BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
***************
NGUYỄN THỊ KIỀU NGA
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TÍNH
ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua mức độ chấp nhận rủi ro - 2
- Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu. Đối Tượng Nghiên Cứu.
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Tổng Quan Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
***************
NGUYỄN THỊ KIỀU NGA
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TÍNH
ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG
2. TS. NGUYỄN VĨNH HÙNG
LỜI CAM ĐOAN
Luận án: “Tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua mức độ chấp nhận rủi ro” là công trình do tôi nghiên cứu với sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể người hướng dẫn. Các kết quả nghiên cứu không sao chép bất kỳ tài liệu nào và toàn bộ nội dung luận án chưa được công bố ở bất cứ đâu. Số liệu, nguồn trích dẫn được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin chịu trách nhiệm toàn bộ về lời cam đoan của mình.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Kiều Nga
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể giảng viên hướng dẫn đã luôn đồng hành và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn Quý thầy/cô Trường Đại học Tài chính – Marketing nói chung, khoa Tài chính – Ngân hàng nói riêng đã luôn chia sẽ kinh nghiệm và truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin cảm ơn Viện đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi thủ tục hành chính nhanh gọn.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy/cô đã góp ý cho tôi những buổi sinh hoạt chuyên môn, quý thầy/cô trong hội đồng đánh giá chuyên đề tiến sĩ, đặc biệt cảm ơn quý thầy/cô trong hội đồng đánh giá cấp đơn vị chuyên môn đã chỉ ra, phân tích rõ cũng như góp ý chân thành giúp tôi sửa luận án một cách tốt nhất. Song tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hai phản biện độc lập đã góp ý và chỉ chi tiết từng thiếu sót nhỏ để luận án hoàn thiện nhất. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa và tập thể đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tập trung nghiên cứu làm luận án.
Cuối cùng, tôi không thể quên gửi lời biết ơn gia đình đã luôn động viên, luôn dành điều kiện tốt nhất để tôi toàn tâm hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Kiều Nga
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu để tìm ra bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính thông qua mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019.
Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thông qua ước lượng S-GMM (System-GMM) dựa trên số liệu thu thập của 30 NHTM Việt Nam từ 2007 đến 2019. Kết quả nghiên cứu giúp luận án đi đến kết luận rằng có tồn tại tác động chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua mức độ chấp nhận rủi ro. Cụ thể kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua công cụ là nâng lãi suất dẫn tới các NHTM tăng dự phòng rủi ro cho vay, đây là hành động thể hiện mức độ chấp nhận rủi ro tăng lên ở các NHTM. Khi các NHTM chấp nhận mức rủi ro cao hơn, làm gia tăng tỷ lệ tài sản có rủi ro dẫn tới việc giảm hệ số an toàn vốn tối thiểu, đồng nghĩa với việc giảm tính ổn định tài chính trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Đây là kết quả mang ý nghĩa cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Thứ nhất, kết luận các NHTM Việt Nam tăng mức độ chấp nhận rủi ro khi NHNN tăng lãi suất đã chỉ ra sự tồn tại của tình trạng bất cân xứng thông tin (lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức) phát sinh trong thị trường tín dụng, từ đó giúp tác giả đưa ra hàm ý chính sách giải quyết vấn đề này ở chương 5. Thứ hai, việc các NHTM Việt Nam tăng mức độ chấp nhận rủi ro dẫn tới giảm hệ số an toàn vốn tối thiểu, ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định tài chính là bằng chứng cho thấy hệ số an toàn vốn là thước đo đáng tin cậy cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong việc điều tiết nhằm đảm bảo tính ổn định tài chính trong hoạt động của hệ thống NHTM. Tuy nhiên, sự đánh đổi giữa dự phòng cho vay và hệ số an toàn vốn cũng cho thấy các NHTM Việt Nam chưa có lộ trình điều tiết vốn cổ phần (tăng vốn) kịp thời để hấp thụ các khoản lỗ dự kiến (tài sản có rủi ro). Việc NHNN quy định áp dụng Basel 2 đã giúp khắc phục điều này, song nó cũng cần khuyến cáo rằng các NHTM phải có tinh thần tự giác trong việc tăng vốn.
