kết quả này tiếp tục ủng hộ giả thuyết H9 là đúng và cũng nhất quán với các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ở trên.

4.5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu tác động chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM VN

Kết quả nghiên cứu của luận án tác động chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM VN cho kết luận rằng:

Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 3: chính sách tiền tệ mở rộng của NHNN VN làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM VN và ngược lại. Một chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách giảm lãi suất tái chiếu khấu hoặc lãi suất tái cấp vốn, mở rộng hạn mức tín dụng, gia tăng dự trữ ngoại hối hay tăng trưởng cung tiền M2 của NHNN VN sẽ tác động đến giá cả tài sản và qua đó ảnh hưởng đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM VN. Cụ thể, chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng giá trị các tài sản của khách hàng cũng như tài sản của các NHTM VN thông qua (i) giá cả chứng khoán; (ii) giá cả bất động sản:

Thứ nhất, NHNN hạ lãi suất tái chiếu khấu hay lãi suất tái cấp vốn sẽ làm hạ thấp lãi suất thị trường, khi đó trái phiếu ít hấp dẫn so với cổ phiếu. Kết quả là, nhu cầu và giá cả cổ phiếu tăng cao. Đối với doanh nghiệp, giá cả cổ phiếu càng cao khiến cho mỗi cổ phiếu phát hành huy động được càng nhiều vốn hơn, giá cả tài sản của doanh nghiệp tăng. Chính sách tiền tệ mở rộng dẫn đến làm gia tăng giá cả chứng khoán theo đó giá trị thuần (net worth) của công ty tăng lên. Một sự tăng lên giá trị thuần sẽ nâng cao khả năng thế chấp trong vay nợ của công ty và vì thế dẫn đến vay nợ tăng lên. Đối với hộ gia đình, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm gia tăng giá cả chứng khoán, gia tăng giá trị giàu có của các hộ gia đình. Do đó, chính sách tiền tệ mở rộng đã tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình.

Thứ hai, chính sách tiền tệ mở rộng khi cung tiền tăng lên do gia tăng cung tiền M2 hay tăng dự trữ ngoại hối tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình thông qua giá cả nhà ở và mức chi tiêu dùng, chính sách tiền tệ mở rộng làm gia tăng giá


nhà ở, gia tăng mức giàu có các hộ gia đình. Đối với NHTM, khách hàng khi vay mượn vốn phải thế chấp bất động sản ở ngân hàng. Chính sách tiền tệ mở rộng làm gia tăng giá cả bất động sản, gia tăng giá trị tài sản thế chấp và vốn ngân hàng, dẫn đến giá trị tài sản của ngân hàng tăng lên.

Thứ ba, trong điều kiện quản lý chính sách phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng tổng khối lượng cung tiền tăng quá mức trong lưu thông, khi thực thi chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách mở rộng tăng trưởng tín dụng, sẽ kích thích khu vực doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao khả năng trả nợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với NHTM, mở rộng tín dụng giúp mang lại nguồn thu nhập từ cho vay, mở rộng thị phần đồng thời phát triển các dịch vụ và tiện ích khác đi kèm, từ đó giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán cho NHTM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Tóm lại, chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng giá trị các tài sản của khách hàng cũng như tài sản ngân hàng và thu nhập của các ngân hàng, do đó nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực chịu đựng rủi ro. Ngoài ra, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng giúp NHTM VN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay từ NHNN thông qua lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu rẻ, giá trị tài sản tăng lên tại các NHTM giúp NNHTM gia tăng nguồn cung vốn ròng hơn so với trước đó. Tác động này làm giảm rủi ro mất khả năng toán của các NHTM VN.

Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 4: khi chất lượng thể chế tăng lên, tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam cũng tăng lên. Nói cách khác, khi hiệu quả của việc thực thi hợp đồng và minh bạch thông tin của các thay đổi trên thị trường đối với các ngân hàng, quy tắc luật pháp, tăng cường các quy định, chế tài chặt chẽ hơn, ổn định chính trị, kiểm soát tham nhũng được tăng cường, NHNN thực thi chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm gia tăng chỉ số Zscore từ đó làm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM được giảm xuống nhiều hơn và ngược lại.

Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam - 18


Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, các hoạt động kinh tế, xã hội càng tinh vi, nếu năng lực thể chế không theo kịp sẽ dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế. Chất lượng dịch vụ công, chất lượng hoạt động của cơ quan chính phủ, chất lượng chính sách và thực thi chính sách, độ tin cậy của các cam kết của Chính phủ cần đảm bảo xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân phát triển.

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, thay dần các thể chế cũ bằng thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2017 không thể phủ nhận những thay đổi cơ bản về thể chế như thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do kinh doanh, các thể chế mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kinh doanh... Đây là tiền đề quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các NHTM dễ dàng tiếp cận thông tin, các quy định, quy chế mới ban hành, minh bạch thị trường tài chính,…tạo hành lang thông thoáng đối với không chỉ khách hàng mà còn cả khách hàng, góp phần gia tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro trong đó có rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Chương 4, tác giả đã khái quát tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2008- 2017 như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát; thực trạng tình hình điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, cung tiền M2… trong giai đoạn 2008- 2017.