Bên cạnh đó, luận án còn cho thấy các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao thường chấp nhận rủi ro cao hơn, kết quả này ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng cho thấy các ngân hàng và các công ty thích tài trợ nội bộ hơn tài chính bên ngoài. Kết quả cũng
cho thấy rủi ro ngân hàng thấp hơn trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, khiến các ngân hàng giảm vốn điều tiết, tương tự như kết luận trong nghiên cứu của Mili và cộng sự (2017). Luận án cũng chỉ ra khi lượng vốn tín dụng được bơm ra nền kinh tế tăng đồng nghĩa rủi ro tín dụng cao hơn từ đó làm tăng tài sản có rủi ro, giảm hệ số an toàn vốn, thể hiện thông qua mối quan hệ ngược chiều giữa khe hở tín dụng với dự phòng cho vay và hệ số an toàn vốn, kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của De Moraes và cộng sự (2016).
Như vậy, các kết quả nghiên cứu đã giúp luận án trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cũng như cho thấy mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu với thực tiễn từ đó đưa ra các hàm ý chính sách và hàm ý quản trị phù hợp.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN ÁN iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
DANH MỤC BẢNG xi
DANH MỤC HÌNH xiii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài. 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu. 5
1.3 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. 5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6
1.5 Phương pháp nghiên cứu. 7
1.6 Các điểm mới và đóng góp của luận án. 8
1.7 Kết cấu của luận án. 9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 11
2.1 Chính sách tiền tệ 11
2.1.1 Giới thiệu. 11
2.1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 12
2.1.2.1 Mục tiêu cuối cùng 13
2.1.2.2 Mục tiêu trung gian. 14
2.1.2.3 Mục tiêu hoạt động. 15
2.1.3 Công cụ của chính sách tiền tệ 15
2.2 Rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro. 16
2.2.1 Rủi ro. 16
2.2.2 Rủi ro của ngân hàng thương mại. 17
2.2.2.1 Rủi ro tín dụng. 17
2.2.2.2 Rủi ro hoạt động. 19
2.2.2.3 Rủi ro thị trường. 20
2.2.3 Mức độ chấp nhận rủi ro. 22
2.2.4 Đo lường mức độ chấp nhận rủi ro 23
2.3 Ổn định tài chính. 24
2.3.1 Khái niệm về ổn định tài chính. 24
2.3.2 Vai trò của ổn định tài chính. 26
2.3.2.1 Sự cần thiết phải đảm bảo tính ổn định tài chính. 26
2.3.2.2 Vai trò chủ đạo của ngân hàng Trung ương trong việc ổn định 26
2.3.3 Ổn định tài chính của ngân hàng thương mại. 29
2.3.3.1 Khái niệm. 29
2.3.3.2 Vai trò ổn định tài chính của ngân hàng. 31
2.3.3.3 Thanh khoản và ổn định tài chính của ngân hàng thương mại. 32
2.3.4 Đo lường ổn định tài chính của ngân hàng 36
2.4 Tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại. 39
2.5 Tác động của chính sách tiền tệ đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại. 40
2.6 Tác động của mức độ chấp nhận rủi ro đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại. 44
2.7 Tổng quan các nghiên cứu trước. 46
2.7.1 Truyền dẫn chính sách tiền tệ 46
2.7.2 Tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại. 49
2.7.3 Tác động của chính sách tiền tệ đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại. 51
2.7.4 Tác động của mức độ chấp nhận rủi ro đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại. 55
2.7.5 Khoảng trống nghiên cứu 57
2.8 Kết luận chương 2 58
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 59
3.1 Xây dựng mô hình tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam 59