Ngoài ra, kết quả ước lượng mô hình (1) và (2) bằng phương pháp GMM cho thấy hệ số hồi quy của 4 biến: độ trễ của biến ZSCORE (L1), lãi suất tái chiết khấu (MP_I1), lãi suất tái cấp vốn (MP_I2), mức độ cạnh tranh của NHTM (LERNER); chất lượng thể chế (INS) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 1%; Biến dự trữ ngoại hối (FXI), tăng trưởng tín dụng (CR) tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 (SM) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 5% . Hệ số hồi quy của các biến này khi ước lượng bằng phương pháp GMM cũng phù hợp với kỳ vọng về dấu.

Hệ số hồi quy của biến chất lượng thể chế ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 5% cho thấy khi chất lượng thể chế tăng lên, tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái chiết khấu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam tăng lên.

Kết quả ước lượng mô hình (1) bằng phương pháp GMM xem xét tác động của chính sách tiền tệ thông qua biến lãi suất tái cấp vốn tới rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam cho thấy kết quả tương tự với xem xét tác động của chính sách tiền tệ thông qua biến lãi suất tái chiết khấu.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 4, trong chương 5, luận án đưa ra một số kết luận và hàm ý chính sách giúp NHTM giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1 Kết luận

Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán. Mô hình nghiên cứu được tác giả đưa vào dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước có liên quan.

Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả sử dụng dữ liệu bảng khi thực hiện nghiên cứu. Khác với các nghiên cứu trước sử dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) trong việc xây dựng mô hình đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán, tác giả sử dụng ước lượng SGMM để xây dựng mô hình với dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy:

Khi lãi suất tái chiết khấu hoặc lãi suất tái cấp vốn giảm sẽ làm tăng chỉ số Z, tức là rủi ro mất khả năng thanh toán giảm. Một chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách giảm lãi suất tái chiếu khấu hoặc lãi suất tái cấp vốn làm cho các NHTM trở nên dễ dàng khi tiếp cận với nguồn vốn hơn so với trước, rủi ro mất khả năng thanh toán giảm.

Khi NHNN can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ trên thị trường làm cung tiền tệ trong nước trên thị trường tăng cho thấy một chính sách tiền tệ mở rộng, các ngân hàng có thể tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng hơn rủi ro mất khả năng thanh toán giảm.

Khi cung tiền M2 tăng sẽ làm rủi ro mất khả năng thanh toán giảm. Cung tiền M2 tăng cho thấy chính chính sách tiền tệ mở rộng, tác động làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM theo 2 hướng: Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình: giá cả nhà ở là hợp phần quan trọng của mức giàu có các hộ gia đình và tác động đến mức chi tiêu dùng, chính sách tiền tệ mở rộng làm gia tăng giá nhà ở, gia tăng mức giàu có các hộ gia đình. Tác động đến bảng cân đối tài sản ngân hàng: mô hình này dựa vào giả thiết, khi vay mượn vốn các nhà đầu tư phải thế chấp bất động sản ở ngân hàng. Chính sách tiền tệ mở rộng làm gia tăng giá cả bất động sản, gia


tăng giá trị tài sản thế chấp và vốn ngân hàng, dẫn đến giá trị tài sản của ngân hàng tăng lên.

Mức độ cạnh tranh của NHTM tăng lên sẽ làm giảm chỉ số Z, tức là rủi ro mất khả năng thanh toán tăng. Khi mức độ cạnh tranh tăng lên khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh, các ngân hàng một mặt buộc phải gia tăng lãi suất để cạnh tranh huy động vốn. Mặt khác, các ngân hàng lại phải nới lỏng các điều kiện cho vay để thu hút khách hàng. Điều này làm gia tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng.

Tỷ lệ lạm phát tăng sẽ làm rủi ro mất khả năng thanh toán giảm. Khi lạm phát gia tăng, lãi suất tiền gửi gia tăng theo tương ứng hấp dẫn tiền gửi của khu vực dân cư tăng thêm, đồng thời các hoạt động cho vay bị hạn chế do lãi suất cho vay cao hấp thụ những khách hàng xấu và gia tăng rủi ro, kết quả là rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM giảm xuống.

Khi chất lượng thể chế tăng lên, tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái chiết khấu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam tăng lên. Nói cách khác, khi hiệu quả của việc thực thi hợp đồng và minh bạch thông tin của các thay đổi trên thị trường đối với các ngân hàng, quy tắc luật pháp, tăng cường các quy định, chế tài chặt chẽ hơn, ổn định chính trị, kiểm soát tham nhũng được tăng cường, NHNN thực thi chính sách tiền tệ mở rộng làm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM được giảm xuống nhiều hơn.

5.2 Hàm ý chính sách điều hành chính sách tiền tệ nhằm giảm thiểu rủi ro

5.2.1 Nâng cao chất lượng thể chế của Việt Nam

Tích cực phòng chống tệ nạn tham nhũng và nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Tham nhũng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt chính trị xã hội của quốc gia. Muốn phòng chống tham nhũng, tất cả người dân và chính phủ phải thực hiện triệt để các công việc sau:


Việc đầu tiên là cần hoàn thiện các quy định pháp luật. Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế xã hội ví dụ: sửa đổi, bổ sung pháp luật liên quan đến tài nguyên, khoáng sản; thu chi ngân sách, chi tiêu, đầu tư công; quản lý doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế chính sách về công tác tổ chức cán bộ như công khai dân chủ trong công tác cán bộ; bổ sung quy định về minh bạch tài sản và kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ví dụ quy định giao dịch thanh toán qua ngân hàng, không được dùng tiền mặt với các tài sản giá trị lớn…, cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm người đứng đầu đơn vị…Hoàn thiện hệ thống pháp luật của từng ngành nghề, tạo cơ sở hành lang pháp lý trong việc khen thưởng và xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với người lao động cũng như cán bộ lãnh đạo quản lý. Mỗi ngành, nghề cụ thể cần phải xây dựng được bộ quy tắc ứng xử về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, bảo đảm sự ngắn gọn, ấn tượng, hiệu quả.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xét xử một cách thường xuyên, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ để kịp thời phát hiện ngăn ngừa, răn đe và xử lý hành vi tham nhũng. Các chế tài cần sửa đổi theo hướng đủ mạnh để có tác dụng răn đe. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam hiện nay thấp là do chế độ quản lý tài sản cán bộ mang nặng tính hình thức chứ chưa hiệu quả, các hành vi tham nhũng xảy ra khá lâu mới bị phát hiện, đối tượng phạm tội là người có chức vụ quyền hạn, có ảnh hưởng và quan hệ rộng, thủ đoạn che giấu tinh vi và luôn tìm cách cất giấu, hợp pháp hóa tài sản, thậm chí đã tiêu xài hoang phí phần lớn tài sản chiếm đoạt; quá trình kéo dài từ truy tố, xét xử, có bản án sau đó mới kê biên tài sản khiến tội phạm tham nhũng có thêm thời gian tẩu tán tài sản, tiêu hủy chứng cứ, còn một số vụ án lại gặp khó khăn khi phải thu hồi tài sản ở nước ngoài...Điều này dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho Nhà nước, làm suy giảm tính răn đe của pháp luật, xói mòn niềm tin của nhân dân vào pháp luật. Cần nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng cách đẩy mạnh ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các nước; kiểm soát thu nhập và tài sản của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện việc tịch thu tài sản không cần bản án; phong tỏa tài khoản không chứng minh được nguồn gốc; có hình thức khuyến khích người phạm tội tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả trong các vụ


án tham nhũng như giảm án, miễn án tử hình cho các đối tượng thành khẩn khai báo, nộp phần lớn tài sản tham nhũng…

Ngoài ra, cần tăng cường vai trò giám sát của nhân dân và các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội. Quyền giám sát của nhân dân được nhắc đến khá nhiều trong thời gian qua nhưng quy định về quyền này còn nằm rải rác trong các văn bản khác nhau. Cần xây dựng các quy định có tính hệ thống, cụ thể về đối tượng giám sát, phạm vi, nội dung giám sát, tổ chức thực hiện giám sát. Việc lấy ý kiến của nhân dân để xây dựng các quy định, chính sách pháp luật cần được tổ chức rộng rãi, nghiêm túc, tránh tình trạng qua loa, hình thức. Tăng cường tiếp thu và phân tích những ý kiến phản biện của các chuyên gia, tổ chức nghiên cứu độc lập đối với việc ban hành chính sách để hạn chế hình thành các nhóm lợi ích hay thương mại hóa hoạt động điều hành của chính phủ.

Việc giải trình của Chính phủ giúp cho người dân giám sát các công việc của Chính phủ hiệu quả hơn. Người dân hiểu rõ Chính phủ đã làm gì, những tồn tại yếu kém ra sao, nguyên nhân của tồn tại, yếu kém đó là gì và các giải pháp Chính phủ sẽ thực hiện. Các cuộc điều trần công khai trước công chúng chính là động lực để tăng cường hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Để việc giải trình được công khai rộng rãi cho mọi người dân được biết thì rất cần có sự tham gia của các cơ quan truyền thông.

Tăng cường cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền.

Để biến nền hành chính kiểu mệnh lệnh, xin-cho sang nền hành chính phục vụ, coi người dân như khách hàng, Chính phủ cần rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bãi bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết; xây dựng bộ máy hành chính trên nguyên tắc thực tài, khách quan, tinh gọn; tiếp tục áp dụng cơ chế một cửa. Đối với mỗi chức danh, vị trí cần thiết kế các bản mô tả công việc, khung năng lực cụ thể làm căn cứ tuyển dụng công khai, lấy kết quả công việc làm căn cứ đãi ngộ cán bộ công chức. Tư nhân hóa một số dịch vụ công để tăng chất lượng dịch vụ và cắt giảm ngân sách.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí